Hầu như đứa trẻ nào cũng trải qua cuộc “khủng hoảng tuổi lên 3”. Mốc 3 tuổi là thời điểm mà nhiều trẻ trở nên bướng bỉnh, ương ngạnh. Sự chống đối của bé khiến cho bố luôn cảm thấy mất kiểm soát và bực bội. Đây là độ tuổi mà tâm lý của con thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên, bố mẹ không nên quát mắng hay dùng đòn roi với con. Đây là một phương pháp giáo dục sai lầm cần loại bỏ ngay. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh nhé!
Tham khảo: Làm cha mẹ một cách khôn ngoan cùng những bí quyết sau
Mục lục
1. Vì sao trẻ 3 tuổi bướng bỉnh, cứng đầu?
Hẳn nhiều mẹ luôn rất bực dọc, khó chịu khi con mình trở nên ngoan cố và không nghe lời. Các bé bướng bỉnh rất hay vòi vĩnh, ăn vạ, khóc lóc, thậm chí ngang ngược. Đó là những tính xấu của trẻ mà không mẹ nào muốn con mình có. Nếu muốn tìm cách dạy trẻ em bướng bỉnh, mẹ nên hiểu về tâm lý của trẻ trước.
Tuổi lên 3 là lúc bé bắt đầu muốn được tự lập và thể hiện suy nghĩ cá nhân. Bé đã có ý thức về ý muốn bản thân và thể hiện cái tôi của mình. Trẻ muốn được đối xử như người lớn và không thích bị sai bảo, sắp đặt. Những hoạt động của người lớn luôn làm cho trẻ thấy thích thú và bắt chước theo. Bé muốn được làm những việc giống người lớn đang làm để tỏ ra mình không còn là trẻ con. Thế nhưng đa số trẻ lại không thích sự giúp đỡ của người lớn.
Tuy nhiên vì bé còn nhỏ nên không thể tự mình làm được mọi thứ mong muốn. Hơn nữa bé cũng chưa đủ nhận thức để phân biệt được việc tốt hay xấu, nên hay không nên. Có những việc bé sẽ không thể biết hậu quả như thế nào và có làm ảnh hưởng gì không. Chính vì năng lực có hạn nên bé cũng trở nên cáu bắn, tức tối và làm trái ý lời bố mẹ… Đây chính là lúc cơn “khủng hoảng tuổi lên 3” của bé bắt đầu.
2. Biểu hiện tâm lý của trẻ lên 3 bướng bỉnh
Để biết cách dạy trẻ em bướng bỉnh, mẹ nên biét những biểu hiện của bé. Mẹ có thể thấy trẻ bướng bỉnh sẽ có những biểu hiện sau:
- Trẻ có thái độ tiêu cực. Các bé không nghe lời, không phục tùng yêu cầu mà người lớn đưa ra. Nhiều khi còn cố tình làm trái ý lời mẹ.
- Bé bắt đầu có những đòi hỏi vô lý và cứng đầu hơn. Như khi bé thích một món đồ và muốn có được nó, bé sẽ đòi hỏi, thậm chí ăn vạ, khóc lóc cho đến khi có được thứ mình muốn. Trẻ luôn muốn mình là người chiến thắng.
- Trẻ không thích sự giám sát, theo dõi của người lớn. Bé cũng bắt đầu có tính tự tiện, không muốn xin phép bố mẹ. Bé trở nên liều lĩnh hơn với các hành động và quyết định của mình.
- Nói hỗn với người lớn.
- Khi cãi vã, bé trở nên hung dữ và mất kiểm soát.
- Bé vi phạm các nguyên tắc trong gia đình, thể hiện sự chống đối với bố mẹ.
