Đau bụng là hiện tượng phổ biến thường xuất hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trên thực tế, mẹ bầu 3 tháng đầu hay bị đau bụng có thể là tình trạng bình thường nhưng cũng có khả năng cao đây là “cảnh báo” mẹ đang mắc một số bệnh nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, Góc của mẹ sẽ giải đáp giúp mẹ mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề trên, mẹ đừng lo lắng quá nhé!
Mục lục
1. Bầu 3 tháng đầu hay bị đau bụng có nguy hiểm không?
Mẹ bầu 3 tháng đầu hay bị đau bụng là hiện tượng bình thường hay nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào mức độ, thời gian cơn đau cùng những triệu chứng xuất hiện kèm theo. Cụ thể như sau:
1.1. Bầu 3 tháng đầu hay bị đau bụng là bình thường
Mẹ bầu 3 tháng đầu bị đau bụng ở mức độ lâm râm hoặc cảm thấy căng tức bụng dưới, đừng quá lo lắng mẹ nhé! Trên thực tế, đây là tình trạng bình thường và không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé.
Hiện tượng mẹ bầu 3 tháng đầu hay bị đau bụng dưới trong tam cá nguyệt đầu tiên xuất hiện khi trứng đã thụ tinh di chuyển và làm tổ thành công trong tử cung. Đồng thời, tình trạng ốm nghén kéo dài trong thời kỳ đầu mang thai cũng khiến mẹ bị đau bụng do nôn ói thường xuyên.
1.2. Bầu 3 tháng đầu hay bị đau bụng là nguy hiểm và cần gặp bác sĩ
Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng là hiện tượng bất thường và yêu cầu mẹ phải đến gặp bác sĩ để thăm khám khi xuất hiện những dấu hiệu sau đây:
- Mẹ mang thai 3 tháng đầu hay bị đau bụng dưới dữ dội và có mức độ tăng dần, mẹ bị chóng mặt, buồn nôn, xuất huyết. Đây là dấu hiệu “cảnh báo” mẹ bị mang thai ngoài tử cung hoặc khối thai đã bị vỡ từ trước đó.
- Đau bụng từng cơn như co thắt tử cung, đau không giảm, ra máu đỏ tươi hoặc vón cục. Khi gặp những dấu hiệu này, rất có thể mẹ đã bị sảy thai hoặc dọa sảy thai, hãy cẩn trọng mẹ nhé!
- Mẹ bị đau phần bụng phía dưới xương sườn bên phải, chóng mặt, buồn nôn và đi ngoài nhiều lần, đây là dấu hiệu của tiền sản giật. Lúc này, nếu xuất hiện thêm dịch nhầy màu nâu, có khả năng thai đã bị chết lưu, mẹ cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Ra máu đỏ tươi, buồn nôn hoặc nôn ói nhiều lần… đây là dấu hiệu của hiện tượng chửa trứng, xuất hiện do sự phát triển bất thường của gai nhau. Chửa trứng dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời như: Mất máu, suy dinh dưỡng, băng huyết…
Mẹ tham khảo thêm: Bầu 3 tháng đầu bị đầy bụng: 5+ cách cải thiện hiệu quả nhất dành cho mẹ
2. Nguyên nhân bầu 3 tháng đầu hay bị đau bụng
Mẹ bầu 3 tháng đầu hay bị đau bụng có thể do thay đổi sinh lý hoặc xuất phát từ bệnh lý. Cụ thể như sau:
2.1. Mẹ bầu 3 tháng đầu hay bị đau bụng do thay đổi sinh lý
- Ốm nghén: Trong tam cá nguyệt đầu tiên, sự thay đổi của các hormone progesterone và estrogen gây nên hiện tượng ốm nghén ở mẹ bầu. Lúc này, mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói nhiều lần, khiến bụng bị căng tức và đau lâm râm.
- Căng cơ và dây chằng: Khi thai nhi lớn lên, tử cung sẽ giãn ra và tạo áp lực lên dây chằng và các cơ xung quanh vùng chậu, khiến mẹ bị đau và căng tức phần bụng dưới. Đặc biệt, khi mẹ ho, vận động mạnh, đứng lên ngồi xuống… những cơn đau này sẽ thể hiện rõ ràng hơn.
- Táo bón: Sự gia tăng của các hormone sinh dục nữ trong thai kỳ cùng việc thay đổi chế độ ăn uống, áp lực của tử cung lên hệ tiêu hóa… chính là nguyên nhân dẫn đến táo bón. Khi bị táo bón, mẹ thường gặp phải tình trạng căng tức bụng, chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu.
- Cơn gò sinh ký Braxton Hick: Đây là hiện tượng xuất hiện phổ biến trong giai đoạn mang thai, khiến mẹ bị căng tức vùng bụng dưới. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài khoảng 30 giây, sau đó giảm dần cơn đau khi mẹ thay đổi tư thế.
- Mất nước: Khi mẹ bị ốm nghén kéo dài, có thể dẫn đến tình trạng mất nước, đồng thời gây nên cơn gò sinh lý Braxton Hick. Để giảm bớt cơn đau bụng do nguyên nhân này, mẹ hãy bổ sung đủ từ 2 đến 3 lít nước/ngày.
2.2. Nhóm nguyên nhân bệnh lý gây ra đau bụng cho mẹ bầu 3 tháng đầu
- Thai ngoài tử cung: Mẹ thường xuất hiện những cơn đau ở một bên bụng dưới, buồn nôn, nôn ói nhiều, đi ngoài, ra máu… Khi bụng dưới đau dữ dội và có mức độ tăng dần, rất có thể khối thai ngoài tử cung đã bị vỡ.
