Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Tim thai 12 tuần tuổi và những thay đổi của cơ thể mẹ bầu

Vậy là mẹ đã cùng bé đồng hành được 12 tuần rồi đúng không ạ! Bên cạnh niềm vui vì gia đình đã có thêm thiên thần nhỏ, mẹ cũng thắc mắc không biết tim thai 12 tuần tuổi phát triển như thế nào? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu thêm thông tin để được giải đáp mẹ nha!

1. Thai nhi phát triển thế nào khi tim thai 12 tuần tuổi?

Thai nhi phát triển khoẻ mạnh ở tuần thứ 12 là một cột mốc đáng nhớ trong thời kỳ thai sản. Thế nhưng mẹ vẫn chưa biết được tim thai 12 tuần tuổi phát triển thế nào? Cùng tìm hiểu mẹ nhé!

1.1 Sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi

Mẹ có thể nhìn thấy được quá trình phát triển của bé yêu qua hình thức siêu âm. Bé đã dần phát triển rõ rệt và đầy đủ để hình thành các bộ phận của con người như:  

  • Bé yêu có kích thước dài 5,4 cm, nặng khoảng 14g, khung xương của bé đã bắt đầu hình thành và cứng cáp hơn.
  • Cổ của thai nhi được hình thành với chức năng nối giữa đầu và ngực để có thể định hình rõ hơn đó mẹ. 
  • Mẹ thật hạnh phúc khi hình dung ra được bé yêu qua phần cằm đã bắt đầu nhô ra để phát triển thành hình hài
  • Về phần tai của bé cũng đã có biểu hiện di chuyển về 2 bên để bé có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài.
  • Nội tạng bên trong dần hình thành, thận sắp được hoàn chỉnh để thực hiện chức năng lọc nước tiểu
  • Ruột của bé phát triển đầy đủ, thức ăn mẹ dung nạp vào cơ thể sẽ được bé hấp thụ qua dây rốn và khoang ruột
  • Không còn những màng ở giữa các ngón chân và tay, ngón tay bé dần dần tách rời ra và co duỗi, cử động linh hoạt hơn.

1.2 Biểu hiện của tim thai ở tuần thứ 12

tim thai 12 tuần tuổi
Biểu hiện tim thai ở tuần thứ 12

Mẹ sẽ biết được thai nhi có đang phát triển tốt hay không đều nhờ vào nhịp tim thai. Siêu âm có thể giúp mẹ cảm nhận được sức khoẻ, sự sống của bé chính xác nhất đó mẹ ơi. 

Tim thai sẽ bắt đầu hình thành khá rõ vào khoảng 22 ngày sau khi thụ thai. Thường vào tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ, mẹ đã có thể nghe thấy nhịp đập từ tim thai, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, phải tới tuần thứ 8 – 10 của thai kỳ mới có thể nghe thấy tim thai. Điều này phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt và sự phát triển của phôi thai. Nhưng đến tuần tuổi thứ 12, tim thai đã dần được hoàn thiện và có nhịp đập rõ ràng, nhẹ và đều hơn rồi đó! 

Nhịp tim từ 120 – 160 nhịp/phút cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường và khỏe mạnh trong giai đoạn  phát triển về trọng lượng và kích thước. Bác sĩ có thể sử dụng một thiết bị gọi là Doppler để nghe tim thai của bé yêu.

Mẹ theo dõi thấy nhịp tim thai tăng lên 180 nhịp/phút hoặc cao hơn mức đó thì có thể bé đang bị rối loạn nhịp tim hoặc do mẹ sốt cao gây ảnh hưởng đến thai nhi. Khi biểu hiện nhịp tim như vậy, đừng quá lo lắng nha mẹ ơi, mẹ hãy bình tĩnh đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể, ngoài ra, mẹ cần phải điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi điều độ và luôn giữ cho tinh thần được thoải mái mẹ nhé.

1.3 Thai nhi 12 tuần chưa có tim thai có nguy hiểm không?

các tuần thai kỳ
Thai nhi 12 tuần chưa có tim thai có nguy hiểm không?

Tuần thứ 12 của thai nhi là thời điểm quan trọng để xác định được tim thai, nhờ vậy mẹ có thể sớm phát hiện được các bất thường để đưa ra được giải pháp hỗ trợ cho sức khỏe bé yêu khỏe mạnh. Mẹ đừng quá lo lắng khi thấy thai nhi chưa có tim thai, hãy tìm hiểu một số lý do để lý giải về trường hợp này nhé!  

  • Do bị sảy thai hoặc sảy thai tự nhiên: Đây là trường hợp mẹ không nhận thấy được nhịp tim thai của bé dù tình trạng sức khoẻ của mẹ luôn ổn định. Cũng có thể mẹ đã tính toán sai tuổi của thai dẫn đến siêu âm không thấy được tim thai nhi. 
  • Do sức khỏe mẹ không tốt: Mẹ đang mắc một số tình trạng sức khỏe cũng dễ gây nên sảy thai: Hội chứng buồng trứng đa năng, mắc bệnh tiểu đường, chứng rối loạn đông máu, có vấn đề ở tuyến giáp, rối loạn miễn dịch, tử cung bất thường, thiểu năng cổ tử cung,.. cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tim thai của bé 
  • Một số nguyên nhân do tác động bên ngoài như chấn thương, sử dụng các chất kích thích, rượu bia,… 
  • Thai nhi bị rối loạn nhịp tim: Đây là tình trạng khá hiếm gặp, thường xảy ra mang tính thời điểm chứ không kéo dài cả một chu kỳ thai sản. Với nhịp đập tim thai thường là 120 – 160 nhịp/phút, nếu bị rối loạn tim thai, bé có thể có nhịp tim tăng nhanh, chậm hoặc ngừng đột ngột.
  • Thiết bị siêu âm hoặc ống nghe không đảm bảo: Nguyên nhân này khiến mẹ sẽ không phát hiện ra được tim thai của bé một cách chính xác và rõ ràng khi đi siêu âm. Nếu sau 12 tuần thai mẹ siêu âm nhưng vẫn chưa phát hiện được bé yêu có tim thai thì cần kiểm tra gấp HCG để biết được có thật sự mang thai hay không hoặc có thể rơi vài trường hợp thai đang gặp phải vấn đề gì đó mà mẹ chưa tìm ra được.

2. Làm thế nào để xác định giới tính thai nhi ở tuần thứ 12

tim thai 12 tuần tuổi
Làm thế nào để xác định giới tính thai nhi ở tuần thứ 12

Một số thông tin được cho rằng có thể xác định giới tính của thai nhi khi tim thai được 10 tuần tuổi qua cách nhìn vào nhịp tim thai. Mẹ thường truyền tai nhau những thông số khi đo nhịp tim sau để có thể xác định được giới tính của bé yêu như: 

  • Nhịp tim của bé trên 140bpm thì mẹ đang mang thai bé gái.
  • Nhịp tim thai thấp hơn 140bpm thì mẹ đang mang bầu bé trai.

Tuy nhiên, điều này chưa được khoa học chứng minh và kết quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và giới tính thai nhi hoàn toàn không liên quan tới nhịp tim của bé. 

3. Tại sao mẹ nên siêu âm khi tim thai 12 tuần tuổi?

Với mong muốn có thể nhìn thấy được hình dáng, sự phát triển từng ngày của bé yêu, mẹ nên đi siêu âm để có thể theo dõi một cách chuẩn sát nhất nhé!

3.1 Mẹ sẽ thấy gì trong siêu âm

các tuần thai kỳ
Mẹ sẽ thấy gì trong siêu âm

Hình ảnh bé yêu được mẹ nhìn thấy rõ nét nhất qua màn ảnh của máy siêu âm. Mẹ có thể kịp thời can thiệp để làm rõ nguyên nhân gây nên các tình trạng mà bé đang mắc phải khi còn ở trong bụng mẹ. Mẹ sẽ thấy được một số đặc điểm như: 

Độ mờ da gáy: Độ mờ da gáy cũng cho thấy dấu hiệu bất thường của các nhiễm sắc thể cũng như dự đoán được khả năng dẫn đến bệnh down, thoát vị cơ hoành, dị dạng tim, dị dạng chân tay,…  Khi siêu âm kết quả da gáy có khoảng mờ dày hơn 3mm thì khả năng bé mắc phải một trong các bệnh trên.

Xác định chính xác tuổi thai và ngày dự sinh: Đo kích thước của thai nhi qua siêu âm giúp bác sĩ có thể xác định chính xác tuổi của thai và đưa ra ngày dự sinh thật chính xác Các chỉ số khác: Siêu âm thai vào giai đoạn này còn cho mẹ biết được những chỉ số kích thước của thai nhi như chiều dài, cân nặng, nhịp tim,…

3.2 Lợi ích trong việc siêu âm sớm khi tim thai 12 tuần tuổi

tim thai 12 tuần tuổi
Lợi ích trong việc siêu âm sớm khi tim thai 12 tuần tuổi

Siêu âm thai nhi là một kỹ thuật hình ảnh sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của thai nhi trong tử cung. Hình ảnh siêu âm thai nhi có thể giúp bác sĩ đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của em bé. Do đó, mẹ có thể an tâm và nắm bắt được tình hình của thai nhi 12 tuần tuổi rõ ràng hơn khi đi siêu âm. 

Siêu âm sớm khi tim thai 12 tuần tuổi sẽ có những lợi ích như:

  • Giúp mẹ phát hiện ra được những đặc điểm khác thường ở bé qua một số dị tật bẩm sinh
  • Mẹ có thể dự đoán được ngày sinh của mình để chuẩn bị thật chu đáo cho khoảnh khắc chào đời của bé yêu.
  • Đánh giá được sự phát triển của thai nhi theo thời gian
  • Xác định được vị trí của thai nhi trước khi mẹ bầu lâm bồn

4. Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi thai nhi 12 tuần tuổi?

các tuần thai kỳ
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi thai nhi 12 tuần tuổi?

Khi tim thai 12 tuần tuổi đang được phát triển khỏe mạnh, mẹ sẽ cảm nhận được một số thay đổi khác thường của cơ thể. Bên cạnh việc nắm bắt thông tin để theo dõi sát về tim thai nhi ở tuần thứ 12, mẹ cũng nên theo dõi những biểu hiện khác thường qua những sự thay đổi về cơ thể của mình mẹ nhé. 

  • Tử cung to hơn: Ở tuần thứ 12, bác sĩ có thể thấy được tử cung của mẹ ở vùng bụng dưới rốn có kích thước lớn hơn bình thường do thai nhi ngày càng phát triển nên mẹ không thể diện cho mình được những chiếc quần bó sát như trước nữa,
  • Mệt mỏi và nặng nề hơn: Theo ước tính của bác sĩ chuyên khoa, trọng lượng cơ thể của mẹ trong thời kỳ thai sản sẽ tăng khoảng 2 pound, tương đương 0,9 kg. Do lượng máu ở giai đoạn thai kỳ đang tăng dần để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi nên mẹ sẽ có cảm giác chóng mặt. Khi gặp các biểu hiện cho thấy cơ thể không được khoẻ, mẹ hãy chú ý nghỉ ngơi và uống nhiều nước nhé.
  • Bị táo bón: Mẹ rất dễ gặp tình trạng táo bón thường xuyên nếu không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Lúc này, cơ thể mẹ ưu tiên nước để dành tạo nước ối cho thai nhi nên sẽ mất rất nhiều nước. Điều này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi đó mẹ ơi. 
  • Thay đổi về da: Mẹ cũng sẽ nhận thấy được sự thay đổi màu xa xung quanh đầu vú. Da vùng đó sẽ có màu đậm hơn so với bình thường. Hoặc ở phần da cơ thể, da sẽ bắt đầu có hiện tượng tăng sắc tố dẫn đến tình trạng bị thâm, nám đó mẹ

