Mẹ bầu kiêng ăn rau gì là một trong những kinh nghiệm được mẹ truyền tai nhau rất nhiều. Những loại rau bổ dưỡng thì có nhiều mẹ biết nhưng không phải mẹ nào cũng biết những loại rau cần kiêng kỵ. Cùng Góc của mẹ khám phá 10 loại rau củ bà bấu cần tránh nhé!
Mục lục
1. Bà bầu kiêng ăn rau gì?
1.1. Bầu kiêng ăn rau gì: Rau ngót – Nguy cơ đau thắt tử cung
Khi mẹ mang thai, chắc hẳn mẹ cũng thắc mắc bầu kiêng ăn rau gì? Rau ngót chính là rau mẹ bầu cần lưu ý đầu tiên! Rau ngót là một thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Rau ngót chứa vitamin B1, B6, magiê, kali, canxi, phốt pho,…những dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe khi mang thai.
Mặc dù giàu dinh dưỡng, nhưng rau ngót vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được bổ sung đúng cách. Rau ngót chứa hàm lượng Papaverine lớn – một chất có trong cây thuốc phiện, có tác dụng làm tăng cơ trơn thành mạch, giảm đau và hạ huyết áp. Bạn có thể phải đối mặt với những cơn co thắt tử cung dẫn đến vẫn sinh hoặc sảy thai và được xếp vào nhóm nguy cơ trong thai kỳ.
Vậy mẹ đã rõ loại rau đầu tiên trong danh sách bầu kiêng ăn rau gì cho mẹ chưa? Bởi vậy, để đảm bảo sức khỏe, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ nên kiêng ăn rau ngót để đảm bảo sức khỏe. Dù qua giai đoạn này, mẹ bầu cũng chỉ nên ăn ít hơn 30g rau ngót mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ bầu tuyệt đối không ăn rau ngót sống, nước ép rau ngót để tránh bị ngộ độc.
1.2. Bầu kiêng ăn rau gì: Mướp đắng – Các vấn đề về dạ dày, sinh non
Loại rau thứ 2 cho câu hỏi: “Mẹ bầu kiêng ăn rau gì” đó là quả mướp đắng (khổ qua). Mặc dù mướp đắng là một loại rau tuyệt vời trong chế độ ăn uống khi mang thai của mẹ bởi những lợi ích tuyệt vời, nhưng hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa trước khi bổ sung loại rau này vào chế độ ăn uống mẹ nhé. Dưới đây là một số rủi ro liên quan đến việc ăn mướp đắng khi mang thai:
- Sinh non: Ăn quá nhiều mướp đắng có thể kích hoạt các hoạt động của tử cung, thậm chí có thể gây chuyển dạ sớm ở một số người.
- Các vấn đề về dạ dày: Ăn nhiều mướp đắng có thể gây ra nhiều vấn đề về dạ dày như đau quặn bụng và tiêu chảy. Một số mẹ cũng nhạy cảm với tác dụng của hạt mướp đắng.
- Ảnh hưởng của các chất độc hại: Mướp đắng cũng chứa các hợp chất kiềm, bao gồm: Momordica, Saponin, Glycoside và Quinine. Những yếu tố này có thể gây độc cho cơ thể của mẹ bầu và gây ra cơn đau bụng dữ dội hoặc ảnh hưởng tới thị lực.
1.3. Rau mẹ bầu nên kiêng: Măng – Gây đau đầu, buồn nôn
Măng là món ăn yêu thích của nhiều người tuy nhiên liệu mẹ bầu ăn măng được không? Măng cũng là một thực phẩm cần lưu ý nếu mẹ quan tâm đến vấn đề bầu kiêng ăn rau gì. Măng là một loại rau chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Các món ăn chế biến từ măng thường dễ ăn, ngon miệng, hạn chế cảm giác ốm nghén ở mẹ bầu.
Nhưng mẹ biết không, trong măng có chứa axit cyanide. Khi vào dạ dày, chất này có thể gây ngộ độc với những triệu chứng như buồn nôn, khó thở, đau đầu,… Bởi vậy, để đảm bảo an toàn, mẹ nên hạn chế ăn loại thực phẩm này. Nếu muốn ăn, mẹ cần phải luộc chín và luộc qua ít nhất 2 lần nước để loại bỏ chất độc có trong măng.
1.4. Rau mẹ bầu nên kiêng: Rau sam – Gây co thắt tử cung
Rau sam có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao và có thể được dùng như một loại thuốc rất tốt. Nước ép của nó có hiệu quả để giảm nhiệt cơ thể, giải độc máu, đồng thời tiêu diệt giun trong cơ thể chúng ta. Nước ép của rau sam có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, nó không được khuyến khích cho mẹ đang mang thai để tránh bất kỳ rủi ro nào.
Xem thêm: Tên con gái mệnh Thổ: 50+ tên bé gái mệnh Thổ cho mẹ yêu tham khảo
1.5. Rau ngải cứu – Nguy cơ co thắt tử cung, sảy thai
Mẹ bầu kiêng ăn rau gì trong thai kỳ? Đó là rau ngải cứu! Tác dụng phụ của ngải cứu có thể bao gồm: buồn nôn , nôn , đau cơ, co giật , suy thận , mất ngủ , ảo giác và run. Mẹ mang thai có thể bị chảy máu nhiều do viêm tử cung co thắt cộng với sảy thai.
