Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Thai nhi tuần thứ 15 và lời khuyên dành cho mẹ bầu

Thai nhi tuần thứ 15 vẫn tiếp tục phát triển và có sự thay đổi đáng kể về diện mạo. Tình trạng ốm nghén của mẹ bầu cũng đã thuyên giảm hơn. Vậy thai nhi tuần thứ 15 phát triển thế nào? Có những lời khuyên gì dành cho mẹ bầu? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 14

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 16

1. Kích thước thai nhi tuần thứ 15

Kích thước thai nhi tuần thứ 15
Kích thước thai nhi tuần thứ 15

Thai nhi tuần thứ 15 vẫn tiếp tục phát triển. Lúc này bé yêu của mẹ sẽ có kích thước chiều dài khoảng 11,5 cm. Và cân nặng bé vào khoảng 100 gram. Ước tính bé bằng một trái cam. Trong những tuần thai sắp tới bé vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng. Bé sẽ phát triển thêm về chiều dài và cân nặng sẽ tăng gấp đôi.

2. Thai nhi tuần thứ 15 phát triển thế nào?

Sau 15 tuần mang bầu của mẹ ( tương đương sau 13 tuần thụ tinh ) thì bé phát triển rất nhanh chóng. Bé yêu của mẹ dần trở nên giống hình ảnh một em bé thu nhỏ.

Thai nhi tuần thứ 15 phát triển thế nào?
Thai nhi tuần thứ 15 phát triển thế nào?

Bước sang tuần thai nhi thứ 15 em bé của mẹ bắt đầu có nhiều phản xạ. Bé sẽ vặn mình và cử động rất nhiều. Nhưng mẹ chưa thể cảm nhận được vì bé còn nhỏ. Phải đến những tuần sau nữa khi bé phát triển ở mức độ nhất định mẹ mới cảm nhận được những chuyển động này.

Thai nhi tuần thứ 15 là lúc bé đang tập luyện hít thở vận chuyển nước ối từ mũi đến các phần khác của hô hấp. Chân tay bé phát triển, bé đã có thể cử động các chi và các khớp. Chân bé lúc này sẽ phát triển dài hơn so với tay bé.

Trong tuần thai thứ 15 này, thị giác của bé cũng đã được hình thành. Dù đôi mắt bé vẫn đang khép chặt nhưng bé đã cảm nhận được ánh sáng và bóng tối. Nếu có luồng sáng mạnh chiếu vào bụng mẹ, bé sẽ di chuyển để tránh đi. Vị giác của bé cũng được hình thành trong tuần thứ 15 này. Tuy nhiên bé vẫn chưa thể cảm nhận và phân biệt rõ các vị khác nhau.

Xương bé tiếp tục phát triển hơn nữa và dần trở nên cứng cáp hơn. Dưới lợi bé bắt đầu hình thành các chồi răng.

Thai nhi tuần thứ 15 phát triển thế nào?
Thai nhi tuần thứ 15 phát triển thế nào?

Lúc này khi siêu âm đã có thể biết bé thuộc giới tính nào. Tuy nhiên cũng phụ thuộc vào tư thế nằm của bé trong bụng mẹ. Nếu bé nằm vắt chéo chân thì khó mà xác định chắc chắn được.

3. Thai nhi tuần thứ 15 mẹ bầu có những thay đổi gì?

Bước sang tuần thai này mẹ bầu dường như cảm thấy cơ thể khỏe hơn do mẹ đang trong giai đoạn ổn định của thai kì. Phần đỉnh tử cung của mẹ đã vào vị trí giữa xương mu và rốn. Các vòng dây chằng đỡ tử cung của mẹ đang ngày một dày lên. Khi tử cung mẹ lớn lên thì các vòng dây chằng này cũng sẽ giãn ra.

Mẹ bầu giờ đây đã bớt có cảm giác buồn nôn hơn. Cảm xúc mẹ đã dần đi vào ổn định. Thêm nữa là da mẹ bầu lúc này rất đẹp và hồng hào. Nhìn mẹ rất có sức sống. Tóc mẹ sẽ dày hơn và đẹp hơn. Móng tay mẹ bầu lúc này trông hơi lạ một chút. Một số mẹ bầu sẽ thấy móng tay mình như giòn hơn và rất dễ bong ra. Trong thời gian này nếu đứng lâu mẹ bầu sẽ bị đau chân. Do các tĩnh mạch ở chân xuất hiện ngày một rõ. Vì thế mẹ hãy hạn chế đứng nhé. Mỗi khi mẹ nằm hãy để hai chân nâng cao hơn một chút nhé sẽ giúp ích cho mẹ đấy.

Thai nhi tuần thứ 15 mẹ bầu có những thay đổi gì?
Thai nhi tuần thứ 15 mẹ bầu có những thay đổi gì?

4. Một số chứng mẹ bầu gặp ở tuần này

4.1. Chóng mặt

Mẹ bầu trong khoảng thời gian này dễ bị chóng mặt. Nếu mẹ có cảm giác chóng mặt, không vững và muốn ngất xỉu thì hãy nằm nghỉ ngay nhé. Nếu không có chỗ để nằm mẹ hãy ngồi xuống và cúi đầu giữa hai gối. Hoặc mẹ có thể quỳ xuống và cúi đầu ra trước để không bị ngã gây ảnh hưởng đến cả bé và mẹ nhé.

4.2. Trào ngược dạ dày thực quản

Mẹ bầu lúc này sẽ hay có cảm giác đói và muốn ăn nhiều hơn. Do đó dễ dẫn đến tình trạng mẹ ăn nhiều quá mức khiến trào ngược dạ dày. Để tránh tình trạng này mẹ hãy chia nhỏ các bữa ăn, ăn thành nhiều lần trong ngày nhé.

4.3. Đau đầu thường xuyên

Đau đầu thường xuyên
Đau đầu thường xuyên

Do những thay đổi về nội tiết tố, những mệt mỏi, căng thẳng… đều khiến mẹ bị đau đầu. Để giảm tình trạng này mẹ hãy nghỉ ngơi và thư giãn, hãy thử ngồi ở một nơi yên tĩnh và tắt hết đèn.

4.4. Trí nhớ không tốt

Trí nhớ mẹ bầu lúc này không được tốt cho lắm. Do mẹ mang thai nên bộ não của mẹ cũng bị ảnh hưởng. Mẹ thường hay quên những việc bình thường, quên đồ vật … Mẹ hãy ghi lại những gì cần làm hay những gì cần ghi nhớ lại nhé để tránh quên mất những việc quan trọng cần làm mẹ nhé.

5. Lời khuyên dành cho mẹ khi bước sang tuần thai thứ 15

Mẹ bầu đã nghĩ được một cái tên nào đó được đặt cho bé chưa nhỉ? Nếu chưa thì mẹ hãy cùng bố bé thảo luận về vấn đề này đi nhé.

Bên cạnh đó mẹ bầu hãy bổ sung cho cả mẹ và bé các chất dinh dưỡng cần thiết nhé. Vì bé đang trong quá trình phát triển nên tạm thời mẹ hãy tạm biệt chế độ ăn kiêng một thời gian nhé. Mẹ hãy chia và ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng axit trào ngược.

Bên cạnh đó mẹ bầu hãy bổ sung cho cả mẹ và bé các chất dinh dưỡng cần thiết nhé
Bên cạnh đó mẹ bầu hãy bổ sung cho cả mẹ và bé các chất dinh dưỡng cần thiết nhé

Nếu mẹ bầu vận động hoặc tập thể dục hãy chú ý lựa chọn những bài tập có tính an toàn và thoải mái mẹ nhé. Lúc này mẹ nên đi mua ít đồ rộng rãi để tiện cho việc di chuyển và sinh hoạt thường ngày.

Mẹ hãy chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vì mẹ dễ bị nổi mẩn nhất là ở vùng háng, dưới ngực và nách. Hãy thay đồ và tắm thường xuyên mẹ nhé.

Trên đây là toàn bộ thông tin về tuần thai thứ 15 được gửi đến mẹ bầu. Chúc mẹ bầu của chúng ta có thật nhiều sức khỏe sẵn sàng bước vào những tuần thai kế tiếp.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thai nhi tuần thứ 15 và lời khuyên dành cho mẹ bầu”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt […]
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 3 tháng cuối đi khám thai được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu hạ vị khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì? Liệu nó có gây ảnh hưởng xấu gì đến thiên thần nhỏ đang lớn lên trong bụng không? Câu trả […]
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Bước sang 24 tuần tuổi, em bé trong bụng bắt đầu đạp mạnh thường xuyên hơn khiến mẹ tò mò không biết em bé đang nằm với tư thế nào đúng không ạ? Bài viết dưới đây chia sẻ đến mẹ tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi (hay tư thế nằm của […]
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Vậy là bé yêu của mẹ đã được 8 tuần tuổi rồi đó, hạnh phúc quá phải không mẹ? Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu những thay đổi, phát triển của thai nhi nên không khỏi khiến mẹ lo lắng. Trong số đó, lo lắng không biết tim thai tuần 8 của bé […]
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
Vậy là thiên thần nhỏ đã đồng hành cùng mẹ được 6 tuần rồi đấy! Thế nhưng, Góc của mẹ biết rằng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn liệu 6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì? 6 tuần chưa có tim thai có sao không? Thấu hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, […]
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Vậy là bé đã đồng hành cùng mẹ được 8 tuần rồi, thời gian qua chắc hẳn mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng lo lắng nhiều về hiện tượng mất tim thai rồi lại có. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này là gì? Mẹ hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Góc […]
Giỏ hàng 0