Nếu mẹ bầu đã đi tới tuần thai thứ 40, có nghĩa là gần tới ngày dự sinh rồi. Trong tuần lễ quan trọng này mẹ bầu hãy lưu ý đến các dấu hiệu sinh bởi vì mẹ bầu sẽ có thể chuyển dạ bất kỳ lúc nào đấy!
Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 39
Mục lục
1. Sự phát triển thai nhi tuần thứ 40
1.1. Cân nặng của bé
Trong tuần thai này, em bé sẽ nặng khoảng 3,4kg và dài khoảng 56cm tựa như một quả bí ngô. Tuy nhiên con số này chỉ là ước lượng dựa trên các cơ sở khoa học. Trên thực tế khi các em bé sinh ra sẽ nặng hơn hoặc nhẹ hơn con số này. Điều này là hoàn toàn bình thường nhé mẹ bầu.
1.2. Sắc tố da
Khi mới được sinh ra ở tuần thai thứ 40, em bé sẽ trông hơi tím tái thế nhưng sau khoảng vài ngày thì sẽ chuyển sang màu đỏ. Lúc này da bé sẽ rất mỏng manh thế nên màu sắc đỏ mà mẹ bầu thấy chính là các mạch máu ửng lên. Vì hệ tuần hoàn máu vẫn chưa phát triển hoàn toàn không cung cấp đủ oxy và hồng cầu. Thế nên mẹ bầu có thể sẽ trông thấy tay chân của bé yêu hơi xanh xao. Nhưng mẹ bầu an tâm nhé! Màu da của bé sẽ trở lại bình thường sau khoảng 6 tháng thôi.
1.3. Sức đề kháng
Trong suốt thai kỳ, em bé và mẹ sẽ kết nối với nhau bằng nhau thai. Sợi dây liên kết này sẽ liên tục cung cấp cho bé các chất dinh dưỡng và trong đó có cả kháng thể. Ở những tuần cuối khi mang thai, nhau thai vẫn không ngừng bổ sung cho bé các kháng thể. Điều này giúp bé chống lại nhiễm trùng ở 6 tháng đầu.
Đọc thêm: 10 dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu không thể bỏ qua!
Tuy nhiên sau khi được sinh ra bé vẫn phải cần được cung cấp các kháng thể để tăng cường hệ miễn dịch. Và nguồn kháng thể tốt nhất của bé đó chính là sữa mẹ. Các mẹ bầu chắc hẳn đã nghe qua câu nói “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Điều này là hoàn toàn có cơ sở đấy mẹ bầu! Sữa mẹ là nguồn kháng thể dồi dào nhất. Nhất là dòng sữa non – dòng sữa đầu tiên có màu vàng của mẹ. Dòng sữa non đặc biệt chứa siêu nhiều kháng thể. Do vậy mẹ bầu hãy cho em bé uống sữa non trong những ngày đầu nhé!
1.4. Thị giác của bé
Khi vừa mới được sinh ra, em bé sẽ không thể nhìn thấy mọi thứ quá rõ ràng. Hình ảnh đầu đời của mẹ sẽ khá mờ nhạt. Do thị giác của trẻ sơ sinh sẽ chỉ tập trung được độ xa từ 2-2,5cm. Thế nhưng mắt của bé sẽ nhìn rõ mọi thứ sớm thôi mẹ bầu ạ.
1.5. Chuyển động của bé ở tuần thai thứ 40
Cho dù là gần sinh rồi nhưng bé yêu trong bụng mẹ vẫn khá là năng động đấy nhé. Bé yêu khi còn trong bụng mẹ ở tuần thai thứ 40 sẽ đạp mẹ hoặc di chuyển bàn tay. Thế nên nếu không thấy bất kỳ chuyển động nào của bé ở tuần thai này, mẹ bầu cần báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra các nguy cơ có thể xảy ra
2. Mẹ bầu sẽ cảm thấy thế nào ở tuần thai thứ 40
Ở tuần thai thứ 40 này mẹ bầu sẽ không thấy quá khác biệt đối đối với các tuần thai trước. Tuy nhiên có một vài điều mà mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy không được thoải mái. Mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy hơi đau bụng do các cơn gò Braxton Hicks. Ngoài ra mẹ bầu vẫn sẽ thấy cơ thể tiếp tục phù nề, đau nhức lưng cho đến ngày sinh em bé ra. Bên cạnh đó một số mẹ bầu khi lo lắng và hồi hộp quá mức sẽ cảm thấy thường xuyên buồn nôn hoặc choáng váng. Ở tuần thai này mẹ bầu nên lưu ý các cử động của em bé. Và đừng quên chú ý các dấu hiệu chuyển dạ để được đưa đến bệnh viện kịp thời nhé!
3. Ở tuần thai thứ 40 vẫn chưa có dấu hiệu sinh thì nên làm gì?
Chỉ có khoảng 5-6% phụ nữ khi mang thai sinh con vào đúng ngày dự sinh. Thông thường các bà mẹ bầu sẽ sinh sớm hoặc sinh muộn hơn ngày dự sinh khoảng hai tuần. Tuy nhiên nếu sau tuần thứ 41 khi mang thai mẹ bầu vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Mẹ bầu sẽ được các bác sĩ xét nghiệm để đo tim thai và đảm bảo cho em bé trong bụng mẹ luôn có đủ chất dinh dưỡng và oxy. Mẹ bầu cũng sẽ được tư vấn để kích sinh hoặc can thiệp nếu sinh muộn sau ngày dự sinh.
Sau tuần thứ 41 mà mẹ bầu vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ và tình trạng này diễn ra quá lâu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với cơ thể và sức khỏe của thai nhi. Do khi để tình trạng này kéo dài, nhau thai sẽ già đi. Khi nhau thai già đi sẽ dẫn tới việc cung cấp thiếu các nhân dinh dưỡng và oxy cho em bé. Theo đó các nguyên nhân trên sẽ dẫn tới việc gây tổn thương cho hệ thần kinh hoặc thiểu năng hệ thần kinh vận động.
Ngoài ra khi mang thai quá lâu mà không được phát hiện. Nước ối trong tử cung sẽ dần cạn đi. Điều này là hoàn toàn nguy hiểm cho bé bởi bé sẽ có thể gặp các bệnh như nhiễm trùng, các bệnh hô hấp. Hơn thế nữa nếu để thai quá lâu trong bụng mẹ sẽ dẫn tới nguy cơ cao bị suy thai do dây rốn chèn ép. Thế nên mẹ bầu nên đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn nếu như sinh muộn nhé!
4. Lời kết
Vậy là mẹ bầu cùng với chúng tôi đã đi được đến chặng đường cuối cùng của hành trình mang thai rồi. Chúng tôi rất lấy làm vinh dự khi được đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt thời gian mang thai. Trong chặng đường làm mẹ sẽ còn nhiều thử thách phía trước. Hãy luôn nhớ rằng sẽ luôn có chúng tôi hỗ trợ cho mẹ bầu những thông tin bổ ích. Chúc mẹ bầu và em bé “mẹ tròn con vuông”.