Mẹ có kế hoạch sinh em bé, mong ngóng từng ngày để cảm nhận được con, vậy nên việc nhận biết kết quả “thành công” của tinh trùng đạt được tử cung là một phần quan trọng nhưng không biết tinh trùng đã vào tử cung (giây phút đầu tiên mang thai) như thế nào? Khả năng nhận biết chính xác liệu tinh trùng đã vào tử cung hay chưa không chỉ giúp tăng cơ hội thụ tinh mà còn là yếu tố quan trọng trong việc lập kế hoạch gia đình. Bí quyết cho mẹ đây! Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những dấu hiệu nhận biết tinh trùng vào tử cung chính xác nhất! Hãy cùng khám phá những thông tin hữu ích dưới đây để có thêm kiến thức và chuẩn bị cho hành trình làm mẹ tuyệt vời nhất nhé!
Mục lục
1. Tầm quan trọng của việc xác định tinh trùng đã vào tử cung hay chưa?
Xác định xem tinh trùng đã gặp phải quá trình thụ tinh hay chưa đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong nhiều khía cạnh của những cặp vợ chồng đang lập kế hoạch cho việc có thai hoặc quan tâm đến vai trò của cha mẹ.
- Kế hoạch gia đình: việc biết tinh trùng đã thụ thai hay chưa là quyết định sự thành công của việc thụ thai. Nếu tinh trùng đã vào tử cung và thụ thai thành công, đó là bước quyết định việc có thai. Nếu không, họ có thể cần tìm kiếm sự hỗ trợ hoặc xem xét các phương pháp thụ tinh khác.
- Quản lý sức khỏe thai nhi: việc biết rõ tinh trùng đã vào tử cung hay chưa là cần thiết để quản lý sức khỏe thai kỳ. Nó giúp trong việc định kỳ kiểm tra và chăm sóc thai nhi, theo dõi sự phát triển và đảm bảo thai kỳ diễn ra suôn sẻ, an toàn nhất.
-
Chuẩn bị tâm lý tốt hơn: việc biết tinh trùng đã thụ thai có thể ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của người phụ nữ. Nó có thể làm tăng sự hạnh phúc và niềm vui nếu thụ thai thành công, nhưng cũng có thể gây lo lắng và căng thẳng nếu không thụ thai sau một thời gian dài.
2. Có thể nhận biết chính xác tinh trùng đã vào tử cung không?
Mẹ có thể nhận biết chính xác tinh trùng đã vào tử cung bằng phương pháp thử thai, siêu âm, xét nghiệm máu,… nhưng phải đợi đến sau khi trễ kinh khoảng 1 tuần. Nếu trước thời gian đó mẹ nóng lòng muốn biết làm sao để biết tinh trùng đã vào tử cung hay chưa thì cũng có vài dấu hiệu giúp mẹ nhận ra, tuy nhiên chúng chỉ tương đối, không chính xác 100% đâu ạ!
Từ giây phút tinh trùng gặp trứng, cơ thể mẹ bắt đầu có những thay đổi bất thường nhưng chúng không quá rõ ràng, thậm chí có nhiều người vì quá mong ngóng nên cơ thể tự có những dấu hiệu “giả” khiến mẹ hiểu nhầm đó ạ! Vậy những thay đổi bất thường đó là gì? Làm sao để biết tinh trùng đã vào tử cung được chưa? Theo dõi phần tiếp theo ngay sau đây để hiểu rõ hơn mẹ nhé!
3. Tất cả các cách nhận biết tinh trùng vào tử cung chính xác
Gợi ý cho mẹ những dấu hiệu thai bám vào tử cung nhận biết theo dân gian và biện pháp khoa học, mẹ cùng tham khảo ngay nhé!
