Trên thực tế, việc mẹ bầu để cân nặng tăng nhanh và tăng nhiều trong thai kỳ không được khuyến khích. Tuy nhiên, nếu bầu 3 tháng đầu không tăng cân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi. Để điều chỉnh cân nặng trong tam cá nguyệt đầu tiên một cách khoa học nhất, mẹ đừng bỏ lỡ những thông tin trong bài viết sau đây.
Mục lục
1. Mẹ bầu 3 tháng đầu tăng cân thế nào?
Trước khi tìm hiểu những ảnh hưởng của việc mẹ bầu 3 tháng đầu không tăng cân, mẹ hãy tham khảo bà bầu 3 tháng đầu có tăng cân không và tăng như thế nào?
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mỗi ngày mẹ cần bổ sung thêm 200 calories so với thời điểm trước khi mang thai. Lúc này, mỗi tháng mẹ sẽ tăng thêm từ 400 gram đến 750 gram, tổng cân nặng tăng trong 3 tháng đầu dao động trong khoảng từ 1.5kg đến 2.5kg.
2. Nguyên nhân bầu 3 tháng đầu không tăng cân
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bầu 3 tháng đầu không tăng cân, nhưng chủ yếu là 5 nguyên nhân cơ bản sau:
2.1. Ốm nghén
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến mẹ bầu không thể tăng cân trong tam cá nguyệt đầu tiên. Khi ốm nghén, mẹ rất mệt mỏi và thường ăn uống không ngon miệng, bị nôn ói liên tục.
2.2. Căng thẳng, mệt mỏi
Trong thời kỳ mang bầu đầu tiên, mẹ dễ rơi vào trạng thái stress, mệt mỏi và đuối sức, khiến cơ thể không hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng. Điều này dẫn đến tình trạng không tăng cân, thậm chí là sụt cân nghiêm trọng.
2.3. Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý
Nếu mẹ bầu không bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, chắc chắn mẹ sẽ không cân tăng cân, đồng thời còn gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.
2.4. Do bệnh lý
Nếu mẹ mắc bệnh trong thai kỳ, cân nặng sẽ rất khó tăng mặc dù mẹ ăn uống đầy đủ chất và nghỉ ngơi hợp lý.
2.5. Cơ địa
Trước đây, mẹ có cơ địa gầy, khó tăng cân, đến khi mang thai mẹ cũng dễ gặp phải tình trạng này.
Mẹ tham khảo thêm: Mang thai 3 tháng đầu – Mẹ thông thái nhất định cần biết điều này!
3. Bầu 3 tháng đầu không tăng cân ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Bà bầu 3 tháng đầu không tăng cân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi, mẹ cần hết sức lưu ý.
3.1. Không đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi phát triển
Mẹ bầu 3 tháng đầu không tăng cân sẽ khiến thai nhi không có đủ dinh dưỡng để phát triển bình thường. Điều này dẫn đến tình trạng bé bị chậm tăng trưởng và tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh.
3.2. Ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ
Chế độ dinh dưỡng không khoa học của mẹ trong thai kỳ khiến mẹ thiếu nhiều dưỡng chất khác nhau, nhất là thiếu máu, tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ của bé.
3.3. Chuyển dạ sớm, bé còi xương, suy dinh dưỡng
Mẹ bầu không tăng cân hoặc tăng cân quá ít dễ khiến mẹ bị chuyển dạ sớm, bé sinh ra bị còi xương và suy dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng sức đề kháng yếu.
Mẹ tham khảo thêm: Mẹ nên làm gì để giữ thai 3 tháng đầu an toàn?
4. Bầu 3 tháng đầu không tăng cân phải làm sao?
Để khắc phục tình trạng mẹ bầu 3 tháng đầu không tăng cân, mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp. Cụ thể như sau:
4.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thai kỳ
- Đa dạng chất dinh dưỡng: Mẹ cần xây dựng thực đơn khoa học và đầy đủ với 4 nhóm dưỡng chất đó là nhóm chất bột đường (gạo, mì, ngô, sắn, khoai…), nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, hải sản, các loại đậu…), nhóm chất béo (bơ, cá hồi, dầu, vừng, lạc…), nhóm vitamin và khoáng chất (các loại rau xanh và trái cây).
