Tim thai 22 tuần tuổi được coi là thời điểm quan trọng đối với mẹ và bé. Ở cột mốc này mẹ có thể bắt đầu theo dõi được sự phát triển rõ ràng nhất của bé. Siêu âm thai nhi 22 tuần tuổi giúp mẹ sớm phát hiện được các dị tật có thể có ở thai nhi. Bài viết này Góc của mẹ sẽ chia sẻ cho mẹ những lưu ý cũng như những thông tin mà mẹ cần nắm rõ nhé.
Mục lục
Sự phát triển của tim thai 22 tuần tuổi
1.1. Đánh giá hình hài thai nhi 22 tuần tuổi
Thai nhi 22 tuần tuổi phát triển như thế nào? Kích thước, cân nặng, hình hài thai ra sao? Đó chắc hẳn là những câu hỏi mà mẹ vô cùng quan tâm. Ở thời điểm tim thai 22 tuần tuổi, thai nhi có chiều dài từ đỉnh đầu đến gót chân khoảng từ 26.6 – 30cm và nặng khoảng từ 360 – 500g. Làn da của em bé 22 tuần tuổi trong bụng mẹ có nhiều nếp nhăn do cân nặng của bé chưa đủ để da căng lên; mí mắt, lông mày hoàn thiện dần và lá lách đang tiếp tục phát triển.
Mẹ hãy theo dõi thêm bảng đánh giá thai nhi dưới đây nhé:
STT | Vùng đánh giá | Các cấu trúc |
1 | Đầu | Vòm sọ toàn vẹn. |
2 | Não | Não thất bên (gồm cả đám rối mạng mạch), vách trong suốt, đường giữa, đồi thị, tiểu não, bể lớn. |
3 | Mặt | Có hai nhãn cầu, mặt nghiêng, có miệng, môi trên liên tục, xương mũi. |
4 | Cổ/Ngực/Tim | Không có khối u (ví dụ nang bạch huyết vùng cổ), hình dạng và kích thước ngực và phổi bình thường, tim có hoạt động (4 buồng ở vị trí tim bình thường, buồng thoát ĐMC và ĐMP). Không có thoát vị hoành. |
5 | Bụng | Dạ dày ở vị trí bình thường, ruột không giãn, hai thận có, dây rốn bám vào thành bụng bình thường. |
6 | Thận và bàng quang | Bàng quang hay bể thận có giãn không. |
7 | Cột sống | Bất thường nghiêm trọng của cột sống hay gặp nhất là chẻ đôi đốt sống thể hở và thường đi kèm theo các biểu hiện bất thường ở trong não. |
8 | Hệ xương | Không có chẻ đôi đốt sống hay u bướu (mặt cắt dọc và ngang), tứ chi bình thường. |
9 | Rau thai | Không có khối u rau hay bánh rau phụ. |
10 | Dây rốn và Niệu dục | Có 3 mạch máu, giới tính trai hay gái. |
1.2. Thai nhi 22 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Tim thai 22 tuần tuổi là thời điểm mà tế bào thần kinh của bé đã phát triển mạnh mẽ để tạo thành các liên kết thần kinh. Bé đã có sự phát triển về mặt vị giác và xúc giác. Đây cũng là giai đoạn mà bé có bộ não và đầu dây thần kinh đủ trưởng thành để bắt đầu cảm nhận.
Một thông tin thú vị mà có thể mẹ chưa biết, đó là mùi vị dịch ối của mẹ sẽ thay đổi theo các loại thức ăn mà mẹ sử dụng. Vị giác của bé đã có sự phát triển nên bé có thể nếm được thông qua nước ối. Vì vậy, mẹ nên đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn trong quá trình mang thai mẹ nhé.
Tim thai 22 tuần tuổi đã bắt đầu phát triển các ống dẫn nước mắt. Lúc này đôi mắt của bé đã có hình hài hoàn chỉnh. Tuy nhiên, mắt bé chưa có các sắc tố vì quá trình tạo màu mắt hoàn chỉnh là sau sinh. Mẹ muốn biết màu mắt của bé cần phải đợi khi bé được ít nhất 9 tháng tuổi.
Hệ sinh sản của bé trong giai đoạn tim thai 22 tuần tuổi cũng đã phát triển. Chính vì vậy, mẹ có thể biết được giới tính của bé vào thời điểm khi thai nhi 22 tuần tuổi. Tuy buồng trứng và tinh hoàn của thai nhi đã được hình thành vào thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ nhưng phải đến tuần thai thứ 22 mới có thể xác định được chính xác.
Phải nói rằng cột mốc tim thai 22 tuần tuổi vô cùng đặc biệt. Lúc này, chân tay bé đã cứng cáp nên các động tác đấm, xoay người hay vặn mình của bé đều dùng lực. Mẹ hoàn toàn có thể cảm nhận được cơ thế bé yêu đang vận động ngay trong bụng mình.
2. Mẹ thường có những thay đổi nào khi mang thai tuần 22?
Mang thai là một quá trình vô cùng đặc biệt và kỳ diệu đối với mẹ. Mẹ có thể cảm nhận được những thay đổi dù là nhỏ nhất trong cơ thể mình. Đặc biệt khi tim thai 22 tuần tuổi, mẹ có thể có những hiện tượng như: thèm ăn, chuột rút, co thắt tử cung hoặc đau đầu,…
2.1. Mẹ có cảm giác thèm ăn
Thai nhi 22 tuần tuổi trong bụng mẹ là giai đoạn quan trọng khi bé đang lớn dần lên từng ngày. Vì thế mẹ thường xuyên sẽ gặp những con đói bụng ghé thăm. Sự chuẩn bị cho một chế độ dinh dưỡng hợp lý là cực kỳ quan trọng. Mẹ có thể mang theo các loại đồ ăn nhanh gọn như: các loại hạt, nho khô, ngũ cốc,…mà vẫn đầy đủ dưỡng chất.
2.2. Mẹ bị chuột rút
Chuột rút thường xảy ra ở chân, đùi, bàn chân, bàn tay hoặc cơ bụng do các cơ co thắt đột ngột. Hiện tượng này khiến mẹ đau nhức và không thể cử động. Cơ thể của mẹ có thể tự nhiên bị chuột rút bất cứ lúc nào, kể cả lúc nửa đêm. Tuy có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ nhưng mẹ có thể yên tâm vì chuột rút không để lại hậu quả gì cho mẹ và sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ.
2.3. Mẹ bị chảy máu răng nướu răng
Trong thời gian tim thai 22 tuần tuổi, mẹ dễ bị chảy máu răng nướu khi đánh răng. Để hạn chế viêm nướu trong thời kỳ mang thai, mẹ nên tránh ăn kẹo ngọt, kẹo dẻo gây dính răng, đặc biệt mẹ nên tránh đánh răng ngay sau khi ăn.
2.4. Mẹ bị co thắt tử cung
Tử cung của mẹ ở giai đoạn tim thai 22 tuần tuổi bắt đầu thực hành chuẩn bị cho chuyển dạ và sinh nở. Những luyện tập này giúp khối cơ của mẹ khỏe mạnh cho thời gian sinh đẻ trọng đại. Các cơn co thắt bụng dưới xuất hiện, các cơn co này không khiến mẹ đau nhưng mẹ sẽ có cảm giác như bị bóp chặt ở gần đỉnh tử cung.
2.5. Mẹ bị đau đầu
Đau đầu cũng là một trong những hiện tượng mẹ có thể gặp khi nhịp tim thai 22 tuần tuổi. Khi mang thai mẹ có nhiều thay đổi nhất là sự thay đổi nồng độ hormone dẫn đến đau đầu. Đặc biệt, bụng bầu của mẹ to lên trong giai đoạn này khiến lưu thông máu toàn thân bị ảnh hưởng. Việc thiếu máu dẫn truyền lên não sẽ khiến mẹ bị đau đầu.
2.6. Mẹ bị táo bón, khó tiêu
Tuần lễ tim thai 22 tuần tuổi, mẹ dễ gặp phải triệu chứng táo bón, khó tiêu nhiều hơn các tháng trước. Do những sự thay đổi như hormone, chế độ ăn uống thiếu chất xơ hoặc do tâm lý ngại vận động của mẹ.
2.7. Mẹ tiết dịch âm đạo
Dịch âm đạo của mẹ trong thời gian tim thai 22 tuần tuổi cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Trong suốt thai kỳ, dịch âm đạo thường lỏng, màu trắng hoặc trong và không mùi. Nếu dịch âm đạo của mẹ có màu xanh hoặc hơi vàng, có mùi hăng hoặc kèm theo đỏ, ngứa hay kích thích âm hộ, mẹ có thể bị viêm nhiễm âm đạo. Nếu gặp hiện tượng trên, mẹ hãy nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp nhé.
3. Siêu âm tuần 22 và những chỉ số quan trọng cần lưu ý.
3.1. Tầm quan trọng của siêu âm tuần 22
Như phần trên Góc của mẹ đã chia sẻ, tim thai 22 tuần tuổi chính là “giai đoạn vàng” cho mẹ siêu âm xác định những dị tật có thể có của thai nhi. Theo khuyến cáo của bác sĩ, mẹ cần ghi nhớ và tuân thủ lịch khám thai định kỳ đặc biệt là vào thời điểm 22 tuần. Thai nhi lúc này đã hình thành các cơ quan, nước ối nhiều nên dễ khảo sát dị tật qua siêu âm hơn các tuần khác.