5. Lời khuyên cho mẹ bầu khi thai nhi 12 tuần tuổi 

tim thai 12 tuần tuổi
Lời khuyên cho mẹ bầu khi thai nhi 12 tuần tuổi

Khi đã có được thêm thông tin và kiến thức để chăm sóc tốt cho bé yêu ở giai đoạn 12 tuần tuổi, mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau đây trong thời gian mang thai để có thể chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và bé thật tốt. Mẹ có thể gặp một số biểu hiện ở tuần tuổi thứ 12 của tim thai như: 

  • Tăng cân nhanh hơn những tuần trước: Mẹ cảm thấy mình bắt đầu tăng cân khi mang thai. Điều này hoàn toàn bình thường nha mẹ ơi, bé sẽ khỏe mạnh nếu mẹ xây dựng cho mình một chế độ ăn đủ dưỡng chất cần thiết trong suốt thai kỳ. 
  • Tăng sắc tố da: Bắt đầu giai đoạn thai sản, nền da của mẹ sẽ không còn được mịn màng như trước mà thay vào đó sẽ nhạy cảm hơn. Để chăm sóc da, mẹ hãy sử dụng kem dưỡng, kem chống nắng,… phù hợp với bà bầu theo chỉ định từ bác sĩ. 
  • Giảm triệu chứng nghén: Khi vượt qua giai đoạn ốm nghén, bổ sung vitamin hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi là điều vô cùng cần thiết đó mẹ. Ngoài ra, mẹ có thể chọn vitamin tự nhiên đến từ các loại rau củ quả hoặc vitamin dưới dạng thuốc sau khi tham khảo được sự hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa. 
  • Giảm táo bón: Để cơ thể được chăm sóc tốt nhất thì một thực đơn bổ sung hằng ngày nên có đầy đủ các loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin.Tình trạng táo bón sẽ nhanh chóng “đi xa” khi mẹ cân bằng được hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đó ạ. 

Mong rằng những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp mẹ chăm sóc sức khỏe cho bé và mình trong thời kỳ thai sản tốt hơn. Góc của mẹ chúc thiên thần nhỏ sẽ sớm đến với gia đình và thật khỏe mạnh nhé!

Xem thêm tại: Thai nhi tuần thứ 10 và lời khuyên dành cho mẹ bầu – Mamamy

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tim thai 12 tuần tuổi và những thay đổi của cơ thể mẹ bầu”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt […]
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 3 tháng cuối đi khám thai được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu hạ vị khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì? Liệu nó có gây ảnh hưởng xấu gì đến thiên thần nhỏ đang lớn lên trong bụng không? Câu trả […]
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Bước sang 24 tuần tuổi, em bé trong bụng bắt đầu đạp mạnh thường xuyên hơn khiến mẹ tò mò không biết em bé đang nằm với tư thế nào đúng không ạ? Bài viết dưới đây chia sẻ đến mẹ tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi (hay tư thế nằm của […]
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Vậy là bé yêu của mẹ đã được 8 tuần tuổi rồi đó, hạnh phúc quá phải không mẹ? Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu những thay đổi, phát triển của thai nhi nên không khỏi khiến mẹ lo lắng. Trong số đó, lo lắng không biết tim thai tuần 8 của bé […]
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
Vậy là thiên thần nhỏ đã đồng hành cùng mẹ được 6 tuần rồi đấy! Thế nhưng, Góc của mẹ biết rằng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn liệu 6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì? 6 tuần chưa có tim thai có sao không? Thấu hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, […]
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Vậy là bé đã đồng hành cùng mẹ được 8 tuần rồi, thời gian qua chắc hẳn mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng lo lắng nhiều về hiện tượng mất tim thai rồi lại có. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này là gì? Mẹ hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Góc […]
Giỏ hàng 0