- Cung cấp tinh bột và đường ở mức vừa đủ: Nhóm chất này bổ sung cho mẹ và thai nhi nhiều năng lượng nhưng dễ khiến mẹ rơi vào tình trạng tăng cân “mất kiểm soát”. Vì vậy, mỗi bữa mẹ chỉ nên ăn 1 bát cơm trắng, thường xuyên thay thế cơm trắng bằng bánh mì, bún, phở, khoai lang, yến mạch, gạo lứt… để cân nặng được duy trì tốt hơn.
- Ưu tiên rau xanh, trái cây: Rau xanh và trái cây bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, axit folic và chất xơ cần thiết cho sự phát triển bình thường của cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, nhóm chất này giúp mẹ cải thiện rất hiệu quả tình trạng ốm nghén diễn ra trong tam cá nguyệt đầu tiên.
- Bổ sung chất đạm ở mức phù hợp: Kể cả khi bầu 3 tháng không tăng cân mẹ cũng không nhất thiết phải bổ sung quá nhiều chất đạm trong thai kỳ. Trung bình, mỗi ngày mẹ cần nạp khoảng 70 gram đạm trong thực đơn.
- Sử dụng sữa bầu hợp lý: Trong sữa bầu có hàm lượng dinh dưỡng rất cao giúp mẹ tăng cân nhanh. Tốt nhất, mỗi ngày, mẹ dùng khoảng từ 1 – 2 ly sữa bầu vào bữa phụ.
- Uống đủ nước: Nước là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của cả mẹ và bé, trung bình mỗi ngày mẹ nên uống khoảng 2 lít nước, có thể kết hợp thêm nước ép trái cây để thay đổi khẩu vị.
4.2. Chế độ nghỉ ngơi phù hợp
- Hoạt động thể chất: Nếu bầu 3 tháng đầu không tăng cân, mẹ hãy lên kế hoạch luyện tập thể dục phù hợp với thể trạng dưới sự tư vấn của bác sĩ. Tốt nhất, mẹ nên lựa chọn đi bộ hoặc tập Yoga để cân nặng tăng ổn định, giúp tinh thần thoải mái hơn.
- Ngủ đủ giấc: Đây là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của mẹ và thai nhi. Mẹ cần đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng vào buổi tối và có thêm một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa.
- Giữ tâm trạng vui vẻ: Nếu mẹ bị stress và căng thẳng, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, từ đó cân nặng không thể tăng ổn định. Trong thai kỳ, mẹ nên tâm sự nhiều hơn với bạn bè, người thân, dành thời gian cho những sở thích cá nhân để giúp tâm trạng thoải mái.
Mẹ tham khảo thêm: 5 thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu từ chuyên gia dinh dưỡng
5. Lưu ý khi theo dõi cân nặng cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Để theo dõi mẹ bầu 3 tháng đầu tăng cân nhanh hay chậm, từ đó có phương pháp điều chỉnh cân nặng hợp lý, mẹ hãy áp dụng những lời khuyên bổ ích sau đây:
- Chỉ cân vào một thời gian cố định trong ngày: Điều này sẽ giúp mẹ so sánh được các mốc cân nặng một cách chính xác nhất.
- Sử dụng một dụng cụ cân duy nhất: Trên thực tế, các dụng cụ cân trong quá trình sử dụng sẽ xảy ra những sai số nhất định. Việc mẹ cân bằng một dụng cụ trong suốt thai kỳ sẽ mang đến kết quả đáng tin cậy.
- Không mang dép, áo khoác dày, túi xách, điện thoại hoặc các vật dụng không cần thiết khác để cân nặng chính xác hơn.
Trên đây là tất tần tật thông tin cần thiết về nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục tình trạng mẹ bầu 3 tháng đầu không tăng cân. Hy vọng bài viết đã mang đến cho mẹ những kiến thức thật sự hữu ích. Mẹ hãy tiếp tục cập nhật những bài viết tại Góc của mẹ để có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu trong hành trình mang thai mẹ nhé!
Đọc thêm: