Trên thực tế, vitamin C sở hữu những vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển bình thường của cơ thể con người. Tuy nhiên, không vì thế mà mẹ nạp quá nhiều thực phẩm có chứa chất này. Vậy tác hại khi cơ thể dư vitamin C là gì? Dấu hiệu dư thừa vitamin C cụ thể ra sao? Nếu đây là những câu hỏi mẹ đang thắc mắc, đừng bỏ lỡ chia sẻ từ Góc của mẹ trong bài viết sau đây mẹ nhé!
Mục lục
1. Vai trò của vitamin C với sức khỏe
Trước khi tìm hiểu những dấu hiệu và tác hại của tình trạng dư vitamin C hay dư vitamin C có sao không, mẹ không thể bỏ qua vai trò của chất dinh dưỡng quan trọng này đối với cơ thể:
- Tham gia tạo collagen cùng những thành phần của mô liên kết: Vitamin C hỗ trợ tổng hợp collagen, qua đó giúp các vết thương, vết bầm tím hoặc xuất huyết nhanh chóng lành lại.
- Hỗ trợ hấp thu sắt: Vitamin C giúp chuyển hóa sắt hóa trị III về sắt hóa trị II, hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt dễ dàng hơn.
- Hỗ trợ hoạt động chuyển hóa của cơ thể: Quá trình chuyển hóa protid, lipid và glucid trong cơ thể không thể thiếu sự tham gia của vitamin C.
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể: Vitamin C giúp kháng thể thành lập nhiều hơn, ngăn ngừa nhiễm trùng, đồng thời tham gia tổng hợp catecholamin, interferon. Từ đó, khả năng miễn dịch của cơ thể tăng lên đáng kể.
- Chống oxy hóa: Vitamin C trung hòa các gốc tự do, bảo vệ màng tế bào, qua đó ngăn ngừa tình trạng lão hóa và nhiễm trùng xảy ra với cơ thể.
- Tăng mật độ xương và hàm lượng canxi hấp thu vào cơ thể: Vitamin C làm tăng hiệu quả chuyển hóa của canxi trong cơ thể, đồng thời tạo nên những collagen giúp tái tạo xương và răng của con người.
- Ngăn ngừa ung thư: Vitamin C có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào gây ung thư ở thực quản, dạ dày, cổ tử cung, phổi…
- Tăng cường chức năng gan: Vitamin C có chức năng giải độc gan, đào thải kim loại nặng và làm giảm nguy cơ dị ứng với thuốc men, hóa chất, thực phẩm…
- Giảm lượng chất béo xấu: Vitamin C làm giảm cholesterol trong cơ thể, ngăn ngừa béo phì và một số bệnh liên quan đến tim mạch.
Mẹ tham khảo thêm: 5 loại viên uống vitamin sau sinh tốt nhất cho mẹ và bé
2. Dấu hiệu dư vitamin C
Khi dư vitamin C, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng nhất định, mẹ không nên bỏ lỡ những thông tin hữu ích sau đây nhé!
2.1. Tiêu chảy do dư vitamin C
Tiêu chảy là dấu hiệu phổ biến nhất khi cơ thể dư thừa vitamin C. Trên thực tế, tính chất của vitamin C đó chính là không dự trữ trong cơ thể, do đó, khi nạp quá liều cần tăng cường đào thải ra bên ngoài. Điều này sẽ gây áp lực lên các cơ quan của hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy nghiêm trọng.
2.2. Thường xuyên buồn nôn
Khi sử dụng vitamin C quá liều, hệ tiêu hóa sẽ không hấp thu được tất cả chất này, dẫn đến tình trạng buồn nôn thường xuyên, khiến cơ thể của mẹ cảm thấy khó chịu và cồn cào.
2.3. Dư vitamin C gây cơn đau quặn bụng
Dư vitamin C dẫn đến tình trạng dạ dày bị co thắt, gây hại cho đường ruột và các cơ quan trong hệ tiêu hóa. Đồng thời, dư vitamin loại này gây tồn dư oxalate và urat, dẫn đến sỏi thận. Đây là những lý do khiến bụng xuất hiện nhiều cơn đau dữ dội khi sử dụng vitamin C quá liều trong thời gian dài.
2.4. Đầy hơi – Dấu hiệu dư vitamin C
Khi cơ thể dư thừa vitamin C quá nhiều và không thể hấp thu hết được dễ dẫn đến viêm loét dạ dày, tá tràng, rối loạn tiêu hóa… Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng và ợ nóng.
3. Tác hại khi cơ thể dư vitamin C
Bên cạnh việc tìm hiểu dư vitamin E có sao không, câu hỏi dư vitamin C có sao không cũng được mẹ quan tâm rất nhiều, vì đây là những chất dinh dưỡng cần thiết hàng đầu cho cơ thể con người. Vậy dư vitamin C có tác hại như thế nào?
3.1. Dư vitamin C gây sỏi thận
Khi lượng vitamin C vượt ngưỡng, cơ thể phải tăng cường đào thải, bài tiết một lượng lớn acid uric và oxalate trong nước tiểu – đây là những chất gây hình thành sỏi thận. Khi bị sỏi thận, mẹ có thể gặp phải những triệu chứng như đau bụng, tiểu khó, viêm nhiễm đường tiết niệu…
3.2. Dư thừa sắt vì bổ sung quá nhiều vitamin C
Vitamin C có chức năng hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến tình trạng lượng sắt tăng lên quá cao. Từ đó, hệ thống dinh dưỡng trong cơ thể sẽ bị mất cân bằng, giảm khả năng hấp thu các hợp chất cần thiết khác. Bên cạnh đó, thừa sắt khiến mẹ bị mệt mỏi, suy nhược cơ thể, sụt cân…
3.3. Gây mệt mỏi, uể oải khi dư vitamin C
Khi vitamin C trong cơ thể bị dư dẫn đến tình trạng không thể hấp thu kịp, đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng choáng váng, mệt mỏi, uể oải và buồn ngủ, ảnh hưởng đến rất nhiều hoạt động thường ngày.
3.4. Cản trở hấp thụ chất dinh dưỡng
Dư vitamin C làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể, nhất là vitamin B12 và đồng. Từ đó dẫn đến tình trạng da nhợt nhạt, mệt mỏi, nhịp tim không đều, hay quên, tay chân bị mỏi…
3.5. Rối loạn tiêu hóa do dư thừa vitamin C
Thừa vitamin C làm cho quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể gặp vấn đề, gây rối loạn tiêu hóa. Lúc này, mẹ có thể gặp một số triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, ợ nóng…
3.6. Loét dạ dày, tá tràng
Vitamin C liều cao làm tăng tình trạng viêm, nhiễm trùng ở dạ dày và tá tràng, khiến những cơn đau ở vùng bụng diễn ra dữ dội và nghiêm trọng hơn.
3.7. Dư vitamin C gây bệnh gout
Khi vitamin C vượt ngưỡng cho phép khiến hàm lượng acid uric tăng cao, làm cho tinh thể urat tồn đọng ở khớp gây nên cơn gout cấp. Bệnh gout khiến các khớp bị sưng đỏ và gây đau dữ dội, có thể dẫn đến những biến chứng như suy thận, huyết áp cao…
3.8. Dư vitamin C dễ mắc bệnh về xương, khớp
Hàm lượng vitamin C quá cao khiến các gai xương trong cơ thể phát triển mạnh, gây ra một số vấn đề về xương khớp, làm cho quá trình đi lại diễn ra khó khăn hơn.
4. Sử dụng vitamin C như thế nào hợp lý, khoa học nhất?
4.1. Lượng vitamin C phù hợp cho từng độ tuổi
Dư vitamin C dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, điều này bắt buộc mẹ phải bổ sung chất này với lượng phù hợp theo từng độ tuổi nhất định. Cụ thể như sau:
- Bé từ 6 – 11 tháng: 25 – 30mg/ngày
- Bé từ 1 – 6 tuổi: 30mg/ngày
- Bé từ 7 – 9 tuổi: 35mg/ngày
- Bé từ 10 – 18 tuổi: 65mg/ngày
- Người trưởng thành: 70mg/ngày
- Phụ nữ có thai: 80mg/ngày
- Phụ nữ cho con bú: 95mg/ngày
- Liều lượng vitamin C tối đa mà cơ thể chịu đựng được đó là 2000mg, vượt ngưỡng này là quá liều, khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề khác nhau như: Rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, buồn nôn, sỏi thận…
4.2. Lưu ý khi sử dụng vitamin C
Bên cạnh việc mẹ phải cân đối lượng để không bị dư thừa vitamin C, trong quá trình sử dụng chất này mẹ cần lưu ý thêm:
- Hạn chế sử dụng vitamin C vào lúc đói: Vì vitamin C sẽ khiến bụng mẹ cảm thấy cồn cào, khó chịu, thậm chí dễ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa.
- Sử dụng vitamin C vào buổi sáng: Điều này sẽ giúp cho cơ thể của mẹ hấp thu vitamin C một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, mẹ cần tránh dùng vitamin C vào buổi tối để không bị mất ngủ.
- Không nên hút thuốc lá, uống rượu bia trong thời gian uống vitamin C: Vì thuốc lá và những thức uống có cồn sẽ làm giảm nồng độ vitamin C trong cơ thể của mẹ.
- Tăng cường bổ sung vitamin C bằng thực phẩm tự nhiên thay vì thực phẩm chức năng: Vitamin C có nhiều trong thực phẩm hàng ngày, nhất là trái cây họ cam quýt. Do đó, mẹ nên bổ sung vitamin C từ nguồn thức ăn này để đảm bảo chất dinh dưỡng tự nhiên, không chứa chất bảo quản.
- Nên uống nhiều nước khi bổ sung vitamin C: Đây là cách thức sử dụng giúp cơ thể hấp thụ nhanh vitamin C vì chất này tan rất nhanh trong nước.
Tóm lại, dư vitamin C sẽ dẫn đến những tác hại nhất định đối với cơ thể, do đó, mẹ cần cân đối và bổ sung chất này với lượng phù hợp. Mong rằng bài viết trên đã mang đến những thông tin bổ ích, giúp mẹ hiểu rõ về cách sử dụng vitamin C. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Góc của mẹ để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị mẹ nhé!