Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mang thai 3 tháng đầu bị zona có sao không? Giải đáp từ chuyên gia

Bệnh zona gây ra bởi virus thủy đậu, làm xuất hiện triệu chứng phát ban phồng rộp. Bệnh có thể gặp ở phụ nữ mang thai. Vậy mang thai 3 tháng đầu bị zona có sao không? Hãy tìm câu trả lời ở bài viết này cùng Góc của mẹ nhé!

Đọc thêm: Mang thai 3 tháng đầu cần làm gì? 5 bí kíp của mẹ bầu thông thái!

1. Biểu hiện mang thai 3 tháng đầu bị zona

Bệnh zona là một dạng tái hoạt động của virus Varicella zoster – tác nhân gây bệnh thủy đậu. Bệnh này thường xảy ra ở những người đã có tiền sử thủy đậu thời thơ bé. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh, mẹ hãy giữ bình tĩnh. Điều quan trọng trước tiên là mẹ cần xác định đúng triệu chứng của bệnh zona để có hướng điều trị đúng cách.

Theo đó, bệnh này thường biểu hiện theo 3 giai đoạn với những dấu hiệu sau:

Mẹ bầu xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, ớn lạnh, mệt mỏi khi bị zona giai đoạn đầu
Mẹ bầu xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, ớn lạnh, mệt mỏi khi bị zona giai đoạn đầu

1.1. Giai đoạn đầu

  • Mẹ sẽ cảm thấy nóng rát hoặc ngứa ran ở vùng da, sưng đỏ, châm chích,…
  • Đôi khi xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, gây sốt, ớn lạnh, buồn nôn, tiêu chảy,… cho mẹ bầu.
  • Mẹ cũng bị đau nhức đầu, sợ ánh sáng, khó chịu trong người.

1.2. Giai đoạn phát triển

  • Sau 2 – 3 ngày, tại vị trí đau rát, vùng da xuất hiện các mảng đỏ dài, gồ cao hơn da.
  • Tiếp theo, tại các vệt đỏ đó xuất hiện các mụn nước, bọng nước tập trung thành đám, thành chùm, gây cho mẹ cảm giác ngứa, đau rát và khó chịu.
  • Mụn nước nhỏ dễ nổi ở: mặt, ngực, bụng, liên sườn, gáy, cổ tay, cánh tay,…

1.3. Giai đoạn 3

  • Sau 7 – 10 ngày, các mụn nước tụ mủ căng mọng rồi vỡ ra và đóng vảy. Khi vỡ, chúng có thể gây chảy máu.
  • Sau khoảng 2 – 3 tuần, vảy khô lại, rơi ra và biến mất. Tuy nhiên, nó có thể để lại sẹo. Thời gian trung bình từ khi mẹ bầu nổi phát ban đến khi lành sẹo hoàn toàn mất khoảng 2 – 4 tuần.

2. Mang thai 3 tháng đầu bị zona có nguy hiểm không?

Khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng, mẹ bầu chắc chắn rất lo lắng và băn khoăn liệu mang thai 3 tháng đầu bị zona có sao không? Có nguy hiểm không? Trên thực tế, độ lành tính của căn bệnh này đối với mẹ bầu được xác định tùy theo mức độ nhẹ hoặc nặng.

Mẹ bầu bị zona mức độ nặng có thể gây dị tật ở thai nhi
Mẹ bầu bị zona mức độ nặng có thể gây dị tật ở thai nhi

2.1. Trường hợp mẹ bị zona ở mức độ nhẹ

Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị zona ở mức độ nhẹ thì sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, do nguy cơ nhiễm trùng tại các vết mụn nước và có thể để lại sẹo, mẹ cần thận trọng trong việc dùng thuốc điều trị.

Ngoài ra, để tránh tình trạng bệnh trở nặng, virus tác động lên thai nhi và có thể gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi, mẹ cần tìm hướng xử lý và chữa trị kịp thời để tránh gây hại cho bé và sức khỏe bản thân.

2.2. Trường hợp mẹ bị zona ở mức độ nguy hiểm hơn

Giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ bầu cần thận trọng trong mọi hoạt động để giữ gìn sức khỏe cho bé. Vì mới cấn thai, các cơ quan của thai nhi đều đang trong quá trình hình thành và phát triển.

Lúc này, bệnh zona làm cho các virus Varicella zoster xâm nhập vào bào thai, gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành tế bào thần kinh của thai nhi. Vì vậy, nếu mẹ mắc bệnh zona ở mức độ nghiêm trọng trong ba tháng đầu, tỷ lệ thai nhi bị dị tật là rất cao hoặc gặp phải một số vấn đề sức khỏe bẩm sinh.

Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu hay bị chóng mặt, mẹ thông thái nhất định cần biết

3. Vì sao mẹ mang thai 3 tháng đầu bị zona?

Mẹ bầu dễ bị mắc bệnh zona trong 3 tháng đầu thai kỳ
Mẹ bầu dễ bị mắc bệnh zona trong 3 tháng đầu thai kỳ

Bệnh zona có mối liên kết với bệnh thủy đậu vì đều do virus Varicella Zoster (VZV – thuộc họ virus herpes) gây ra. Đây là một loại bệnh nhiễm trùng da. Đối với những mẹ bầu đã có tiền sử mắc bệnh thủy đậu, sau khi khỏi bệnh, một số ít virus này vẫn sẽ ẩn nấp trong các hạch thần kinh. Chờ điều kiện thuận lợi, các virus này sẽ tái hoạt động, sinh sôi và gây ra bệnh zona.

Mẹ thắc mắc vì sao mẹ bầu dễ bị mắc bệnh zona trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân là do giai đoạn đầu của kỳ thai, cơ thể mẹ sẽ có nhiều sự thay đổi về nội tiết tố, tâm sinh lý, đồng thời mẹ bị ốm nghén do thiếu chất dinh dưỡng và nước. Điều này dẫn đến tình trạng suy yếu hệ miễn dịch, không đủ sức để chống lại các virus. Đây là điều kiện thuận lợi để virus sinh sôi và xâm nhập vào cơ thể mẹ.

4. Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị zona cần làm gì?

Sau khi đã giải đáp được câu hỏi “Mang thai 3 tháng đầu bị zona có sao không?”, điều mẹ băn khoăn không kém đó là mang thai 3 tháng đầu bị zona cần làm gì?

Khi thấy mình có những triệu chứng của bệnh zona, mẹ đừng quá lo lắng. Điều trước tiên mẹ bầu cần làm đó là đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, cũng như hướng dẫn cho mẹ các phương pháp hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng zona mẹ bầu, tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Cụ thể như là:

4.1. Thuốc điều trị zona cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Hiện nay, trên thị trường vẫn chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu cho bệnh zona. Tuy nhiên, mẹ có thể điều trị giảm đau, kháng viêm, ngăn ngừa biến chứng bằng các loại thuốc kháng virus như: acyclovir (Zovirax), famciclovir (Famvir) và valacyclovir (Valtrex) để giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh zona cũng như nguy cơ đau thần kinh sau zona.

Mẹ có thể sử dụng thuốc kháng virus để trị bệnh zona theo chỉ định của bác sĩ
Mẹ có thể sử dụng thuốc kháng virus để trị bệnh zona theo chỉ định của bác sĩ

Sau khi bắt đầu có triệu chứng, mẹ nên sử dụng thuốc càng sớm càng tốt theo chỉ định của bác sĩ. Bởi vì mẹ đang mang thai giai đoạn đầu nhạy cảm, bác sĩ cần cân nhắc xem tác dụng của thuốc kháng virus có làm ảnh hưởng đến thai nhi hay không, trước khi quyết định cho thai phụ điều trị bệnh zona bằng thuốc. Nếu dùng đúng theo chỉ dẫn thì những loại thuốc này được xem là an toàn trong thai kỳ.

