Mẹ đã cùng bé đồng hành được 10 tuần rồi đúng không mẹ? Mẹ thật hạnh phúc khi theo dõi được sự phát triển của thiên thần nhỏ theo thời gian và thật nhẹ lòng khi biết bé yêu mình luôn khỏe mạnh. Nhưng bên cạnh đó, mẹ cũng thắc mắc không biết tim thai 10 tuần là bao nhiêu? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu thêm thông tin để được giải đáp mẹ nha
Mục lục
1. Sự phát triển của tim thai đến tuần thứ 10
Thai nhi phát triển mạnh khoẻ ở tuần thứ 10 một cột mốc đáng nhớ đối với mẹ bầu trong thời kỳ thai sản. Để có thể nhìn thấy bé con mỗi ngày, mẹ luôn theo dõi sự phát triển của con qua nhịp tim của con, cấu thành nên các bộ phận của con,… Thế nhưng mẹ vẫn chưa biết được tim thai 10 tuần là bao nhiêu? Góc của mẹ sẽ đem đến cho mẹ bỉm thông tin hữu ích về vấn đề này ngay sau đây nhé!
1.1. Kích thước thai nhi thế nào khi tim thai 10 tuần?
Mẹ có thể nhìn thấy được quá trình phát triển của bé yêu qua hình thức siêu âm đó mẹ. Thai nhi 10 tuần khi siêu âm sẽ nhận thấy được thai đã có kích thước gần 4cm. Kích thước của thai nhi giống quả quất hoặc quả táo tàu, các bộ phận cũng được nhìn thấy qua sự phát triển rõ rệt như:
- Móng tay đã được hình thành dần
- Không còn những màng ở giữa các ngón chân và tay.
- Mẹ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thực đơn của mình đã giúp đầu của thai nhi đang dần to ra do sự phát triển nhanh chóng của não.
- Về bộ phận bên trong như răng của bé yêu đã bắt đầu cứng dần và liên kết với xương hàm.
- Với hình ảnh siêu âm tim thai 10 tuần cho thấy xương và sụn ở chân của bé đang có sự thay đổi dần và phát triển thành đầu gối và mắt cá chân
- Tay và khuỷu tay cũng đã dần thành hình cụ thể rồi đó mẹ ơi.
- Bé yêu của mẹ cũng đã bắt đầu tiết dịch vị và thận đang tạo ra nước tiểu nhiều hơn khi quan sát qua hình ảnh thai nhi từ tuần thứ 10.
- Nếu bé là con trai, hoocmon testosterone cũng đang được sản xuất trong giai đoạn này.
Như vậy, mẹ có thể biết được thông tin của tim thai 10 tuần là bao nhiêu rồi phải không nào. Theo ước tính của các chuyên gia về sinh sản và bác sĩ đầu ngành, thai nhi ở tuần 10 có chiều dài là 3,10cm, Trọng lượng là 2,15g nha mẹ.
1.2. Nhịp tim thai 10 tuần là bao nhiêu?
Mẹ hạnh phúc biết bao khi nghe được nhịp tim của bé yêu mỗi ngày và nhìn thấy được sự phát triển của bé theo thời gian. Nhưng mẹ vẫn chưa biết được chính xác nhịp tim thai 10 tuần là bao nhiêu? Góc của mẹ sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn nhé!
Tim thai sẽ bắt đầu hình thành khá rõ vào khoảng 22 ngày sau khi thụ thai. Ta có thể nghe thấy nhịp đập của tim thai thường vào tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, phải vào khoảng tuần thứ 8 – 10 của thai kỳ mới có thể nghe thấy tim thai. Điều này phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt và sự phát triển của phôi thai.
Mẹ sẽ biết được thai nhi có khoẻ mạnh hay không đều nhờ vào nhịp tim thai. Trải qua 9 tuần mang thai không phải là quá dài nhưng mẹ yêu cũng đã cảm nhận được sự sống và niềm hạnh phúc khi thiên thần nhỏ có mặt trên cuộc đời của bố mẹ. Siêu âm thai nhi sẽ là cách tốt nhất có thể giúp mẹ cảm nhận được sức khoẻ, sự sống của bé yêu.
