Mang thai và sinh con là một trong những trải nghiệm khó khăn và cũng là thiêng liêng nhất của người làm mẹ. Chín tháng của thai kỳ cũng là quãng thời gian thú vị đối với mẹ và những người thân trong gia đình. Họ có thể tìm được mọi cảm xúc từ bất ngờ, niềm vui, hy vọng, lo lắng cho đến sợ hãi. Mọi chuyện sẽ diễn ra như thế nào? Cuộc sống sẽ thay đổi như thế nào khi thiên thần nhỏ của chúng ta xuất hiện. Tất cả sẽ được chia sẻ trong cẩm nang mang thai và sinh con dưới đây.
Mục lục
1.Cẩm nang mang thai và sinh con – Sự thay đổi của cơ thể mẹ
Từ khi thụ tinh đến thời điểm sinh con, cơ thể mẹ sẽ có nhiều sự biến đổi đáng kinh ngạc. Nhau thai được hình thành để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Cơ thể mẹ giữ được nhiều nước hơn và lượng máu lưu thông cũng lớn hơn trước. Dễ nhận thấy điều đó khi trọng lượng cơ thể mẹ tăng lên.
Các tuyến vú chuẩn bị cho việc sản xuất sữa. Các mô liên kết, dây chằng, gân và cơ trở nên linh hoạt hơn, cho phép việc sinh nở tự nhiên được diễn ra. Những điều này đều do hormone được kích hoạt và duy trì. Mang thai là thời điểm hormone của phụ nữ sản xuất ra nhiều hơn bất kì thời điểm nào.
2.Cẩm nang mang thai và sinh con – quá trình mang thai
2.1.Thời kỳ đầu mang thai
Thời kỳ đầu mang thai sẽ không nhận rõ sự thay đổi về bề ngoài. Nhưng mẹ sẽ cảm nhận rõ những thay đổi từ bên trong.
Mẹ thay đổi về thể chất
Trong thời kỳ đầu mang thai, bề ngoài của mẹ có vẻ như không có sự thay đổi. Tuy nhiên, đa số phụ nữ có thể nhận thấy sự thay đổi rõ ràng của cơ thể mình. Các dấu hiệu có thể là: mệt mỏi, thay đổi khẩu vị, ngực căng, buồn nôn.
Mẹ thay đổi về tinh thần
Những thay đổi về nội tiết có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của bà mẹ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Mẹ sẽ nhạy cảm hơn. Và có thể thay đổi quan điểm về một số vấn đề.
2.2.Ba tháng cuối thai kỳ của mẹ
Cẩm nang mang thai và sinh con
Trong thời gian quan trọng này cho mẹ biết điều gì? Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn dễ chịu nhất, khi mẹ đã thích nghi với việc mang thai. Kích thước vòng bụng và trọng lượng cơ thể không còn trở thành vấn đề nữa. Hầu hết các mẹ đã bắt đầu cân bằng cảm xúc trở lại. Một số còn phát triển các năng lượng tích cực cho cơ thể. Vào thời điểm này, các chuyển động của thai nhi thường khá dễ nhận thấy.
Bé phát triển như thế nào trong 3 tháng cuối cùng
Bé phát triển nhanh chóng trong 3 tháng cuối cùng này. Cân nặng của bé tăng rất nhanh, khiến bụng mẹ ngày càng lớn. Những công việc hàng ngày cũng trở nên khó khăn hơn đối với mẹ. Vào tháng thứ 9, mọi trọng tâm sẽ chuyển sang việc sinh nở. Tâm trạng của mẹ bắt đầu hào hứng và cũng lo lắng cho sự kiện sắp xảy ra.
3.Cẩm nang mang thai và sinh con – Các vấn đề liên quan đến mang thai
Nhiều bà mẹ hoàn toàn khỏe mạnh trong quá trình mang thai. Những mẹ còn cảm giác khỏe mạnh hơn bình thường. Tuy nhiên, đa số mẹ đều gặp phải các triệu chứng mang thai điển hình. Và những dấu hiệu này có thể thay đổi qua từng tháng.
3.1.Các vấn đề mẹ mang thai thường gặp phải
- Dấu hiệu khởi đầu phổ biến nhất là buồn nôn.
- Khi mẹ tăng cân dần, các vấn đề đi kèm có thể là: đau lưng, ợ chua, giữ nước, giãn tĩnh mạch, đi vệ sinh nhiều lần, khó ngủ.
Những dấu hiệu này sẽ biến mất khi các giai đoạn mang thai trôi qua mà không cần phải điều trị. Hầu hết các mẹ mang thai đều đối phó tốt với chúng.
4.Cẩm nang mang thai và sinh con – Bệnh trong khi mang thai
Nếu bị ốm trong quá trình mang thai, mẹ sẽ rất lo lắng cho sức khỏe của bé, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu. Về việc dùng thuốc nên cẩn thận và chỉ sử dùng khi có sự đồng ý của bác sĩ. Điều này cũng áp dụng với các bệnh truyền nhiễm có thể gây hại cho thai nhi.
Một số bệnh lý như tiền sản giật chỉ xuất hiện khi mang thai. Các mẹ bị bệnh tiểu đường thai kỳ có khả năng bị tiền sản giật cao hơn.
Các mẹ có bệnh mãn tính như hen suyễn hoặc tiểu đường băn khoăn không biết có nên dùng thuốc hay không. Câu trả lời là có, vì nếu không dùng thuốc sẽ nguy hiểm cho bé hơn là các tác dụng phụ mà thuốc đem lại.
5.Cẩm nang mang thai và sinh con – Giai đoạn sinh con
Mặc dù, nhiều mẹ có chuẩn bị rất kỹ cho quá trình chuyển dạ của mình. Nhưng không phải lúc nào điều đó cũng diễn ra theo kế hoạch. Mẹ chỉ có thể biết nó diễn ra như thế nào khi chuyện ấy đến.
Nếu mẹ gặp trường hợp khó sinh thường. Sinh mổ là biện pháp thay thế được thực hiện. Thuốc gây tê cục bộ cho quá trình mổ lấy thai sẽ không ảnh hưởng xấu đến em bé.
5.1.Bé như thế nào khi quá ngày dự sinh
Nếu ngày dự sinh đã trôi qua. Mẹ sẽ phải thực sự trải qua thử thách về lòng kiên nhẫn. Sinh thường xảy ra chậm nhất là 2 tuần sau ngày dự sinh. Sau khoảng thời gian này, các vấn đề đáng ngại về sức khỏe của trẻ sẽ tăng lên.
5.2.Bé sinh trước ngày dự sinh
Bé sinh trước ngày dự sinh sẽ được chăm sóc đặc biệt, vì những lo ngại về việc sinh non. Cơ thể bé sinh non tháng chưa phát triển hoàn toàn. Vì vậy, việc chăm sóc cẩn thận mang lại cơ hội cho bé có một cuộc sống khỏe mạnh.
Phần kết
Cẩm nang mang thai và sinh con mang lại cái nhìn tổng quan cho mẹ về giai đoạn quan trọng này. Nếu mẹ đang đứng trước ngưỡng cửa ấy, xin chúc mẹ những điều tốt đẹp nhất. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết cùng tình yêu và lòng biết ơn. Vì mỗi giai đoạn đi qua cùng bé yêu đều là những trải nghiệm đáng quý của cả hai người.
Mẹ có thể quan tâm đến các bài viết dưới đây:
Quy định mới nhất về sinh con thứ 3 – Các thông tin mà mẹ nên biết