Trong tam cá nguyệt đầu tiên, có rất nhiều triệu chứng bất thường xuất hiện khiến mẹ cảm thấy băn khoăn và lo lắng, trong đó tức bụng dưới là một hiện tượng phổ biến. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc mẹ mang thai 3 tháng đầu bị tức bụng dưới? Tình trạng này có nguy hiểm không và cách khắc phục cụ thể như thế nào? Mẹ hãy theo dõi bài viết từ Góc của mẹ để giải đáp tất cả mọi câu hỏi.
Mục lục
1. Nguyên nhân mang thai 3 tháng đầu bị tức bụng dưới
Có phải mẹ đang phân vân mang thai 3 tháng đầu bị tức bụng dưới do nguyên nhân nào đúng không? Sau đây là những thông tin hữu ích dành cho mẹ, hãy theo dõi ngay mẹ nhé!
1.1. Hình thành phôi thai
Có thai 3 tháng đầu bị tức bụng dưới do quá trình hình phôi phai, lúc này trứng sau khi đã thụ tinh sẽ di chuyển tới tử cung để làm tổ. Trong quá trình làm tổ, chân giả của trứng bám vào niêm mạc tử cung, khiến vùng bụng dưới xuất hiện tình trạng khó chịu, đau râm ran. Khi phôi nang đã làm tổ ổn định, hiện tượng tức bụng dưới sẽ mất dần.
1.2. Kích thước thai lớn lên
Phôi thai càng lớn, kích thước của tử cung sẽ lớn dần theo. Lúc này, phôi thai sẽ chèn ép và tạo nên áp lực lên dây chằng tử cung. Đây là lý do khiến mẹ cảm thấy bị tức bụng dưới, đặc biệt là lúc ho hoặc ngồi xổm.
1.3. Táo bón thai kỳ
Tức bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu nguyên nhân do đâu? Trong tam cá nguyệt đầu tiên, do chế độ ăn uống không hợp lý và sự tác động của hormone progesterone, mẹ dễ gặp phải tình trạng táo bón. Nếu không điều chỉnh kịp thời, táo bón sẽ khiến mẹ bị đầy hơi và đau vùng bụng dưới.
Mẹ tham khảo thêm: Mẹ bầu 3 tháng bị đầy bụng
2. Mang thai 3 tháng đầu bị tức bụng dưới có nguy hiểm không?
2.1. Trường hợp mẹ tức bụng dưới nhẹ, mẹ có thể tự xử lý
Mang thai 3 tháng đầu bị nặng bụng dưới và xuất hiện tình trạng đau lâm râm, đây là một hiện tượng hết sức bình thường. Bởi lẽ lúc này quá trình di chuyển và làm tổ của trứng trong tử cung sẽ tạo nên những thay đổi nhất định trong cơ thể của mẹ.
Hiện tượng tức bụng dưới sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày và chỉ đau ở mức độ lâm râm, không khiến mẹ quá mệt mỏi hay khó chịu. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, tình trạng này sẽ xuất hiện một vài lần, nhưng mẹ không cần quá lo lắng.
2.2. Trường hợp mẹ tức bụng dưới nguy hiểm, mẹ cần đi gặp bác sĩ
Bầu 3 tháng đầu bị tức bụng dưới là hiện tượng nguy hiểm nếu xuất hiện những triệu chứng sau đây:
- Bụng dưới bị đau và căng tức trong thời gian dài, mặc dù nghỉ ngơi cũng không đỡ. Lúc này, mẹ cần gặp bác sĩ để thăm khám và xác định nguyên nhân, vì rất có thể nhau thai của mẹ đang gặp vấn đề nghiêm trọng.
- Phần bụng dưới của mẹ bị đau kèm theo hiện tượng sốt, ớn lạnh, nhức mỏi xương khớp. Đây là triệu chứng rất nguy hiểm, mẹ cần đến cơ sở y tế để kiểm tra tình hình của cả mẹ và thai nhi.
- Mẹ bị đau nhiều ở một bên bụng dưới, đồng thời cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, chóng mặt và buồn nôn. Tình trạng này xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên phần lớn là dấu hiệu của có thai ngoài tử cung, mẹ cần đến cơ sở y tế một cách nhanh chóng.
- Nếu mẹ bị đau bụng dưới và vùng thắt lưng, kèm chảy máu, có thể đây là dấu hiệu của sảy thai hoặc nhau thai bong non.
- Phần bụng dưới của mẹ đau lâm râm, đi tiểu buốt hoặc có máu, dịch âm đạo có mùi hôi hoặc lẫn máu…, đây là những dấu hiệu của viêm đường tiết niệu. Lúc này, mẹ cần đến bác sĩ để kiểm tra, tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
3. Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị tức bụng dưới cần làm gì?
Để khắc phục tình trạng mang thai 3 tháng đầu hay bị đau bụng dưới, mẹ hãy thực hiện theo những gợi ý hữu ích dưới đây:
3.1. Di chuyển hoặc tập bài thể dục nhẹ nhàng
Nếu mẹ mang thai 3 tháng đầu bị tức bụng dưới, hãy thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng và lựa chọn những bài tập thể dục, yoga phù hợp với thể trạng. Điều này sẽ giúp tình trạng tức bụng dưới giảm đáng kể, cơ thể trở nên dễ chịu và thoải mái hơn.
Xem thêm: Mẹ bầu 3 tháng đầu tập yoga được không?
3.2. Tắm nước ấm
Trong thai kỳ, việc duy trì tắm nước ấm thường xuyên rất tốt cho cơ thể của mẹ. Bởi nước ấm sẽ giúp các cơ giãn ra, đồng thời “loại bỏ” các cơn đau bụng dưới.
3.3. Uống nhiều nước
Nước là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của cả mẹ và bé, do đó, mẹ cần bổ sung ít nhất 2 lít nước/ngày. Nước sẽ giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng táo bón, hỗ trợ tử cung hoạt động tốt hơn và giảm những cơn đau co thắt tử cung. Nhờ đó, hiện tượng mẹ bị đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu sẽ được cải thiện đáng kể.
3.4. Nằm nghỉ nhẹ nhàng
Khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Khi nằm, mẹ hãy sử dụng gối mềm để kê đầu và chân, tư thế này sẽ giúp mẹ không bị đầy hơi, chướng bụng đồng thời giảm đau tức bụng dưới.
3.5. Chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn no trong 1 bữa
Việc mẹ ăn quá nhiều trong một bữa sẽ dẫn đến tình trạng hệ tiêu hóa hoạt động quá tải, gây áp lực lớn lên dạ dày và dẫn đến đau tức bụng. Để cải thiện tình trạng này, mỗi ngày mẹ nên chia thành 6 bữa ăn thay vì ăn 3 bữa như trước đây.
3.6. Tránh ngồi quá lâu cùng 1 tư thế
Trong thời kỳ mang thai, mẹ cần di chuyển nhẹ nhàng một cách thường xuyên, tránh việc ngồi ở một tư thế trong thời gian quá lâu. Điều này sẽ giúp mẹ khắc phục được những triệu chứng của đau tức bụng dưới, kích thích hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn, đồng thời xương khớp cũng trở nên thoải mái.
3.7. Khám thai định kỳ
Mẹ phải duy trì việc khám thai theo đúng lịch của bác sĩ, nhằm mục đích kiểm tra sức khỏe và sự phát triển của cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, mẹ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Mẹ tham khảo thêm: Thai 3 tháng đầu phát triển như thế nào? Sự phát triển từng ngày trong mẹ
4. Các câu hỏi thường gặp khi mang thai bị tức bụng dưới?
4.1. Đau nhói bụng dưới bên trái khi mang thai có sao không?
Mang thai 3 tháng đầu bị tức bụng dưới phần bên trái do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như: Vị trí của tử cung thời điểm này nghiêng về bên trái, đau do co thắt tử cung, giãn dây chằng, u nang buồng trứng…
Nếu hiện tượng tức bụng dưới chỉ kéo dài từ 1 – 2 ngày, mẹ không cần quá lo lắng vì đây là triệu chứng bình thường. Tuy nhiên, khi mẹ bị đau dữ dội kéo dài và mức độ đau tăng dần thì hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra vì rất có thể mẹ đang gặp phải những vấn đề nguy hiểm.
4.2. Thai 6 tuần bụng đau lâm râm là hiện tượng gì? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Vào tuần thứ 6 của thai kỳ, hầu hết mẹ đều gặp phải tình trạng bụng dưới đau lâm râm, kèm theo dịch màu nâu hoặc hồng. Đây là thời điểm phôi thai di chuyển vào bên trong buồng tử cung, đến khi phôi thai ổn định hiện tượng này sẽ biến mất.
Trên thực tế, mẹ chỉ bị đau tức bụng dưới và không xuất hiện thêm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, mẹ không cần phải lo lắng vì hiện tượng này không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Mẹ tham khảo thêm: Mang thai 3 tháng đầu bụng có to không? Chuyên gia giải đáp
4.3. Ra máu và đau bụng khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không?
Mẹ bị căng tức bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu kèm theo tình trạng đau bụng dữ dội và ra máu âm đạo…, đây là hiện tượng rất nguy hiểm. Với những dấu hiệu này, rất có thể mẹ bị mang thai ngoài tử cung hoặc dọa sảy thai sớm, mẹ cần đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra kịp thời.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng mẹ mang thai 3 tháng đầu bị tức bụng dưới. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp mẹ hết bỡ ngỡ, băn khoăn và lo lắng trước các thay đổi của cơ thể trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tình trạng tức bụng dưới, mẹ hãy phản hồi ngay dưới bài viết để được Góc của mẹ giải đáp chi tiết.
Mẹ tham khảo thêm:
Bầu 3 tháng đầu bị đau đầu, 3 nguyên nhân chính và 5 giải pháp cho mẹ bỉm thông thái