Khi có kế hoạch sinh nở, chắc hẳn mẹ luôn nóng lòng mong chờ em bé đến từng ngày. Bởi vậy mà mẹ băn khoăn không biết làm thế nào để nhận biết dấu hiệu thai đã vào tử cung làm tổ, con đã đến với mẹ hay chưa? Bài viết dưới đây bật mí cho mẹ 7 dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung chính xác nhất, theo dõi ngay nhé mẹ ơi!
Mục lục
1. 7 dấu hiệu phát hiện thai đã làm tổ trong tử cung
Nhiều mẹ lo lắng không biết làm sao để biết thai đã vào tử cung nên luôn bồn chồn không yên. Theo chu trình phát triển của thai nhi, sau khi trứng được thụ tinh khoảng 9 – 12 ngày, tế bào trứng sẽ phân chia tạo thành phôi nang rồi di chuyển đến tử cung và làm tổ. Sau đó sẽ mất 38 – 40 tuần để phôi thai phát triển thành em bé. Thông thường, khi trứng vào làm tổ tại tử cung, cơ thể sẽ có những thay đổi về sinh lý, mẹ có thể cảm nhận một số dấu hiệu dấu hiệu thai vào tử cung sau đây:
1.1. Ngực thay đổi và đau căng
Nếu mẹ cảm thấy ngực căng, đau hoặc mềm ra từ ngày thứ 7 bị trễ kinh thì đây là dấu hiệu thai đã vào tử cung thành công đó ạ. Hiện tượng này xảy ra tương tự trong các chu kỳ kinh nguyệt, nguyên nhân chủ yếu do nội tiết hormone thay đổi nên không cần lo lắng đâu mẹ nhé!
1.2. Mệt mỏi liên tục
Mệt mỏi liên tục là một trong những dấu hiệu sớm của mang thai, bởi cơ thể mẹ đang “tất bật” chuẩn bị cho sự phát triển của em bé và rất dễ bị thiếu năng lượng. Ngoài ra, khi phôi thai được hình thành, cơ thể mẹ kích thích sản sinh nhiều hormone gonadotropin (hCG). Cùng với đó, nồng độ progesterone và estrogen tăng cao để điều hoà quá trình phát triển của thai nhi. Sự thay đổi hormone đột ngột này khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên đó ạ!
1.3. Tiểu tiện liên tục
Dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung khác là sau thụ thai, nồng độ hormone hCG tăng cao nhằm tăng lưu lượng máu tới vùng chậu, tử cung và thận để em bé phát triển, vô tình khiến bàng quang của mẹ bị chèn ép, khiến mẹ có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn.
1.4. Thân nhiệt cao
Khi có dấu hiệu thai vào tử cung thành công, một phần dinh dưỡng và oxy từ máu của mẹ được truyền tới nuôi thai, làm mọi quá trình chuyển hoá trong cơ thể mẹ tăng tốc đột ngột. Dẫn đến quá trình tạo máu, trao đổi chất diễn ra nhanh hơn bình thường, kéo theo tăng huyết áp và thân nhiệt. Vì vậy, mẹ thường cảm thấy nóng, vã mồ hôi kéo dài trong nhiều giờ.
1.5. Chảy máu âm đạo
Chảy máu âm đạo chính là dấu hiệu thai đã vào tử cung đặc trưng mẹ có thể dễ nhận biết nhất. Bề mặt niêm mạc tử cung rất giàu mao mạch, khi phôi hình thành chân bám vào sẽ phá vỡ một số mao mạch gây hiện tượng chảy máu âm đạo hay còn gọi là chảy máu báo thai. Máu báo màu hồng nhạt hoặc ngả nâu, thường ít hơn rất nhiều so với kỳ kinh nguyệt, chỉ chảy thất thường trong 2 – 3 ngày nên dễ khiến mẹ nhầm thành kinh nguyệt ngắn ngày cho thấy dấu hiệu nhận biết thai đã vào tử cung thành công.