Cách nhận biết | Dấu hiệu cụ thể |
Máu báo thai | Âm đạo chảy vài giọt máu hồng nhạt/ngả nâu |
Đau tức ngực | Ngực đau tức, ngứa ran, mềm và sưng |
Cơ thể mệt mỏi | Cơ thể mệt mỏi, kiệt sức |
Tiểu tiện nhiều lần | Đi tiểu nhiều lần trong ngày |
Thân nhiệt tăng | Nóng mặt, vã mồ hôi nhiều giờ |
Nhũ hoa đổi màu | Nhũ hoa thâm hoặc sẫm màu hơn bình thường |
Chuột rút | Thường xuyên bị chuột rút ở lưng và bụng dưới |
Có dấu hiệu ốm nghén | Chán ăn, buồn nôn, nhạy cảm với các loại mùi |
Chất nhầy âm đạo bất thường | Âm đạo tiết nhiều chất nhầy, khí hư màu nâu/hồng nhạt, không mùi |
Chậm kinh | Chậm kỳ kinh nguyệt |
Tăng cân | Tăng cân đột ngột đặc biệt ở vú, mông, xương chậu,… |
Rối loạn tiêu hoá | Chướng bụng, khó tiêu, táo bón |
Thử bằng que thử thai | Hiện 2 vạch đều |
Siêu âm | Thấy rõ thai nhi |
Xét nghiệm máu | Nồng độ hormone beta hCG trên 25mUI/ml |
3.1. 12 cách nhận biết tinh trùng đã vào tử cung theo dân gian
Phần dưới đây, Góc của mẹ sẽ bật mí ngay 12 mẹo dân gian giúp mẹ nhận biết khi nào tinh trùng đã vào tử cung. Nếu không có những biểu hiện dưới đây, mẹ đừng quá buồn bã, thất vọng bởi vì khoảng thời gian đầu này còn khá sớm, những dấu hiệu có thể chưa xuất hiện rõ ràng đâu ạ.
3.1.1. Chảy máu báo thai
Chảy máu bào thai được xem là một trong những dấu hiệu trứng đã thụ tinh thành công rõ ràng nhất. Thông thường sau 9 – 12 ngày quan hệ tình dục, phôi thai được hình thành sẽ tới làm tổ ở niêm mạc tử cung. Trong quá trình dính bám, lớp niêm mạc bị bong tróc gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo hay chảy máu báo thai đó mẹ.
Máu báo có màu hồng nhạt hoặc ngả nâu, nhưng thường ít hơn so với kỳ kinh nguyệt và chỉ chảy thất thường trong 2 – 3 ngày, chính vì vậy dễ khiến mẹ nhầm thành kỳ kinh nguyệt ngắn ngày.
3.1.2. Đau tức ngực
Mẹ cảm thấy vùng ngực đau tức, ngứa ran, mềm và sưng thì có thể đây chính là tín hiệu dấu hiệu thai bám vào tử cung của thai nhi đang truyền tới mẹ đó. Bởi khi trứng bám vào tử cung, cơ thể mẹ sẽ tăng tiết hormon (estrogen, progesterone, gonadotropin,…) dẫn đến thay đổi nội tiết tố. Hiện tượng này gần giống như trong các kỳ kinh nguyệt và sẽ nhanh chóng biến mất trong vài ngày.
3.1.3. Cơ thể mệt mỏi
Mẹ luôn tràn đầy năng lượng nhưng đột nhiên lại cảm thấy mệt mỏi liên tục không lý do thì đây có thể chính là “tín hiệu” vui cho mẹ đó ạ. Bởi cơ thể đang trong quá trình thay đổi nội tiết tố, tăng sinh hormone chuẩn bị nuôi nấng sinh linh nhỏ bé, vô tình khiến mẹ bị kiệt sức, cảm thấy mệt mỏi không ngừng. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng bởi đa phần thai phụ đều sẽ trải qua khoảng thời gian này, thông thường sau 3 tháng mang thai, cơ thể sẽ dần thích ứng và dần lấy lại năng lượng như trước.
3.1.4. Đi vệ sinh nhiều lần
Sau khi phôi thai bám vào tử cung thành công, cơ thể bắt đầu một loạt thay đổi để nhường chỗ cho em bé, kích thích tăng lưu lượng máu tới vùng chậu, tử cung và thận để giúp em bé phát triển, nhưng vô tình khiến bàng quang của mẹ bị chèn ép, dẫn đến mẹ có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn. Hiện tượng này có thể xuất hiện xuyên suốt trong thời kỳ mang thai, nhưng không gây ra ảnh hưởng gì tiêu cực đâu mẹ nhé!
