Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì để thai nhi khỏe mạnh?

Nên ăn gì, không nên ăn gì, nên làm gì, không nên làm gì là điều mẹ cần quan tâm nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? Cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé!

1. Dấu hiệu bé phát triển tốt trong 3 tháng đầu mang thai

Xem thêm:

Bầu 3 tháng đầu ra dịch trắng có phải là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm?

Mang thai 3 tháng đầu – Mẹ thông thái nhất định cần biết điều này!

Mẹ lo lắng quá nhiều đến việc mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? Mẹ thấy tình trạng buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi sẽ lo lắng không yên? Đó là những dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển bình thường, khỏe mạnh, mẹ đừng lo lắng nhé!

Khi mang thai 3 tháng đầu, tình trạng mệt mỏi, buồn nôn, ở nóng là bình thường, mẹ đừng lo lắng nhé!
Khi mang thai 3 tháng đầu, tình trạng mệt mỏi, buồn nôn, ở nóng là bình thường, mẹ đừng lo lắng nhé!

Trong 3 tháng đầu mang thai, bé con đang dần thành hình trong cơ thể mẹ, hormone nội tiết tố tiết ra nhiều hơn, mẹ sẽ cảm nhận một số thay đổi cơ thể như đau lưng, khó tiêu, nôn nghén… Một số dấu hiệu cho thấy bé con đang phát triển rất tốt trong 3 tháng đầu như sau:

  • Khó tiêu, ợ nóng: Khi mang thai hormone progesterone làm thư giãn các cơ bắp và van dạ dày khiến axit trào vào thực quản gây ợ nóng khó tiêu. Điều này cho thấy hormone trong thai kỳ vẫn đang hoạt động bình thường
  • Đau nhức cơ thể: Khi mang thai, dạ con phát triển làm giãn các dây chằng, bé lớn dần sức nặng lên cơ thể mẹ càng lớn gây đau nhức toàn thân. Các cơn đau tập trung nhiều ở vùng xương chậu, thắt lưng, bụng dưới và tay chân.
  • Cân nặng tăng dần đều: Theo dõi cân nặng là việc nhiều mẹ bỏ qua trong vấn đề mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì. Trong thời gian này, mẹ sẽ tăng trung bình 0.5kg/tuần, đây là dấu hiệu con đang lớn dần, phát triển bình thường.
  • Ốm nghén: Nồng độ hormone và lượng đường trong máu tăng trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ gây ốm nghén. Đây là dấu hiệu cơ thể đang làm quen với tình trạng mới, bé vẫn phát triển bình thường, sức khỏe mẹ ổn định. Tình trạng này sẽ hết dần sau 3 tháng đầu.
  • Lượng đường trong máu và huyết áp ở mức ổn định: Đây là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu tránh xa được chứng tiền sản giật và tiểu đường trong thai kỳ.

2. Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì?

2.1. Mẹ mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì trong chế độ sinh hoạt?

Trong sinh hoạt hàng ngày, mẹ mang thai 3 tháng đầu cần chú ý điều gì? Có một số điều cần lưu ý như sau:

