Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mẹ bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân cho hợp lý?

Mẹ rất băn khoăn bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân? Bầu 3 tháng đầu tăng cân nhanh có tốt không? Nếu mẹ đang thắc mắc về cân nặng của mình, hãy dành vài phút tham khảo bài viết chi tiết dưới đây để có được câu trả lời mẹ nhé!

1. Bầu 3 tháng đầu nên tăng bao nhiêu cân là chuẩn?

Theo các bác sĩ khoa sản, mẹ bầu 3 tháng đầu có thể tăng cân nhưng sẽ không thể tăng cân nhanh. Điều này là do mẹ bị ảnh hưởng bởi tác động của ốm nghén kéo dài.  Trong phần tiếp theo hãy cùng tìm hiểu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân cho mẹ bầu nhé!

Trong tam cá nguyệt đầu của thai kỳ, mẹ nên chú ý để  tăng cân trong khoảng từ 1 – 2 kg thôi nhé! Tiếp đó tam cá nguyệt thứ hai mẹ cần tăng từ 4kg đến khoảng 5kg. Trong tam cá nguyệt cuối tăng 5- 6kg, mẹ cũng đừng quá lo lắng về sự tăng cân chậm này, vì từ sau tuần thứ 12 trở đi mẹ sẽ lên cân đều hơn.

Mẹ nên tăng cân tùy vào tình trạng cơ thể.
Mẹ nên tăng cân tùy vào tình trạng cơ thể.

Trên đây là thông tin cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân, trong phần tiếp hãy cùng tìm hiểu mức tăng cân hợp lý cho mẹ.

Mức tăng cân hợp lý cho mẹ khi mang thai phụ thuộc chủ yếu vào thể trạng của từng mẹ bầu khác nhau. Trên thực thế là không có thai kỳ nào giống thai kỳ nào, mức tăng cân của các mẹ bầu cũng không giống nhau hoàn toàn. Nhưng nhìn chung, mức tăng cân hợp lý cho mẹ là:

  • Trong mức 11,3 – 16 kg phù hợp với mẹ có cân nặng trung bình trước khi mang thai.
  • Trong mức 12,7 – 18,3 kg phù hợp với mẹ ít cân trước khi mang thai.
  • Trong khoảng 7 – 11,3kg phù hợp với mẹ thừa cân trước khi mang thai.
  • Trong khoảng 16 – 20,5 kg trong trường hợp mẹ mang song thai.

Để an tâm hơn về lộ trình tăng cân trong thai kỳ, mẹ có thể tham khảo bảng chỉ số BMI để theo dõi số cân chuẩn mẹ nhé! 

Chỉ số BMI Số cân nặng phù hợp Mức cân nặng phù hợp khi mang song thai
BMI <18

(Quá gầy)

Nên tăng 12,7 kg – 18,1 kg. Tham khảo ý kiến bác sĩ.
18 < = BMI <23

(Cân nặng bình thường)

Nên tăng từ 11,3 kg – 15,9 kg. Nên tăng từ 16,8 kg – 24,5 kg.
23 <= BMI <30

(Thừa cân)

Nên tăng 6,8 kg – 11,3 kg. Nên tăng từ 14,1 kg – 24,7 kg.
BMI >30

(Béo phì)

Nên tăng 5 kg – 9,1 kg. Nên tăng từ 11,3 kg – 19,1 kg.

2. Cách tính chỉ số cân nặng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Nếu mẹ đang quan tâm về cách tính chỉ số cân nặng cho mẹ bầu 3 tháng đầu và bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân. Mẹ hãy theo dõi trong phần dưới đây.

Cách tính cân nặng cần tăng dựa trên chỉ số BMI, mẹ cần dựa vào cân nặng  trước khi mang thai. BMI là chỉ số cơ thể chuẩn được các bác sĩ và chuyên gia y tế sử dụng để xác định thể trạng và tình trạng cơ thể có bị thừa cân hay quá gầy hay không.

Mẹ nên dựa vào chỉ số BMI chuẩn để tăng cân phù hợp.
Mẹ nên dựa vào chỉ số BMI chuẩn để tăng cân phù hợp.

