Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Tuần thai thứ 8 và lời khuyên dành cho mẹ bầu

Bước sang tháng thứ 2, tức tuần thai thứ 8, bụng mẹ bầu vẫn chưa lộ rõ hẳn. Tuy nhiên mẹ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi. Mẹ có thể xuất hiện hiện tượng ốm nghén cùng những hiện tượng “khác lạ”. Tuần thứ 8 thai nhi sẽ thế nào? Mẹ có cần lưu ý gì không? Hãy đọc bài viết dưới đây nhé!

>Thai nhi tuần thứ 7 

>Thai nhi tuần thứ 9

1. Kích thước thai nhi tuần thứ 8

Kích thước thai nhi tuần thứ 8
Kích thước thai nhi tuần thứ 8

Tuần thai  thứ 8, thai nhi có kích thước từ 11- 14mm. Đường kính túi thai sẽ vào khoảng 30mm . Giai đoạn này khi đi siêu âm, nếu nhìn kĩ mẹ bầu sẽ thấy môi, mắt, mũi của bé .

2. Tuần thai thứ 8 thai nhi phát triển như thế nào ?

2.1. Tim thai

Bước vào tuần  thai thứ 8, thai nhi đang dần phát triển. Bé cũng có 4 ngăn tim, vách tim và tim bé cũng bắt đầu đập. Trung bình mỗi phút tim thai sẽ đập từ 150-170 nhịp/phút. Tim thai nhi lúc này đập gấp đôi mẹ bầu.

2.2. Một số thay đổi khác

Bé yêu của mẹ bầu lúc này cũng đã có sự chuyển động trong bụng mẹ bầu rồi. Nếu mẹ cảm nhận kĩ có thể thấy bé chuyển động tay chân và cả người bé.

Bước sang tuần thai thứ 8, cơ thể bé yêu của mẹ đang dần duỗi thẳng người. Đuôi của bé cũng đã dần biến mất. Màng trên các ngón tay và ngón chân của bé cũng dần biến mất. Bạn sẽ thấy tay chân bé rõ ràng khi đi siêu âm.

3. Vào tuần thai thứ 8 mẹ bầu có những thay đổi gì ?

Vào tuần thai thứ 8 mẹ bầu có những thay đổi gì ?
Vào tuần thai thứ 8 mẹ bầu có những thay đổi gì ?

3.1. Ốm nghén

Hầu hết khi mang bầu thì mẹ bầu nào cũng sẽ xuất hiện tình trạng ốm nghén dù ít hay nhiều. Mẹ bầu sẽ luôn có cảm giác buồn nôn và ôn trong tuần thai thứ 8 này. Bên cạnh đó là mẹ bầu không muốn ăn bất cứ gì. Mẹ bầu yên tâm rằng đây là dấu hiệu hết sức bình thường khi mang thai. Tình trạng này sẽ dần dần giảm ở tuần thai thứ 12 đến tuần thai thứ 14.

3.2. Mệt mỏi

Bước sang tuần thai thứ 8, mẹ bầu luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi. Do thai nhi đang ngày một phát triển và sự thay đổi của nội tiết. Mẹ bầu hãy ăn uống cho điều độ và nghỉ ngơi cho thật tốt nhé.Bên cạnh đó hãy vận động nhẹ nhàng bằng các bài thể dục. Mẹ hãy thử đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày và tập yoga nhé.

4. Một số triệu chứng của tuần thai thứ 8

4.1. Dich âm đạo tiết nhiều

Lúc này đây mẹ bầu sẽ thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn do lượng estrogen tăng. Mẹ bầu đừng lo lắng về vấn đề này. Bởi vì dịch âm đạo tiết nhiều là để ngăn chặn sự xâm nhập vi khuẩn vào đường sinh.

4.2. Đầy hơi và táo bón

Do đường tiêu hóa có sự biến đổi và hoạt động chậm lại nên mẹ bầu luôn cảm thấy đầy hơi. Chính vì thế nó dẫn đến tình trạng táo bón. Mẹ bầu hãy ăn các thực phẩm có chứa chất xơ để cải thiện nhé.

Đầy hơi và táo bón
Đầy hơi và táo bón

4.3. Một số biểu hiện khác

Một số biểu hiện khác cũng xuất hiện trong tuần thai thứ 8 của mẹ bầu khiến mẹ không được thoải mái. Đó là đi tiểu nhiều hơn do những thay đổi khi mẹ bầu mang thai. Bên cạnh đó là khó ngủ, đau lưng, tăng cân. Mẹ bầu đừng quá lo lắng về những thay đổi này vì mẹ bầu đang có một cơ thể khác trong bụng mà.