  • Đi bộ, tập yoga: Đây là những bài tập nhẹ nhàng giúp mẹ rèn luyện thể lực, sự dẻo dai của cơ thể, giảm các cơn đau khi mang thai và giúp mẹ sinh thuận lợi hơn, tránh các biến chứng như băng huyết, tiền sản giật… Mẹ nên tránh những động tác gắng sức như uốn cong lưng, vặn bụng, chân đưa qua đầu, trồng  cây chuối… và chỉ nên tập tối đa 30 phút mỗi ngày theo tư vấn của bác sĩ.
Động tác yoga nhẹ nhàng giúp mẹ duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần trong thai kỳ
Động tác yoga nhẹ nhàng giúp mẹ duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần trong thai kỳ
  • Tránh đi vào những khu vực dễ trơn trượt: Điều này rất dễ hiểu, giúp mẹ tránh té ngã gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. Tốt nhất mẹ nên lót các miếng chống trượt trên sàn nhà, sàn phòng tắm, sử dụng giày dép có tác dụng chống trơn trượt hiệu quả.
  • Mua một đôi giày phù hợp và thoải mái: Khi mang thai, cơ thể mẹ phải chịu sức nặng của thai nhi, tập trung vào bàn chân và cổ chân nên việc cần chọn loại giày dép thoải mái là cần thiết. Mẹ nên chọn loại giày dép dễ đi, thiết kế đơn giản để cổ chân và bàn chân thư giãn, kích thước lớn hơn bình thường một chút…
  • Hạn chế tối đa việc thức khuya, ngủ không đủ giấc: Ngủ không đủ giấc, mất ngủ khiến não thiếu oxy, mẹ thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, khó chịu… ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, có thể kéo dài thời gian chuyển dạ khi sinh. Điều này cũng không tốt cho bé, khả năng bé bị thiếu máu cao, trí tuệ và giác quan chậm phát triển…
  • Giữ một tinh thần lạc quan, thoải mái: Khi mang thai hormone thay đổi làm mẹ nhạy cảm hơn, dễ xúc động, nổi nóng… Điều này không tốt với cả mẹ và bé, tăng khả năng trầm cảm sau sinh. Mẹ nên thực hiện một số hoạt động như tập yoga, thiền, đọc sách… để điều chỉnh tâm trạng ổn định, thoải mái nhất.

2.2. Mẹ mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì trong chế độ dinh dưỡng?

Những thực phẩm mẹ cần bổ sung khi mang thai 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng là điều mẹ nào cũng quan tâm khi muốn biết mang thai 3 tháng đầu cần lưu ý những gì? Những dưỡng chất mẹ cần bổ sung trong 3 tháng đầu gồm có:  

  • Thực phẩm giàu axit folic: Axit folic là chất cần thiết cho sự phát triển ống thần kinh của bé, đồng thời giúp mẹ giảm nguy cơ sinh non. Mẹ cần bổ sung chất này trong suốt 9 tháng thai kỳ. Một số thực phẩm giàu axit folic gồm khoai tây, bông cải xanh, cam, trứng, cây họ đậu… Khi mang thai, lượng axit folic mẹ cần bổ sung hàng ngày là từ 600 đến 800 mcg, hoặc 0,6 đến 0,8 mg.
Những thực phẩm giàu axit folic tốt cho bà bầu
Những thực phẩm giàu axit folic tốt cho bà bầu
  • Vitamin B6: Vitamin này hỗ trợ quá trình phát triển của các tế bào hồng cầu, giảm tình trạng thiếu máu, chóng mặt, đau đầu, ốm nghén khi mang thai. Mẹ có thể bổ sung 2,4 – 2,6 mg mỗi ngày bằng thuốc hoặc qua các thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, bơ đậu phộng, cá hồi, chuối, hạnh nhân, óc chó…
  • Sắt: Đây là chất không thể thiếu cho mẹ khi mang thai 3 tháng đầu, giúp mẹ tránh mệt mỏi, chóng mặt, ngăn nguy cơ thiếu máu thai kỳ. Mẹ nên bổ sung 27mg sắt mỗi ngày trong suốt 9 tháng thai kỳ. Thực phẩm giàu sắt như thịt nạc, cải bó xôi, bột yến mạch, các loại đậu…
  • Sản phẩm từ sữa: Sữa tươi, sữa chua, phô mai…cung cấp lượng lớn vitamin D giúp mẹ phòng tránh loãng xương. Sản phẩm từ sữa còn giàu protein, vitamin B và canxi… những chất cần thiết trong thai kỳ, giúp bé hình thành và phát triển tốt. Mỗi ngày, mẹ nên uống khoảng 700ml sữa.
  • Các loại thịt: Thịt là nguồn bổ sung protein tốt nhất cho mẹ khi mang thai. Protein tham gia hình thành và phát triển cơ thể bé như tăng trưởng và sửa chữa các mô mới và hư hỏng, tạo kháng thể cho hệ thống miễn dịch, tạo hormone và enzyme… Mỗi ngày mẹ cần nạp 70-80g protein vào cơ thể cho cả mẹ và bé.
  • Trái cây: Đây là nguồn cung cấp giàu các vitamin, chất xơ và khoáng chất cho mẹ. Những chất này cần thiết cho sự phát triển cơ thể và trí não của bé, giúp mẹ ngăn ngừa táo bón thai kỳ.

Lưu ý: Trên bề mặt chúng chứa nhiều vi khuẩn, đất cát, bụi bẩn, thậm chí cả hóa chất sử dụng trong gieo trồng còn sót lại. Khi ăn trái cây và rau củ, mẹ hãy rửa sạch bằng sản phẩm nước rửa bình sữa và rau củ trước khi chế biến nhé! 

Những thực phẩm mẹ cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu

Bên cạnh quan tâm mang thai 3 tháng đầu cần ăn những gì, mẹ nên tránh các nhóm thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm chưa nấu chín: Thịt, cá, trứng, rau… chưa nấu chín chưa loại bỏ vi khuẩn, hóa chất độc hải sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ khi mang thai như gây ngộ độc, nhiễm trùng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, thậm chí sảy thai. Đặc biệt là trứng luộc lòng đào chứa vi khuẩn Salmonella gây nôn mửa, tiêu chảy nặng hay chuột rút, co thắt tử cung dẫn tới sinh non.
  • Chất kích thích: Bia, rượu, cà phê và các chất kích thích khác mẹ không được sử dụng trong suốt thai kỳ. Những chất này đi qua nhau thai vào thai nhi, nghĩa là mẹ uống thì bé cũng uống đấy nhé. Chất kích thích ngăn bé hấp thụ dinh dưỡng, lượng oxy giảm, không tốt cho sự phát triển cơ thể, các cơ quan và hệ thần kinh.
Mẹ mang thai không được uống cà phê, cà phê sữa cũng không được
Mẹ mang thai không được uống cà phê, cà phê sữa cũng không được
  • Thực phẩm gây co thắt tử cung: Cơn co thắt tử cung làm tăng khả năng sinh non. Mẹ không nên ăn các thực phẩm có thể gây co thắt tử cung như cải xoăn, rau răm, rau ngót, đu đủ, rau xam, chùm ngây…

3. Mang thai 3 tháng đầu mẹ cần tránh những gì?

Ngoài những điều trên trên, mẹ cần ghi nhớ những điều chú ý khi mang thai 3 tháng đầu dưới đây:

  • Nhuộm tóc, sơn móng tay: Các hóa chất sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Mặc dù hiện tại chưa có nghiên cứu cụ thể về tác hại của chúng với mẹ bầu nhưng mẹ vẫn nên tránh làm móng, sơn móng tay không chỉ trong 3 tháng đầu mà trong suốt thai kỳ mẹ nhé!
  • Các loại thuốc uống thường dùng: Tác dụng thuốc có thể khác đi, xảy ra tác dụng phụ khi mẹ bầu uống. Do vậy, mẹ nên tránh uống thuốc khi mang thai nhé! Khi cần thiết phải sử dụng thuốc, hãy tham khảo tư vấn mang thai 3 tháng đầu với bác sĩ để sử dụng liều lượng phù hợp nhất, không làm hại đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Mẹ bầu không nên đi giày cao gót để tránh trơn trượt, mất thăng bằng, té ngã khi di chuyển
Mẹ bầu không nên đi giày cao gót để tránh trơn trượt, mất thăng bằng, té ngã khi di chuyển
  • Mang giày cao gót: 3 tháng đầu thai kỳ bụng chưa lớn nên nhiều mẹ chủ quan, vẫn đi giày cao gót. Tuy nhiên đây là giai đoạn đặc biệt, đi giày cao gót làm mất trọng tâm, dễ ngã, tăng nguy cơ sinh non. Mẹ vẫn nên mang giày bệt đế bằng thoải mái mẹ nhé!
  • Tránh tắm bồn hoặc xông hơi nước quá nóng: Tắm nước nóng giúp thư giãn, tuy nhiên mẹ chỉ nên tắm nước ở khoảng 34 đến 36 độ C, không nên tắm nước quá nóng và tắm quá lâu. Thân nhiệt mẹ tăng đồng nghĩa thân nhiệt bé cũng tăng dẫn tới dị tật bẩm sinh, nhất là dị tật ống thần kinh.
  • Tiếp xúc với phân chó mèo: Phân chó, mèo và các loài động vật khác có chứa toxoplasma – tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hiếm gặp. Hít phải lông chó mèo gây hại cho đường hô hấp hay các vết cắn của chúng cũng chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh không tốt cho sức khỏe mẹ và bé.
  • Hút và tiếp xúc với khói thuốc: Trong các điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu, tránh khói thuốc vô cùng quan trọng nhưng nhiều mẹ bỏ qua. Khói thuốc chứa tới hơn 4000 chất độc khác nhau, hít phải khói thuốc làm tăng nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh, trẻ chậm phát triển…
  • Tham gia các trò chơi cảm giác mạnh: Những trò chơi này thường xóc này lớn và liên tục nhiều lần, mẹ dễ bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, thậm chí động thai và sinh non. Do đó, dù rất thích mẹ cũng đừng chơi những trò này khi mang thai nhé!
  • Mang vác đồ nặng, chạy bộ, đạp xe: Tương tự trò chơi cảm giác mạnh, những hoạt động này cũng tạo ra xóc này lớn, tác động đến vùng bụng, dễ dẫn tới sinh non. Mẹ nên chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng hơn như đi bộ, yoga, bơi lội…

Tham khảo thêm:

Trên đây là những chia sẻ chi tiết của Góc của mẹ về vấn đề mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì, hy vọng những thông tin này giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức chăm sóc bản thân khi mang thai. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì để thai nhi khỏe mạnh?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Mang thai 3 tháng đầu không nên làm gì? Cần tránh 10 điều dưới đây nhé!
Mang thai 3 tháng đầu không nên làm gì? Cần tránh 10 điều dưới đây nhé!
3 tháng đầu là giai đoạn mang thai đầu tiên mà mẹ cần chú ý đến từng thay đổi dù là nhỏ nhất của mình. Vì vậy, mang thai 3 tháng đầu không nên làm gì và nên làm những gì luôn là vấn đề được mẹ quan tâm. Bài viết hôm nay sẽ giúp […]
Bầu 3 tháng đầu ra dịch trắng có phải là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm?
Bầu 3 tháng đầu ra dịch trắng có phải là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm?
Bầu 3 tháng đầu ra dịch màu trắng là phản ứng thông thường của cơ thể mẹ trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, khi dịch trắng có biểu hiện bất thường, nguy hiểm, mẹ cần xử trí ra sao? Khi nào thì mẹ cần đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa? Cùng […]
Bầu 3 tháng đầu ra nhiều khí hư có làm sao không? Chuyên gia giải đáp
Bầu 3 tháng đầu ra nhiều khí hư có làm sao không? Chuyên gia giải đáp
Mẹ mang bầu 3 tháng đầu ra nhiều khí hư gây ra sự lo lắng cho nhiều mẹ, đặc biệt là mẹ lần đầu mang thai. Việc vùng kín tiết ra khí hư là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khi khí hư ra nhiều, thường xuyên và có màu […]
Mang thai 3 tháng đầu – Mẹ thông thái nhất định cần biết điều này!
Mang thai 3 tháng đầu – Mẹ thông thái nhất định cần biết điều này!
Mang thai 3 tháng đầu là khởi điểm của hành trình 9 tháng 10 ngày của mẹ bầu. Mẹ thông thái cùng tìm hiểu quá trình mang bầu 3 tháng đầu của mẹ để cùng  bé phát triển khỏe mạnh.   Xem thêm: Tổng hợp 40 tuần thai kỳ và tất cả những điều mẹ […]
Giỏ hàng 0