3.2. Những chỉ số quan trọng cần đo khi siêu âm tuần 22
Siêu âm thai nhi 22 tuần tuổi, bên cạnh quan sát hình thái thai nhi mẹ còn cần chú ý đến các chỉ số sau: Vòng đầu (Head circumference – HC); đường kính lưỡng đỉnh (Biparietal diameter – BPD); vòng bụng (Abdominal circumference – AC); chiều dài xương đùi (Femur length – FL); Cân nặng thai nhi ước tính (Estimated Fetal Weight – EFW)…
Tuổi thai | BPD (mm) | FL (mm) | AC (mm) | HC (mm) | EFW (g) |
22+0 | 47-59; trung bình 53 | 35-41; trung bình 36 | 154-197; trung bình 176 | 189-213; trung bình 201 | 398-559; trung bình 478 |
22+1 | 48-60; trung bình 53 | 35-42; trung bình 37 | 158-198; trung bình 178 | 191-215; trung bình 203 | 408-574; trung bình 491 |
22+2 | 48-60; trung bình 54 | 36-42; trung bình 37 | 160-199; trung bình 180 | 192-216; trung bình 204 | 419-589; trung bình 504 |
22+3 | 48-60; trung bình 54 | 36-43; trung bình 37 | 163-200; trung bình 182 | 194-218; trung bình 206 | 429-604; trung bình 517 |
22+4 | 49-61; trung bình 55 | 36-43; trung bình 38 | 166-202; trung bình 184 | 196-220; trung bình 208 | 440-620; trung bình 529 |
22+5 | 49-61; trung bình 55 | 36-44; trung bình 38 | 169-203; trung bình 186 | 198-222; trung bình 210 | 450-635; trung bình 542 |
22+6 | 50-62; trung bình 56 | 37-44; trung bình 39 | 172-204; trung bình 188 | 199-223; trung bình 211 | 461-650; trung bình 555 |
Ngoài các chỉ số ở bảng trên, mẹ cũng nên để ý tới các chỉ số sau nhé:
- Nhịp tim thai: Nhịp tim thai bình thường sẽ giao động từ 120-160 l/p.
- Vị trí của bánh rau: Các bác sĩ sẽ đánh giá vị trí của bánh rau so với lỗ trong cổ tử cung.
- Nước ối: Ở cột mốc tim thai 22 tuần tuổi, lượng nước ối chủ yếu dựa vào quan sát chủ quan của bác sĩ hoặc đo chỉ số ối.
- Đo chiều dài cổ tử cung để dự đoán liệu có nguy cơ sinh non.
- Kiểm tra những khối u của tử cung hoặc phần phụ của mẹ.
Nhìn chung với từng tuần tuổi thai, các chỉ số trên có những giá trị khác nhau. Dựa vào các chỉ số đo được trên kết quả siêu âm thai nhi 22 tuần tuổi, bác sĩ sẽ có những kết luận về tình trạng phát triển của bé.
Lời khuyên cho mẹ mang thai tuần 22
4.1. Trong sinh hoạt
Chế độ ăn uống trong giai đoạn tim thai 22 tuần tuổi là điều mà mẹ nên quan tâm hàng đầu. Đặc biệt, mẹ nên chú ý kiểm soát lượng đồ ngọt mà mình ăn vào hàng ngày để tránh tiểu đường thai kỳ. Đây là căn bệnh nguy hiểm khiến thai nhi có tỷ lệ mắc dị tật bẩm sinh cao hơn. Chính vì vậy, mẹ nhớ để ý đến chế độ dinh dưỡng của mình thật kỹ mẹ nhé.
Tập thể dục là thói quen cực kỳ tốt ở bất kỳ thời điểm nào kể cả khi mang thai. Mẹ cố gắng vận động nhẹ nhàng hợp lý sẽ giúp cho việc sinh đẻ dễ dàng hơn.
Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý đến tư thế khi nằm ngủ mẹ nhé. Mẹ nên chuyển sang tư thế nằm nghiêng sang trái vì tim thai 22 tuần tuổi đã khá lớn, không còn phù hợp cho mẹ nằm ngửa. Hơn thế nữa, tư thế nằm nghiêng sang trái sẽ giúp mẹ dễ ngủ hơn và giảm đau lưng.
4.2. Trong quá trình đi khám với bác sĩ
Tới tuần thứ 22, khám thai có lẽ đã trở nên quen thuộc đối với mẹ. Tuy nhiên, mẹ nên ghi nhớ các mục sau để thuận lợi trong quá trình đi khám với bác sĩ ở giai đoạn này:
- Đo cân nặng và huyết áp, mẹ cũng có thể hỏi bác sĩ về cân nặng, kích thước và các chỉ số của thai nhi 22 tuần tuổi
- Xét nghiệm nước tiểu để đo lượng đường và đạm
- Kiểm tra nhịp tim của thai nhi 22 tuần
- Đo kích thước tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài (cảm nhận từ bên ngoài) để xem nó tương quan như thế nào đến ngày sinh
- Chiều cao của đáy vị (đỉnh của tử cung)
- Kiểm tra độ sưng của tay và chân, kiểm tra việc giãn tĩnh mạch ở chân
- Các triệu chứng mẹ đã trải qua, đặc biệt là những triệu chứng không bình thường.
Góc của mẹ hiểu rằng tim thai 22 tuần tuổi chính là giai đoạn vô cùng đặc biệt và quan trọng đối với mẹ và bé. Đây là thời gian bước qua một cột mốc mới và mẹ cũng sẽ có những lưu ý cần phải quan tâm hơn. Góc của mẹ chúc mẹ và bé “mẹ tròn con vuông” luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, mẹ có thể theo dõi và tham khảo các thông tin khác về thai kỳ qua: