Mang thai 3 tháng đầu hay bị chóng mặt là bình thường do lượng hormone tăng nhanh. Vậy nên, mẹ cảm thấy chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu đừng lo lắng quá nhé!
Mục lục
1. Nguyên nhân mẹ bầu đầu 3 tháng đầu hay bị chóng mặt
Mẹ mang thai 3 tháng đầu hay bị chóng mặt, choáng váng, nhất là khi đứng lên quá nhanh. Tình trạng này do một số nguyên nhân như sau:
1.1. Thay đổi hormone và hạ huyết áp
Hormone progesterone tăng lên khi mang thai giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng thai nhi. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể mẹ chưa thích nghi được với điều này nên giảm lượng máu lưu thông trong cơ thể, lượng máu lên não giảm gây choáng váng, chóng mặt.
Vậy nên, có thai 3 tháng đầu bị chóng mặt là điều bình thường do mẹ bị hạ đường huyết. Điều này không đáng lo ngại, không ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi. Cơ thể mẹ sẽ dần thích nghi và hiện tượng chóng mặt sẽ giảm vào tam cá nguyệt thứ 2.
1.2. Chứng nôn nghén
Mẹ ốm nghén cũng là nguyên nhân gây chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu. Nôn nghén quá nhiều, nhất là những mẹ bầu nghén nặng nôn dữ dội, không ăn được gì khiến cơ thể mất nước và điện giải gây chóng mặt. Tuy nhiên, đây cũng không phải điều đáng lo ngại, chóng mặt sẽ hết khi mẹ không còn ốm nghén nữa.
1.3. Mang thai ngoài tử cung
Mang thai 3 tháng đầu bị hoa mắt chóng mặt cũng có thể do mẹ mang thai ngoài tử cung. Trứng được thụ tinh làm tổ trong ống dẫn trứng mà không phải trong tử cung. Khi đó ngoài hoa mắt chóng mặt mẹ còn thấy đau bụng và chảy máu nhiều ở âm đạo.
Khi phát hiện những dấu hiệu trên mẹ cần đến bệnh viện ngay để bác sĩ xử lý khẩn cấp. Nếu túi thai vỡ, mẹ sẽ mất nhiều máu dẫn tới nguy hiểm tính mạng.
Ngoài ra, việc đứng hoặc ngồi quá nhanh, mặc quần áo quá chật, thiếu oxy hô hấp… cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị chóng mặt mà không phải do mang thai. Mẹ dễ dàng khắc phục việc bị chóng mặt trong những trường hợp này.
2. Mẹ mang thai 3 tháng đầu hay bị chóng mặt có nguy hiểm không?
Chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu là biểu hiện bình thường do hormone tăng dẫn tới thay đổi trong cơ thể mẹ. Gần như tất cả mẹ bầu đểu trải qua cảm giác này trong những tháng đầu thai kỳ, mẹ đừng lo lắng nhé!
Lúc này điều mẹ cần quan tâm là chú ý thực đơn hàng ngày, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết để có đủ dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi. Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu hay bị chóng mặt cũng cần có thời gian ngủ và nghỉ ngơi hợp lý, giữ tâm trạng vui vẻ tích cực để cơ thể khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
Tuy nhiên, nếu mẹ thấy chóng mặt kèm theo các dấu hiệu bất thường như sốt, đau bụng, chảy máu âm đạo, đau đầu dữ dội… sẽ là cảnh báo nguy hiểm. Mẹ cần ngay lập tức đến bệnh viện để được khám và khắc phục kịp thời.
3. Cách xử trí khi mẹ mang bầu 3 tháng đầu hay bị chóng mặt?
Mẹ mang thai 3 tháng đầu hay bị chóng mặt hãy thực hiện một số cách dưới đây để giảm cảm giác chóng mặt nhé!
- Mẹ hãy mở các cửa để không khí tràn vào phòng, đến nơi thoáng khí (dưới tán cây vào ban ngày) để cơ thể lấy đủ oxy sẽ đỡ chóng mặt hơn.
- Mẹ nằm nghiêng về bên trái để tim hoạt động lưu thông máu lên não tốt hơn, chóng mặt sẽ giảm bớt.
- Nếu đang đứng, mẹ từ từ ngồi xuống, nếu cảm thấy đứng không vững hãy tìm điểm tựa bám vào để tránh ngã. Nếu đang ngồi, mẹ đứng dậy thật chậm, đừng đứng nhanh đột ngột sẽ làm chóng mặt hơn.
- Nếu có thể mẹ hãy tắm nhanh qua nước lạnh, các mạch máu bị giãn sẽ co lại giúp ổn định tình trạng đường huyết sẽ không chóng mặt nữa.
- Nếu mẹ đang mặc đồ bó chặt, hãy nới lỏng quần áo hoặc thay bộ quần áo thoải mái hơn để máu lưu thông tốt lên não tốt hơn, giảm chóng mặt.
- Mẹ chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu do hạ đường huyết sẽ giảm khi mẹ ăn bổ sung năng lượng. Dù không có khẩu vị mẹ cũng cố gắng ăn nhẹ, uống sữa hoặc nước trái cây một chút nhé!
Trước khi ăn rau và hoa quả, mẹ nhớ ngâm muối, rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, thuốc trừ sâu… đọng lại trên bề mặt quả nhé. Tham khảo Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy.
Khi mẹ đã thực hiện các biện pháp trên mà tình trạng chóng mặt không giảm, mẹ hãy đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.
4. Khi nào mẹ bầu 3 tháng đầu bị chóng mặt nên đi gặp bác sĩ?
Mẹ bầu 3 tháng đầu hay bị chóng mặt có thể do các nguyên nhân như thai ngoài tử cung, thiếu máu, tiền sản giật…. khi mẹ xuất hiện một số triệu chứng kèm theo dưới đây, cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức:
- Chảy máu âm đạo: Khả năng cao đây là dấu hiệu thai ngoài tử cung, mẹ cần đến bệnh viện để được bác sĩ chỉ định uống thuốc giữ thai, cẩm máu, tránh để thai vỡ hay mất máu quá nhiều gây nguy hiểm.
- Đau bụng: Mẹ đau bụng kèm chảy máu âm đạo là dấu hiệu dọa sảy hoặc thai ngoài tử cung. Mẹ cần đến bệnh viện ngay để có biện pháp ổn định thai và xử lý thai ngoài tử cung kịp thời.
- Tăng cân nặng quá nhanh: Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu tăng trung bình 0,5kg/ tuần. Việc tăng cân quá nhanh là dấu hiệu tiền sản giật, mẹ cần đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn chăm sóc sức khỏe phù hợp.
- Đau buốt, nóng rát khi đi tiểu: Đây là dấu hiệu cho thấy mẹ bị viêm nhiễm bàng quang, đường tiểu, âm đạo, ống dẫn trứng…. cần phải kiểm tra và điều trị ngay, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
- Đau đầu dữ dội: Đây là một dấu hiệu khác của tiền sản giật, khi thấy đau đầu mãi không dứt, mặt và bàn tay sưng húp, chán ăn, khó ngủ mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra.
- Buồn nôn, nôn ói quá nhiều: Ốm nghén, nôn ói 3 tháng đầu là dấu hiệu bình thường, nhưng nếu quá nhiều sẽ là bất thường. Tình trạng này kéo dài khiến mẹ không có dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi, mất cần bằng điện giải, nguy cơ sảy thai, thai yếu, dị tật bẩm sinh cao.
- Ngứa vùng kín: Vùng kín tiết dịch vàng có mùi hôi kèm theo ngứa cho thấy mẹ bị viêm âm đạo hoặc bệnh qua đường tình dục nào đó. Mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra để được điều trị đúng cách, tránh ảnh hưởng đến thai nhi hay lây nhiễm cho bé.
- Sốt cao: Sốt là triệu chứng điển hình của nhiễm trùng. Mẹ sốt cao trên 38 độ C cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến bé.
Đọc thêm: Bầu 3 tháng đầu bị đau đầu
5. Các biện pháp phòng ngừa chóng mặt cho mẹ mang thai 3 tháng đầu
Mẹ sẽ tránh được việc mang thai 3 tháng đầu hay bị chóng mặt khi chú ý thực hiện lưu ý dưới đây:
- Không nên đứng, ngồi một chỗ, một tư thế quá lâu sẽ cảm trở lưu thông máu, tê mỏi chân tay dẫn tới chóng mặt. Trường hợp mẹ bắt buộc phải đứng hoặc ngồi lâu, cách 30 phút mẹ hãy đi lại nhẹ nhàng để lưu thông máu nhé.
- Không nên đứng hay ngột đột ngột, cơ thể không thích ứng kịp, mất cân bằng sẽ làm mẹ bị chóng mặt.
- Mẹ chú ý ăn đầy đủ lượng calo hàng ngày (mẹ bầu ăn thêm 350 – 430 calo trong 3 tháng đầu mỗi ngày) và ăn đủ chất để tránh hạ đường huyết gây chóng mặt. Tuy nhiên, mẹ nên chia nhỏ ăn nhiều bữa trong ngày, tránh ăn quá nhiều gây tăng cân quá nhiều cũng không tốt đâu nhé!
- Mẹ chú ý bổ sung 30mg sắt mỗi ngày qua các loại thịt đỏ như tim, gan, thịt gia cầm, cá, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng và các loại đậu… hoặc uống bổ sung viên sắt cho phụ nữ mang thai. Thiếu sắt gây thiếu máu lên não cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị chóng mặt.
- Để phòng thiếu máu và một số biến chứng thai kỳ khác như tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh, suy nhược cơ thể… mẹ cần bổ sung thêm acid folic, vitamin B12. Chúng có nhiều trong các loại thực phẩm như bông cải xanh, cam, kiwi, dâu tây, đậu lăng, măng tây, trứng, củ dền, bắp cải…
- Mẹ ốm nghén, đặc biệt khi nôn nhiều nên uống từ 2,5 – 3 lít nước tránh mất nước và điện giải, đồng thời tăng sinh nước ối bảo vệ thai nhi.
- Mẹ hãy mặc quần áo rộng, thoải mái, dễ vận động, tránh những loại quần áo bó sát cơ thể cản trở lưu thông máu lên não gây chóng mặt.
- Trong 3 tháng đầu mẹ nên khám thai tối thiểu 3 lần để bác sĩ sớm phát hiện bất thường và khắc phục kịp thời, giữ an toàn cho cả mẹ và bé.
Mẹ nên tham khảo thêm:
- Bật mí 10 thực phẩm dinh dưỡng cho mẹ mang thai tháng đầu tiên
- Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu tiên?
- Mang thai 3 tháng đầu không nên làm gì? Cần tránh 10 điều dưới đây nhé!
- Thai hành 3 tháng đầu – Mẹ thông thái phải làm sao?
Trên đây là những điều Góc của mẹ muốn chia sẻ với mẹ bầu về vấn đề mang thai 3 tháng đầu hay bị chóng mặt. Đây là hiện tượng bình thường khi mới mang thai, mẹ chỉ cần thực hiện một số thay đổi nhỏ, chú ý ăn uống, dinh dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ, không ảnh hưởng đến mẹ và bé. Đừng quên đến bệnh viện kiểm tra khi phát hiện dấu hiệu bất thường mẹ nhé!