Sau đây là cách tính chỉ số BMI chuẩn cho mẹ: 

Chỉ số BMI = Cân nặng (tính bằng kg) / [Chiều cao x Chiều cao] (theo đơn vị m).

  • Bước 1: Lấy cân nặng (tính theo đơn vị kg) ở thời điểm chưa mang thai.
  • Bước 2: Đo chiều cao của mẹ và tính bình phương: Chiều cao (m) x Chiều cao (m).
  • Bước 3: Chia cân nặng của mẹ cho bình phương chiều cao.

Ví dụ cho cách tính BMI:

  • Ta có: Cân nặng = 68 kg, chiều cao = 165 cm (1,65 m).
  • Thực hiện tính BMI: 68 : (1,65)^2 = 24,98.

Ta được kết quả 24,98 nằm trong khoảng bình thường, vậy chỉ số này là đạt chuẩn mẹ nhé!

Chỉ số BMI chuẩn giúp mẹ điều chỉnh số cân nặng phù hợp từng giai đoạn của thai kỳ.
Chỉ số BMI chuẩn giúp mẹ điều chỉnh số cân nặng phù hợp từng giai đoạn của thai kỳ.

Thông qua chỉ số BMI chuẩn trước khi mang thai, mẹ sẽ có thể đánh giá được tình trạng cơ thể để có mức tăng cân khi mang thai. Mẹ hoàn toàn có thể tự đánh giá chỉ số BMI của mình qua chỉ số thống kê sau đây:

  • Gầy: BMI nhỏ hơn 18.5kg.
  • Bình thường: BMI từ 18,5 – 25kg.
  • Thừa cân: BMI từ 25-30kg.
  • Béo: BMI 30 – 40kg.
  • Rất béo: BMI trên 40kg.

Cụ thể hơn về thông tin số cân tăng và số cân tích lũy thai nhi, mẹ tham khảo trong bảng dưới đây để biết được bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân và em bé tháng đầu tăng bao nhiêu kg. Đây được coi là bảng cân nặng lý tưởng nhất theo từng giai đoạn thai kỳ:

Giai đoạn mang thai Số kg tăng Cân nặng của thai nhi Nơi tích lũy cân nặng
Tam cá nguyệt thứ nhất

(hết tuần thứ 13)

1 – 2 kg 5gr ở tuần thai thứ 10. Trong các tế bào của cơ quan sinh sản.
Tam cá nguyệt thứ hai

(tuần 14 – tuần 27)

4 – 5 kg 350gr ở tuần thai thứ 20. Trong các mô
Tam cá nguyệt thứ ba

(được tính từ tuần 28 – tuần 40)

4 – 6 kg 3kg – 3,5 kg trong giai đoạn tuần thai thứ 40. Trong sự tăng cân của thai nhi.

Xem thêm: DƯỠNG THAI 3 THÁNG ĐẦU MẸ CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?

3. Bầu 3 tháng đầu nên tăng bao nhiêu cân là hợp lý? Nguy cơ khi mẹ tăng cân quá ít hoặc quá nhiều

3.1. Mẹ bầu 3 tháng đầu tăng cân quá ít

Trong giai đoạn bầu 3 tháng tăng mấy kg là đủ? Dù mẹ bầu có tăng cân ít hay giảm cân thì bé vẫn có thể phát triển bình thường. Tuy nhiên nếu mẹ giảm cân quá nhiều thì đây là tình trạng đáng báo động, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Ảnh hưởng đến mẹ

  • Nếu mẹ bị giảm cân quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng cơ thể bị suy nhược, thiếu dinh dưỡng. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. 
  • Trong giai đoạn đầu 3 tháng mẹ có thể không tăng cân cân nhiều, nhưng tình trạng này diễn ra lâu dần có thể dẫn tới tăng tỉ lệ sinh non, thậm chỉ sảy thai.
Mẹ nên chú ý khẩu phần ăn để không bị giảm cân quá nhiều nhé!
Mẹ nên chú ý khẩu phần ăn để không bị giảm cân quá nhiều nhé!

Ảnh hưởng đến bé

  • Bé có thể mắc bệnh suy dinh dưỡng bào thai, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất. Ngoài ra bé cũng dễ mắc bệnh và có thể phát triển chậm hơn bé sinh ra với mức cân nặng hợp lý
  • Tăng cân quá ít có thể dẫn đến tình trạng bé chậm tăng trưởng trong tử cung, thai suy dinh dưỡng làm tăng tỉ lệ sinh non

 Đọc thêm: Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân phải làm sao?

3.2. Mẹ bầu 3 tháng đầu tăng cân quá nhiều

Thời kỳ mang thai là thời kỳ quan trọng để mẹ có thể cung cấp những chất dinh dưỡng cho bé phát triển tốt nhất sau sinh. Trong giai đoạn này mẹ cần ăn nhiều hơn trước lúc mang thai. Tuy nhiên mẹ cũng cần có một chế độ ăn uống hợp lý nhất để vẫn có thể đảm bảo tăng cân giúp mẹ khỏe và cả thai nhi phát triển tốt. 

Trong phần tiếp theo hãy cùng tìm hiểu xem bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân là đủ, bầu 3 tháng đầu tăng cân nhanh có sao không mẹ nhé!

Mẹ nên chú ý không tăng cân quá nhiều tránh gây ảnh hưởng xấu tới bé.
Mẹ nên chú ý không tăng cân quá nhiều tránh gây ảnh hưởng xấu tới bé.

Trong giai đoạn này mẹ không nên ăn quá nhiều tránh tình trạng tăng cân vượt quá mức khuyến cáo. Nếu tăng cân quá mức bình thường sẽ gây hại cho cả mẹ và thai nhi, Những nguy cơ có thể gặp phải là: 

Ảnh hưởng đến mẹ

  • Mẹ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tỷ lệ mắc cao gấp đôi những phụ nữ tăng cân bình thường, sau này dễ dẫn đến nguy cơ tiền sản giật, tăng huyết áp.
  • Mẹ có thể mắc bệnh trĩ, rạn bụng, các vấn đề xấu cung quanh vùng xương chậu, són tiểu. Cơ thể quá thừa cân khiến mẹ thấy khó chịu khi di chuyển, ngồi và cả khi đi đứng, hơn nữa mẹ cũng cảm thấy nóng hơn những bà bầu khác.
  • Khi mẹ tăng cân quá nhiều sẽ khiến thai nhi có xu hướng to hơn khiến mẹ mệt mỏi. Hơn nữa cổ tử cung của mẹ giãn rộng và chèn vào cơ hoành gây khó thở, phù chân. Khi sinh khiến mẹ mất sức nhiều hơn, gây tổn thương các phần mềm như rách âm hộ, âm đạo.
  • Trong trường hợp thai nhi to, bác sĩ buộc phải mổ lấy thai nhi. Việc mổ lấy thai nhi trở nên phức tạp và cũng nguy hiểm hơn vì lớp mỡ dày dưới da gây khó khăn cho bác sĩ trong việc gây tê, truyền tĩnh mạch.
  • Tăng cân quá mức trong thai kỳ làm mẹ khó lấy lại vóc dáng sau sinh.
Tăng nhiều cân có thể gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé.
Tăng nhiều cân có thể gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé.

Ảnh hưởng đến bé

  • Khi mẹ thừa cân, thai nhi to dẫn đến tình trạng thai nhi bị phì các cơ quan trong cơ thể. Điển hình là những bất thường ở buồng tim, tăng nguy cơ tử vong cao khi ở trong bụng mẹ. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân mẹ nhé!
  • Khi thai quá to dẫn đến quá trình chuyển dạ ở mẹ gặp nhiều khó khăn do đầu thai to, khó lọt xuống thấp, gây rối loạn cơn gò. Trong trường hợp khi đầu thai nhi đã lọt thấp xuống, nhưng đầu dễ bị chèn ép vào khung chậu, xương vai có thể mắc kẹt ở khoang chậu của mẹ. Nếu bác sĩ xử lý không kịp thời bé có thể sẽ bị ngạt.
  • Gây ra chứng rối loạn chuyển hóa sau sinh: bé nặng cân dễ bị hạ đường huyết, hạ canxi huyết. Những bệnh này có thể kéo theo một loạt những nguy hiểm khác.

4. Lưu ý cho mẹ bầu để có thai kỳ khỏe mạnh

  • Loại bỏ suy nghĩ “ăn cho hai người”: Nhiều mẹ nhầm tưởng rằng ăn nhiều gấp đôi sẽ cho con được nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng tùy từng giai đoạn mà thai nhi cần lượng dưỡng chất khác nhau để phát triển. 
  • Nên chia nhỏ bữa ăn: Mẹ bầu có thể bị ốm nghén, buồn nôn, khó tiêu hóa trong giai đoạn này. Vì vậy mẹ có thể chia nhỏ thành 5 – 7 bữa/ngày để đảm bảo nạp đủ dinh dưỡng và calo cho cả mẹ và bé.
  • Nói không với đồ vặt: Đồ ăn vặt không có nhiều giá trị dinh dưỡng mà lại khiến mẹ bầu dễ tăng cân, làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ,…
  • Duy trì thói quen tập luyện: Mẹ hãy duy trì thói quen tập luyện nhẹ nhàng 15 – 20 phút mỗi ngày nhé! Việc này sẽ giúp mẹ ngủ ngon hơn, giảm thiểu triệu chứng ốm nghén và dễ dàng lấy lại vóc dáng sau sinh.
  • Nhai kỹ thức ăn: Nhai kỹ thức ăn giúp dạ dày nhanh no, tránh nạp thêm calo không cần thiết vào cơ thể. Mẹ có thể tìm không gian yên tĩnh để tập trung ăn uống, tránh vừa ăn vừa xem điện thoại hay tivi.
  • Uống đủ 8 ly nước mỗi ngày: Mẹ nên uống những loại nước có chứa nhiều khoáng chất, giúp kích thích sản sinh và làm tăng hồng cầu. Không chỉ với bà bầu mà người thường cũng được khuyến cáo nên uống đủ nước. 
  • Đa dạng dinh dưỡng: Thực đơn của mẹ nên đa dạng đủ thịt, cá, trứng, sữa và rau xanh,… để có thể cung cấp tối đa những chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển toàn diện của bé.
  • Không ăn đồ sống, tái hoặc đồ ăn quá nhiều gia vị: Thịt sống, cá sống trong các món gỏi, tái cũng chứa nhiều tác nhân gây bệnh trên bề mặt và lẫn trong thịt. Từ đó gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi bao gồm các vấn đề như: thai chết lưu hoặc chậm phát triển trí tuệ.
Mẹ chú ý khẩu phần ăn, nạp đủ chất cho bé mẹ nhé!
Mẹ chú ý khẩu phần ăn, nạp đủ chất cho bé mẹ nhé!

Trên đây là bài viết cung cấp thông tin cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân? Hy vọng bài viết này đã giúp mẹ trả lời cho những băn khoăn 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân, đặc biệt là các mẹ mang thai lần đầu. Chúc các mẹ có được sức khỏe, tinh thần tốt nhất trong thời kỳ thai sản mẹ nhé!

Xem thêm:

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mẹ bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân cho hợp lý?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt […]
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 3 tháng cuối đi khám thai được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu hạ vị khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì? Liệu nó có gây ảnh hưởng xấu gì đến thiên thần nhỏ đang lớn lên trong bụng không? Câu trả […]
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Bước sang 24 tuần tuổi, em bé trong bụng bắt đầu đạp mạnh thường xuyên hơn khiến mẹ tò mò không biết em bé đang nằm với tư thế nào đúng không ạ? Bài viết dưới đây chia sẻ đến mẹ tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi (hay tư thế nằm của […]
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Vậy là bé yêu của mẹ đã được 8 tuần tuổi rồi đó, hạnh phúc quá phải không mẹ? Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu những thay đổi, phát triển của thai nhi nên không khỏi khiến mẹ lo lắng. Trong số đó, lo lắng không biết tim thai tuần 8 của bé […]
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
Vậy là thiên thần nhỏ đã đồng hành cùng mẹ được 6 tuần rồi đấy! Thế nhưng, Góc của mẹ biết rằng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn liệu 6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì? 6 tuần chưa có tim thai có sao không? Thấu hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, […]
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Vậy là bé đã đồng hành cùng mẹ được 8 tuần rồi, thời gian qua chắc hẳn mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng lo lắng nhiều về hiện tượng mất tim thai rồi lại có. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này là gì? Mẹ hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Góc […]
Giỏ hàng 0