Bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 có nghĩa là mẹ bầu đã bước tới đoạn cuối của hành trình mang thai đầy khó khăn và chuẩn bị để chào đón một thiên thần bé nhỏ đến với gia đình. Bên cảnh cảm xúc hào hứng và hạnh phúc vì sắp được thấy được tình yêu bé nhỏ của gia đình thì cũng có rất nhiều điều mà mẹ bầu cần phải lưu ý đấy nhé!
Mục lục
1. Tam cá nguyệt thứ 3 là gì?
Tam cá nguyệt là tên gọi của từng giai đoạn trong 40 tuần mang thai của phụ nữ. Trong thai kỳ chia làm 3 giai đoạn tam cá nguyệt. Tam cá nguyệt thứ 1 là 13 tuần đầu tiên của quá trình mang thai và tam cá nguyệt thứ 2 là 13 tuần tiếp theo đó. Như vậy tam cá nguyệt thứ 3 bao gồm những tuần còn lại cho đến khi mẹ bầu “vượt cạn” sinh em bé. Ở giai đoạn này tuy thai nhi đã phát triển hoàn thiện nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro hơn đối với mẹ bầu.
2. Các vấn đề mà mẹ bầu có thể gặp phải
Vào tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu có thể sẽ gặp nhiều vấn đề ảnh hưởng tới thai nhi. Hãy cùng nhau tìm hiểu để bảo vệ cho cả mẹ và bé “vượt cạn” an toàn nhé!
2.1. Tiền sản giật
Tiền sản giật là tình trạng tăng huyết áp trong quá trình mang thai gây nhiều biến chứng. Các dấu hiệu của tiền sản giật bao gồm tăng huyết áp, chân tay sưng phù do giữ nước, đau mỏi cơ thể, tăng cân đột ngột, đau đầu dữ dội,…
Nguyên nhân gây ra tiền sản giật chủ yếu là do mạch máu của người mẹ không phát triển đầy đủ và hẹp hơn mạch máu thông thường. Dẫn đến bánh nhau có trong tử cung mẹ sẽ tiết ra SFlt-1 và sEng do thiếu oxy cho thai nhi. Yếu tố này làm ảnh hưởng tới chức năng mạch máu ở người mẹ, gây tổn thương nhiều cơ quan.
Tiền sản giật có thể dẫn đến sinh non, bé sinh ra nhẹ cân. Do đó mẹ bầu cần thường xuyên đó huyết áp để kịp thời điều trị tiền sản giật nhé!
2.2. Mất ngủ trầm trọng
Tình trạng mất ngủ diễn ra trầm trọng hơn vào tam cá nguyệt thứ 3. Nguyên nhân chủ yếu là bụng của mẹ to hơn khiến mẹ không thể nằm ngủ thoải mái. Các nguyên khác cũng có thể là do thay đổi các nội tiết tố bên trong cơ thể, thai nhi liên tục di chuyển hoặc đi tiểu nhiều lần khiến mẹ bầu khó lòng mà có được giấc ngủ ngon. Vậy thì phải làm sao đây?
Đừng lo, có rất nhiều cách để mẹ lấy lại giấc ngủ của mình. Đối với trường hợp mất ngủ do kích thước bụng lớn hơn, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái sau đó kê gối giữa hai chân và dưới bụng. Như vậy khi ngủ mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Một lời khuyên khác dành cho mẹ là thiền để giảm bớt căng thẳng. Động tác thiền giúp cơ thể mẹ bớt đau nhức và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Ngoài ra mẹ bầu cũng có thể nghe những bản nhạc nhẹ để thư giãn. Phương pháp sử dụng tiếng ồn trắng này là một phương pháp hỗ trợ giấc ngủ được rất nhiều người áp dụng.
2.3. Cơ thể mệt mỏi và đau nhức vào tam cá nguyệt thứ 3
Khi mang thai vai, lưng, cổ của người mẹ thường hay bị đau nhức. Để hạn chế việc đau nhức cơ thể, các mẹ nên dành thời gian tập thể dục. Thực hiện các động tác giãn người thư giãn, tập yoga, bơi lội sẽ giúp mẹ giảm đau mỏi. Ngoài ra mẹ cũng có thể nhờ ông xã yêu mát xa các vùng bị đau trên cơ thể nữa đấy.
Tìm hiểu thêm tại: Đau lưng khi mang thai? Đọc bài này để yên tâm hơn mẹ nhé!
2.4. Đi tiểu nhiều lần
Đi tiểu nhiều lần, són tiểu khiến giấc ngủ mẹ bầu chập chờn, ngủ không thẳng giật. Hơn thế nữa việc mang thai khiến trọng lượng cơ thể nặng hơn so với bình thường nên việc tiểu tiện cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân cho tình trạng này chính là việc tử cung mở rộng. Tử cung lớn hơn dẫn đến việc tạo áp lực cho bàng quang khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn.
Để hạn chế tình trạng tiểu tiện nhiều lần, són tiểu, mẹ bầu nên uống đủ nước, ăn đủ bữa. Mẹ bầu cũng cần hạn chế các thực phẩm lợi tiểu như đồ uống có cafein, trà nữa đấy nhé!
3. Chế độ dinh dưỡng kép cho mẹ và bé ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3
Bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, các mẹ bầu nên ưu tiên các thực phẩm an toàn, lành mạnh, bảo đảm cân đối giữa các nhóm dưỡng chất.
- Axit béo: Trong giai đoạn cuối cùng này, não bộ của bé sẽ phát triển mạnh nhất. Mẹ bầu hãy chọn lựa các thực phẩm chứa nhiều axit béo – omega 3 và choline. Axit béo có tác dụng phát triển hệ thần kinh cho bé. Không những vậy axit béo còn tốt cho thị giác của trẻ.
- Vitamin C giúp cho các mẹ nhà mình hấp thụ canxi tốt hơn, có xương chắc khỏe hơn. Ngoài ra Vitamin C còn hạn chế tình trạng vỡ ối sớm, sinh non. Đừng bỏ qua những trái cam căng mọng hay những quả ổi thật ngon cho bữa ăn nha.
- Chất xơ: Táo bón là một trong những nỗi lo của các mẹ bầu. Do đó đừng quên thêm các thực phẩm giàu chất xơ như đu đủ, khoai lang vào khẩu phần ăn của mình đấy nhé
Tìm hiểu thêm tại: Bà bầu nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con
4. Xách ba lô lên và đi sinh thôi nào!
Hãy đóng gói hành trang đi “vượt cạn” thôi nào. Mẹ bầu nên chuẩn bị trước 1 tháng để tránh cuống quýt vào sát giờ đi sinh mẹ bầu nhé.
Mẹ bầu không cần hoảng hốt mà mang cả “vũ trụ” theo đâu. Chỉ cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết như quần áo rộng rãi cho mẹ và bé, khăn, tã lót, bình sữa. Và cuối cùng hãy thông báo cho ông bà hai bên gia đình để cùng chào đón bé ra đời.
Hy vọng với sự chia sẻ của Góc của mẹ, mẹ bầu tam cá nguyệt thứ 3 giữ được sức khỏe tốt nhất để chào đón một thiên thần nhỏ chào đời.