3 tháng đầu là giai đoạn thai nhi đã hình thành gần như đầy đủ các cơ quan quan trọng. Đây cũng là khoảng thời gian mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho phù hợp để giữ thai 3 tháng đầu luôn khỏe mạnh. Bài viết hôm nay sẽ giúp ích cho mẹ rất nhiều với những kinh nghiệm an thai hiệu quả.
- Xem thêm:
Mang thai 3 tháng đầu – Mẹ thông thái nhất định cần biết điều này!
Thai giáo 3 tháng đầu: 6 phương pháp thai giáo hiệu quả!
Gợi ý 5 loại thuốc dưỡng thai 3 tháng đầu giúp mẹ chăm sóc cho thai nhi
Mục lục
1. 5 lưu ý để giữ thai 3 tháng đầu an toàn?
Để đảm bảo giữ thai trong 3 tháng đầu luôn được an toàn, khỏe mạnh, mẹ cần bỏ túi ngay những lưu ý cụ thể dưới đây nhé.
1.1. Bổ sung thêm axit folic bằng các thực phẩm hàng ngày
Axit folic là một trong số những vitamin nhóm B có vai trò quan trọng trong việc sản xuất tế bào máu và phát triển ống thần kinh ở thai nhi trong giai đoạn giữ thai 3 tháng đầu.
Thiếu đi chất dinh dưỡng thiết yếu này sẽ khiến mẹ mắc nhiều nguy cơ về sức khỏe, đồng thời khiến sự phát triển của thai nhi có thể chậm hơn bình thường.
Tình trạng thiếu máu hồng cầu, tiền sản giật, xuất huyết, suy dinh dưỡng thai nhi, thậm chí là sảy thai, sinh non có khả năng xảy ra nếu mẹ không được bổ sung đầy đủ vitamin cần thiết này cho cơ thể.
Bổ sung axit folic cho cơ thể là cách giữ thai 3 tháng đầu đơn giản và hiệu quả mà mẹ cần chú ý. Mẹ cần thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày những loại rau có màu xanh đậm, gạo lức, lòng đỏ trứng hoặc 1 số loại trái cây như bơ, cam,..
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được tư vấn uống thuốc dưỡng thai bổ sung axit folic theo đúng chỉ dẫn.
- Mẹ tham khảo thêm tại: Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì cho con khỏe mạnh?
1.2. Tránh các loại thực phẩm không tốt để giữ thai trong 3 tháng đầu khỏe mạnh
Trong thời gian giữ thai 3 tháng đầu, mẹ nên chú ý tránh xa những loại thực phẩm như đu đủ xanh, dứa, rau ngót,… Đây là những loại thực phẩm có khả năng gây co thắt tử cung, khiến mẹ đầy bụng khó chịu. Thậm chí có thể xảy ra tình trạng sảy thai vô cùng nguy hiểm.
Hạn chế sử dụng các loại hoa quả có tính nóng như nhãn, vải mẹ cũng là cách giữ thai an toàn trong 3 tháng đầu mà mẹ cần lưu ý. Bởi trong 2 quả này có chứa hàm lượng glucozo lớn khiến mẹ dễ bị táo bón, nổi mụn, tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bình thường của bé.
Các loại thực phẩm như dưa chua, măng muối hoặc rau củ muối chua cũng cần được hạn chế sử dụng trong bữa ăn của mẹ bầu 3 tháng. Bởi trong những loại thực vật này chứa nhiều vi khuẩn lên men không có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
Mẹ cần chú ý thêm khi bổ sung sữa tươi tiệt trùng cho cơ thể, tránh những loại sữa tươi dễ bị nhiễm khuẩn cũng là một cách giữ thai 3 tháng đầu đơn giản, hiệu quả mà mẹ cần lưu ý. Đảm bảo ăn chín, uống sôi và tránh xa những đồ uống như cafe, bia, nước ngọt có ga,…
1.3. Hạn chế vận động mạnh
Vận động mạnh đối với mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu là điều tối kị mà mẹ cần nên hạn chế. Các tư thế gập bụng, xoay người, tập luyện thể thao quá sức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng của thai nhi.
Mẹ trong giai đoạn giữ thai 3 tháng đầu cần chú ý tới tư thế ngồi khi mang thai 3 tháng đầu, tránh ngồi trùng lưng, ngồi xổm hoặc vắt chéo chân. Đây là những tư thế khiến lực tác động trực tiếp nên bụng và ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
Trong thời gian dưỡng thai 3 tháng đầu, mẹ cần di chuyển nhẹ nhàng, từ tốn và tránh leo cầu thang quá nhiều. Bên cạnh đó, mẹ không nên đứng lên ngồi xuống đột ngột hoặc đứng quá lâu bởi điều này sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi và nguy cơ sảy thai cao.
Hãy tranh thủ đi lại và dành thời gian để nghỉ ngơi sau 30 phút di chuyển để đảm bảo giữ thai trong 3 tháng đầu được khỏe mạnh, ổn định.
