Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Tuần thai thứ 23 – những thông tin và tips chăm sóc mới nhất

Bước vào tuần thai thứ 23, bé trở nên khỏe mạnh và hoạt động nhiều hơn. Mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được những cú đạp từ thiên thần nhỏ bên trong bụng mẹ. Ngoài ra, cơ thể mẹ cũng bắt đầu có những sự thay đổi. Vậy điều gì xảy ra với mẹ và bé trong tuần thai thứ 23 này? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Sự phát triển của bé ở tuần thai thứ 23

Sự phát triển của bé ở tuần thai thứ 23
Sự phát triển của bé ở tuần thai thứ 23

Mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng ở giai đoạn này, bé có thể nghe được giọng nói của mẹ rồi đấy. Tai của bé đã bắt đầu phát triển. Vì vậy, bố mẹ có thể trò chuyện với bé bằng cách đọc truyện hoặc hát cho bé nghe mỗi ngày. Không chỉ vậy, bé còn nghe được những âm thanh lớn xung quanh mẹ. Ví dụ như tiếng nước sôi hoặc tiếng chuông điện thoại reo.

Mắt của bé vào tuần thai thứ 23 này vẫn chưa mở ra được. Khoảng 80% thời gian bé thực hiện giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (giấc ngủ REM). Trong giấc ngủ REM, mắt và não của bé hoạt động rất mạnh mẽ.

Chất lỏng bao quanh bé trong túi nước ối có lẽ là vấn đề các mẹ không quan tâm quá nhiều. Tuy nhiên nó lại đóng vai trò rất quan trọng đó mẹ ơi. Nó tạo nên môi trường tuyệt vời cho sự phát triển khỏe mạnh của bé. Chất lỏng này giúp giữ ấm để bé lớn lên một cách thuận lợi. Theo lời khuyên của các chuyên gia, mẹ nên uống nhiều nước khi mang thai. Không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn giúp hình thành lớp “bảo vệ” cho bé nữa.

1.1. Bé 23 tuần có kích thước như thế nào?

Bé 23 tuần có kích thước như thế nào?
Bé 23 tuần có kích thước như thế nào?

Vào tuần thứ 23 này, bé có kích thước tương tự như một trái xoài lớn vậy. Bé có cân nặng khoảng 0,45 kg và dài khoảng 28 đến 36 cm.

1.2. Bé 23 tuần biết làm gì?

Bé có thể nằm theo tư thế ngôi mông. Nghĩa là phần mông hướng xuống dưới và đầu hướng lên phía xương sườn của bạn. Hoặc em bé có thể nằm ngang, nằm một bên hoặc nằm nghiêng, nằm chéo trong tử cung. Đây là giai đoạn bé bắt đầu khám phá để tìm ra chỗ thoải mái nhất trong bụng mẹ.

2. Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào ở tuần thai thứ 23?

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào ở tuần thai thứ 23?
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào ở tuần thai thứ 23?

Khi bước vào tuần thai thứ 23, cân nặng của mẹ có thể tăng thêm 5 – 8kg. Mẹ chú ý luôn kiểm tra định kỳ để đảm bảo việc tăng cân là hoàn toàn khỏe mạnh trong hành trình mang thai của mình. Nếu bác sĩ xác định mẹ tăng cân quá nhiều hoặc chưa đủ cân nặng, họ có thể tư vấn để mẹ điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho hợp lý hơn. Ví dụ, nếu mẹ tăng cân quá nhiều, mẹ nên cân đối lại chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên hơn. Việc tăng cân lành mạnh trong quá trình mang thai sẽ giúp mẹ dễ dàng lấy lại được vóc dáng ban đầu sau khi sinh

Lúc này, mẹ cũng đã có thể cảm nhận được sự chuyển động của bé. Một số mẹ có thể phải chờ thêm một thời gian nữa nên nếu mẹ nào chưa thấy gì thì cũng đừng lo lắng quá nha.

Mẹ nào có thắc mắc không biết lúc nào là bước vào tuần thai thứ 23 thì đây là câu trả lời cho mẹ nè. Mẹ đã mang thai được 6 tháng rồi đấy. Chỉ 1 tháng nữa thôi mẹ sẽ chính thức bước vào tam cá nguyệt thứ ba. 

3. Những triệu chứng thường gặp khi bước vào tuần thai thứ 23

Những triệu chứng thường gặp khi bước vào tuần thai thứ 23
Những triệu chứng thường gặp khi bước vào tuần thai thứ 23

Trong tuần thai thứ 23 này, mẹ sẽ phải trải một số triệu chứng mang thai nhất định. Ví dụ như thèm ăn, chuột rút chân, hay quên, các cơn gò tử cung (Braxton Hicks), đau dây chằng tròn. Trong đó, hai triệu chứng nổi bật mẹ có thể nhận thấy rõ là cảm giác nóng trong người (hot flashes) và sự thay đổi thị lực.

3.1. Cảm giác nóng bừng trong người

Mẹ sẽ có cảm giác nóng hơn bình thường rất nhiều. Hơn một phần ba các mẹ gặp phải những cơn nóng bất thường này khi mang thai. Nguyên nhân gây ra trạng thái này là do các hormones thai kỳ và sự tăng cân do sự phát triển của bé mỗi ngày.