5. Khám thai

Trong  tuần thai thứ 8 này mẹ bầu hãy đi khám thai nhé. Hãy đén bệnh viện và khám thai tổng quát xem bé yêu của bạn vẫn đang phát triển ổn định không. Bên cạnh đó để các bác sĩ có thể theo dõi một cách tốt hơn sự thay đổi của bé. Nếu chẳng may có những dấu bất thường ở bé còn kịp thời tìm ra giải pháp. 

>> Đọc thêm: 17 địa điểm khám thai uy tín cho mẹ bầu ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Siêu âm thai nhi lúc này để xác nhận tim bé yêu của bạn vẫn hoạt động bình thường. Vì có một số trường hợp ở các bé không thấy tim thai hoạt động. Mẹ bầu hãy hết sức lưu tâm.

Việc siêu âm lúc này còn giúp bác sĩ dự đoán một cách chính xác về tuổi thai của bé và dự đoán được ngày bé ra đời. Nếu mẹ bầu đi siêu âm trong ba tháng đầu thì việc dự đoán tuổi thai là khá chính xác.

Mẹ bầu hãy xem thêm : Dự đoán ngày bé chào đời với 6 cách tính ngày dự sinh  về ngày bé ra đời nhé. 

6. Một số lời khuyên dành cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 8

6.1. Về ăn uống

Mẹ bầu hãy ăn uống một cách lành mạnh và bổ sung các dưỡng chất cần thiết trong tuần thai này nhé. Hãy bổ sung các chất như sắt, canxi, kẽm … để cả mẹ và bé được phát triển khỏe mạnh.

6.2. Tâm lí mẹ bầu

Mẹ bầu hãy để cơ thể được thả lỏng và tâm lí thoải mái. Một số những thay đổi khi mẹ mang thai sẽ khiến mẹ bầu thật khó chịu và áp lực. Nhưng hãy thật thoải mái mẹ bầu nhé, tránh để cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng đến cả bé và mẹ.

Tâm lí mẹ bầu
Tâm lí mẹ bầu

6.3. Hạn chế vận động mạnh

Trong tuần thai này, mẹ bầu hãy tránh các vận động mạnh hoặc làm những việc gây mất nhiều sức. Mẹ bầu hãy chọn những việc nhẹ nhàng, trành việc bê vác nặng vì có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến xương khớp mẹ đấy. Mẹ bầu hãy đi bộ nhẹ nhàng, chậm rãi và hạn chế việc chạy nhảy mẹ bầu nhé.

6.4. Sinh hoạt vợ chồng

Bước sang tuần thai thứ 8, mẹ bầu nên hạn chế quan hệ tình dục nhé. Bởi vì nếu thực hiện không đúng cách có thể khiến mẹ sảy thai hoặc ảnh hưởng không tốt đến bé.

7. Mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ khi ?

  • Mẹ bầu cảm thấy đau bụng dữ dội kèm theo đó là xuất huyết âm đạo.
  • Mẹ bầu bị ốm nghén một cách dữ dội và nôn nhiều lần.
  • Mẹ bầu bị tăng huyết áp và bị tiểu đường trong thai kì.

Nếu xuất hiện một số các biểu hiện trên mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ nhé.

     Chúc mẹ bầu có thật nhiều sức khỏe và tâm lí vững vàng cho những tuần thai nghén tiếp theo.

Đọc tiếp: Thai nhi tuần thứ 9

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tuần thai thứ 8 và lời khuyên dành cho mẹ bầu”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt […]
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 3 tháng cuối đi khám thai được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu hạ vị khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì? Liệu nó có gây ảnh hưởng xấu gì đến thiên thần nhỏ đang lớn lên trong bụng không? Câu trả […]
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Bước sang 24 tuần tuổi, em bé trong bụng bắt đầu đạp mạnh thường xuyên hơn khiến mẹ tò mò không biết em bé đang nằm với tư thế nào đúng không ạ? Bài viết dưới đây chia sẻ đến mẹ tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi (hay tư thế nằm của […]
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Vậy là bé yêu của mẹ đã được 8 tuần tuổi rồi đó, hạnh phúc quá phải không mẹ? Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu những thay đổi, phát triển của thai nhi nên không khỏi khiến mẹ lo lắng. Trong số đó, lo lắng không biết tim thai tuần 8 của bé […]
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
Vậy là thiên thần nhỏ đã đồng hành cùng mẹ được 6 tuần rồi đấy! Thế nhưng, Góc của mẹ biết rằng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn liệu 6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì? 6 tuần chưa có tim thai có sao không? Thấu hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, […]
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Vậy là bé đã đồng hành cùng mẹ được 8 tuần rồi, thời gian qua chắc hẳn mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng lo lắng nhiều về hiện tượng mất tim thai rồi lại có. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này là gì? Mẹ hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Góc […]
Giỏ hàng 0