Ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ giao tiếp, biểu đạt nhu cầu, cảm xúc của mình. Vì thế, trẻ 3 tuổi chậm nói sẽ khiến bố mẹ lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân và làm thế nào để kích thích bé nói tốt hơn?
Mục lục
1. Mức độ ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi phát triển bình thường
Đối với bé 3 tuổi, về mặt ngôn ngữ cần đạt được mốc phát triển đó là: Vốn từ khoảng 900 từ; Nói trọn câu ngắn dễ dàng (khoảng 3-4 từ); Trả lời đầy đủ họ; tên; Bắt đầu dùng ngôn ngữ phức tạp hơn; Biết đặt câu hỏi: Ai? Ở đâu? Cái gì? Vì sao? Dùng đại từ: con, mẹ, cô ấy, bạn ấy… Dùng từ: và, bởi vì; Sử dụng câu phủ định: không, không có; Dùng nhiều từ chỉ vị trí; hiểu khái niệm thời gian: hôm nay, ngày mai, hiểu cái nào không có ở đây. Hiểu được 2- 3 động từ, mệnh lệnh trong một câu.
2. Trẻ chậm nói hay chậm phát triển ngôn ngữ
Mọi người thường hay nhầm lẫn giữa chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ. Chậm nói là khả năng trẻ diễn đạt suy nghĩ bằng ngôn ngữ kém. Trẻ chậm nói cũng có khả năng phát âm hạn chế so với trẻ bình thường.
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể phát âm rất tốt. Tuy nhiên, trẻ không thể ghép nhiều hơn 2 từ với nhau. Vì vậy, câu nói của trẻ thường lộn xộn, khiến mọi người xung quanh không hiểu được trẻ đang nói gì.
Ở giai đoạn trẻ từ 3 đến 4 tuổi, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ có những biểu hiện không sử dụng đại từ nhân xưng nào (con, mẹ); không thể ghép các từ thành câu ngắn (ví dụ “Mẹ giúp con”,” Muốn uống nữa”); không hiểu những chỉ dẫn hay câu hỏi ngắn (ví dụ “Lấy giầy của con và đặt lên giá”, “Trưa nay con muốn ăn gì?”; lời nói rất không rõ ràng, khiến người trong gia đình và người ngoài đều không hiểu; không đặt câu hỏi; ít quan tâm hoặc không quan tâm tới sách truyện; không quan tâm và không tương tác với các trẻ khác; đặc biệt khó tách khỏi bố mẹ…
3. Nguyên nhân trẻ 3 tuổi chậm nói
3.1. Trẻ bị tự kỷ
Chậm nói là một trong những dấu hiệu điển hình của hội chứng tự kỷ. Nếu trẻ chậm nói có những hành vi lặp đi lặp lại, kèm theo trẻ không thích giao tiếp với mọi người xung quanh, nói những lời vô nghĩa… Cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám, phát hiện và điều trị kịp thời.
3.2. Trẻ 3 tuổi chậm nói vì chậm phát triển
Chậm phát triển cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói. Mỗi đứa trẻ sẽ đạt được các mốc phát triển quan trọng theo tốc độ của riêng mình. Thế nhưng, nếu bạn thấy các kỹ năng của trẻ phát triển chậm hơn bình thường, hãy đưa trẻ đến bác sĩ khám. Những đứa trẻ chậm nói do chậm phát triển thường có các triệu chứng như nói rất ít hoặc thậm chí không nói, không hiểu người khác đang nói gì, lặp lại những gì người khác nói…
3.3. Trẻ mất thính giác
Bé 3 tuổi chậm nói khả năng cao sẽ gặp vấn đề về thính giác, bởi trẻ nghe kém thì khả năng học tập, phát triển ngôn ngữ cũng kém. Cách để kiểm tra xem trẻ có nghe thấy không là bạn có thể gọi tên trẻ một cách đột ngột khi trẻ không để ý.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cha mẹ không nhận ra được điều này, khi nhận thấy thì khả năng điều trị trở nên khó khăn hơn.
3.4. Trẻ 3 tuổi chậm nói do tâm lí
Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Nhi Đồng 2, số trẻ chậm nói do nguyên nhân tâm lý chiếm đến 70% tổng số trẻ đến khám và điều trị. Nguyên nhân này có thể là do cuộc sống ngày càng bận rộn, cha mẹ cứ bị cuốn theo công việc mà không có thời gian quan tâm, nói chuyện với trẻ, khiến trẻ chỉ biết “làm bạn” với tivi hoặc các thiết bị điện tử.
4. Cách khắc phục trẻ 3 tuổi chậm nói
4.1. Tạo cho bé một môi trường ngôn ngữ thật tốt
Mẹ và những người thân trong gia đình nên tạo cho bé một môi trường ngôn ngữ thật tốt (không phải qua TV, điện thoại, máy tính…) mà thông qua việc trò chuyện cùng con, đọc thơ, đọc truyện, hát cho con nghe, dạy con học nói mọi lúc mọi nơi để phát triển khả năng về ngôn ngữ cũng như nhận thức cho bé. Lúc dạy con học nói, mẹ nên bắt đầu từ những gì bé có, dạy con nói các từ đơn nhưng cần chú ý phát âm rõ ràng, chậm để bé nhìn khẩu hình miệng và dần bắt chước theo, rồi từ từ phát triển thêm từ đôi, câu đơn giản…
4.2. Giao lưu với các bạn để kích thích nhu cầu giao tiếp cho trẻ dễ nói
Mẹ có tin bé có thể nói chuyện với bạn cùng lứa không bằng cách thông qua ngôn ngữ. Với môi trường tiếp xúc nhiều, bé sẽ trở nên dạn dĩ, nhanh nhẹn, không sợ sệt và có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
4.3. Hãy luôn trả lời bé
Bé không nói nhưng giao tiếp với mẹ bằng thái độ, bằng cử chỉ, điệu bộ cơ thể, hãy trẻ lời bé bằng cách giải quyết những thái độ đó: Bé đưa cho mẹ 1 đồ vật, hãy đón nhận lấy, bé muốn lấy đồ vật, hãy khuyến khích bé hành động để có được nó. Đây là cách dạy trẻ chậm nói tưởng chừng đơn giản nhưng lại được nhiều chuyên gia đánh giá cao.
4.4. Đưa trẻ 3 tuổi chậm nói đến gặp bác sĩ
Nếu cha mẹ thấy con có một số trong những biểu hiện của chậm nói, hoặc sự phát triển chưa đạt các dấu mốc ngôn ngữ bình thường của lứa tuổi, cha mẹ cần cho trẻ thăm khám và tư vấn tâm lí kịp thời, nhằm chẩn đoán sớm nhất các vấn đề con có thể gặp phải.
Trẻ 3 tuổi chậm nói có vẻ là một vấn đề hơi nghiêm trọng nên bố mẹ hãy lưu ý nhé. Nhưng bố mẹ cũng đừng vì thế mà quá lo lắng. Hãy để ý bé nhiều hơn và tạo điều kiện, môi trường để bé phát triển một cách tốt nhất nhé.
Xem thêm