1.6. Đau bụng
Dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung tiếp theo là mẹ bắt đầu xuất hiện những cơn đau hơi nhói, đau râm khó chịu ở bụng dưới và lưng, đôi khi cảm thấy vùng tử cung co thắt. Tuy nhiên, đây chỉ là những biến đổi sinh lý nên những cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất trong vài ngày. Nếu mẹ bị đau kéo dài trên 4 – 5 ngày kèm chảy máu âm đạo, mẹ nên đến trung tâm y tế sớm nhất để được khám và phát hiện vấn đề ngay nhé!
1.7. Cơ thể hay bị chuột rút
Chuột rút là hiện tượng tốt để biết tử cung đang thay đổi để thích nghi với việc phôi thai đã làm tổ, cơ tử cung bắt đầu giãn nở vô tình khiến các dây chằng và cơ bị chèn ép gây ra hiện tượng chuột rút khi mang thai. Chuột rút sẽ xuất hiện trong 2 – 3 ngày đầu ở vùng bụng và lưng nhưng thường nhẹ nhàng, không quá dữ dội đâu mẹ ạ! Đây cũng là dấu hiệu thai vào tử cung thành công nên mẹ đừng quá lo lắng.
2. Cách khoa học để nhận biết dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung
Tuy nhiên, 7 dấu hiệu dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung phía trên chỉ là mẹo để nhận biết mang thai nên độ chính xác không cao. Mẹ cần áp dụng các phương pháp khoa học dưới đây để xác nhận chính xác kết quả em bé đã đến với mẹ hay chưa.
2.1. Nhận biết bằng que thử thai
1 – Que thử thai là gì mẹ nhỉ?
Sử dụng que thử thai là phương pháp tiện dụng, dễ dàng để phát hiện thai đã làm tổ trong tử cung. Thông thường, thai vào tử cung sau khi được thụ thai 9 – 12 ngày, khi đó nhau thai bắt đầu kích thích sản xuất hormon hCG, lượng hCG tăng cao trong máu và một phần được đào thải qua nước tiểu. Vì vậy, sử dụng que thử thai thử nước tiểu nhận biết hCG, mẹ xác định được sự có mặt của em bé đó ạ!
2 – Độ chính xác của que thử thai mẹ cần biết: Trên que thử thường có một vạch chuẩn, nếu âm tính, không mang thai trên que sẽ hiện 1 vạch. Nếu mẹ đang có thai, trên que sẽ hiện 2 vạch gần tương đồng. Độ chính xác của que thử lên đến khoảng 90%, sai số còn lại do sử dụng que thử không đúng cách, que hỏng, hết hạn sử dụng hoặc nồng độ hCG trong nước tiểu quá thấp,… Đây cũng là dấu hiệu nhận biết thai đã vào tử cung rồi mẹ ạ.
3 – Ưu nhược điểm của que thử thai:
- Ưu điểm: Với que thử thai, mẹ dễ dàng mua tại hiệu thuốc và thực hiện tại nhà, que thử sẽ trả kết quả nhanh chóng với tỉ lệ chính xác tương đối cao.
- Nhược điểm: Que thử thai bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như sử dụng thuốc an thần, kháng sinh,… hoặc sử dụng không đúng cách,…
Mẹo nhỏ cho mẹ: Phương pháp sử dụng que thử thai là lựa chọn ưu việt với mẹ bận rộn không có quá nhiều thời gian để đến cơ sở y tế nhưng lại đang muốn nhận kết quả nhanh chóng.
2.2. Nhận biết bằng phương pháp siêu âm
Để làm sao để biết thai đã vào tử cung một cách chính xác nhất, mẹ nên sử dụng phương pháp siêu âm. Siêu âm thai là phương pháp sử dụng sóng siêu âm nhằm dựng hình ảnh và quan sát cấu trúc cũng như hoạt động của thai nhi trong tử cung. Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò siêu âm đặt trên bụng (siêu âm qua đường bụng) hoặc dùng đầu dò siêu âm bọc cao su để đưa vào âm đạo (siêu âm đường đầu dò âm đạo).
