Mẹ có biết rằng tim thai của “thiên thần nhỏ” đã có ở tuần thứ 6 thai kỳ và tim thai tuần 7 đang dần phát triển theo từng ngày. Góc của mẹ biết rằng mẹ đang thắc mắc những vấn đề về tim thai của bé cũng như sự phát triển của thai nhi hay về sự thay đổi của cơ thể mẹ trong thời kỳ này như thế nào. Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu những “sự thật” dưới bài viết này mẹ nhé!
Mục lục
1. Sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi
Có bao giờ mẹ tự hỏi rằng tim thai tuần 7 bao nhiêu là yếu hay tim thai 7 tuần tuổi bao nhiêu là con trai, con gái hay chưa? Những thông tin về sự phát triển của tim thai sẽ được “bật mí” ngay sau đây.
1.1. Thai nhi tuần 7 tuổi phát triển như thế nào?
Trong tuần thai kỳ này, kích thước thai nhi cỡ 13mm và nặng tầm 0,8gam. Khuôn mặt nhỏ nhắn của bé đang dần được hình thành rồi đấy mẹ. Trên khuôn mặt xinh xắn ấy đã có môi và lưỡi cũng đang phát triển. Lúc này, đôi mắt bé cũng dần hiện ra và nụ răng cũng đã xuất hiện trong khuôn miệng bé. Lúc này, bộ não của bé cũng trở nên phức tạp hơn với hộp sọ hình tròn và trong suốt.
Vào tuần 7 thì mẹ đã chính thức bước vào những tuần giữa trong tam cá nguyệt thứ nhất. Trong tuần này bé đã có những thay đổi rõ rệt so với 2 tuần trước. Đặc biệt là xương đuôi đang dần co lại và sẽ sớm biến mất. Mẹ có biết, thận của bé cũng đang dần được định hình và chẳng bao lâu nữa bé sẽ bắt đầu sản xuất nước tiểu đấy ạ!
1.2. Tim thai tuần 7 bao nhiêu là bình thường?
Tim thai của bé được hình thành vào khoảng tuần thứ 6 hay ngày thứ 16 kỳ thai. Tim thai tuần 7 đã phát triển hơn và chia thành 2 ngăn trái phải. Ở tuần thứ 7, nhịp tim thai trung bình thông thường sẽ từ 90-100 nhịp/phút chứng tỏ bé khỏe mạnh và nhịp tim sẽ tăng dần mỗi ngày. Đến tuần 9-10 thì nhịp tim của bé sẽ tăng đến 150-160 nhịp/phút để hỗ trợ cho việc tăng cường hoạt động bơm máu oxy vào não và toàn bộ cơ thể của bé.
Nếu bé có nhịp tim ít hơn 70 nhịp/phút thì mẹ có nguy cơ sảy thai lên đến 90% vì đó có thể là dấu hiệu của thai chết lưu và dị tật. Vì thế nếu mẹ phát hiện những bất thường về tim thai tuần 7, Góc của mẹ khuyên mẹ nên đến thăm khám các bác sĩ chuyên khoa uy tín để đưa ra kết luận chính xác nhất nhé!
1.3. Thai nhi 7 tuần đã có tim thai chưa?
Theo quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, tim thai bắt đầu hình thành khi thai ở tuần thứ 6. Vì thế, tim thai tuần 7 đã xuất hiện và tạo ra những nhịp đập đầu tiên trong bụng mẹ. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp thai nhi tuần 7 chưa có tim thai. Có rất nhiều lý do giải thích cho vấn đề này, ví dụ như:
- Do cơ thể mẹ gầy yếu: Khi mẹ không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong quá trình mang thai sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Vì thế, mẹ cần tăng cường sức khỏe bằng cách ăn uống đủ dinh dưỡng để bé phát triển tốt.
- Do thiết bị siêu âm: Nếu mẹ khám thai ở những phòng khám không uy tín, máy móc cũ kỹ cũng dễ dẫn đến kết quả siêu âm sai nên không thấy được tim thai tuần 7
- Tính toán sai tuổi thai: Tuổi thai có thể sai lệch 1-2 tuần do bác sĩ tính tuổi thai theo ngày rụng trứng. Nếu mẹ bị tình trạng kinh nguyệt không đều sẽ dễ mắc phải tình huống này.
- Thai nằm vị trí khó: Có thể bé của mẹ nằm ở vị trí khó dẫn đến tình trạng bác sĩ khó thăm khám và từ đó kết quả siêu âm cũng bị sai sót.
“7 tuần có tim thai chưa?” Là câu hỏi được rất nhiều mẹ thắc mắc. Sự xuất hiện của tim thai cũng phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe, tâm trạng của mẹ, vì nó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, mẹ nên ăn đủ các nhóm chất và giữ cho mình một tâm trạng thoải mái để bé có thể phát triển toàn diện mẹ nhé!.
Vì vậy, nếu 7 tuần không có tim thai thì mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé! Sau 3-7 ngày mẹ hãy đến các cơ sở bệnh viện khác nhau để khám và đối chiếu kết quả siêu âm mẹ nhé!