3.1.5. Thân nhiệt tăng
Thân nhiệt của mẹ tăng đột ngột, xuất hiện những cơn nóng bất chợt là một trong những dấu hiệu cho thấy tinh trùng đã vào tử cung đó. Thân nhiệt tăng cao do cơ thể đang nỗ lực chuyển hoá, tăng tạo máu và dẫn truyền máu tới nuôi thai. Sự tăng tốc đột ngột của quá trình này kéo theo tăng thân nhiệt, tăng huyết áp khiến mẹ cảm thấy nóng bừng và vã mồ hôi trong nhiều giờ, có thể xảy ra đồng thời với những biểu hiện như đau tức ngực hay chuột rút.
3.1.6. Nhũ hoa thâm
Nhũ hoa thâm trong quá trình mang thai do nội tiết tố thay đổi liên tục làm tăng melanin gây rối loạn sắc tố đó mẹ. Nhũ hoa thường màu hồng nhẹ, tuy nhiên khi mang thai nhũ hoa sẽ sẫm màu hơn và có những đường gân xanh trên vòm ngực. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng nhé bởi hiện tượng này sẽ nhanh chóng biến mất sau khi sinh con hoặc sau khi cai sữa cho bé thôi ạ.
3.1.7. Dễ bị chuột rút
Một trong những dấu hiệu mang thai theo dân gian truyền lại chính là chuột rút vùng bụng. Chuột rút vùng bụng cho thấy tử cung đang thích nghi để phù hợp với thai nhi nhưng vô tình khiến cơ tử cung bị giãn ra, các cơ và dây chằng bị chèn ép gây ra hiện tượng chuột rút. Mẹ sẽ có cảm giác đau âm ỉ, không quá dữ dội ở lưng và vùng bụng dưới nhưng chỉ trong khoảng vài ngày thôi ạ.
3.1.8. Có dấu hiệu ốm nghén
Trong quá trình mang thai, sự thay đổi của hormon và quá trình chuyển hoá diễn ra bất thường khiến thay đổi sở thích và khẩu vị của mẹ. Mẹ cảm thấy chán ăn, buồn nôn, nhạy cảm với các loại mùi. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng mẹ nhé bởi đây là triệu chứng ốm nghén thường gặp và sẽ biến mất hoàn toàn ở tuần 16 thai kỳ.
3.1.9. Sự bất thường của chất nhầy âm đạo
Dịch nhầy âm đạo bất thường có thể là dấu hiệu của tinh trùng đã vào tử cung đó mẹ. Khi bào thai bám vào niêm mạc tử cung, nồng độ progesterone tăng cao kích thích tuyến cổ tử cung mở rộng, tạo ra dịch nhầy nên mẹ sẽ thấy xuất hiện khí hư có màu nâu hoặc hồng nhạt, không có mùi tanh hôi.
3.1.10. Chậm kinh
Chậm kinh chính là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bé yêu đang trong bụng mẹ đó ạ. Khi bào thai bám vào niêm mạc tử cung, tín hiệu sẽ truyền tới tuyến yên kích thích tiết hormon gonadotropin để “tạm khóa” chu kỳ kinh nguyệt Chính vì vậy, trong suốt quá trình mang thai kinh nguyệt sẽ không xuất hiện đâu mẹ nhé!
3.1.11. Tăng cân đột ngột
Mẹ cảm thấy cơ thể nặng hơn, cân nặng tăng khá nhanh trong thời gian ngắn bởi cơ thể mẹ đang có thêm sinh linh nhỏ bé nữa đó ạ. Trong vài tháng đầu khi mang thai, cân nặng có thể tăng từ 0.5 – 2kg và đặc biệt tăng nhanh ở giai đoạn cuối tam cá nguyệt. Cơ thể chú trọng phát triển vú, tử cung, nhau thai và nước ối,… để em bé được nuôi dưỡng trong điều kiện tốt nhất.