- Sảy thai hoặc dọa sảy thai: Mẹ bị ra máu âm đạo kéo dài, đau và căng tức phần bụng dưới, đau lưng…
- Viêm nhiễm đường tiết niệu: Khi đường tiết niệu bị nhiễm trùng, mẹ thường gặp những biểu hiện như tiểu rắt, tiểu nhiều lần, màu nước tiểu đục và có lẫn máu, mủ… Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, mẹ sẽ bị đau vùng bụng dưới và hai bên hông, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ở thận.
- Viêm ruột thừa: Đây là hiện tượng nguy hiểm xuất hiện trong thai kỳ của mẹ với các dấu hiệu như: Đau bụng vùng hố chậu bên phải, sốt cao, toát mồ hôi, mạch nhanh, buồn nôn, nôn ói nhiều lần…
- Nhiễm giun: Giun sẽ ký sinh trên đường ruột, khiến mẹ bị đau bụng khi đói, tăng mức độ khi về đêm và gần sáng. Đặc biệt, nếu giun chui vào ống mật hoặc ruột thừa, mẹ sẽ cảm thấy đau bụng rất dữ dội và kèm nôn mửa.
3. Cách giảm tình trạng đau bụng nhanh chóng cho mẹ mang thai 3 tháng đầu
Có rất nhiều cách để giảm tình trạng mẹ bầu 3 tháng đầu hay bị đau bụng, mẹ hãy “bỏ túi” ngay nhé!
3.1. Dùng túi chườm ấm
Nhiệt từ túi chườm ấm sẽ giúp mẹ giãn cơ, hỗ trợ quá trình lưu thông mạch máu được diễn ra tốt hơn. Trong trường hợp mẹ bị đau dây chằng do áp lực của tử cung hoặc xuất hiện cơn gò Braxton Hicks, sử dụng túi chườm ấm cho vùng bụng sẽ rất hiệu quả.
3.2. Massage lưng, chân hoặc toàn thân
Bầu 3 tháng đầu hay bị đau bụng có sao không? Những cơn đau bụng chắc chắn sẽ làm mẹ cảm thấy khó chịu. Lúc này, mẹ hãy massage lưng, chân hoặc toàn thân để kích thích máu lưu thông, giúp giãn cơ và “loại bỏ” các cơn đau bụng.
Để massage, mẹ nhờ sự hỗ trợ của ông xã hoặc người thân xoa nhẹ nhàng theo chiều dọc hướng từ cột sống đến phần hông, sau đó đến vùng hai bên mạn sườn. Lặp lại thao tác này nhiều lần sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái và đỡ đau bụng hơn rất nhiều.
3.3. Nếu bị đau bên trái
Nếu mẹ bầu 3 tháng đầu hay bị đau bụng bên trái, hãy thay đổi tư thế và nằm nghiêng về phía bên phải. Bên cạnh đó, mẹ có thể sử dụng thêm một số chiếc gối mềm để kê chân và sau lưng để giảm bớt những cơn đau.
3.4. Nghỉ ngơi, tinh thần thoải mái
Khi mang thai, mẹ thường cảm thấy mệt mỏi và lo lắng, điều này sẽ khiến những cơn đau bụng diễn biến phức tạp hơn. Vì thế, mẹ hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, vận động nhẹ nhàng để cơ thể khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn hơn.
Mẹ tham khảo thêm: 5 Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu từ chuyên gia dinh dưỡng
4. Lưu ý khi mẹ bầu 3 tháng đầu gặp tình trạng đau bụng thường xuyên
Mẹ bầu 3 tháng đầu hay bị đau bụng cần “ghi nhớ” những lưu ý quan trọng sau đây:
- Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa, kể cả những loại thuốc dành riêng cho phụ nữ mang thai. Bởi lẽ, nếu dùng không đúng thuốc sẽ dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm và không đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.
- Theo dõi kỹ lưỡng các triệu chứng kèm theo hiện tượng đau bụng. Khi xuất hiện thêm một trong các dấu hiệu như: Đau bụng dữ dội và không giảm, buồn nôn, nôn ói nhiều, ra máu, tiêu chảy… mẹ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
- Mẹ cần duy trì khám thai định kỳ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, lần khám thai quan trọng nhất vào tuần thứ 11 – 13, lúc này mẹ sẽ được siêu âm và xét nghiệm máu để kiểm tra sự phát triển cũng như những dị tật bất thường (nếu có) ở thai nhi. Ngoài ra, mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường.
- Nếu mẹ bầu 3 tháng đầu hay bị đau bụng đi ngoài, hãy đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, ăn chín, uống sôi. Đồng thời, mẹ hãy rửa sạch rau củ trước khi dùng bằng nước rửa rau củ Mamamy lành tính, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của mẹ và bé.
Mẹ tham khảo thêm:
5 thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu từ chuyên gia dinh dưỡng
Bầu 3 tháng đầu bị đau đầu, 3 nguyên nhân chính và 5 giải pháp cho mẹ bỉm thông thái
Mang thai 3 tháng đầu bị zona có sao không? Giải đáp từ chuyên gia
Bài viết trên đây cho thấy rằng mẹ bầu 3 tháng đầu hay bị đau bụng là một hiện tượng phổ biến nhưng không thể xem nhẹ. Nếu mẹ không theo dõi kỹ lưỡng các triệu chứng và điều trị kịp thời, đau bụng dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Mẹ hãy tiếp tục đồng hành cùng Góc của mẹ để theo dõi thêm những bài viết hữu ích liên quan đến sức khỏe mẹ và bé nhé!