Trong khoảng thời gian chờ bác sĩ siêu âm được tim thai của bé, mẹ nên:
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
- Làm việc, vận động và nghỉ ngơi hợp lý
- Giữ tinh thần thoải mái, không lo lắng
- Tránh đau buồn, căng thẳng
- Bổ sung các chất cần thiết như axit folic giúp tim bé phát triển tốt hơn
2. Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi thai nhi 7 tuần tuổi?
Trong lúc tim thai 7 tuần tuổi phát triển, cơ thể của mẹ cũng bắt đầu có những thay đổi rõ rệt hơn.
- Mạch máu ở vùng ngực và hai chân của mẹ đã hiện nhiều hơn. Mẹ bầu sẽ rất dễ bị đau, mỏi và tê chân nếu duy trì lâu ở một tư thế đứng.
- Mẹ sẽ dễ bị chuột rút ở vùng xương chậu do tác động và áp lực của thai nhi lên vùng này.
- Cơ thể mẹ sẽ tăng vài kilogram. Mẹ nên mặc quần áo rộng rãi để cảm thấy thoải mái nhất có thể.
- Nước miếng tiết ra nhiều hơn thông thường.
- Mẹ có thể cảm thấy buồn nôn, chán ăn. Đây là triệu chứng ốm nghén thường gặp ở các mẹ bầu.
- Ngực của mẹ cũng lớn dần lên, núm vú nâu hơn và có những hạt nổi xung quanh – đó là hạt Montgomery, hỗ trợ cho quá trình sản sinh sữa cho em bé sau này.
- Nội tiết tố trong cơ thể mẹ cũng thay đổi đáng kể khi progesterone tăng đột ngột. Điều này sẽ khiến trở nên uể oải, quá trình tiêu hóa diễn ra chậm chạp hơn và dẫn đến táo bón kéo dài trong suốt thai kỳ.
- Mẹ bắt đầu cảm thấy đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm và làn da có phần sạm hơn so với lúc trước.
Quãng thời gian đầu của thai kỳ sẽ làm mẹ trở nên mệt mỏi và vất vả hơn đấy ạ! Mẹ hãy cố gắng làm quen và lắng nghe những sự thay đổi của cơ thể ở tuần thứ 7 này nhé!
3. Tim thai tuần 7: Lần siêu âm đầu tiên
3.1. Các cách siêu âm thai nhi 7 tuần tuổi
1 – Siêu âm qua thành bụng
Đây là phương pháp phổ biến nhất thường được các mẹ lựa chọn khi siêu âm tim thai 7 tuần. Để thực hiện phương pháp siêu âm này, mẹ phải để cho bàng quang của mình căng lên bằng việc uống nhiều nước từ 30 phút nhịn tiểu trước khi siêu âm. Như thế tử cung sẽ được nâng cao hơn, giúp dễ dàng nhìn thấy thai nhi, nhất là khi thai nhi còn quá nhỏ. Còn sau này khi em bé đã lớn thì không cần phải làm căng bàng quang nữa. Phương pháp này được đánh giá là an toàn và không gây hại đến cơ thể mẹ và em bé. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là chất lượng hình ảnh sẽ không cao và rõ nét bằng những phương pháp khác.
2 – Siêu âm đầu dò
Phương pháp siêu âm đầu dò tuy không được lựa chọn rộng rãi khi siêu âm tim thai 7 tuần nhưng lại cho ra kết quả chính xác hơn. Dùng kỹ thuật phát sóng âm thanh thông qua ống dò được đưa vào âm đạo của mẹ bầu để từ đó hiển thị hình ảnh về tử cung, buồng trứng và các cơ quan sinh sản khác. Phương pháp siêu âm đầu dò thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng khi có nghi ngờ thai nhi từ tuần thai thứ 6- 8 không có tim thai hoặc có những bất thường ở thai nhi. Khi chọn phương pháp này, mẹ bầu không cần phải nhịn tiểu như phương pháp siêu âm qua thành bụng, vì thế mà mẹ có thể cảm thấy thoải mái hơn.
3.2. Mẹ biết những gì khi đi siêu âm tuần 7?
Siêu âm tim thai 7 tuần là vô cùng quan trọng với mẹ vì qua lần siêu âm này mà mẹ có thể biết được:
- Kiểm tra chắc chắn xem phôi thai đã vào tử cung an toàn và có tim thai hay không.
- Xác định vị trí làm tổ của thai.
- Biết được là một thai, song thai hay đa thai.
- Biết được tuổi thai.
- Nghe được nhịp tim thai.
- Kiểm tra kích thước của phôi thai.
- Kiểm tra tổng quát tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.
- Kiểm tra thai có bám chặt vào thành tử cung và không có thai ngoài tử cung.
- Ngoài ra, siêu âm còn giúp mẹ xác định chắc chắn về tuổi thai khi không nhớ chính xác ngày hành kinh cuối cùng của mình.
3.3. Siêu âm tuần 7 có biết được giới tính của bé không?
Nhiều người tin rằng có thể xác định được giới tính của bé thông qua nhịp tim thai tuần 7. Họ cho rằng bé trai thì thường có nhịp tim chậm hơn bé gái. Cụ thể, nếu tim thai trên 140 nhịp/phút thì có thể bé của mẹ là nàng công chúa nhỏ và ngược lại, nếu tim thai dưới 140 nhịp/phút thì có thể là chàng hoàng tử đấy ạ. Tuy nhiên, mẹ không nên tin tưởng vì đây chỉ là mẹo được lưu truyền chứ chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh. Mẹ có thể biết được giới tính của con thông qua các phương pháp sau:
- Siêu âm thai: Giới tính của con sẽ được xác định bằng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn giúp mẹ xác định được giới tính của con một cách chuẩn xác. Nếu mẹ chọn siêu âm thai ở tuần tuổi thứ 11 của thai kỳ, siêu âm thai để đoán giới tính thai nhi có tỷ lệ chính xác khoảng 40-70%. Từ tuần thứ 12-14 thì độ chính xác sẽ tăng lên 80% và đến tuần thứ 16 – 18 độ chính xác lên tới 85 – 90%.
- Sinh thiết gai nhau: Ngoài ra, mẹ có thể chọn kỹ thuật sinh thiết gai nhau để xác định giới tính của bé. Đây là kỹ thuật xâm lấn nên nếu mẹ không có nguy cơ gặp các vấn đề về nhiễm sắc thể thì đa số các bác sĩ sẽ không đề xuất phương pháp này. Một phần nguyên nhân là vì nó có thể gây ra sảy thai, dù rất hiếm gặp.
- Xét nghiệm máu: Đây là phương pháp không xâm lấn và ít rủi ro hơn. Nếu mẹ chọn xét nghiệm máu thì ở tuần thứ 7, mẹ bầu có thể xét nghiệm và xác minh được tới 95% giới tính của thai nhi trong bụng mẹ và tới tuần thứ 20 thì kết quả xét nghiệm chính xác đến 99%.
4. Lời khuyên cho mẹ khi thai nhi 7 tuần tuổi
Đây là quãng thời gian vô cùng quan trọng trong thai kỳ nên mẹ hãy chú ý đến việc chăm sóc cơ thể và sức khỏe của bản thân, mẹ nhé!
Ở tuần thai kỳ thứ 7, mẹ nên:
- Tăng cường bổ sung chất sắt: vì quãng thời gian mang thai, thể tích máu của mẹ sẽ tăng 50% so với bình thường. Nên mẹ hãy cố gắng cung cấp chất sắt bằng cách ăn những thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt nạc, quả gấc, củ dền, rau có màu xanh đậm… để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể nhé!
- Bổ sung axit folic: để kích thích hệ thần kinh của bé phát triển tốt hơn. Các thực phẩm chứa nhiều axit folic có thể kể đến là lạc, hướng dương, hạn nhân, trái cây họ cam quýt,…
- Bổ sung chất béo: từ cá, các loại hạt, dầu thực vật. Các chất béo này có vai trò trong việc xây dựng não bộ và hệ thần kinh cho trẻ.
- Ăn những thực phẩm nấu chín, hợp vệ sinh: để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé. Đồng thời, thức ăn sạch và chín cũng giúp cho tim thai tuần 7 của con khỏe mạnh hơn.
- Vận động vừa phải phù hợp với sức khỏe của mẹ: như yoga, đi bộ… Vì khi vận động cơ thể sẽ tiết ra chất endorphin giúp mẹ giảm thiểu căng thẳng, lo lắng khi mang thai.
Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh những thói quen như:
- Thức khuya: Mẹ nên tránh thức khuya vì sẽ tác động xấu đến tâm sinh lý của cả mẹ và bé, không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
- Uống rượu bia hoặc các thức uống có cồn: Rượu và đồ uống có cồn được xem là danh sách cấm kỵ của mẹ bầu vì sẽ dễ gây ra chứng rượu bào thai. Khi mẹ uống rượu trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng xấu đến em bé sau sinh gây ra các tình trạng như chậm phát triển, tăng hoạt động, chậm vận động.
- Hút thuốc lá: Mẹ không nên hút thuốc lá trong thai kỳ vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu đấy ạ!
- Ăn những thức ăn có mùi tanh như: cá, tôm, hải sản… Vì những thức ăn này dễ làm tình trạng ốm nghén của mẹ nặng hơn.
- Uống nhiều nước ngọt có gas: Thức uống có gas cũng dễ làm mẹ bị đầy bụng, nôn nhiều hơn.
- Làm việc hay vận động nặng: Mẹ chỉ nên vận động nhẹ nhàng vừa phải trong thời kỳ này để tránh kiệt sức và gây những ảnh hưởng tiêu cực đến em bé nhé!
Tim thai tuần 7 và những thông tin hữu ích đã được Góc của mẹ giải đáp qua toàn bộ bài viết này rồi đấy ạ! Nếu mẹ còn những thắc mắc cần được giải đáp trong quá trình mang thai thì hãy truy cập vào Góc của mẹ để đọc những bài viết mới nhất nhé! Cuối cùng, chúc mẹ sẽ có một thai kỳ vui vẻ và khỏe mạnh để đón chào thành viên mới đến với gia đình ạ.