Trong quá trình mang thai, chắc hẳn mẹ rất mong chờ những lần siêu âm để được nghe nhịp tim thai của bé. Tuy nhiên chỉ số nhịp tim của bé bao nhiêu là bình thường và không bình thường thì không phải mẹ bầu nào cũng nắm rõ. Và tim thai không ổn định có sao không là một trong những câu hỏi được mẹ quan tâm nhất. Vậy bây giờ mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Mục lục
1. Tim thai không ổn định có sao không?
Nhịp tim thai là một trong những yếu tố giúp nắm rõ tình hình phát triển thai kỳ. Bên cạnh đó, xác định nhịp tim giúp bác sĩ kịp thời can thiệp nếu gặp tình trạng xấu. Vì vậy, việc theo dõi nhịp tim thai vô cùng quan trọng. Và câu hỏi nhịp tim thai không ổn định có sao không sẽ được Góc của mẹ giải đáp cho mẹ dưới đây nhé:
- Nhịp tim bình thường: Thai kỳ ở tuần thứ 16, tim thai đã hoàn thiện và trung bình đập từ 120 đến 160 lần/ phút. Nếu bé cựa nhiều, nhịp tim có thể tăng lên 180 lần/ phút. Khi tim thai sang tuần thứ 20, nhịp tim sẽ nhanh và mạnh hơn.
Trong giai đoạn mẹ chuyển dạ, nhịp tim thai bình thường ở mức 120 đến 160 lần/ phút là tốt nhất. Mẹ nên lưu ý rằng cử động của bé cũng sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim kể cả khi ngủ nhịp tim của thai nhi cũng thay đổi.
- Nhịp tim nhanh: Theo nghiên cứu, khi mẹ chuyển dạ, bé cần lượng oxy nhiều hơn nên nhịp tim thai sẽ tăng nhanh hơn bình thường: nhịp tim tăng ít nhất 15 nhịp/ phút và sẽ kéo dài 15 giây. Nhưng mẹ không nên quá lo lắng vì đây chỉ là hiện tượng bình thường.
Tuy nhiên nếu ở nhiều thời điểm khác nhau khi mẹ chuyển dạ, nhịp tim tăng nhanh và đột ngột, có thể đó là dấu hiệu suy tim. Khi đó bác sĩ sẽ có những tác động để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.
- Nhịp tim chậm: So với nhịp tim nhanh thì nhịp tim chậm nguy hiểm hơn đối với mẹ và bé. Đặc biệt khi tim thai đập 80 lần/ phút là lúc nguy cấp, mẹ nên đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
Vậy có lẽ mẹ cũng đã hiểu thêm phần nào về câu hỏi tim thai không ổn định có sao không rồi. Cụ thế, tim thai không ổn định tức là khi nhịp tim thai quá nhanh hoặc quá chậm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đặc biệt với nhịp tim chậm 80 lần/ phút hoặc nhịp tim nhanh trên 180 lần/ phút mẹ cần cực kỳ lưu ý và cần đến cơ sở y tế thăm khám kịp thời.
2. Quá trình phát triển của tim thai
Trước khi tìm hiểu về tim thai không ổn định có sao không mẹ cũng nên nắm rõ về quá trình phát triển của tim thai nhé.
Theo như các chuyên gia, tim thai thường có ở ngày thứ 16 của thai kỳ. Khi đó phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Lúc này tim của bé vẫn chưa hình thành hình dáng nhưng đã bắt đầu đập và làm chức năng như một quả tim thực thụ.
Đến tuần thứ 4 tức cuối tháng thứ nhất, kích thước của phôi thai tăng thêm khoảng 1 cm. Tim thai lúc này đi vào quá trình dần hoàn thiện. Ngoài ra, mẹ nên chú ý tuần thứ 5 bởi đây là cột mốc quan trọng. Phôi thai của bé phát triển mạnh, bắt đầu có hình hài và hình thành nhiều tế bào. Đến tuần thứ 7, tim thai phân chia thành các buồng trái, phải. Khi đó, bắt đầu xuất hiện những nhịp tim đầu tiên.
Sang tuần thứ 14, mẹ sẽ thấy nhịp tim của bé phát triển nhanh và mạnh hơn. Và đến tuần 16, cấu tạo của tim hoàn thiện, đảm nhiệm tốt các chức năng. Đến thời điểm này, mẹ sẽ để ý nhiều hơn về các vấn đề như tim thai không ổn định có sao không?
-
Khi nào mẹ có thể thấy tim thai?
Thông thường bác sĩ có thể cho mẹ nghe được tim thai vào tuần thứ 6 hoặc 7 của thai kỳ. Tim thai đập càng to, càng rõ thì chứng tỏ bé đang phát triển rất tốt. Tuy nhiên, đôi khi mẹ cũng phải chờ đến tuần thứ 8 hoặc 10 mới có thể nghe được nhịp tim của bé yêu. Đặc biệt sang đến tuần thứ 20, mẹ có thể nghe được nhịp tim thai mà không cần đến cơ sở y tế gặp bác sĩ. Mẹ chỉ cần dùng tai nghe bình thường cũng có thể cảm nhận nhịp tim của bé.