3.2. Thay đổi thị lực

Sự thay đổi hormones thai kỳ có thể gây ra những vấn đề về mắt và thị lực mẹ cần lưu ý. Ví dụ như:

  • Mờ mắt
  • Khô mắt
  • Các vấn đề về mí mắt
  • Bị kích ứng hoặc đau mắt nếu đeo kính áp tròng

3.3. Đau nhức 

Vào tuần thai thứ 23 này, bụng bầu ngày càng lớn hơn. Điều này gây nên khó khăn cho mẹ trong quá trình di chuyển, thậm chí ngay cả lúc mẹ nghỉ ngơi. Trong giai đoạn này, mẹ có thể bị mỏi cơ hoặc đau đầu nhẹ. Để giảm đau nhức, mẹ nên tắm nước ấm và mát xa nhẹ nhàng lên vùng bị đau mỏi. Đối với những cơn đau đầu khó chịu, mẹ có thể “đối phó” với chúng bằng cách nằm xuống và chườm mát.

tuần thai thứ 23
Tuần thai thứ 23

4. Để mẹ có tuần thai thứ 23 khỏe mạnh

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong suốt thai kỳ là một giải pháp lý tưởng giúp cả mẹ và bé đều phát triển khỏe mạnh. Kết hợp với tập thể dục điều độ để duy trì mức cân nặng hợp lý mẹ nhé.

Ngoài ra, mẹ nên dành thời gian tận hưởng không khí ngoài trời sẽ giúp mẹ cảm thấy phấn chấn hơn cũng như thúc đẩy các hoạt động thể chất tăng cường sức khỏe cho mẹ. Trong tuần này, có thể mẹ sẽ muốn dành thời gian dưới ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm. Mẹ cũng có thể cân nhắc bất cứ điều gì giúp vơi đi những cơn nóng nực trong người hoặc cải thiện thị lực cho mẹ.

Ra ngoài ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm
Ra ngoài ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm

Một chút ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm sẽ mang lại những lợi ích không ngờ cho cả mẹ và bé. Các nghiên cứu từ chuyên gia cho thấy, ánh nắng mặt trời sáng sớm tốt cho sự phát triển mắt của bé. Ngoài ra, nó còn giúp mẹ thư giãn và thoải mái hơn. Khời đầu ngày mới với ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm quả là một ý tưởng thật thú vị đúng không mẹ?

Ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm là nguồn vitamin D hoàn toàn tự nhiên. Vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển xương, trí não và tinh thần. Chung giúp cho xương của mẹ chắc khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và giảm các chứng viêm trong cơ thể. 

“Xử lý” những cơn nóng trong người
“Xử lý” những cơn nóng trong người

Càng về giai đoạn sau, mẹ càng cảm thấy nóng trong người. Trong giai đoạn này, mẹ hãy cố gắng tìm cách làm mát cơ thể nhé.

  • Uống nhiều nước mỗi ngày hoặc các loại đồ uống giúp giữ nước cho cơ thể
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái
  • Sử dụng điều hòa hoặc quạt
  • Mở cửa sổ đón khí trời nếu nhiệt độ bên ngoài mát mẻ
  • Luôn mang bên mình một chiếc quạt cầm tay
  • Sử dụng khăn ướt làm mát giúp da mẹ thoải mái hơn
Chăm sóc mắt
Chăm sóc mắt

Nếu có bất kì vấn đề nào với mắt và thị lực, mẹ nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ. Thông thường, tình trạng suy giảm thị lực khi mang thai sẽ không gây nguy hiểm. Chúng thường trở lại bình thường ngay sau khi bé của mẹ chào đời. Nhưng đôi khi, các bệnh tiềm ẩn như huyết áp cao hoặc tiểu đường có thể khiến mọi chuyện nghiêm trọng hơn. Vì thế, để an toàn nhất, mẹ nên:

  • Cho bác sĩ biết tất cả mọi triệu chứng của mẹ và nhờ sự tư vấn
  • Khám mắt đầy đủ theo định kỳ
  • Nếu có vấn đề nghiêm trọng, mẹ nhớ làm theo đầy đủ các chỉ dẫn của bác sĩ để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé
Danh sách những việc cần làm
Danh sách những việc cần làm

Chúc mẹ có tuần thai thứ 23 thật khỏe mạnh và ý nghĩa.

Tiếp tục cuộc hành trình với Tuần thai thứ 24 mẹ nha!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tuần thai thứ 23 – những thông tin và tips chăm sóc mới nhất”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt […]
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 3 tháng cuối đi khám thai được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu hạ vị khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì? Liệu nó có gây ảnh hưởng xấu gì đến thiên thần nhỏ đang lớn lên trong bụng không? Câu trả […]
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Bước sang 24 tuần tuổi, em bé trong bụng bắt đầu đạp mạnh thường xuyên hơn khiến mẹ tò mò không biết em bé đang nằm với tư thế nào đúng không ạ? Bài viết dưới đây chia sẻ đến mẹ tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi (hay tư thế nằm của […]
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Vậy là bé yêu của mẹ đã được 8 tuần tuổi rồi đó, hạnh phúc quá phải không mẹ? Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu những thay đổi, phát triển của thai nhi nên không khỏi khiến mẹ lo lắng. Trong số đó, lo lắng không biết tim thai tuần 8 của bé […]
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
Vậy là thiên thần nhỏ đã đồng hành cùng mẹ được 6 tuần rồi đấy! Thế nhưng, Góc của mẹ biết rằng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn liệu 6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì? 6 tuần chưa có tim thai có sao không? Thấu hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, […]
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Vậy là bé đã đồng hành cùng mẹ được 8 tuần rồi, thời gian qua chắc hẳn mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng lo lắng nhiều về hiện tượng mất tim thai rồi lại có. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này là gì? Mẹ hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Góc […]
Giỏ hàng 0