1.6. Rau chùm ngây – Nguy cơ sảy thai
Rau chùm ngây cũng là một thực phẩm cần chú ý trong danh sách “Bầu kiêng ăn rau gì”. Đây cũng là một loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, chùm ngây có chứa Alphasitosterol – một loại hormone có cấu trúc giống estrogen, có tác dụng ngừa thai, gây sảy thai. Bởi vậy, mẹ bầu không nên ăn rau chùm ngây, nhất là giai đoạn đầu của thai kỳ.
1.7. Mẹ bầu kiêng ăn rau gì: Rau mầm cỏ linh lăng – Gây tiêu chảy, sốt
Mầm cỏ linh lăng được coi là an toàn và bổ dưỡng nhưng có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người. Do hàm lượng chất xơ cao, tiêu thụ cỏ linh lăng sống có thể gây đầy hơi, khó chịu ở bụng và tiêu chảy.
Mẹ bầu sử dụng mầm cỏ linh lăng có nguy cơ bị nghiễm các mầm bệnh vi khuẩn như Salmonella hoặc E. coli. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn Salmonella và E. coli bao gồm tiêu chảy, sốt và đau quặn bụng. Nếu mẹ gặp các triệu chứng sau vài giờ hoặc thậm chí vài ngày sau khi ăn cỏ linh lăng tươi, hãy liên hệ với bác sỹ chăm sóc sức khỏe ngay lập tức.
1.8. Bầu kiêng ăn rau gì: Rau má – Gây đầy hơi, lạnh bụng
Cây rau má có tác dụng chữa bệnh hạ huyết áp cộng với việc kéo dài tuổi thanh xuân. Hơn nữa, nó còn có tác dụng lợi tiểu và hạ nhiệt. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh tiêu thụ rau má vì nó có thể dẫn đến sảy thai, gây đầy hơi và lạnh bụng.
Xem thêm: 99+ Biệt danh cho con gái HAY – DỄ THƯƠNG – CỰC ÍT BA MẸ BIẾT
1.9. Khoai tây nảy mầm – Tăng nguy cơ sảy thai
Loại rau củ này không chỉ nguy hiểm cho bà bầu mà cho tất cả mọi người. Không nên ăn vì khoai tây mọc mầm, chúng chứa nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt, chất solan có trong khoai tây mọc mầm xanh sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ sảy thai.
1.10. Rau răm – Gây co bóp tử cung
Rau răm là một thực phẩm thường thấy trong thực đơn Việt. Rau răm khi ăn sống có tác dụng tiêu thực, ấm bụng, tán hàn. Nhưng mẹ có biết, loài rau này nằm trong danh sách các loại rau thơm bà bầu không nên ăn? Việc ăn nhiều rau răm đầu thai kỳ có thể khiến mẹ mất máu.
Trong rau dăm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Bởi vậy, để giúp mẹ và bé khỏe mạnh trong thai kỳ, mẹ nên tránh xa loại rau này.
2. Những loại rau củ bà bầu nên ăn?
Bên cạnh những thực phẩm trong danh sách “Bầu kiêng ăn rau gì?”, mẹ bầu cũng nhớ lưu ý những loại rau phù hợp trong thai kỳ. Dưới đây là một số lưu ý của Góc của mẹ dành cho mẹ:
2.1. Ớt chuông – Nâng cao đề kháng
Ớt chuông có hàm lượng vitamin C cao gấp 3 lần so với cam. Ớt chuông giúp mẹ nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, loại quả này còn giúp mẹ hấp thụ sắt tốt hơn, giúp giảm nguy cơ thiếu máu trong suốt thai kỳ. Mẹ có thể chế biến ớt chuông thành nhiều món ăn như ớt chuông xào thịt bò, ớt chuông nhồi cá thát lát,…
2.2. Ngô – Phòng ngừa táo bón
Ngô là một ngũ cốc phổ biến, chứa một hàm lượng dinh dưỡng gồm các loại vitamin, tinh bột, chất đạm, chất xơ chất béo không bão hòa,… Ngô có thể giúp mẹ bầu:
- Chống táo bón trong quá trình mang thai
- Giảm thiểu khả năng dị tật bẩm sinh cho bé
- Cải thiện hệ miễn dịch cả mẹ và bé
- Thúc đẩy phát triển não bộ và hệ xương, mắt của bé
2.3. Bông cải xanh – Ngăn ngừa thiếu máu, loãng xương
Bông cải xanh chứa nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe như axit folic, magie, phốt pho,… và các vitamin cần thiết cho phụ nữ mang thai. Bông cải xanh giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa thiếu máu và tình trạng loãng xương.
Trên đây là những loại rau bà bầu không được ăn trong thai kì mà Góc của mẹ tổng hợp. Nếu mẹ có bất cứ thắc mắc nào về câu hỏi “Mẹ bầu kiêng ăn rau gì” thì hãy để lại bình luận ngay phía dưới để được giải đáp nhanh nhất. Mamamy chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
Mẹ xem thêm:
Những loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Mới có bầu nên kiêng gì? 14 thực phẩm mẹ bầu nhất định cần tránh
Bầu 1 tháng kiêng ăn gì? 14 loại thực phẩm mẹ cần tránh
Bầu 2 tháng kiêng ăn gì không gây hại tới sức khỏe thai nhi?