Tim thai luôn là điều mà mẹ bầu rất quan tâm và mong muốn hiểu hơn. Bởi vì đây là dấu hiệu cho biết thai nhi dần hình thành và phát triển. Tuy nhiên, có nhiều mẹ bầu chưa biết tim thai âm tính nghĩa là gì và hay gặp nhầm lẫn về vấn đề này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về tim thai âm tính cho các mẹ bầu.
Mục lục
1. Tim thai âm tính nghĩa là gì? – Đừng nhầm lẫn mẹ nhé
Lý do nhiều mẹ thấy lạ khi nghe đến cụm từ tim thai âm tính bởi vốn không có khái niệm chính xác về hiện tượng này. Có nhiều mẹ nhầm lẫn không nghe thấy tim thai là tim thai âm tính nhưng đây là chưa có tim thai. Thực tế, theo y học chỉ có thuật ngữ về tim thai dương tính. Trường hợp này xảy ra khi mẹ đi khám thai, bác sĩ phát hiện hình thành tim của bé nhưng không đo được nhịp tim do còn yếu, bác sĩ sẽ ghi là tim thai dương tính.
2. Tìm hiểu về tim thai dương tính
2.1. Tim thai dương tính là gì?
Có thể mẹ chưa nghe nhiều về cụm từ tim thai âm tính nhưng chắc mẹ đã nghe tới tim thai dương tính hay tim thai +. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn chưa hiểu hết thuật ngữ này.
Khi bác sĩ thông báo tim thai dương tính nghĩa là bào thai đã xuất hiện tim thai nhưng nhịp đập chưa rõ ràng cũng chưa chẩn đoán được yếu tố khác. Đây là một tín hiệu vui vì bé đã hoàn thành bước phát triển đầu tiên trong bụng mẹ. Lúc này, mẹ chỉ cần kiên nhẫn đợi thêm 1-2 tuần nữa sẽ có được kết quả rõ ràng hơn.
2.2. Bao giờ thai nhi hình thành tim thai?
Theo các nghiên cứu về tình hình phát triển tim thai của bé, tim thai bắt đầu đập rõ nhịp sau 22 ngày thụ thai. Cho nên, có thể nói, phần lớn tim thai hình thành trước khi mẹ phát hiện mình đã mang thai. Với các kỹ thuật hiện đại hiện nay của y tế, 6-7 tuần đã có thể nghe được tim thai. Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp 7-8 tuần mới có thể nghe được tim thai của bé. Tim thai xuất hiện là dấu hiệu quan trọng để thăm dò sức khỏe của bé bởi vì sự hình thành và phát triển của bé trong bụng mẹ gắn liền với tim thai.
Theo nghiên cứu khoa học về tim thai, tim thai hình thành khá sớm. Sau khi thụ thai được khoảng 3 tuần, ống tim thai nguyên thủy hình thành từ trung mô mạc bắt đầu đập. Tiếp theo đó, ống tim sẽ phát triển theo thai kỳ, hình thành vách ngăn, chia tim thành 4 buồng.
2.3. Các trường hợp không có tim thai
Các mẹ đừng quá lo lắng khi siêu âm mấy tuần đầu không phát hiện tim thai. Các bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra các lý do giải thích cho hiện tượng này “tim thai âm tính” này. Tuy nhiên, nếu như thai nhi đã lớn vẫn xuất hiện tình trạng này thì có thể do một số nguyên nhân dưới đây:
1 – Sảy thai: Có nhiều nguyên do khiến thai nhi bị sảy như:
- Sảy thai tự nhiên: Hiện chưa xác định được nguyên nhân chính xác tim thai bỗng dưng ngừng đập
- Bất thường nhiễm sắc thể, chất lượng tinh trùng, phân chia tế bào bất thường
- Xuất phát từ sức khỏe của mẹ: Buồng trứng đa nang, chứng rối loạn đông máu, tuyến giáp có vấn đề, bất thường ở tử cung…
- Tác động bên ngoài: Mẹ bị va đập, chấn thương, mẹ bị ốm, bị stress…
2 – Rối loạn nhịp tim ở thai nhi: Đây là trường hợp hiếm gặp. Thai nhi bị rối loạn chỉ là tình trạng tạm thời và lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể dẫn tới thai nhi tử vong.