Tim thai của bé 10 tuần tuổi sẽ thường dao động ở mức trung bình khoảng từ 140 – 170 nhịp/phút, có thể tăng lên 180 nhịp/phút nếu bé cử động nhiều. Chỉ số này đều được áp dụng cho cả bé trai và bé gái.
Mẹ cần chú ý một số trường hợp đặc biệt của tim thai ở tuần thứ 10 như sau:
- 90 nhịp/phút: đây là trường hợp biểu hiện tim thai yếu đó mẹ. Với những trường hợp này, tỷ lệ sảy thai có thể lên đến 86%.
- Dưới 70 nhịp/phút: khi bé yêu đang có nhịp tim trong khoảng này, tỷ lệ sẩy thai được bác sĩ khuyến cáo là khá cao đó mẹ ơi
- Hơn 180 nhịp/phút: với trường hợp tim thai đập quá nhanh như lúc này thì mẹ cần đặc biệt chú ý bởi có thể thai nhi đang gặp vấn đề.
Mẹ đừng quá lo lắng khi gặp trường hợp tim thai đập quá nhanh hay quá chậm. Điều mẹ cần làm là bình tĩnh và xin tư vấn của bác sĩ để hiểu rõ nhất về tình trạng mà mình đang gặp phải.
1.3. Thai nhi 10 tuần tuổi đã có thế đạp chưa?
Mẹ đã được cung cấp một số thông tin hữu ích liên quan đến tim thai 10 tuần là bao nhiêu rồi đúng không mẹ. Bên cạnh đó, mẹ cũng đang đặt câu hỏi về vấn đề thai nhi 10 tuần tuổi có thể đạp chưa? Khi thai nhi 10 tuần tuổi, bé yêu đã bắt đầu có dấu hiệu đạp để biểu hiện được sự khoẻ mạnh, phát triển vượt trội rồi đó mẹ
Thời điểm này, bé yêu đã có thể thực hiện một số hoạt động như: đá, trườn, đạp, xoay người… Những chuyển động này sẽ có biên độ xảy ra quá nhỏ so với mẹ nên mẹ sẽ không thể cảm nhận được nhiều khi bé nhà mình đạp ở tuần thai này. Để có thể cảm nhận rõ nét hơn về hoạt động của con, thai nhi bước vào tuần thai thứ 16 trở đi sẽ giúp mẹ nhận biết rõ hơn về điều đó.
1.4. Có thể xác định giới tính thai nhi khi tim thai 10 tuần tuổi được không?
Sau khi đã được Góc của mẹ cung cấp một số thông tin về tim thai 10 tuần là bao nhiêu thì mẹ cũng đã nắm rõ cho mình những kiến thức, hiểu biết đầy đủ. Khi cảm nhận được sự có mặt của thiên thần nhỏ trên đời, mẹ rất tò mò không biết được giới tính của con mình là gì đúng không nào? Mẹ băn khoăn không biết có thể xác định giới tính thai nhi khi tim thai 10 tuần tuổi được không? Theo dõi tiếp tục bài viết để biết câu trả lời mẹ nhé!
Có một số thông tin được cho rằng có thể xác định giới tính của thai nhi khi tim thai được 10 tuần tuổi qua cách nhìn vào nhịp tim thai.
Mẹ bầu thường “truyền tai” với nhau thông tin nhịp tim trên 140 nhịp/ phút thì mang bầu con gái, dưới 140 nhịp/phút sẽ là bé trai. Tuy nhiên, trên thực tế giới tính thai nhi hoàn toàn không liên quan tới nhịp tim của bé. Theo các nghiên cứu, trong 3 tháng đầu bé trai có nhịp tim trung bình khoảng 154,9 bpm – sai số tới 22,8 bpm, trong khi em bé gái có nhịp tim trung bình là 151,7 bpm và sai số là 22,7 bpm.
Để có thể xác định được giới tính của con, mẹ cần đến bệnh viện để thực hiện quá trình siêu âm hoặc phương pháp xét nghiệm tiền sản không xâm lấn (NIPT). Phương pháp này có thể tầm soát được 23 cặp nhiễm sắc thể, do đó có thể tìm được nhiễm sắc thể Y – biểu hiện giới tính nam.
1.5. Một số chỉ số siêu âm thai nhi 10 tuần tuổi mẹ cần hiểu rõ
Khi đã biết được tim thai 10 tuần là bao nhiêu rồi thì mẹ cũng cần nắm rõ một số chỉ số siêu âm thai nhi 10 tuần để bổ sung kiến thức thai sản, đồng thời có được thông tin hữu ích để chăm sóc tốt cho bản thân và bé yêu trong thời kỳ “mang nặng đẻ đau” nhé!
Một số kí hiệu được quy định trong siêu âm như:
- CRL: chiều dài đầu mông.
- BPD: đường kính lưỡng đỉnh, đường kính to nhất được đo ngang qua xương thái dương theo bề ngang.
- FL: độ dài xương đùi.
- EFW: ước tính số cân của thai nhi.
- TTD: đường kính đo ngang bụng.
- APTD: đường kính đo ở trước và phía sau bụng của thai.
- HC: chu vi của đầu thai nhi.
- AC: chu vi của vòng bụng.
- AF: nước ối.
- AFI: chỉ số nước ối.
- OFD: đường kính của xương chẩm, được đo tại mặt cắt to nhất tính từ trán ra phía sau gáy hộp sọ của bé.
- EDD: ngày sinh dự đoán.
Một số chỉ số của bé yêu ở tuần thai nhi thứ 10 mà mẹ cần biết là:
- Thai nhi thường có cân nặng rơi vào khoảng 4g. Chiều dài tính từ đầu đến mông rơi vào khoảng 3.1cm.
- Tim thai của các bé 10 tuần tuổi sẽ giao động ở mức trung bình vào khoảng 140 – 170 nhịp/phút (bpm).
- Mang thai ở tuần tuổi thứ 10 thì bụng mẹ vẫn chưa to nên nhìn không giống bà bầu. Tuy nhiên bắt đầu từ khoảng thời gian này thì cảm giác ốm nghén đã xuất hiện và nó sẽ khiến mẹ cảm thấy rất mệt mỏi đấy.
2. Mẹ bầu thay đổi như thế nào trong tuần thứ 10 của thai kỳ
Trong thời kỳ thai sản, mẹ lo lắng không biết tim thai 10 tuần là bao nhiêu? Thiên thần nhỏ của mình có hình thành và phát triển ở các bộ phận hay chưa? Và rất nhiều câu hỏi mà mẹ đã gửi đến các chuyên gia để mong có lời giải đáp. Ở giai đoạn này, nhiều bố mẹ đã cân nhắc đến việc đặt tên tiếng Anh con gái, con trai hay với mong muốn cái tên như một món quà từ bố mẹ sẽ đi theo bé suốt cuộc đời. Mời bố mẹ tham khảo thêm chuỗi bài viết đặt tên con từ Góc của mẹ để chọn cho bé nhà mình một cái tên ưng ý nhé!
Mời mẹ xem thêm: 1001+ tên nước ngoài hay nhất dành cho bé mẹ tham khảo nhé!
Bên cạnh đó, mẹ cũng có lo lắng khi thấy mình thay đổi nhiều ở tuần thứ 10 của thai kỳ, ở tuần thai thứ 10, mẹ sẽ gặp một số thay đổi về thể chất cũng như tinh thần qua các triệu chứng được kể đến như sau.
2.1. Những thay đổi về mặt thể chất của mẹ khi thai 10 tuần tuổi
Bên cạnh việc nắm bắt thông tin để theo dõi sát về tim thai nhi ở tuần thứ 10, mẹ cũng nên theo dõi những biểu hiện khác thường qua những sự thay đổi về thể chất mẹ nhé.
- Tử cung to hơn: Thai nhi ngày càng phát triển dẫn đến tử cung của mẹ cũng lớn dần theo. Ở tuần thứ 10, tử cung của mẹ có kích thước bằng quả cam lớn rồi nên mẹ không thể diện cho mình được những chiếc quần bó sát như trước nữa mẹ nhé Mẹ sẽ không thể diện cho mình những chiếc
- Các cơ trong đường tiêu hóa hoạt động yếu hơn: Trong giai đoạn thai sản, chế độ ăn uống cũng như hệ tiêu hoá của mẹ sẽ thay đổi dẫn đến hoạt động không được tốt. Mẹ dễ bị trào ngược, ợ nóng, ợ chua. Triệu chứng này sẽ nặng hơn nếu mẹ bầu “hoan hỉ” mang một cặp song thai hoặc đa thai. Khi có hiện tượng này, mẹ cần bổ sung nhiều chất xơ và không nằm xuống ngay sau khi ăn nhé.
- Mệt mỏi và nặng nề hơn: Mẹ sẽ cảm thấy mình mệt mỏi và nặng nề hơn trong những quá trình thai kỳ do thai nhi phát triển nhanh chóng theo thời gian.
- Đường mạch máu lộ rõ: Khi những đường mạch máu (đường gân) có thể nhìn thấy rõ nét hơn là điều kiện tuyệt vời để nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh. Người có làn da sáng màu sẽ có rõ nét các đường mạch máu này, chúng có hình dạng ngoằn ngoèo như bản đồ.
- Thay đổi về da: Bên cạnh đó, mẹ cũng sẽ nhận thấy được sự thay đổi màu xa xung quanh đầu vú. Da vùng đó sẽ có màu đậm hơn so với bình thường
- Do lượng máu ở giai đoạn thai kỳ đang tăng dần để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi nên mẹ sẽ có cảm giác chóng mặt. Khi gặp các biểu hiện cho thấy cơ thể không được khoẻ, mẹ hãy chú ý nghỉ ngơi và uống nhiều nước nhé.
2.2. Những thay đổi về mặt cảm xúc của mẹ khi thai 10 tuần tuổi
Mẹ bầu cũng sẽ cảm nhận được bản thân mình có sự thay đổi về mặt cảm xúc khi mang thai 10 tuần tuổi như:
- Ốm nghén: Đây là giai đoạn mà bạn sẽ có cảm giác buồn nôn, ốm nghén thường xuyên
- Nhạy cảm và dễ xúc động: Mẹ thay đổi nội tiết nên dễ nhạy cảm hơn và xúc động. Áp lực, stress kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi đó mẹ ơi.
3. Lưu ý cho mẹ khi mang thai ở tuần thứ 10
Chắc hẳn, mẹ đã có được cho mình nhiều thông tin bổ ích về vấn đề tim thai 10 tuần là bao nhiêu rồi phải không nào . Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý một số điều sau đây trong thời gian mang thai ở tuần thứ 10 để có thể chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và bé thật tốt.
3.1. Mẹ cần thực hiện những xét nghiệm nào khi siêu âm thai nhi 10 tuần tuổi?
Một trong những lưu ý đầu tiên để chăm sóc thai nhi mà mẹ cần thực hiện chính là đi thực hiện một số xét nghiệm cần thiết khi siêu âm thai được 10 tuần tuổi. Ngoài việc bổ sung khoảng 300 calo trong mỗi bữa ăn sẽ giúp mẹ bầu tăng thêm chất dinh dưỡng cho bé con mỗi ngày thì việc tìm hiểu và thực hiện xét nghiệm trong thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu kiểm tra được tình trạng phát triển của bé yêu chính xác nhất.
- Kiểm tra huyết áp, chiều cao, cân nặng, khám da, niêm mạc.
- Kiểm tra tay chân của mẹ để đánh giá có bị phù và tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân.
- Đo nhịp tim của thai nhi.
- Kiểm tra kích thước tử cung để xem độ tương quan đối với ngày dự sinh.
- Đo chiều cao đỉnh tử cung.
3.2. Những điều mẹ nên làm ở tuần 10 thai kỳ
Sau khi đã thực hiện các bước quan trọng để chăm sóc sức khỏe mẹ và thai nhi thật tốt, mẹ bầu cũng cầu chú ý những điều nên làm ở tuần 10 thai kỳ. Mẹ áp dụng được những lời khuyên, việc làm cần thiết sẽ đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời.
1 – Mặc quần áo rộng: Khi mẹ bước vào chu kỳ thai sản, những chiếc quần ôm hay áo thun bó sẽ không còn thoải mái nữa. Mẹ cần chọn cho mình trang phục rộng rãi, thoáng mát để bản thân cảm thấy dễ chịu.
