Cảm giác nhạt miệng buồn nôn, vị giác biến mất là chứng rối loạn vị giác thường gặp phải ở phụ nữ mang thai. Mới đầu chị em sẽ cảm thấy hơi hoang mang nhưng dần dần việc mất vị giác ngày càng rõ nhất là khoảng thời gian từ tuần thai đầu tiên cho đến tuần thứ 11-12. Nhiều mẹ bầu còn cảm thấy có vị kim loại hay một vị chua lạ thường nào đó kể cả khi ăn hoặc chưa. Đó là lý do gây khó chịu, lợ vị, ăn không ngon và buồn nôn ở mẹ bầu.
Ngoài nhạt miệng buồn nôn mẹ bầu có thể sẽ còn cảm thấy mệt mỏi, đau và căng tức ngực, đầy hơi, chảy máu, trễ kinh, nhiệt độ cơ thể tăng,... trong suốt giai đoạn mang thai
Mục lục
1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị nhạt miệng buồn nôn
Oestrogen là nội tiết tố quan trọng trong cơ thể. Có chức năng giúp chủ thể cảm nhận được hương vị và tạo cảm giác thèm ăn. Đặc biệt khi mang thai mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn do vị giác và yếu tố giữ nước trong cơ thể thay đổi do có hơn 10 nghìn đơn vị tế bào vị giác tập trung nơi mặt lưỡi. Khi cơ thể mẹ tích nhiều nước đồng thời các tế bào này sẽ bị “phân tán” ảnh hưởng đến những tế bào vị giác tập trung trong miệng gây mất vị. Lúc này mẹ bầu xuất hiện các dấu hiệu khó chịu, ốm nghén, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi,..
Trong giai đoạn này nếu mẹ bầu có thể không thích món từng thích, ăn những món chưa từng ăn hoặc thậm chí khi gặp những món có hương mạnh sẽ bị loạn khứu giác và vị giác. Hiện tượng này kéo dài trong giai đoạn tuần thứ 1 đến tuần thai thứ 12 trong thai kỳ.
2. Triệu chứng đi kèm khi bà bầu bị nhạt miệng buồn nôn
2.1. Táo bón
Việc cơ thể gặp khó khăn hơn khi phải xử lý chất thải từ đường ruột lại càng gia tăng. Do sự thay đổi nội tiết tố cùng với việc phát triển của thai nhi khiến mẹ bầu khó hấp thu các chất dinh dưỡng như vitamin, sắt và các khoáng chất
2.2. Ốm nghén
Ốm nghén là tình trạng của hơn 60% mẹ bầu. Tình trạng này kéo dài trong thời kì đầu thai kì. Mẹ bầu có thể chỉ cảm giác buồn nôn cho đến nôn thật vì lúc này cơ thể thu nạp chất có chọn lọc nhằm bảo vệ cả mẹ và con. Đồng thời yếu tố thay thay đổi khẩu vị do nội tiết tố là không thể bỏ qua.
2.3. Mệt mỏi
Do lúc này cơ thể mẹ bầu cần vận động gấp đôi công suất để mẹ và bé có thể khỏe mạnh. Cơ thể tạo nhiều máu hơn, các hormone sản sinh đồng thời tái tạo để phù hợp với thai nhi, chất dinh dưỡng có thể là một phần của tình trạng mệt mỏi nếu mẹ bầu không ăn uống đủ chất. Dẫn đến việc cơ thể và tinh thần mẹ bầu căng thẳng hơn, áp lực lên các vùng xương, tim,.. khiến mẹ đuối sức. Đặc biệt lúc này mẹ cần bổ sung thực phẩm tăng gấp đôi chất sắt. Ngoài ra mẹ còn có thể đi tiểu nhiều lần, đau lưng, chóng mặt..
3. Ứng phó với tình trạng nhạt miệng buồn nôn trong thai kỳ
Để cải thiện đời sống của mẹ bầu khi mang thai cũng như bảo vệ sức khỏe thai nhi. Sau đây là các phương pháp mẹ bầu có thể áp dụng.
- Nhai singum không đường, kẹo có vị chua.
- Dùng kem đánh răng hương bạc hà và làm sạch lưỡi bằng bàn chải.
- Bổ sung các loại trái cây như: chanh, cam, nho, dứa và kiwi ..
- Có thể ăn các món như dưa chua, oliu, tương ớt và các loại nước sốt.
- Uống nước thường xuyên, bổ sung 2,5 lít nước mỗi ngày. Có thể thêm vài lát chanh hay trái cây chua vào uống cùng.
- Sử dụng chỉ nha khoa loại sạch mảng bám thức ăn để tránh gây tình trạng nôn ói do thay đổi mùi vị.
- Sử dụng nước súc miệng (nên tham khảo ý kiến bác sĩ)
Tuy nhạt miệng buồn nôn là dấu hiệu phổ biến ở mẹ bầu nhưng các chị em cũng đừng nên chủ quan. Đây có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh lý.
4. Bà bầu bị nhạt miệng buồn nôn nên ăn gì?
4.1. Cung cấp sắt
Bà bầu khi thiếu máu thường da xanh, hay hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tinh thần mệt mỏi,… Để cải thiện tình trạng trên cần tăng cường các loại trái cây chứa nhiều chất sắt như: lựu, nho, mía, chuối...
4.2. Hỗn hợp sữa chua cùng các loại hạt và trái cây
Sữa chua giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động và cung cấp hệ miễn dịch chăm sóc cho mẹ bầu. Ngoài ra mẹ có thể kết hợp sữa chua với các loại trái cây tươi có vị chua như kiwi, mâm xôi,…Và bổ sung chất dinh dưỡng cùng với các loại hạt như điều, óc chó,..
4.3. Dùng bánh quy nhạt
Ngoài công dung giảm nghén. Bánh quy ít muối và đường giúp khắc phục tình trạng khó chịu trong bữa ăn của mẹ bầu.
4.4. Các loại trái cây giàu acid folic
Axit folic rất cần thiết trong thời gian mang thai như đu đủ, bơ, cam, mơ
4.5. Khoai tây
Khoai tây bao hàm tất cả các loại chất như: canxi, kẽm, chất xơ, sắt, vitamin B1, B2, vitamin C, … Đặc biệt hàm lượng protein có trong khoai tây tốt bao giờ hết. Ngoài ra mẹ có thể dễ dàng chế biến khoai tây mà không phải tốn quá nhiều sức như luộc hoặc hấp.
Ngoài việc nghiên cứu kỹ chế độ ăn của mẹ bầu, nhiều bố mẹ cũng đã bắt đầu cân nhắc đến việc đặt tên cho con, nhất là tên Hán Việt cho bé. Để chọn được tên Hán Việt hay cho nam và nữ và chọn tên con trai hợp tuổi bố mẹ, mời bố mẹ tham khảo các bài viết gợi ý đặt tên con của Góc của mẹ nhé!
Xem thêm:
- 100+ Tên nước ngoài hay và ý nghĩa nhất cho bé
- Tên con gái họ Phạm: 155+ Tên cho bé gái họ Phạm ý nghĩa mẹ chưa biết
Bài viết trên giải đáp các thắc mắc cho mẹ bầu về tình trạng nhạt miệng, buồn nôn khi mang thai và những dấu hiệu có thể kèm theo. Tuy đó là tình trạng phổ biến nhưng mẹ bầu cũng nên hết sức lưu ý để tránh sai sót. Khám bác sĩ định kì là việc hết sức cần thiết để bảo vệ mẹ và bé.