3.1.12. Đầy hơi
Trong thời kỳ đầu khi mang thai, do sự thay đổi nội tiết tố một cách đột ngột, dẫn đến làm chậm hệ thống tiêu hoá, giảm nhu động ruột, mẹ thường có cảm giác chướng bụng, khó tiêu, táo bón. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng bởi đây là hiện tượng bình thường, không nghiêm trọng và sẽ nhanh chóng kết thúc vào tháng thứ 3 của thai kỳ .
3.2. Cách nhận biết tinh trùng vào tử cung bằng các biện pháp khoa học
Gợi ý những biện pháp khoa học giúp mẹ nhận biết tinh trùng đã vào tử cung chưa nhanh chóng và chính xác đây ạ.
3.2.1. Thử thai
Thử thai bằng que thử là phương pháp tiện dụng, dễ dàng và cho kết quả nhanh chóng. Theo chu trình phát triển của thai nhi, sau khoảng 9 – 12 ngày, nhau thai bắt đầu tiết hormone hCG, nồng độ hormone sẽ tăng cao trong máu để điều hoà quá trình phát triển của thai nhi và cuối cùng một phần sẽ được đào thải qua nước tiểu. Chính vì vậy, thông qua phát hiện hormone hCG, mẹ sẽ có thể nhận biết tinh trùng đã vào tử cung chưa đó ạ.
Độ chính xác của que thử thai có thể lên tới 97 – 99% khi sử dụng đúng cách. Để tránh sai số không đáng có, mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tráng dùng thuốc an thần, kháng sinh,… trước khi thử thai mẹ nhé!
Cách đọc kết quả cực kỳ dễ dàng cho mẹ đây!
- Nếu mẹ không mang thai que thử sẽ chỉ hiện lên 1 vạch.
- Nếu mẹ có thai trên que thử sẽ xuất hiện 2 vạch tương ứng nhau.
Lưu ý cho mẹ: Trong trường hợp nếu que thử thai hiện 1 vạch bị mờ hoặc kết quả 1 vạch nhưng mẹ có những dấu hiệu mang thai thì có thể do nồng độ hormone hCG còn quá thấp, mẹ thử lại vào ngày hôm sau để có kết quả chính xác nhất nhé!
Vậy khi nào nên thử thai mẹ nhỉ? Mẹ có thể thử thai sớm nhất từ ngày thứ 10 sau khi quan hệ và nên sử dụng vào buổi sáng để có kết quả chính xác nhất .
3.2.2. Siêu âm
Siêu âm thai là phương pháp kiểm tra nhờ sóng siêu âm để quan sát hình ảnh của em bé cũng như nhau thai, tử cung của mẹ. Đây được đánh giá là biện pháp an toàn, chính xác giúp bác sĩ theo dõi sự tiến triển của thai kỳ và sức khỏe của bé yêu đó mẹ.
Độ chính xác của phương pháp này lên tới 99.9%. Đây là phương pháp hàng đầu trong sản khoa từ hàng chục thập kỷ nay với độ nhạy cao, an toàn tuyệt đối.
Vậy khi nào mẹ nên siêu âm thai? Thời điểm thích hợp nhất để siêu âm là khi thai nhi được khoảng 6 tuần tuổi, bác sĩ sẽ giúp mẹ xác định chính xác kết quả, chẩn đoán tuổi thai và vị trí làm tổ của phôi thai lúc này.
3.2.3. Xét nghiệm máu
Phương pháp xét nghiệm máu chẩn đoán có thai thường để kiểm tra, đánh giá nồng độ beta hCG được tạo thành từ nhau thai trong suốt thời gian thai kỳ.
Độ chính các của phương pháp xét nghiệm máu lên tới 99,9%, mẹ sẽ nhận được kết quả sau 90 phút từ thời điểm lấy mẫu.
Dựa vào nồng độ Beta-hCG để bác sĩ có đủ cơ sở để chẩn đoán kết quả chính xác. Cụ thể như sau:
- Nồng độ Beta hCG <5mIU/ml: Kết quả chưa đủ để chẩn đoán mang thai tại thời điểm làm xét nghiệm.
- Nồng độ Beta hCG >25mIU/ml: Kết quả thử thai dương tính, mẹ đã có thai.
- Nồng độ Beta hCG khoảng 5-25mIU/ml: Nên làm lại xét nghiệm sau 48h để theo dõi sự biến đổi của chỉ số này.
Khi nào nên xét nghiệm máu thử thai? Mẹ đã có thể thực hiện xét nghiệm máu để thử thai sau khi quan hệ 10 – 14 ngày.
4. Mẹo giúp tinh trùng vào tử cung an toàn để thai nhi khỏe mạnh
1 – Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Mẹ chú trọng xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với 5 nhóm dưỡng chất (tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ, khoáng chất và vitamin) trong thời kỳ thai nghén để cân bằng, ổn định hệ nội tiết cũng như cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển nhé.
2 – Tránh sử dụng chất kích thích: Trong thời kỳ thai nghén, mẹ nên hoàn toàn tránh xa rượu bia, thuốc lá và chất kích thích có hại. Nicotin có trong thuốc lá sẽ ảnh hưởng tới phổi, làm tăng nhịp tim của bé, tăng nguy cơ thai làm tổ ngoài tử cung,… còn rượu bia là nguyên nhân gây cản trở thai nhi hấp thụ chất dinh dưỡng và lượng oxy cần thiết, có thể gây ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển của thai nhi đó ạ.
3 – Nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý: Khi mang thai, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ, tránh làm những việc quá sức khiến cơ thể kiệt quệ, làm nặng hơn các triệu chứng mang thai (chuột rút, đau ngực, đầy hơi,…) đó ạ. Mẹ yêu hãy giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ để thai nhi cũng được phát triển trong môi trường hạnh phúc và tràn ngập tình yêu thương mẹ nhé!
4 – Tránh sử dụng thuốc bừa bãi: Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ, tránh sử dụng thuốc bừa bãi, bởi một số thuốc có thể qua hàng rào nhau thai và gây ra các tác dụng xấu cho sự phát triển của bé, thậm chí nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây sảy thai, thai lưu và dị tật bẩm sinh cực kỳ nguy hiểm cho bé đó ạ.
5 – Bổ sung acid folic: Mẹ nên bổ sung acid folic trong thời kỳ thai nghén bởi acid folic chính là nguyên tố thúc đẩy cơ thể sản sinh hồng cầu, giảm nguy cơ thiếu máu ở mẹ và thai nhi. Ngoài ra, acid folic còn được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa dị tật cho bé nữa. Theo khuyến cáo của WHO, mẹ bầu nên bổ sung acid folic trong suốt quá trình mang thai:
- Mẹ mang thai 3 tháng đầu: Nên dùng 400mcg acid folic/ ngày.
- Mẹ mang thai từ tháng thứ 4 trở lên: Nên dùng 600mcg acid folic/ ngày.
6 – Chăm sóc sức khỏe vùng kín: Khi mang thai, vùng kín của mẹ trở nên nhạy cảm hơn, khí hư tiết ra nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây các bệnh viêm nhiễm. Nếu vệ sinh bằng dung dịch vệ sinh thông thường, vùng kín nhạy cảm của mẹ rất dễ bị khô rát, viêm nhiễm vì các thành phần chất tạo bọt SLS – SLES; chất bảo quản chứa Paraben, MIT; chất tạo mùi hay tạo màu.
Chuyên gia khuyên mẹ nên sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho mẹ bầu với thành phần thiên nhiên lành tính, làm sạch dịu nhẹ, giữ vùng kín luôn khô thoáng và sạch khuẩn. Vì sức khỏe vùng kín của mẹ sẽ ảnh hưởng 1 phần đến thai nhi trong bụng đó ạ!
Theo dõi bài viết tới đây, hẳn mẹ đã có thêm kiến thức về dấu hiệu và cách nhận biết tinh trùng vào tử cung rồi đúng không ạ? Nếu trong quá trình mang thai, mẹ còn bất cứ băn khoăn, thắc mắc nào, mẹ đừng ngần ngại mà hãy để lại bình luận phía dưới đây để nhận được câu trả lời sớm nhất từ Góc của mẹ nhé!