3 – Thiết bị siêu âm không đảm bảo: Có thể thiết bị siêu âm chưa được cải thiện khiến đưa ra kết quả chưa chính xác nhất, không đủ để nghe được tiếng tim thai đập nhỏ. Vì thế, mẹ đã lầm tưởng là tim thai âm tính.
4 – Tính toán sai tuổi thai: Có nhiều trường hợp do mẹ tính tuổi thai nhi sai khiến kết quả siêu âm chưa chuẩn. Ví dụ, mẹ tính thai kỳ đã được 7 tuần nên đi siêu âm để biết tim thai thế nào. Nhưng thực tế, số tuần tuổi của thai nhi nhỏ hơn 7 nên vẫn chưa nghe được tim thai, nhiều mẹ đã nhầm lẫn đó là “tim thai âm tính”.
5 – Do hình thức siêu âm: Kết quả siêu âm ảnh hưởng nhiều từ thiết bị siêu âm mẹ đã chọn. Thời điểm mấy tuần đầu khi thai nhi còn quá nhỏ, mẹ không nên chọn hình thức siêu âm ở bụng mà nên chọn siêu âm đầu do sẽ tốt hơn.
2.4. Làm gì khi không có tim thai
Vậy khi xuất hiện trường hợp “tim thai âm tính” hay không có tim thai thì mẹ nên làm những việc gì? Mẹ không cần quá lo lắng, hãy thật bình tĩnh nếu gặp phải trường hợp như vậy. Ở tuần 6-7, khi siêu âm không nghe được tim thai có nhiều khả năng. Điều này có thể là do thụ tinh muộn hoặc do kinh nguyệt của mẹ đã không đều. Nhiều khi cũng có thể là do thai nhi thực chất chưa ở tuần 6-7 mà bé hơn nên không xác định được.
Một số khác thì tuần 8-10 mới có thể nghe được tim thai của bé. Trong trường hợp, nếu đã 7 tuần nhưng vẫn không nghe được tim thai hay tim thai ngừng hoạt động và mẹ xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng dưới, xuất huyết âm đạo, không ốm nghén… thì nhanh chóng báo lại ngay cho bác sĩ.
Để thai kỳ ổn định và thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ cần lưu ý các điều sau:
- Hạn chế sử dụng bia rượu
- Bổ sung axit folic ngừa khuyết tật bẩm sinh
- Không hút thuốc lá
- Giữ đường huyết ổn định
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đa dạng món ăn….
Mẹ có thể kiểm tra HCG, nếu sau 12 tuần vẫn không thể nghe được tim thai thì bác sĩ sẽ xác định xem mẹ có mang thai hay gặp vấn đề về thai nhi. Nếu trong trường hợp bị sẩy thai thì các bác sĩ sẽ cố gắng thúc đẩy thai nhi an toàn và tránh nguy hiểm.
3. Tìm hiểu thêm về siêu âm tim thai
Siêu âm tim thai là cách tốt nhất để phát hiện vấn đề tim thai dương tính. Mẹ cần nắm bắt các thông tin quan trọng hơn, nên chủ động tìm gặp bác sĩ.
3.1. Siêu âm tim thai là gì?
Hiện nay, siêu âm tim thai là một trong những phương pháp chẩn đoán thai nhi có chuyên môn cao mà các mẹ được khuyên nên lựa chọn. Phương pháp này giúp chẩn đoán và theo dõi tình trạng của tim thai như nhịp tim, chức năng và cấu trúc. Thời nay, nhờ sự phát triển của công nghệ y tế nên phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh này đã giúp phát hiện bệnh tim bẩm sinh chính xác đến 99% ngay từ những giai đoạn đầu thai kỳ.