-
Mẹ nên làm gì khi tim thai không ổn định?
Tim thai không ổn định có sao không và khi tim thai không ổn định thì mẹ nên làm gì? Góc của mẹ luôn thấu hiểu những trăn trở đó của mẹ trong quá trình mang thai bé yêu. Và sau đây là những việc Góc của mẹ khuyên mẹ nên làm:
1 – Bổ sung thực phẩm vào chế độ dinh dưỡng: Chú ý đến chế độ ăn uống của mẹ trong thai kỳ là điều vô cùng quan trọng. Một trong những cách để bổ sung dinh dưỡng cho mẹ là tăng thêm lượng chất đạm. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên ăn các thực phẩm chứa sắt, tinh bột, canxi, vitamin C và vitamin D,… Cụ thể, Góc của mẹ gợi ý cho mẹ các loại dưỡng chất sau cần bổ sung:
- Đạm: Trong trường hợp, tim thai yếu mẹ cần tăng cường ăn uống các thực phẩm chứa đạm. Vì đạm là thành phần chính cấu tạo nên các bộ phận và cơ quan trong cơ thể.
- Chất béo: Nếu tim thai của bé yếu, mẹ cần bổ sung chất béo để giúp bé có một hệ miễn dịch khỏe mạnh ngay khi còn ở trong bụng mẹ. Đặc biệt, omega 3 và omega 6 là các chất béo không bão hòa cực kỳ quan trọng cho phát triển tim mạch, trí não của bé.
- Sắt: Đây là dưỡng chất vô cùng thiết yếu cho cả mẹ và bé. Sắt tạo nên hồng cầu và là dưỡng chất quyết định đến sức khỏe tim mạch.
- Tinh bột: mẹ nên bổ sung tinh bột trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Đây là nguồn năng lượng chủ yếu giúp mẹ và bé duy trì hoạt động cơ thể.
- Vitamin: Bổ sung vitamin giúp mẹ và bé tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin C là loại quan trọng nhất, bên cạnh đó vitamin D sẽ giúp xương bé chắc khỏe.
2 – Đi siêu âm tim thai: Đây là cách tốt nhất để mẹ xác định được liệu tim thai không ổn định có sao không. Cụ thể, siêu âm tim thai sẽ giúp mẹ xác định được nhịp tim của bé nhanh hay chậm, có ổn định không, có gặp các vấn đề gì về sức khỏe hay không? Thậm chí mẹ còn có có thể xác định thai có bị lưu hay không nếu như đến tuần thứ 8 vẫn chưa thấy tim thai.
3 – Mẹ cần theo dõi kỹ, bình tĩnh và suy nghĩ tích cực: Góc của mẹ hiểu được tâm lý lo lắng của mẹ trong quá trình thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ thường xuyên căng thẳng, áp lực có thể dẫn đến sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân hoặc thậm chí có nguy cơ sảy thai. Vì vậy, việc quan trọng nhất mẹ cần làm là cố gắng bình tĩnh và suy nghĩ tích cực.
4 – Mẹ cần có chế độ sinh hoạt phù hợp: Ngoài chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng thì còn cần có chế độ sinh hoạt điều độ. Mẹ cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, không làm các công việc nặng, giảm khối lượng công việc. Quan hệ vợ chồng trong thời gian thai kỳ cũng nên tránh. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên tập luyện các môn thể thao mạnh mà chỉ nên tập luyện nhẹ nhàng.
-
Cách phòng ngừa tim thai yếu cho mẹ bầu
Sau khi có được thông tin cho câu hỏi tim thai không ổn định có sao không thì mẹ cũng nên tìm hiểu các cách phòng ngừa tim thai yếu. Sau đây là một số cách mà Góc của mẹ chia sẻ cho mẹ:
- Mẹ nên tiêm phòng trước khi mang thai để giúp ngăn ngừa bệnh nguy hiểm đến thai nhi.
- Chú ý chế độ ăn uống, bổ sung nhiều dưỡng chất đặc biệt là axit-folic. Đây là dưỡng chất giúp ngăn ngừa đến 70% nguy cơ dị tật bẩm sinh liên quan đến tủy sống và não.
- Mẹ không nên sử dụng thuốc bừa bãi mà cần có sự kê đơn của bác sĩ, kể cả khi uống vitamin.
- Mẹ nên tập thể dục trong khi mang thai nhất là vào giai đoạn cuối thai kỳ để ngăn ngừa nguy cơ hình thành bệnh tim mạch cho bé.
- Từ bỏ các thói quen xấu như: hút thuốc, uống rượu, bia, thức khuya.
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh lo lắng, căng thẳng để không ảnh hưởng đến thai nhi.
Vậy là mẹ đã tìm ra được lời giải cho thắc mắc Tim thai không ổn định có sao không rồi đúng không nào? Hy vọng bài viết trên sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Ngoài ra, mẹ có thể tìm hiểu thêm các thông tin về tim thai ở link sau: