Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

3 tháng cuối thai kỳ và những lưu ý cho mẹ bầu

Vậy là mẹ bầu của chúng ta đã đi hơn gần hết hành trình “vượt cạn” rồi! Trong 3 tháng cuối thai kỳ này mẹ bầu chắc sẽ rất háo hức vì sắp được nhìn thấy một thiên thần nhỏ xinh sau bao ngày chờ đợi đấy. Vậy mẹ nên và không nên làm gì để bé yêu thật khỏe mạnh đây? Hãy cùng chúng tôi tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

1. Dinh dưỡng cho bà bầu vào 3 tháng cuối thai kỳ

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ bắt đầu nặng hơn do thai nhi có sự phát triển nhanh. Chính vì thế mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để mẹ và bé đều khỏe mạnh.

1.1. Canxi

Bổ sung đủ hàm lượng canxi cần thiết mỗi ngày sẽ giúp cho trẻ có cấu trúc xương chắc khỏe
Bổ sung đủ hàm lượng canxi cần thiết mỗi ngày sẽ giúp cho trẻ có cấu trúc xương chắc khỏe

Cung cấp đủ canxi là một việc làm rất quan trọng trong 3 tháng mang thai cuối đối với cả mẹ và bé. Theo các chuyên gia mẹ bầu ở giai đoạn sắp sinh và cho con bú cần cung cấp đủ 1,500mg Canxi mỗi ngày. Bổ sung đủ hàm lượng canxi cần thiết mỗi ngày sẽ giúp cho trẻ có cấu trúc xương chắc khỏe. Hơn thế việc bổ sung canxi còn giúp cho các mẹ bầu tránh việc bị loãng xương sau sinh.

Xem thêm tại: Canxi cho mẹ bầu – Lời khuyên từ chuyên gia

1.2. Sắt

ổ sung sắt giúp cho phụ nữ ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, sinh non, xuất huyết sau sinh
Bổ sung sắt giúp cho phụ nữ ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, sinh non, xuất huyết sau sinh

Chất sắt tham gia vào tạo máu cho cơ thể mẹ, phát triển thai nhi và nhau thai. Trong quá trình mang thai thể tích máu của người mẹ cần tăng lên 50% để nuôi dưỡng thai nhi. Tình trạng thiếu sắt diễn ra hầu hết các phụ nữ mang thai. Bổ sung sắt giúp cho phụ nữ ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, sinh non, xuất huyết sau sinh. Do đó mẹ bầu cần khoảng 27mg sắt/ngày để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.

1.3. DHA

Việc bổ sung DHA không những giúp trẻ thông minh hơn mà còn có một đôi mắt sáng tinh anh
Việc bổ sung DHA không những giúp trẻ thông minh hơn mà còn có một đôi mắt sáng tinh anh

Não bộ của bé sẽ phát triển mạnh nhất trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Do đó mẹ bầu nên bổ sung hàm lượng DHA có trong thực phẩm mỗi ngày để tăng cường trí não cho trẻ. Ngoài ra axit béo này còn tham gia vào cấu tạo mắt nữa đấy. Thực tế DHA chiếm 50-60% cấu tạo võng mạc mắt. Việc bổ sung DHA không những giúp trẻ thông minh hơn mà còn có một đôi mắt sáng tinh anh.

1.4. Magie

Trong giai đoạn mang thai mẹ bầu thường hay kèm theo các biểu hiện như đau mỏi cơ thể, đặc biệt là ở phần chân. Chính vì vậy mẹ bầu cần bổ sung khoảng 400 mg Magie mỗi ngày. Vì chất này giúp các cơ thư giãn, giảm các tình trạng chuột rút ở mẹ bầu đấy. Các mẹ bầu có thể tìm đến các nguồn magie thiên nhiên dồi dào từ các loại hạt, gạo lứt, yến mạch.

1.5. Vitamin C

Vitamin C có tác dụng giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin C có tác dụng giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin C có tác dụng giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, tham gia cấu tạo cấu trúc xương. Ngoài ra bổ sung vitamin C còn giúp cho mẹ bầu tránh được tình trạng vỡ ối sớm, sinh non. Thế nên đừng quên cho thêm một vài quả cam mỗi ngày trong khẩu phần ăn mỗi ngày mẹ bầu nhé

1.6. Chất xơ

Tình trạng táo bón là nỗi lo chung của đại đa số mẹ bầu. Bổ sung nhiều chất xơ sẽ giải pháp hiệu quả trong trường hợp này đấy. Chất xơ không những trị được táo bón mà còn giúp mẹ bầu làm sạch mật. Mẹ bầu có thể tìm tới các thực phẩm vừa giàu chất xơ như rau củ, các loại hạt.

Xem thêm tại: Top 10 thực phẩm không thể thiếu cho bà bầu

2. Những điều mẹ bầu cần kiêng cữ trong 3 tháng cuối thai kỳ

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ có những điều mà mẹ bầu cần tránh làm để bé yêu ra đời mạnh khỏe đấy!

2.1. Kiêng ăn 

Trong thời gian mang thai, cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng lên đáng kể. Chúng ta hay nói tăng cân là một nỗi ám ảnh của phụ nữ. Thế nhưng đừng vì vậy mà các mẹ bầu kiêng ăn để giảm cân nhé. Các mẹ bầu cần thật nhiều năng lượng và dinh dưỡng để giúp bé khỏe mạnh. Việc kiêng sẽ khiến bé chậm phát triển, nhẹ cân, ảnh hưởng tới trí não của trẻ.