Độ chính xác: Siêu âm được sử dụng trong sản khoa trong hàng chục thập kỷ và hiện nay đây vẫn là phương pháp hiệu quả, an toàn, với độ chính xác cao khoảng 98.9%.
Ưu nhược điểm của phương pháp siêu âm:
- Ưu điểm: Độ chính xác của phương pháp này rất cao, lại an toàn nên chắc chắn không còn xa lạ với mẹ rồi.
- Nhược điểm: Siêu âm nội soi tuy không gây đau nhưng có thể gây khó chịu cho mẹ.
3. Phải làm gì khi thai đã làm tổ trong tử cung?
1 – Nghỉ ngơi, không làm việc quá sức: Khi thai đã làm tổ trong tử cung, mẹ nên nghỉ ngơi, không làm việc quá sức tránh mệt mỏi, kiệt sức, nặng hơn mẹ có thể gặp các triệu chứng khi mang thai như đau lưng, sưng phù tay chân, huyết áp cao,… hoặc gây ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất cùng sự phát triển của em bé.
2 – Chế độ ăn uống lành mạnh: Mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cân bằng 5 nhóm dưỡng chất (tinh bột, chất béo, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất) để cơ thể mẹ khỏe mạnh, em bé được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhé! Ngoài ra, trong thời gian thai kỳ mẹ lưu ý tránh rượu bia, thuốc lá và các chất kích kích có hại nhé! Nicotin trong thuốc lá sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy tới phôi thai còn rượu ngăn chặn quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, lâu dài sẽ gây tác hại nghiêm trọng đó ạ.
3 – Tránh môi trường ô nhiễm độc hại: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tiếp xúc với ô nhiễm không khí từ khi còn nằm trong bụng mẹ có thể ảnh hưởng xấu tới khả năng hô hấp của bé sau này, làm suy yếu sự phát triển của phổi dễ khiến bé sinh non, sinh thiếu cân.
4 – Giảm căng thẳng, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày: Em bé là một phần của cơ thể mẹ nên khi mẹ vui vẻ, hạnh phúc, bé cũng vui vẻ, hạnh phúc và phát triển khỏe mạnh hơn đó ạ. Ngược lại, nếu mẹ thường xuyên lo lắng, buồn rầu,… có thể làm tăng nguy cơ em bé bị mắc các bệnh: dị tật thai nhi, chậm nói, tự kỷ,… Ngoài ra, mẹ nên tập yoga hoặc vận động nhẹ nhàng giúp máu dễ lưu thông, hạn chế triệu chứng của mang thai: chuột rút, đau bụng,… mẹ nhé!
5 – Chăm sóc vùng kín một cách khoa học: Khi mang bầu, đặc biệt là khi có dấu hiệu nhận biết thai đã vào tử cung, nội tiết tố thay đổi khiến vùng kín của mẹ trở nên nhạy cảm hơn. Nếu chỉ sử dụng dung dịch vệ sinh hoặc sữa tắm thông thường, vùng kín của mẹ rất dễ bị khô rát, kích ứng bởi các hóa chất, hương liệu hoá học,… Chuyên gia khuyên mẹ nên sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng với thành phần thiên thiên, vừa làm sạch dịu nhẹ, vừa cân bằng độ pH tự nhiên, giúp vùng kín khỏe mạnh, em bé cũng được chào đời qua môi trường an toàn hơn.
6 – Thăm khám bác sĩ: Mẹ nên thăm khám bác sĩ sau khi thử thai lên 2 vạch 5 – 7 ngày để được siêu âm, kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe của cả 2 mẹ con, cũng như được tư vấn thêm về chế độ ăn uống và sinh hoạt trong thời kỳ mang thai.
Theo dõi bài viết tới đây, hẳn mẹ đã có thêm kiến thức về dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung rồi đúng không ạ? Nếu trong quá trình mang thai, mẹ còn bất kỳ chia sẻ hay băn khoăn nào, mẹ đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới đây, Góc của mẹ luôn sẵn sàng hỗ trợ mẹ nhanh nhất có thể!