3.2. Lợi ích quan trọng của siêu âm tim thai
Với công nghệ tiên tiến đã giúp các y bác sĩ sàng lọc được nhiều trường hợp dị tật tim từ khi còn trong bụng mẹ. Từ tuần 8-22, các bác sĩ có thể dễ dàng theo dõi nếu có dị tật tim xuất hiện và nhanh chóng đưa ra được các phương án đối phó kịp thời.
Có thể nói, mẹ nên lựa chọn siêu âm tim thai bởi đây là xét nghiệm không xâm lấn rất quan trọng. Mẹ và bé không bị ảnh hưởng quá nhiều trong quá trình siêu âm, kết quả lại có thể chính xác ở mức 99%. Có nhiều vấn đề về tim nhờ phát hiện sớm từ những xét nghiệm hình ảnh như thế này mà có thể chữa trị hoàn toàn.
3.3. Các phương pháp siêu âm tim thai
Chắc hắn, ngoài việc thắc mắc tim thai âm tính nghĩa là gì hay siêu âm tim thai có lợi ích thế nào, mẹ còn muốn biết thêm về các phương pháp siêu âm tim thai nữa. Góc của mẹ sẽ chia sẻ các phương pháp bên dưới cho mẹ tham khảo:
- Siêu âm 2D: Phương pháp này được áp dụng trong suốt thai kỳ. Hình ảnh 2D của tim thai nhi giúp bác sĩ dễ dàng tìm được các dị tật nếu có.
- Siêu âm 3D: Đây là phương pháp siêu âm màu và 3 chiều. Các bác sĩ sẽ dễ dàng xác định được trạng thái thai nhi trong bụng mẹ.
- Siêu âm 4D: Đây là phương pháp siêu âm 3 chiều động. Các dị tật tim nếu có sẽ được quan sát rõ nhất. Các bác sĩ không chỉ xem được hình ảnh mà còn có các chuyển động bên trong.
3.4. Lúc nào mẹ cần siêu âm tim thai kỹ lưỡng?
Có một số mẹ bắt buộc phải siêu âm tim thai kỹ lưỡng, từ tuần đầu tiên đến suốt quá trình diễn ra thai kỳ. Đó là các trường hợp:
- Các mẹ hiếm muộn, phải dùng phương pháp thụ tinh IUI (thụ tinh nhân tạo) hay IVF (thụ tinh ống nghiệm)
- Gia đình đã có người mắc bệnh tim bẩm sinh
- Mẹ từng sử dụng thuốc chống co giật hoặc trong quá trình mang thai sử dụng thuốc trị thần kinh
- Phù thai, nhiễm sắc thể bất thường, siêu âm thấy dấu hiệu bất thường trên thai nhi
- Mẹ có các bệnh lý nền: về vấn đề huyết áp, tiểu đường hay di truyền
- Mẹ mắc các bệnh thủy đậu, sởi, rubella khi đang mang thai
- Mẹ sử dụng các chất kích thích như ma túy, thuốc lá…
- Khi tim thai không đều
- Double test, triple test có nguy cơ cao
Các vấn đề xuất hiện với thai nhi cần phải được phát hiện sớm nên mẹ hãy chú ý cẩn thận nhé!
Trên đây là các thông tin cung cấp cụ thể hơn về tim thai âm tính nghĩa là gì và lợi ích của siêu âm tim thai. Trong quãng thời gian này, có lẽ nhiều ba mẹ cũng đang đăn đo nên đặt tên cho con là gì hay và ý nghĩa, mang đúng mong ước của bố mẹ hay là đặt tên con hợp phong thủy, hợp tuổi bố mẹ. Nếu mẹ vẫn chưa tìm được cho con một cái tên ưng ý thì đừng bỏ qua bài chia tổng hợp hơn 500 tên hay cho bé trai 2022 ý nghĩa nhất mẹ nhé.
Mời mẹ xem thêm: con họ Phạm đặt tên gì? Gợi ý 200 tên bé họ Phạm
Hi vọng mẹ sẽ nắm được các thông tin mình cần. Mẹ hãy theo dõi các chuyên đề khác bổ ích tại Góc của mẹ nhé!
Mẹ có thể tham khảo: