Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Tuần thai thứ 39 và những vấn đề cần quan tâm

tuần thai thứ 39, mẹ bầu cần chú ý các dấu hiệu chuyển dạ để kịp thời đến bệnh viện sinh em bé. Ngoài ra trong tuần thai này, mẹ bầu cũng cần chú ý nhiều vấn đề về sức khỏe. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 38

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 40

1. Những triệu chứng mà mẹ bầu sẽ gặp phải ở tuần thai thứ 39

Cùng xem những vấn đề mà mẹ bầu cần lưu ý là gì nhé!

1.1. Cơn đau Braxton Hicks

Ở tuần thai thứ 39 mẹ bầu cần lưu ý nhiều hơn về các cơn đau bụng của mình. Cơn gò Braxton Hicks ở tuần thai này sẽ xuất hiện nhiều hơn và gây khó chịu cho mẹ bầu. Tuy nhiên mẹ bầu cũng phân biệt rõ giữa cơn đau do Braxton Hicks với cơn đau chuyển dạ thật. 

Đối với cơn đau chuyển dạ giả  – Braxton Hicks thường sẽ đau ở vùng bụng dưới hay vùng háng. Cơn đau này kéo dài không lâu và sẽ nhanh chóng tan biến khi mẹ bầu nghỉ ngơi

Đối với cơn đau chuyển dạ thật mẹ bầu sẽ cảm thấy đau lan ra cả vùng bụng và cơn đau tăng theo thời gian.

1.2. Ợ nóng và khó tiêu

Khi mang thai nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi và hormone progesterone trong cơ thể mẹ tăng cao. Điều này làm giãn cơ trơn tử cung. Nhiều chuyên gia cũng tin rằng sự tăng nhanh hormone progesterone cũng làm giãn vách ngăn thực quản và dạ dày. Điều này gây ra việc trào ngược axit dạ dày dẫn đến ợ nóng khó tiêu. 

1.3. Thai nhi đạp nhiều hơn

Em bé ở tuần thai thứ 39 này sẽ năng động hơn rất nhiều. Mặc dù không gian trong bụng mẹ chật hẹp, em bé vẫn sẽ có nhiều động tác như quơ tay, dụi mắt và đá chân. Nếu như mẹ không thấy bất kỳ chuyển động nào của em bé thì hãy đến ngay bác sĩ để được kiểm tra nhé!

1.4. Đau lưng

Mẹ bầu càng về những tuần cuối cùng của thai kỳ sẽ càng đau lưng trầm trọng hơn. Nguyên nhân gây đau lưng có thể đến từ nhiều tác nhân nhưng chủ yếu là do trọng lượng em càng lớn gây áp lực cho xương sống hoặc. Do đó ở tuần thai này mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Mẹ bầu cũng có thể tắm bằng nước nóng ở nhiệt độ vừa phải hoặc chườm khăn nóng ở những chỗ đau. Ngoài ra khi ngồi mẹ bầu cũng có thể kê gối để phần lưng dễ chịu hơn.

1.5. Dịch âm đạo chứa máu

Ở tuần thai này mẹ bầu sẽ tiết ra nhiều dịch âm đạo hơn thông thường. Kèm theo với điều này là các đốm máu trong dịch. Đây là cách mạch máu bị vỡ do tử cung giãn nở. Bạn có thể thấy đây là các đốm máu màu hơi hồng hoặc nâu. Điều này cũng là dấu hiệu bạn sắp chuyển dạ rồi đấy

1.6. Chuột rút

Trong tuần thai thứ 39 này, mẹ bầu bị chuột rút ngày càng nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là vì vào giai đoạn gần sinh, vùng xương chậu mẹ bầu sẽ giãn ra để tạo điều kiện tốt nhất cho mẹ sinh em bé

2. Sự phát triển của bé

Ở tuần thai này cùng xem bé yêu đã chuẩn bị những gì cho ngày chào đời nhé!

2.1. Trọng lượng của bé

 

Tuần thai thứ 39 bé nhà mình sẽ nặng khoảng 3,2kg – 3,4kg và dài khoảng 50cm tựa như một quả dưa hấu tròn tròn đáng yêu. Thông thường khi ra đời các bé trai sẽ nặng hơn các bé gái một chút đấy!

2.2. Làn da bé

Nếu như sinh em bé ở tuần thai thứ 39 này, mẹ có thể nhìn thấy làn da em bé sẽ có màu đỏ hồng. Lúc này da bé còn mỏng, thế nên các mạch máu dưới da có thể hiện rõ khiến da em bé đỏ lên. Những em bé mũm mĩm thường có làn da trắng hơn sau khi sinh do lớp mỡ dày dưới da. Em bé cũng có thể hơi tím tái ngay khi sinh ra do hệ tuần hoàn chưa hoàn thiện đầy đủ. Khi em bé sinh ra dần dần các sắc tố da cùng với môi trường sẽ làm thay đổi làn da em bé. Thế nên mẹ bầu đừng lo lắng quá nhé!

2.3. Bé tích nhiều mỡ

Tuần thai thứ 39 này, em bé vẫn sẽ tiếp tục hấp thụ các chất dinh dưỡng và tích lớp mỡ dày dưới da. Điều này sẽ giúp cho bé yêu nhà mình vẫn giữ ấm được cơ thể khi được sinh ra môi trường bên ngoài nè.

2.4. Não bộ phát triển

Trí não và hệ thần kinh trung ương của trẻ vẫn sẽ tiếp tục phát triển rất nhanh từ khi ở trong bụng mẹ và đến lúc 3 tuổi. Chỉ trong 1 tháng cuối thai kỳ mà em bé đã phát triển khoảng ⅓ bộ não rồi đấy! Hãy tạo nhiều điều kiện để bé có thể học hỏi từ những thứ xung quanh mình

3. Lời khuyên dành cho mẹ bầu

Trong tuần thai này mẹ bầu nên làm gì để mẹ và bé luôn khỏe đây nhỉ?

Đầu tiên mẹ bầu hãy trang bị cho mình một lý thoải mái nhất để đón nhận hành trình “vượt cạn” sắp tới. Hãy suy nghĩ tích cực về tương lai phía trước cùng bé yêu. Đừng để bản thân quá áp lực và căng thẳng mẹ bầu nhé

Tiếp theo đó mẹ bầu nên tranh thủ nghỉ ngơi và ngủ thật nhiều trong thời gian này. Vì ngủ đủ giấc sẽ khiến mẹ bầu có nhiều năng lượng cho hành trình đi sinh trước mắt.

Nếu trong tuần thai thứ 39 mà mẹ bầu chuyển dạ, hãy tranh thủ ăn đi nào. Ăn nhiều ở giai đoạn sắp sinh cũng sẽ đem tới cho bà bầu nhiều năng lượng bù. Và đồng thời giúp mẹ không bị đói khi vào phòng sinh.

Mẹ nhớ bồi bổ để có sức vượt cạn nhé!
Mẹ nhớ bồi bổ để có sức vượt cạn nhé!

Điều cuối cùng là nếu trong thời gian này bé vẫn chưa điều chỉnh ngôi thai. Tức là lúc này mông em bé vẫn hướng xuống âm đạo mẹ. Điều này là cực kỳ nguy hiểm nếu phải sinh thường. Mẹ bầu có thể chọn phương pháp sinh mổ. Để hỗ trợ cho em bé quay đầu mẹ bầu cũng có thể tập các bài tập nghiêng xương chậu. Hãy quỳ gối để hai chân cách nhau sau đó cúi người để ngực chạm đất. Đều đặn tập bài tập này mỗi ngày 3 lần mẹ bầu nhé!

Đọc tiếp: Tuần thai thứ 40

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi để giúp mẹ bầu có một chặng đường sinh thật thuận lợi. Đừng quá lo lắng về hành trình phía trước, mẹ bầu hãy tập trung về thành quả ý nghĩa của chặng đường này. Chúc mẹ bầu và em bé luôn xinh tươi và mạnh khỏe.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tuần thai thứ 39 và những vấn đề cần quan tâm”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt […]
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 3 tháng cuối đi khám thai được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu hạ vị khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì? Liệu nó có gây ảnh hưởng xấu gì đến thiên thần nhỏ đang lớn lên trong bụng không? Câu trả […]
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Bước sang 24 tuần tuổi, em bé trong bụng bắt đầu đạp mạnh thường xuyên hơn khiến mẹ tò mò không biết em bé đang nằm với tư thế nào đúng không ạ? Bài viết dưới đây chia sẻ đến mẹ tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi (hay tư thế nằm của […]
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Vậy là bé yêu của mẹ đã được 8 tuần tuổi rồi đó, hạnh phúc quá phải không mẹ? Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu những thay đổi, phát triển của thai nhi nên không khỏi khiến mẹ lo lắng. Trong số đó, lo lắng không biết tim thai tuần 8 của bé […]
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
Vậy là thiên thần nhỏ đã đồng hành cùng mẹ được 6 tuần rồi đấy! Thế nhưng, Góc của mẹ biết rằng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn liệu 6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì? 6 tuần chưa có tim thai có sao không? Thấu hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, […]
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Vậy là bé đã đồng hành cùng mẹ được 8 tuần rồi, thời gian qua chắc hẳn mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng lo lắng nhiều về hiện tượng mất tim thai rồi lại có. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này là gì? Mẹ hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Góc […]
Giỏ hàng 0