4.2. Phương pháp hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng của zona cho mẹ bầu

Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh zona, bác sĩ cũng có thể hướng dẫn mẹ các phương pháp hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng zona cho mẹ bầu để chúng không trở nặng và an toàn hơn. Chẳng hạn như:

Mẹ có thể bôi kem dưỡng đặc trị để làm dịu vết thương
Mẹ có thể bôi kem dưỡng đặc trị để làm dịu vết thương
  • Mẹ có thể uống paracetamol để giảm các cơn đau nhức do phát ban.
  • Mẹ chú ý giữ các nốt mụn nước sạch sẽ và khô ráo nhằm tránh nhiễm trùng vết thương và lây lan nhiều hơn.
  • Mẹ nhớ tuyệt đối không dùng chung khăn và quần áo với người bệnh để hạn chế lây lan bệnh.
  • Trong thời gian mắc bệnh zona, mẹ nên mặc quần áo rộng rãi, tránh để vải cọ xát vào những nốt mụn nước để giúp vết thương mau lành hơn, và cũng giúp tâm lý thoải mái hơn nếu bị phát ban, khó chịu. 
  • Nếu các nốt mụn nước bị vỡ ra và chảy mủ, mẹ hãy sử dụng miếng gạc mát và nước muối sinh lý để rửa sạch và thấm khô vùng da có mụn bị vỡ, để tránh lan sang vùng da khác và hạn chế nhiễm trùng. Lưu ý, mỗi lần áp gác mát vào nốt mụn không kéo dài quá 20 phút và chỉ thực hiện khi bị vỡ mụn nước, tránh lạm dụng.
  • Mẹ có thể thoa một ít kem dưỡng da calamine vào vết phát ban để làm dịu cơn ngứa, thoải mái hơn.

5. Cách ngăn ngừa zona cho mẹ mang thai 3 tháng đầu

Bệnh zona có thể tái phát trở lại nếu mẹ bầu điều trị không dứt điểm và không vệ sinh sạch sẽ cũng như nâng cao sức đề kháng. Với cách ngăn ngừa zona cho mẹ mang thai 3 tháng đầu, mẹ có thể tham khảo lời khuyên của các các chuyên gia y tế như sau:

Mẹ rửa tay sạch sẽ thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch diệt khuẩn để hạn chế virus lây lan.
Mẹ rửa tay sạch sẽ thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch diệt khuẩn để hạn chế virus lây lan.
  • Mẹ chú ý rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với mọi người để hạn chế virus, vi khuẩn gây bệnh lây lan.
  • Bệnh thủy đậu là nguồn gốc gây ra bệnh zona này. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, mẹ nên tiêm phòng vắc xin thủy đậu trước khi mang thai.
  • Để tránh tạo điều kiện cho virus phát triển và gây bệnh, mẹ cần nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bằng cách bổ sung vitamin, khoáng chất, ăn uống sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên,… 

Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu – Mẹ thông thái nhất định cần biết điều này!

6. Câu hỏi thường gặp khi mẹ mang thai 3 tháng đầu bị zona

Xoay quanh thắc mắc “Mang thai 3 tháng đầu bị zona có sao không?”, dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi thường gặp khi mẹ mang thai 3 tháng đầu mà bị bệnh zona. Mẹ tham khảo nhé!

6.1. Bị zona mẹ mang thai 3 tháng đầu cần kiêng ăn gì?

Mẹ bầu khi bị bệnh zona cần kiêng ăn những loại thực phẩm sau:

Mẹ nên tránh ăn đồ ngọt, thức ăn cay nóng,... khi bị bệnh zona
Mẹ nên tránh ăn đồ ngọt, thức ăn cay nóng,… khi bị bệnh zona
  • Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn cay nóng: Đồ ăn nhanh (khoai tây chiên, gà rán), đồ xào, đồ chiên, đồ nướng,…
  • Thực phẩm chứa arginine (đây là chất làm kích thích các vết loét trở nặng hơn) như: bánh mì, bơ đậu phộng, lúa mì, yến mạch,…
  • Thức uống có ga, chứa cồn và chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá,…
  • Thức ăn, đồ uống nhiều đường: kẹo, bánh ngọt, nước ngọt,…

Nguyên nhân là do những loại thực phẩm trên dễ gây nóng trong, gây mụn nhọt, lở ngứa. Trong khi đang bị bệnh zona, chức năng gan của cơ thể đang phải hoạt động liên tục để thải độc. Nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm trên, gan sẽ bị quá tải, làm bệnh zona nặng thêm.

6.2. Mẹ mang thai 3 tháng đầu có dùng hồ nước trị zona được không? Loại hồ nước nào trị zona?

Khi điều trị zona, mẹ có thể được bác sĩ chỉ định dùng hồ nước để làm săn se da, tăng cường kháng khuẩn, tái tạo và phục hồi da, đồng thời giảm viêm, giảm ngứa.  Đây là một loại thuốc bôi da đã được sử dụng từ lâu trong điều trị các bệnh ngoài da ở cả trẻ em và người lớn. 

Hồ nước hỗ trợ trị zona hiệu quả cho mẹ bầu
Hồ nước hỗ trợ trị zona hiệu quả cho mẹ bầu

Vì hồ nước khá lành tính nên mẹ có thể sử dụng nó để bôi ngoài da trong thời gian mang thai khi bị bệnh zona. Mẹ nên thăm khám ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hồ nước hay bất kì loại thuốc đặc trị nào nhé!

6.3. Bị zona có gây dị tật thai nhi không?

Mẹ bị bệnh zona ở mức độ nhẹ khi mang thai sẽ không gây hại đến thai nhi. Tuy nhiên, virus varicella-zoster lại rất dễ lây lan gây ra bệnh thủy đậu. Và bị thủy đậu khi mang thai có thể dẫn đến nhiễm thủy đậu hoặc dị tật bẩm sinh ở thai nhi do virus tác động lên bào thai, tùy thuộc vào thời điểm thai phụ bị bệnh.

6.4. Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị zona ở miệng có sao không?

Bệnh zona có thể gặp ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể như niêm mạc miệng, âm đạo, bụng, tay, chân, ngực, mắt,… Vì vậy, nếu mẹ bầu bị zona ở miệng trong mức độ nhẹ thì mẹ đừng quá lo lắng và hãy bình tĩnh thăm khác bác sĩ, tìm cách chữa trị kịp thời nhé!

Mang thai 3 tháng đầu bị zona có sao không: Mẹ nên bình tĩnh thăm khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
Mang thai 3 tháng đầu bị zona có sao không: Mẹ nên bình tĩnh thăm khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Với những chia sẻ trên, Góc của mẹ hy vọng đã giúp mẹ có thêm những kiến thức bổ ích về căn bệnh zona và cách chăm sóc sức khỏe để có một thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ hãy theo dõi Góc của mẹ để cập nhật thêm những kinh nghiệm chăm sóc bé tốt nhất nhé!

Xem thêm:

Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì để thai nhi khỏe mạnh?

Mẹ bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân cho hợp lý?

Mẹ bầu 3 tháng đầu bị đau lưng: Nguyên nhân và cách khăc phục

Bầu 3 tháng đầu có nên tập Yoga: 10 bài tập Yoga mẹ không thể bỏ lỡ

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mang thai 3 tháng đầu bị zona có sao không? Giải đáp từ chuyên gia”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt […]
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 3 tháng cuối đi khám thai được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu hạ vị khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì? Liệu nó có gây ảnh hưởng xấu gì đến thiên thần nhỏ đang lớn lên trong bụng không? Câu trả […]
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Bước sang 24 tuần tuổi, em bé trong bụng bắt đầu đạp mạnh thường xuyên hơn khiến mẹ tò mò không biết em bé đang nằm với tư thế nào đúng không ạ? Bài viết dưới đây chia sẻ đến mẹ tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi (hay tư thế nằm của […]
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Vậy là bé yêu của mẹ đã được 8 tuần tuổi rồi đó, hạnh phúc quá phải không mẹ? Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu những thay đổi, phát triển của thai nhi nên không khỏi khiến mẹ lo lắng. Trong số đó, lo lắng không biết tim thai tuần 8 của bé […]
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
Vậy là thiên thần nhỏ đã đồng hành cùng mẹ được 6 tuần rồi đấy! Thế nhưng, Góc của mẹ biết rằng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn liệu 6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì? 6 tuần chưa có tim thai có sao không? Thấu hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, […]
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Vậy là bé đã đồng hành cùng mẹ được 8 tuần rồi, thời gian qua chắc hẳn mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng lo lắng nhiều về hiện tượng mất tim thai rồi lại có. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này là gì? Mẹ hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Góc […]
Giỏ hàng 0