3 tháng đầu thai nhi mới hình thành là thời điểm nhạy cảm, cần theo dõi cần thận. Tuy không thay đổi nhiều về kích thước và cân nặng nhưng vẫn có sự phát triển nhất định. Thai 3 tháng đầu phát triển như thế nào? Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé!
Mục lục
1. Thai 3 tháng đầu phát triển như thế nào?
Trong 3 tháng đầu, thai nhi dần dần thành hình, hoàn thiện các cơ quan của cơ thể hoàn chỉnh. Mẹ hãy theo dõi thai 3 tháng đầu phát triển như thế nào nhé!
Tuần 1 và 2: Thời gian dự sinh của mẹ được tính sau 40 tuần kể từ ngày bắt đầu kỳ kinh cuối cùng, sự thụ tinh bắt đầu sau 2 tuần kể từ ngày bắt đầu kỳ kinh cuối trước khi mang thai.. Do đó, khoảng thời gian diễn ra kỳ kinh cuối cũng được tính vào thời gian thai kỳ nên trong 2 tuần đầu chưa thụ tinh và chưa hình thành thai nhi.
Tuần 3: Sau 2 tuần của kỳ kinh cuối cùng, trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử ở vòi fallop. Với 1 trứng được thụ tinh tạo 1 hợp tử, 2 trứng được thụ tinh hoặc 1 trứng phân chia thành 2 tạo thành 2 hợp tử.
Hợp tử di truyền 23 nhiễm sắc thể của bố và 23 nhiễm sắc thể của mẹ. Nhiễm sắc thể này quy định các đặc điểm sinh học như giới tính, ngoại hình… Hợp tử di chuyển từ vòi fallop vào tử cung tạo thành túi phôi.
Tuần 4: Túi phôi phát triển, ăn sâu vào niêm mạc tử cung để làm tổ. Bên trong túi phôi, nhóm tế bào bên trong phát triển thành phôi thai, nhóm tế bào bên ngoài phát triển hình thành nhau thai.
Tuần 5: Nồng độ nội tiết tố HCG tăng lên nhanh chóng là tín hiệu để cơ thể tiết nhiều nội tiết tố estrogen và progesterone hơn. Khi đó mẹ sẽ mất kinh – đây là dấu hiệu cho thường thấy khi mang thai, nhau thai phát triển. Phôi thai phân chia rõ ràng thành 3 lớp, mỗi lớp sẽ phát triển thành các nhóm cơ quan khác nhau:
- Lớp ngoại bì sẽ phát triển thành da, hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên, mắt và tai trong của bé.
- Lớp trung bì sẽ hình thành tim và hệ tuần hoàn, xương, dây chằng, thận và phần lớn hệ sinh dục của em bé.
- Lớp nội bì sẽ hình thành phổi và ống tiêu hóa.
Tuần 6: Bắt đầu hình thành não, tủy sống, tim và các cơ quan nội tạng khác. Những cấu trúc đầu tiên của mắt và tai bé, chồi nhỏ – sau này là cánh tay cũng xuất hiện. Thai nhi dần thành hình và có dáng nằm cong như chữ C.
Tuần 7: Não và mặt thai nhi phát triển, có thể nhìn thấy vị trí lõm của lỗ mũi, võng mạc dần hình thành. Chồi cánh tay phát triển thành hình giống mái chèo, chồi chi dưới (chân) xuất hiện.
Tuần 8: Môi trên và mũi đã thành hình, các ngón tay bắt đầu thành hình, chồi chi dưới phát triển thành hình mái chèo. Các vị trí bộ phận tai và mắt đã xuất hiện rõ ràng, cổ và thân hình bắt đầu duỗi thẳng.
Tuần 9: Cánh tay phát triển, bắt đầu xuất hiện khuỷu tay, các ngón chân và mí mắt hình thành. Lúc này đầu thai nhi khá lớn, cằm chưa rõ ràng.
Tuần 10: Đầu tròn hơn, ngón tay và nóng chân dài hơn và không còn lớp màng nữa. Mí mắt và tai ngoài phát triển, có thể nhìn thấy dây rốn.
Tuần 11: Khuôn mặt rộng ra, mắt tách xa nhau, mần răng xuất hiện, mí mắt nhắm lại. Hồng cầu cũng bắt đầu hình thành. Cuối tuần thứ 11, bộ phận sinh dục ngoài bắt đầu phát triển.
