Thời kỳ 3 tháng đầu luôn được xem là giai đoạn quan trọng nhất trong hành trình 9 tháng 10 ngày của mẹ bầu. Giai đoạn này có rất nhiều mẹ phải lo lắng và tìm hiểu nhiều kiến thức tốt nhất dành cho bé. Thấu hiểu được điều đó, Góc của mẹ sẽ chia sẻ cho mẹ 5 bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu đầy hiệu quả dưới đây nhé.
Mục lục
1. Thay đổi của mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ
1.1. Thay đổi trong cơ thể:
- Cơ thể mẹ mang bầu 3 tháng đầu sẽ cảm thấy mệt mỏi đau nhức cả người, còn cảm thấy luôn buồn ngủ. Ngoài ra, mẹ luôn cảm giác là mình đang đói và thèm ăn, đây là dấu hiệu bình thường nên mẹ hãy an tâm nhé.
- Mẹ dễ dị ứng với mùi và có cảm giác buồn nôn, trường hợp này gọi là ốm nghén. Tình trạng này đôi khi khiến mẹ khó chịu. Nhưng theo các chuyên gia điều này chứng tỏ mẹ đang có đủ điều kiện cần và đủ để thai nhi phát triển.
- Mẹ luôn cảm thấy đau đầu, chóng mặt và thường xuyên buồn đi tiểu. Bởi vì, lúc này cơ thể mẹ sản sinh ra nhiều máu hơn để cung cấp cho thai nhi. Sự tăng hormone và kích thước tử cung cũng tăng lên.
Chính vì vậy, những sự thay đổi trong cơ thể là điều hoàn toàn bình thường dành cho mẹ mang bầu 3 tháng đầu của thai kỳ.
1.2. Thay đổi về sinh lý:
- Mẹ mang bầu 3 tháng sẽ thay đổi tính tình thất thường và bất chợt. Ngoài ra, trở nên nhạy cảm hơn, có thể dễ dàng khóc khi coi một bộ phim buồn, hay nhìn thấy ảnh của bé yêu.
- Tâm lý mẹ còn suy nghĩ cảm thấy tiếc nuối khi phải chia tay “thời con gái”, phải hy sinh sự nghiệp hoặc từ bỏ những bữa tiệc vui vẻ. Thậm chí còn lo lắng đến ngoại hình sau khi sinh của mẹ
Những dấu hiệu thay đổi về tâm sinh lý trên khá bình thường trong thời kỳ này. Mẹ nên yên tâm vì đây chỉ là những thay đổi nội tiết tố trong thời gian có thai mà thôi.
- Mẹ có thể xem thêm: Tam cá nguyệt đầu tiên- Chúc mừng mẹ với tin vui nha
2. 5 Bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu
2.1. Bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Mẹ đừng quên khám thai định kỳ
Tầm quan trọng của việc khám thai: Trong 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao trong quá trình mang thai. Bên cạnh đó, đây là thời kỳ thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển giác quan cùng các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, mẹ cần thường xuyên đi kiểm tra đầy đủ để phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh nguy hiểm của bé.
Nguyên tắc khám định kỳ trong 3 tháng đầu: Mẹ nên đi khám thai 3 lần trong 3 tháng đầu như: 5 tuần, 8 tuần, 12 tuần giúp mẹ có thể nắm rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mẹ và bé.
Lưu ý cho mẹ: Ngoài ra mẹ cần, trang bị cho mình lượng thông tin cần thiết và những kỹ năng nhận biết dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ để nhờ bác sĩ kiểm tra. Ví dụ như: ra máu hoặc cảm thấy đau nhẹ, co thắt ở vùng bụng dưới.
2.2. Bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Cải thiện tình trạng ốm nghén
Tầm quan trọng của cải thiện tình trạng ốm nghén: Ốm nghén là một trong những trải nghiệm gây phàn nàn nhiều nhất. Đây cũng là một trong những điều khó chịu nhất mẹ phải đối mặt trong những tháng đầu thai kỳ. Đặc biệt, ốm nghén nặng có thể gây suy nhược cho mẹ, thậm chí phải nhập viện.
Nguyên tắc chăm sóc: Mẹ nên sử dụng các biện pháp từ tự nhiên, sử dụng loại thực phẩm và chế độ ăn hợp lý. Giai đoạn này mẹ nên tránh sử dụng thuốc khi gặp tình trạng ốm nghén để bảo vệ sức khoẻ cho bé yêu.
Hướng dẫn cụ thể
- Mẹ nhấm nháp một ít đồ ăn vặt như bánh quy, nho khô, bánh xốp ngay sau khi thức dậy. Nếu có thể, mẹ nên nằm nghỉ 20 – 30 phút trước khi rời khỏi giường và bắt đầu ngày mới nhé.
- Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành các bữa ăn phụ, thay vì 3 bữa chính, mẹ có thể ăn 5 bữa nhỏ. Đặc biệt, mẹ nên có sẵn những món ăn vặt trong túi: bánh quy, bánh bông lan, nho khô và các loại hạt để phòng khi lên cơn thèm.
- Bên cạnh đó, những thực phẩm như gừng, vỏ cam, củ cải… sẽ giúp mẹ làm giảm đi cơn nghén cơn nghén của mình
- Cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm khô, đơn giản như gạo trắng, bánh mì nướng khô hoặc khoai tây nướng sẽ giúp mẹ quên đi cơn nghén trong một ngày.
Lưu ý: Mẹ cần đến gặp bác sĩ khi có một trong những biểu hiện sau:
- Mẹ sụt cân một cách nhanh chóng, suy kiệt sức nghiêm trọng trong thời gian ngắn và cảm thấy rất mệt mỏi và khó chịu trong cơ thể
- Mẹ nôn nghén kéo dài liên tục sau 3 tháng đầu trong thời kỳ mang thai
- Mẹ nôn nghén quá mức và quá nhiều khiến mẹ cảm thấy mệt và không thể sinh hoạt bình thường được nữa.
- Mẹ vừa nôn nghén nặng và vừa cảm thấy bụng lớn phát triển quá nhanh so với tuổi thai. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng chửa trứng
- Ngoài ra, mẹ đi tiểu không được hay đi tiểu lượng rất ít hoặc nước tiểu có màu đỏ sẫm.
- Mẹ cảm thấy cơ thể luôn chóng mặt khi ngồi xuống, đứng dậy hoặc ngất xỉu khi đi lại.
2.3. Bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Bảo vệ giấc ngủ của mẹ
Ảnh hưởng của việc mất ngủ của mẹ đến sức khỏe bé
- Bé dễ bị thiếu máu: Khoảng thời gian từ 23h đến 3h sáng là khoảng thời gian cơ thể tạo ra hồng cầu. Mẹ thường xuyên mất ngủ hay ngủ trễ sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu khiến bé dễ bị thiếu máu ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ.
- Bé bị chậm phát triển: Giai đoạn đầu là thời điểm quan trọng giúp bé sẽ phát triển mạnh về trí não và hoàn thiện các giác quan của cơ thể. Nếu không có chế độ sống khoa học ăn hợp lý, ngủ đủ giấc, sẽ khiến quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng và gây rối loạn nội tiết tố.
Nguyên tắc chăm sóc giấc ngủ cho mẹ: Mẹ cần phải được chăm sóc về cả chế độ ăn, chế độ nghỉ ngơi và sức khỏe lẫn tinh thần
Cách để cải thiện giấc ngủ cho mẹ
- Mẹ cần phải ngủ đúng tư thế như kê cao gối khi ngủ và nằm nghiêng sang một bên để giảm áp lực tử cung lên khung chậu
- Bên cạnh đó, mẹ bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin B như các loại đậu, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh…để kích thích não bộ, giảm căng thẳng, stress và mệt mỏi trong cơ thể.
- Ngoài ra, mẹ không nên ăn quá nhiều đồ ngọt vì lượng đường trong đó sẽ khiến máu cao dẫn đến mất ngủ.