2 – Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thực đơn ăn mỗi ngày sẽ giúp mẹ bổ sung cho bé nhiều hàm lượng cần thiết. Không chỉ ăn đủ mà mẹ cần ăn nhiều để kích thích cho việc tiết ra nhiều sữa cho bé yêu khi chào đời.
3 – Bổ sung vitamin: Mẹ bổ sung đầy đủ vitamin sẽ hỗ trợ rất tốt trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Ngoài ra, mẹ có thể chọn vitamin tự nhiên đến từ các loại rau củ quả hoặc vitamin dưới dạng thuốc nhưng phải có sự hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.
4 – Giữ tâm trạng thoải mái: Tâm trạng của mẹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi đó mẹ ơi. Mẹ nên tránh những áp lực không đáng có, bồi dưỡng tinh thần nhiều hơn qua các hoạt động như: đọc sách, nghe nhạc, mát xa cơ thể, đi bộ,… để có cho mình tâm trạng thoải mái nhất.
5 – Vận động nhẹ nhàng: Vận động nhẹ giúp mẹ thoải mái tinh thần và giảm được một số cơn đau. Đặc biệt, thường xuyên vận động như tập thể dục, yoga giúp mẹ bầu có một giấc ngủ ngon hơn.
3.3. Những điều mẹ không nên làm ở tuần 10 thai kỳ
Bé sẽ có môi trường phát triển vượt trội và nhanh chóng nếu mẹ biết những điều sau đây và tránh làm khi đang ở tuần 10 của thai kỳ.
- Tiếp xúc thường xuyên với thú cưng như chó mèo: Chó mèo là những động vật gần gũi và dễ mến với con người. Tuy nhiên, đang trong thời kỳ thai sản, mẹ hạn chế tiếp xúc với chúng để có thể tránh được các truyền bệnh ký sinh trùng gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
- Tự ý dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh: Sẽ rất nguy hiểm nếu mẹ tự ý dùng thuốc kháng sinh khi đang mang thai. Kháng sinh có trong thuốc sẽ ảnh hưởng đến hình dạng cũng như phát triển của bé yêu đó mẹ ơi.
- Ăn nhiều thức ăn ngọt như bánh mứt: Đồ ngọt được nạp quá nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu, cơ thể bé tự tăng tiết insulin sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khi sinh. Đồng thời, mẹ sẽ bị tăng cân và có nguy cơ bị tiểu đường trong thai kỳ.
- Uống nhiều cà phê, rượu bia hoặc các thức uống có cồn: Nếu mẹ uống rượu đồng nghĩa em bé cũng sẽ được cung cấp một lượng rượu. Điều này sẽ gây nên một số ảnh hưởng đến thai nhi có thể thấy là: khả năng gặp vấn đề với việc học tập như chứng khó đọc, khó diễn đạt, gặp khó khăn trong giao tiếp, khả năng tập trung, giải quyết thông tin kém
- Hút thuốc lá: Thuốc lá chứa nicotine nhiều chất độc hại khác gây ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và bé. Thuốc lá có thể làm giảm trọng lượng của bé khi sinh, gây ra các dị tật bẩm sinh, các bệnh về đường hô hấp và sinh non.
3.4. Những dấu hiệu cho thấy mẹ cần gặp bác sĩ
Mẹ phải khỏe thì bé yêu mới có thể phát triển vượt trội, Khi mẹ biết được thông tin tim thai 10 tuần là bao nhiêu thì mẹ cũng nên chú ý đến một số dấu hiệu khác thường trong quá trình mang thai để có thể đến gặp bác sĩ và có cho mình được lời khuyên hữu ích khi gặp triệu chứng như:
- Sốt, ớn lạnh
- Đau khi đi tiểu
- Đau bụng nhiều
- Buồn nôn, nôn dữ dội
- Chảy máu nhiều hoặc chuột rút
- Dịch âm đạo bất thường hoặc mùi
Chúc mừng mẹ vì đã chào đón được một thiên thần nhỏ đến với gia đình của mẹ, Góc của mẹ hy vọng rằng đã cung cấp được cho mẹ vô vàng thông tin bổ ích về thắc mắc tim thai 10 tuần là bao nhiêu? Mong rằng những kiến thức hữu ích này đã giúp cho mẹ có thể chăm sóc sức khỏe cho bé và mình trong thời kỳ thai sản thật tốt nhé.