Tuần 12: Khuôn mặt phát triển rõ ràng hơn, hệ thống ruột phát triển hơn, móng tay bắt đầu xuất hiện. Thai bắt đầu có những cử động tự thân.
Mẹ tham khảo thêm bài viết: Tổng hợp 40 tuần thai kỳ và những điều mẹ cần lưu tâm
2. Cân nặng thai 3 tháng đầu phát triển như thế nào?
2.1. Bảng cân nặng trung bình
Mẹ muốn theo dõi thai 3 tháng đầu phát triển như thế nào cần dựa vào chiều dài và cân nặng thai nhi. Bắt đầu từ tuần thứ 8, khi khám thai, các bác sĩ có thể xác định được cân nặng và chiều dài thai nhi dựa theo kết quả siêu âm.
Do thai nhi thường uốn cong nửa đầu thai kỳ nên việc xác định chiều dài chính xác còn khó khăn. Chiều dài đo được lúc này là chiều dài từ đầu đến mông bé. Mẹ tham khảo bảng cân nặng và chiều dài thai nhi 3 tháng đầu theo tiêu chuẩn Tổ chức Y tế thế giới WHO năm 2019 dưới đây:
Cân Nặng Thai Nhi theo Tuần Tuổi | Chiều dài | Cân nặng |
Tuần thứ 8 | 1.6 cm | 1 g |
Tuần thứ 9 | 2.3 cm | 2 g |
Tuần thứ 10 | 3.1 cm | 4 g |
Tuần thứ 11 | 4.1 cm | 7 g |
Tuần thứ 12 | 5.4 cm | 14 g |
Tuần thứ 13 | 7.4 cm | 23 g |
Qua việc xác định cân nặng và chiều dài thai nhi, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngoài phù hợp cho mẹ để thai nhi phát triển tốt nhất. Lưu ý, trên đây chỉ là bảng số liệu tham khảo, mẹ không nên quá lo lắng khi chiều dài và cân nặng của bé chưa đúng theo bảng nhé!
Đọc thêm: Mẹ bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân cho hợp lý?
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi
Chiều dài và cân nặng của thai nhi trong 3 tháng đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sau:
- Yếu tố di truyền và khác biệt về chủng tộc: Cơ thể thai nhi có thể tương đồng với vóc dáng của mẹ do yếu tố di truyền. Nghĩa là nếu mẹ cao lớn thai nhi sẽ cao lớn, nếu mẹ vóc dáng nhỏ nhắn thai nhi sẽ nhỏ nhắn hơn.
- Sức khỏe của mẹ bầu trong quá trình mang thai: Sức khỏe và dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng nhiều đến cân nặng thai 3 tháng đầu. Mẹ yếu, quá gầy không cung cấp đủ dinh dưỡng để thai phát triển dẫn tới thai nhẹ cân, thậm chí biến chứng hay sảy thai.
- Sự tăng cân của người mẹ: 3 tháng đầu con phát triển như thế nào phụ thuộc một phần vào trọng lượng của mẹ. Khi mang thai mẹ bị tiểu đường hay béo phì, tăng cân quá nhiều, khả năng cao thai nhi sẽ lớn hơn bình thường. Mẹ sẽ gặp khó khăn khi sinh, em bé bị kẹt hoặc phải sinh mổ.
- Số lượng thai: Thông thường mẹ sinh đôi, đa thai thì thai nhi sẽ có cân nặng và chiều dài thấp hơn so với thai đơn. Cho đến khi được sinh ra, các bé sinh đôi, đa thai cũng sẽ nhẹ cân và bé hơn những bé thai đơn thông thường.
Mẹ mang thai đôi, cân nặng của các bé sẽ nhỏ hơn bé mang thai đơn
3. Thai 3 tháng đầu phát triển như thế nào? Đừng quên khám thai định kỳ mẹ nhé
Trong suốt thai kỳ, mẹ cần khám thai ít nhất 14 lần, mỗi tháng 1 – 2 lần. Mang thai 3 tháng đầu là thời kỳ quan trọng, cần theo dõi chặt chẽ tình trạng thai nhi, mẹ cần tuân thủ thời gian khám cụ thể như sau:
- Khám lần đầu tiên: Mẹ nên khám thai lần đầu khi thai đã được 5 – 8 tuần tuổi, là thời gian mới thụ thai và hợp tử làm tổ trong tử cung, Mẹ cần làm các xét nghiệm để xác định chính xác có mang thai hay không và thai có làm tổ đúng vị trí trong tử cung hay không và xác định ngày dự sinh.
- Khám lần thứ hai: Khám thai lần hai khi thai nhi tròn 8 tuần tuổi, lúc này thai nhi đang dần thành hình, bắt đầu xuất hiện các cơ quan, mẹ có thể nghe tim thai. Mẹ cần được kiểm tra sức khỏe toàn diện, được bác sĩ tư vấn chăm sóc sức khỏe khi mang thai.
- Khám lần thứ ba: Khám lần 3 khi thai được 12 – 13 tuần tuổi, lúc này thai nhi về cơ bản đã có đầy đủ các bộ phận, cơ quan cơ thể. Đây là thời gian thích hợp để sàng lọc dị tật bẩm sinh và có biện pháp can thiệp kịp thời.
4. Lưu ý cho mẹ khi mang thai 3 tháng đầu
Mang thai 3 tháng đầu mẹ cần chú ý nhiều về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi hàng ngày để có sức khỏe tốt nhất, cung cấp đủ dưỡng chất cho thai phát triển. Bất kỳ sai sót nào trong giai đoạn này cũng làm tổn hại đến bé như nhẹ cân, suy dinh dưỡng, dị tật bẩm sinh hay sinh non, sảy thai. Chính vì vậy, mẹ cần chú ý một số điều dưới đây:
- Bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày: Axit folic đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thần kinh, ngừa dị tật bẩm sinh, thiếu máu… Axit folic có nhiều trong thực phẩm như gan động vật, thịt gà, thịt vịt, trứng, ngũ cốc và rau xanh, trái cây…
- Đi bộ hoặc tập yoga 30 phút mỗi ngày: Các bài tập này giúp mẹ rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai, săn chắc cơ hông, xương chậu để sinh nở dễ dàng hơn, tăng khả năng sinh thường. Tuy nhiên, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các bài tập và thời gian tập nhé!
- Dành thời gian nghỉ ngơi và giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái: Tâm trạng của mẹ ảnh hưởng phần nào đến việc hình thành tính cách của bé sau này. Do vậy, mẹ hãy giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái, để cơ thể khỏe mạnh và bé có môi trường phát triển tốt nhất nhé.
- Không sử dụng cafein, rượu bia, thuốc lá…: Mẹ uống cà phê, uống rượu hay hút thuốc thì bé cũng sẽ hấp thụ cà phê, rượu, thuốc là vào cơ thể. Những chất này khiến bé bị thiếu oxy, tăng nguy cơ sinh non, dị tật, sảy thai…
- Vệ sinh âm đạo sạch sẽ, khô thoáng hàng ngày: Mang thai 3 tháng đầu lượng hormone giới tính tăng lên, mẹ sẽ tiết nhiều dịch âm đạo hơn, nếu không vệ sinh sạch sẽ hàng ngày sẽ viêm âm đạo ảnh hưởng không tốt đến thai nhi như chuyển dạ sớm, sinh non, nhiễm trùng mắt bé, mù mắt, viêm phổi… Mẹ nên chọn những sản phẩm dịu nhẹ, thành phần thiên nhiên, chứa ít hóa chất để tạo môi trường pH cân bằng, ngăn không cho vi khuẩn phát triển. Tham khảo sản phẩm Dung dịch vệ sinh phụ nữ của Mamamy mẹ nhé!
Xem thêm:
- Cẩm nang mang thai, sinh con và tất cả những gì mẹ cần biết
- Thai giáo cho bé là gì? 3 sai lầm khi học thai giáo
- 5 bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cho bé phát triển khoẻ mạnh
- Mang thai 3 tháng đầu bụng có to không? Chuyên gia giải đáp
Như vậy mẹ đã nắm rõ thai 3 tháng đầu phát triển như thế nào rồi đúng không? Mẹ hãy nắm rõ những lưu ý cần thiết trong giai đoạn này để mang đến cho bé môi trường phát triển tốt nhất. Mẹ cũng đừng quên đến khám bác sĩ ngay nếu phát hiện bất kỳ bất thường nào trong thai kỳ mẹ nhé!
Nguồn tham khảo: https://www.webmd.com/baby/1to3-months