- Mẹ tập Yoga và những bài tập thể dục nhẹ nhàng hay có thể đi bộ trước khi ngủ sẽ giúp giảm stress, hạn chế chuột rút và có một giấc ngủ ngon hơn đấy.
- Đặc biệt, mẹ không nên ngủ trưa quá 1 tiếng sẽ ảnh hưởng đến tình trạng mệt mỏi, uể oải và khó ngủ vào ban đêm.
- Mẹ có thể đọc sách hoặc nghe một bài nhạc nhẹ để thư giãn đầu óc sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ ngủ hơn
2.4. Chăm sóc làn da cho mẹ
Tầm quan trọng của việc chăm sóc da cho mẹ: Khi mang thai, sự thay đổi của hormone trong cơ thể mẹ dần thay đổi đi khiến cho da mặt mẹ có tình trạng mọc nhiều mụn li ti xấu xí. Mẹ không được dùng tay nặn hay sờ lên mặt nhé vì vi khuẩn trên tay có thể khiến làn da mẹ trở nên xấu hơn.
Nguyên tắc chăm sóc da cho mẹ: Mẹ nên ưu tiên sử dụng những sản phẩm từ thiên nhiên hoặc những sản phẩm làm sạch da an toàn và lành tính.
Mẹ có thể tham khảo xịt viêm da kháng khuẩn của Mamamy, với thành phần lành tính giúp xử lý các vấn đề: Hăm, mẩn đỏ, vết côn trùng đốt, trầy xước da, vết bỏng, vết thương ngoài da, mụn có mủ, mụn bọc, mụn đầu đinh,…, phù hợp cho sức khoẻ của cả mẹ và bé.
Cách cải thiện tình trạng này cho mẹ
- Mẹ bầu có thể sử dụng sữa rửa mặt có chiết xuất tự nhiên, làm sạch da mỗi ngày 2 lần.
- Ngoài ra, bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho da như các loại trái cây giàu vitamin A, C, E,..
- Mẹ có thể sử dụng kem dưỡng da hoặc dầu dừa giúp tăng độ ẩm và độ đàn hồi cho da.
2.5. Vận động thể chất hợp lý
Tầm quan trọng của việc vận động: Mẹ bầu nên tập các bài yoga nhẹ để tăng cường sức khỏe và hạn chế được các biến chứng. Bên cạnh đó, những mẹ bầu thường xuyên vận động sẽ vượt cạn thành công và nhanh chóng hơn những mẹ lười tập thể dục đấy.
Nguyên tắc vận động: Mẹ tập nhẹ nhàng, từ từ và không quá sức. Đặc biệt, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp.
Lưu ý cho mẹ:
- Mẹ không nên thức khuya quá nhiều vì ảnh hưởng đến đồng hồ sinh hoạt của mình. Điều này khiến quá trình trao đổi chất thay đổi. Ảnh hưởng đến bé yêu đang trong bụng mình.
- Phải thường xuyên tập thể dục cải thiện tâm lý và tình trạng sức khỏe. Cho đến khi vượt cạn thì quá trình sẽ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn
- Đặc biệt, không nên đi giày cao gót sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại của mẹ, không may ảnh hưởng đến thai nhi
- Hạn chế xoa bóp bụng bầu điều đó có thể gây động thai, thậm chí gây sảy thai
Xem thêm:
- Thai giáo 3 tháng đầu: 6 phương pháp thai giáo hiệu quả!
- Mẹ nên làm gì để giữ thai 3 tháng đầu an toàn?
- Bầu 3 tháng đầu có nên tập Yoga: 10 bài tập Yoga mẹ không thể bỏ lỡ
Góc của mẹ đã bật mí 5 bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu đầy bổ ích dành cho mẹ rồi đấy. Hy vọng mẹ và bé luôn đồng hành cùng Góc của mẹ nhé!
Nguồn tham khảo: https://www.mottchildren.org/health-library/abp7352