Có mẹ mang thai 3 tháng bụng vẫn phẳng lì, có mẹ thì bụng phát triển lớn hơn bình thường. Vậy mang thai 3 tháng đầu bụng có to không, có thai 3 tháng bụng to như thế nào? Cùng tìm câu trả lời nhé!
Đọc thêm: Mang thai 3 tháng đầu cần làm gì? 5 bí kíp của mẹ bầu thông thái!
Mục lục
1. Mẹ mang thai 3 tháng đầu bụng có to không?
3 tháng đầu thai kỳ là thời gian hình thành phôi thai, bắt đầu thành hình các bộ phận cơ thể bé. Do vậy, 2 tháng đầu tiên mẹ không thấy kích thước bụng thay đổi quá nhiều, đến cuối tháng thứ 3 bụng sẽ lớn hơn và cứng hơn một chút so với bình thường. Quá trình phát triển kích thước bụng bầu trong 3 tháng đầu như sau:
1.1. Tháng thứ nhất
Đây là thời gian thụ tinh, hình thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi rồi di chuyển vào tử cung và làm tổ tại đây. Bởi vậy, nếu mẹ tò mò mang thai 1 tháng bụng có to không thì câu trả lời là không mẹ nhé! Kích thước bụng thay đổi không rõ ràng, mẹ vẫn eo thon, bụng phẳng như bình thường.
1.2. Tháng thứ 2
Đến tháng thứ 2 thai kỳ, cơ thể thai nhi dẫn thành hình rõ ràng. Thai nhi 8 tuần tuổi nặng 1g, dài 1.6 cm. Lúc này, bụng mẹ bắt đầu có sự thay đổi, hơi nhô lên và cứng hơn.
1.3. Tháng thứ 3
Đến cuối tháng thứ 3, thai nhi nặng 14g, dài 5.4 cm, các bộ phận trên khuôn mặt dẫn rõ ràng, lỗ mũi hiện rõ, bé bắt đầu có cử động tự thân. Vì vậy, bụng mẹ lớn hơn rõ rệt, bụng dưới nhô cao và tròn hơn.
Thông thường, bụng mẹ sẽ bắt đầu nhô cao rõ rệt ở tháng thứ 3 thai kỳ, tuy nhiên có nhiều trường hợp đến tháng thứ 4 mẹ mới thấy bụng. Bầu 3 tháng bụng có to chưa tùy theo cơ địa mỗi người mà bụng bầu phát triển khác nhau, đây là điều bình thường, mẹ đừng lo lắng nhé!
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước bụng bầu khi mang thai 3 tháng đầu
Mang thai 3 tháng đầu bụng có to không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bởi thế mới có trường hợp người mang thai 3 tháng không thấy bụng, người khác lại thấy bụng lớn hơn rõ rệt.
2.1. Vóc dáng
Với mẹ có vóc dáng cao, thon gọn sẽ chưa thấy bụng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Khi bụng to lên sẽ tròn nhô về phía trước, mẹ có chiều cao hạn chế thì bụng sẽ tròn thấp, trọng lượng đều sang 2 bên. Với mẹ có nhiều mỡ thừa, dáng người đầy đặn sẽ thấy bụng sớm hơn, kích thước bụng bầu cũng lớn hơn người có cùng thai kỳ.
2.2. Số lần mang thai
Nếu mẹ mang thai lần đầu, da và cơ bụng chưa quen với sự co dãn, kích thước bụng sẽ nhỏ, chưa lộ nhiều trong 3 tháng đầu. Nếu mẹ mang thai những lần sau, cơ bụng đã quen với việc kéo dãn, cơ bụng không còn đàn hồi như trước nên sẽ lộ bụng sớm hơn lần đầu.
2.3. Di truyền
Di truyền cũng ảnh hưởng đến kích thước bụng mẹ khi mang thai 3 tháng đầu. Nếu trong gia đình có người mẹ, bà, cô, bác mang thai bụng lớn thì khả năng mẹ mang thai bụng lớn sẽ cao hơn và người lại.
Những gia đình có chiều cao vượt trội khi mang thai thường bụng sẽ nhỏ và gọn hơn. Nguyên nhân là vì mẹ cao thai nhi có xu hướng nằm dọc theo bụng, mẹ thấp thai nhi sẽ nằm ngang, bụng sẽ tròn sang 2 bên.
2.4. Lượng nước ối
Khối lượng nước ối cũng ảnh hưởng đến kích thước và hình dáng bụng mẹ trong suốt thai kỳ. Khi nước ối nhiều, bụng mẹ sẽ lớn hơn và tròn về phía dưới, nước ối giảm bụng mẹ sẽ nhỏ hơn. Những mẹ bị thừa cân, tiểu đường, mang song thai sẽ nhiều dịch ối hơn, thai nhi ở vị trí cao, bụng cũng to hơn.
3. Các vấn đề mẹ bầu gặp phải khi bụng to lên khi mang thai 3 tháng đầu
Vấn đề quan trọng không kém mang thai 3 tháng đầu bụng có to không là những thay đổi của mẹ khi bụng ngày càng lớn dần khi mang thai. Mẹ cần đối mặt với việc cân nặng tăng nhanh, các vết rạn bụng, các sọc màu nâu xuất hiện trên bụng…
3.1. Cân nặng
Vẫn còn nhiều gia đình quan niệm mẹ mang thai ăn càng nhiều đồ bổ càng tốt cho con, quan niệm này là sai mẹ nhé. Các loại đồ bổ cho bà bầu thường nhiều calo và dầu mỡ nên việc mẹ ăn quá nhiều dẫn tới thừa cân, béo phì sẽ ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, ngưng thở khi ngủ, thai quá lớn, sinh khó, sinh non, sảy thai…
3.2. Mang thai 3 tháng đầu bụng có to không: Các vết rạn
Khi mang thai, mẹ sẽ tăng cân nhiều và tăng cân nhanh. Da ở các vị trí như bụng, ngực, đùi bị kéo căng quá mức tạo thành các vết rạn màu đỏ, tím xấu xí. Mẹ cần bổ sung thêm nhiều vitamin E, vitamin A, omega-3, omega-6… hàng ngày sẽ hạn chế các vết rạn này.
Hơn nữa, bổ sung các dưỡng chất này còn giúp tăng độ đàn hồi da, chống lão hóa, giúp da mịn màng hơn. Sau khi sinh, làn da có độ đàn hồi tốt sẽ trở lại như bình thường, không bị nhăn nheo. Bên cạnh đó, việc kiểm soát cân nặng, tăng cân vừa phải cũng giúp mẹ tránh bị rạn da.
3.3. Những vấn đề trên bụng
Sắc tố melanin sản sinh nhiều trong quá trình mang thai là nguyên nhân gây ra các vết đậm màu kéo dài trên bụng bầu. Sau khi sinh, melanin giảm vệt này sẽ tự biến mất, mẹ không cần lo lắng!
4. Lưu ý cho mẹ khi bụng bầu to lên trong 3 tháng đầu
Mẹ bầu 3 tháng muốn chăm sóc sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Kiểm soát cân nặng: Mẹ nên tìm hiểu và tham khảo ý kiến bác sĩ về số cân nặng cần tăng khi mang thai. Từ đó theo dõi cân nặng của mình theo đúng chuẩn, tránh để thừa cân dẫn tới sinh non, sinh khó, sảy thai… Mẹ hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực hiện ăn chậm, nhai kỹ và chia nhỏ nhiều bữa trong ngày.
- Chọn thực phẩm lành mạnh: 3 tháng đầu là thời kỳ nhạy cảm, mẹ cần chọn lựa loại thực phẩm tươi ngon, đảm bảo chất lượng, tránh ăn đồ vỉa hè, đồ ăn nhanh, đồ đông lạnh, đóng hộp…vì chúng chứa nhiều muối, chất béo và chất bảo quản không tốt cho mẹ và bé.
- Tập thể dục mỗi ngày: Mẹ hãy nhờ bác sĩ tư vấn chế độ tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Đi bộ, bơi lội, yoga… nhẹ nhàng giúp mẹ rèn luyện sức khỏe, cơ thể dẻo dai giúp dễ sinh hơn.
Phần kết
Xem thêm:
- Lên thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đầy đủ dinh dưỡng
- Tất cả những gì mẹ không nên bỏ lỡ về chế độ dinh dưỡng trong 9 tháng thai kỳ
- Bà bầu ăn gì tốt cho cả mẹ và con?
- Mang thai 3 tháng đầu – Mẹ thông thái nhất định cần biết điều này!
- Dưỡng thai 3 tháng đầu mẹ cần lưu ý điều gì?
Vậy là mẹ đã có câu trả lời phù hợp cho vấn đề mang thai 3 tháng đầu bụng có to không rồi đúng không? Mẹ đừng quá lo lắng khi có bầu 3 tháng bụng vẫn nhỏ nhé! Ngoài ra, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cân quá nhiều cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm được những thông tin bổ ích cho mẹ và bé nhé!
Nguồn tham khảo: https://timesofindia.indiatimes.com/life-style/parenting/pregnancy/6-reasons-you-have-a-bigger-pregnant-belly/photostory/64929884.cms