1.4. Hạn chế quan hệ tình dục
3 tháng đầu là giai đoạn mang thai vô cùng nhạy cảm mà cả bố và mẹ đều cần lưu ý. Thai nhi lúc này chưa có sự ổn định hoàn toàn, khi quan hệ rất có khả năng làm động đến thai nhi, thậm chí là sảy thai.
Vì vậy, mẹ muốn giữ thai 3 tháng đầu cần đặc biệt lưu ý tránh quan hệ trong khoảng thời gian 3 tháng đầu khi mang thai này để thai nhi được ổn định. Sau thời gian dưỡng thai 3 tháng đầu, mẹ nếu có sức khỏe ổn định và thai nhi khỏe mạnh có thể quan hệ trong thời gian thai kỳ.
Mẹ có thể tham khảo các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ tại đây. Với thành phần 100% từ thiên nhiên, giúp kháng viêm, kháng khuẩn, khử mùi hôi mẹ có thể thoải mái hơn trong thai kỳ.
1.5. Mẹ cần điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi hợp lý để giữ thai 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, cảm giác mệt mỏi, thèm ngủ, thèm ăn, dị ứng với mùi lạ, buồn nôn,… là những dấu hiệu rất phổ biến ở mẹ. Vì vậy, để mang lại những cân bằng cho sức khỏe, mẹ cần có một chế độ nghỉ ngơi phù hợp.
Trong quá trình làm việc, mẹ không nên cố sức để hoàn thành nhưng không không nên để cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi bởi những hoạt động nhẹ nhàng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho tinh thần mẹ thêm vui vẻ, thoải mái. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ bị nghén nghiêm trọng dẫn đến mệt mỏi, các công việc nên được gác lại để tập trung hoàn toàn vào nghỉ ngơi, thư giãn.
Mẹ trong giai đoạn giữ thai 3 tháng đầu cần lưu ý hạn chế tối đa việc điều khiển xe cộ trong 3 tháng đầu này để cơ thể không phải hấp thu nhiều khói bụi, xăng xe bên ngoài. Đồng thời cần chú ý điều chỉnh lại độ cao của bàn ghế khi sử dụng sao cho tư thế được thoải mái nhất.
Mẹ cần nhớ thai nhi trong bụng ngày 1 lớn thêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống dây chằng và cơ bắp khiến việc đi lại trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên ngồi quá lâu 1 chỗ bởi đây chính là lý do dẫn đến những bệnh liên quan đến cột sống, sưng mắt cá chân và thần kinh tọa ở mẹ bầu.
2. Tầm quan trọng của việc giữ thai 3 tháng đầu cho mẹ bầu
3 tháng đầu luôn được coi là giai đoạn quan trọng nhất trong suốt thai kỳ bởi trong thời gian này, bào thai chưa làm tổ chắc chắn nên có khả năng sảy thai rất cao. Đồng thời trong khoảng thời gian này, các bộ phận cần thiết của cơ thể bé như não bộ, khuôn mặt, chân tay cũng được định hình, vì vậy để giữ thai 3 tháng đầu mẹ cần đặc biệt lưu ý để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của bé.
Bên cạnh đó, đây cũng là giai đoạn mẹ rất dễ mệt mỏi do có những thay đổi trong cơ thể, dẫn đến những tác nhân xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả mẹ và bé.
3. Các dấu mẹ mang thai 3 tháng đầu cần đi gặp bác sĩ?
Trong giai đoạn giữ thai 3 tháng đầu, khi gặp phải những triệu chứng dưới đây, mẹ cần đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn cách khắc phục:
- Ra máu âm đạo, máu màu đỏ hoặc đen. Ra máu cục hoặc máu lẫn dịch nhầy.
- Đau lưng.
- Đau co thắt bụng dưới.
- Đau co thắt bụng kèm chuột rút.
Bên cạnh đó, những dấu hiệu như buồn nôn, chóng mặt kèm sốt cao trong giai đoạn 3 tháng mang thai đầu của mẹ cũng có khả năng ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Cùng những triệu chứng đau thắt bụng, ra mồ hôi hột kéo dài hơn 30 phút là biểu hiện không tốt khi thai nhi bị động. Lúc này, mẹ cần bình tĩnh và nhờ người thân đưa ngay tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và hỗ trợ xử lý kịp thời.
Xem thêm:
- 5 bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cho bé phát triển khoẻ mạnh
- Bầu 3 tháng đầu có nên xoa bụng không? Chăm sóc thai nhi chuẩn nhất!
Bài viết trên đã giúp mẹ hiểu thêm những việc nên làm để giữ thai 3 tháng đầu được an toàn. Hãy để lại bình luận nếu còn thắc mắc để được Góc của mẹ giải đáp thêm mẹ nhé!
Tham khảo web: https://kidshealth.org/en/parents/preg-health.html