3. Phương pháp dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh
Ngoài việc chăm sóc con để phát triển khỏe mạnh, dạy con cũng là một việc rất khó khăn. Khó nhất là làm thế nào để dạy con nên người, trở thành một người tử tế. Đối với những trẻ cứng đầu, ngang ngược thì điều ấy lại khó gấp bội. Đây là một hành trình đầy gian nan và thử thách đối với những người làm cha làm mẹ. Vậy để trả lời cho câu hỏi “trẻ bướng bỉnh phải làm sao” thì mẹ hãy tham khảo những cách sau đây.
3.1. Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh: động viên, khuyến khích và khen ngợi trẻ
Không đứa trẻ nào là không thích những lời khen ngợi. Bất kể bé làm việc gì: tự xúc cơm, tự đánh răng, tự tắm rửa… mẹ đều nên dành cho bé những lời khen. Như vậy bé sẽ cảm thấy rất vui và sẽ muốn nhận được nhiều lời khen ngợi hơn nữa. Sau đó bé sẽ lặp lại các việc tốt ấy. Mỗi lần như vậy mẹ đừng quên khen ngợi bé hay giành cho bé 1 phần thưởng nhỏ nhé. Đó là cách tốt nhất để bé trở nên ngoan ngoãn hơn.
Khi bé làm sai việc gì, bố mẹ cũng nên kiềm chế cảm xúc của bản thân và giữ bình tĩnh. Đừng để cơn nóng giận kiểm soát. Mẹ hãy nhẹ nhàng phân tích cho bé thấy cái sai của mình. Kiên nhẫn và từ tốn, bé nhất định sẽ hiểu ra. Hơn nữa, cách cư xử của bố mẹ cũng rất dễ gây ảnh hưởng tới bé. Nếu mẹ hay nóng giận, quát tháo, bé cũng hay cáu gắt và ngang bướng. Nhưng nếu mẹ nhẹ nhàng, trìu mến, bé cũng học được cách bình tĩnh hơn trong mọi việc. Đây là một trong những cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh cực hiệu quả cho bố mẹ.
3.2. Không chiều chuộng con một cách vô lý
Nhiều gia đình vẫn luôn giữ suy nghĩ con vẫn chỉ là một đứa trẻ cần sự nuông chiều. Vì vậy khi bé đòi hỏi điều gì, mẹ thường rất dễ dàng đáp ứng dù điều ấy quá đáng. Nhiều khi bố mẹ cũng chiều con chỉ để cho “yên cửa yên nhà”. Thế những đây là một cách dạy con hoàn toàn không nên. Chiều chuộng quá mức sẽ rất dễ khiến các bé sinh hư và trở nên bướng bỉnh. Khi ấy trẻ đã có ý thức trong đầu rằng bố mẹ sẽ chiều theo mọi ý muốn của mình vô điều kiện.
Chính vì thế, khi bé không được đáp ứng yêu cầu, bé sẽ có những hành động như tức giận, la hét, khóc lóc cho tới khi có được thứ mình muốn. Vậy nên mẹ phải tập cho bé học cách chấp nhận những điều không có. Hãy giữ lập trường và cứng rắn hơn trong việc dạy con, bé sẽ dần ngoan ngoãn hơn. Đây là cách dạy những đứa trẻ bướng bỉnh mà mẹ có thể áp dụng.
3.3. Quan tâm hơn đến cảm xúc của con
Người lớn thường vô tình bỏ qua những suy nghĩ và cảm xúc riêng của trẻ con. Chính vì vậy bố mẹ thường hay ra lệnh và bắt ép trẻ làm điều mà bé không muốn. Những câu răn đe, ra lệnh sẽ khiến bé khó chịu đấy mẹ biết không? Như vậy bé sẽ có những hành động chống đối và không muốn làm theo yêu cần của người lớn. Mẹ nên kiểm soát thái độ và hành vi của bản thân với con mẹ nhé!
Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã biết cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mẹ và hạnh phúc!
Mẹ nên tìm hiểu: Trẻ 3 tháng tuổi và tất cả những điều mẹ cần biết