2.2. Làm việc nhà quá nhiều ở 3 tháng cuối thai kỳ

Làm nhiều công việc nhà như giặt giũ, rửa bát, chăm chó mèo, quét nhà đều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Bởi vì đây tưởng chừng là những công việc nhỏ, đơn giản nhưng lại tốn rất nhiều sức lực. Bên cạnh đó các công việc này còn ẩn chứa các nguy cơ lây các bệnh do virus, vi khuẩn.

2.3. Nằm ngửa

Mang thai ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 mẹ hầu chắc hẳn gặp nhiều vấn đề về mất ngủ
Mang thai ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 mẹ hầu chắc hẳn gặp nhiều vấn đề về mất ngủ

Mang thai ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 mẹ hầu chắc hẳn gặp nhiều vấn đề về mất ngủ. Nguyên nhân phần lớn là do mẹ bầu không tìm được tư thế ngủ thoải mái. Tuy nhiên mẹ bầu tuyệt đối không nên nằm ngửa bởi vì khi mang thai trọng lượng bụng của cơ thể mẹ nặng hơn khi nằm ngửa sẽ đè lên các tĩnh mạch làm ảnh hưởng việc lưu thông oxy trong máu. 

2.4. Quan hệ vợ chồng vào 3 tháng cuối thai kỳ

Trong thời gian này, mẹ bầu và ông xã vẫn nên kiêng cử hoặc quan hệ nhẹ nhàng với tư thế thoải mái. Bởi vì khi quan hệ vợ chồng với cường độ cao sẽ kích thích tử cung co bóp đẩy em bé ra ngoài dẫn đến trường hợp sinh non hoặc sẩy thai.

2.5. Ăn mặn

Có nhiều mẹ bầu hay có thói quen ăn mặn trong các bữa ăn. Tuy nhiên thói quen này khi mang thai lại đem đến những hậu quả khôn lường. Khi ăn mặn có thể dẫn tới giữ nước trong cơ thể từ đó gây sưng phù, đau nhức. Ngoài ra việc ăn quá nhiều muối, đồ mặn có thể dẫn tới tăng huyết áp gây ra tiền sản giật.

3. Lời khuyên dành cho mẹ bầu vào 3 tháng cuối thai kỳ

Khi mang thai ở 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu nên tập trung vào nghỉ ngơi, tập thể dục điều độ để giảm tình trạng đau mỏi vùng vai, cổ và lưng. Mẹ bầu phải thường xuyên khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé. Trong thực đơn hàng ngày mẹ bầu nên lựa chọn các thức ăn có nguồn gốc sạch, hàm lượng dinh dưỡng cao. Và hãy nhớ tránh xa thuốc lá, rượu bia và đồ uống chứa cafein ra nhé mẹ bầu. 

Khi mang thai ở 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu nên tập trung vào nghỉ ngơi, tập thể dục
Khi mang thai ở 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu nên tập trung vào nghỉ ngơi, tập thể dục

Ngoài ra ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 này mẹ bầu nên chuẩn bị các vật dụng đi sinh trước một tháng. Và cuối cùng là hãy thông báo cho ông bà hai bên để cùng nhau đón cháu nhé!

Như vậy là hành trình mang thai của bạn đã gần đi đến chặng cuối rồi. Mẹ bầu và gia đình chắc chắn đang rất mong chờ sự ra đời của thiên thần nhỏ đúng không nào? Thế nhưng bên cạnh sự háo hức đó, mẹ bầu cũng đừng quên chăm sóc sức khỏe cho mình đấy nhé! Chúc mẹ bầu có một hành trình “vượt cạn” thật thành công.

Tham khảo : Vai trò của sắt đối với phụ nữ mang thai

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “3 tháng cuối thai kỳ và những lưu ý cho mẹ bầu”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt […]
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 3 tháng cuối đi khám thai được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu hạ vị khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì? Liệu nó có gây ảnh hưởng xấu gì đến thiên thần nhỏ đang lớn lên trong bụng không? Câu trả […]
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Bước sang 24 tuần tuổi, em bé trong bụng bắt đầu đạp mạnh thường xuyên hơn khiến mẹ tò mò không biết em bé đang nằm với tư thế nào đúng không ạ? Bài viết dưới đây chia sẻ đến mẹ tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi (hay tư thế nằm của […]
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Vậy là bé yêu của mẹ đã được 8 tuần tuổi rồi đó, hạnh phúc quá phải không mẹ? Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu những thay đổi, phát triển của thai nhi nên không khỏi khiến mẹ lo lắng. Trong số đó, lo lắng không biết tim thai tuần 8 của bé […]
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
Vậy là thiên thần nhỏ đã đồng hành cùng mẹ được 6 tuần rồi đấy! Thế nhưng, Góc của mẹ biết rằng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn liệu 6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì? 6 tuần chưa có tim thai có sao không? Thấu hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, […]
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Vậy là bé đã đồng hành cùng mẹ được 8 tuần rồi, thời gian qua chắc hẳn mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng lo lắng nhiều về hiện tượng mất tim thai rồi lại có. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này là gì? Mẹ hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Góc […]
Giỏ hàng 0