Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi? Dấu hiệu nghẹt mũi ở trẻ

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là vấn đề cực kì đáng lo lắng. Vì trẻ bị nghẹt mũi có thể tìm ẩn nhiều bệnh từ nhẹ đến nghiêm trọng, đặc biệt nếu mẹ không nhận ra và giải quyết một cách nhanh chóng.  Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ nhận biết nguyên nhân, triệu chứng của trẻ khi trẻ bị nghẹt mũi khó thở. Và chỉ mẹ biết phải làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi. 

Chưa rôm sẩy cho bé tận gốc để con không khó chịu

Nguy hại từ hóa chất tạo mùi có trong sản phầm tắm giặt ở trẻ

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
  • Do bệnh cảm: Đây là nguyên nhân phổ biến ở trẻ. Trẻ bị nghẹt mũi thường là triệu chứng ban đầu của bệnh cảm. Sau giai đoạn nghẹt mũi, bé sẽ bị đau họng, nóng sốt. Vì vậy, rất quan trọng việc mẹ để ý và chăm sóc con ngay từ giai đoạn bị ngạt mũi. Bệnh cảm ở con có thể do bị lạnh hoặc bị nóng. Bé vui chơi tiết mồ hôi và nằm trong phòng điều hòa cũng có thể dẫn tới cảm lạnh.
  • Dị ứng: Các loại dị ứng ở trẻ thường thấy là nổi mẩn. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng nên loại trừ trường hợp do trẻ sơ sinh bị ngạt mũi là do dị ứng nhé. Đặc biệt là các dị ứng qua đường hô hấp như ngửi mùi phấn hoa, do thời tiết, độ ẩm.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
  • Ngạt mũi sơ sinh: do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch khỏi hệ thống hô hấp của trẻ nhỏ. Sau khi về nhà từ bệnh viện, mẹ phát hiện con bị ngạt mũi ngay thì có thể là vì điều này.
  • Có vật lạ trong mũi: việc này khá nguy hiểm. Vì nếu không chăm con kĩ, bé có thể sơ ý cho gì vào mũi mà mẹ không biết. Ban đầu bé bị nghẹt mũi. Sau đó, nghiêm trọng hơn có thể chảy máu mũi rất nguy hiểm.

Nghẹt mũi là khi khoang mũi của trẻ có chứa nhiều dịch. Việc này sẽ khiến cho việc hít thở càng trở nên khó khăn hơn. Khi con ở tuổi quá nhỏ, chưa biết cách thở bằng miệng, nghẹt mũi trong thời gian dài sẽ khiến bé mệt mỏi, quấy khóc, không ngủ được.

2. Nhận biết nghẹt mũi từ màu sắc

Nhận biết nghẹt mũi từ màu sắc

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, nước mũi có màu trắng đục? Màu sắc trắng đục ở nước mũi thường xuất hiện khi bé bị cảm lạnh. Lúc này, khoang mũi bé bắt đầu mất nước do sự tấn công của vi rút gây bệnh. Nên dần đặc lại, trắng và đục hơn. Chính sự làm đặc này làm bé khó thở hơn bình thường.

Nước mũi màu vàng: nước mũi đặc và có màu vàng đục là do bị cảm. Sở dĩ có màu sắc này là bởi khi trẻ bị ốm, cơ thể sẽ sản sinh ra các tế bào bạch cầu nhằm chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh. Các tế bào này sau khi thực hiện nhiệm vụ của mình sẽ lẫn vào dịch nước mũi để đào thải ra bên ngoài. Vì vậy, nước mũi màu vàng là phản ứng tự vệ bình thường của con. mẹ không cần quá lo lắng nhé.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, con đang bị bệnh nặng hơn và hệ miễn dịch của bé chưa đủ mạnh. Mẹ nên nhanh chóng đưa con đi khám. Thời gian dài khiến màu nước chuyển sang vàng tươi thì rất có thể bé đang bị viêm xoang.

Nước mũi màu xanh: xuất hiện ở giai đoạn cuối của bệnh cảm lạnh ở trẻ. Vì vậy, khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi màu xanh, mẹ có thể an tâm vì bé đang dần khỏi bệnh.

Nếu nước mũi có có màu đỏ, hồng: là biểu hiện cho thấy nhầy mũi có máu. Niêm mạc mũi của trẻ có thể đang bị tổn thương vì việc xì mũi quá mạnh dẫn đến tổn thương và chảy máu. Mẹ nên cực kì lưu ý vấn đề này.

3. Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

3.1. Làm sạch mũi của trẻ

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi 

Đây là cách xử lý khẩn cấp và quan trọng hàng đầu. Mẹ cần luôn chuẩn bị tăm bông cho trẻ sơ sinh tại nhà. Dùng tăm bông có nhúng nước ấm để lau sạch mũi cho bé. Tăm bông giúp đưa những chất nhầy, làm sạch mũi để con có thể hô hấp lại bình thường trước.

Việc này cũng được khuyến cáo là thực hiện thường xuyên cho con. Mẹ nên làm sạch mũi cho trẻ ít nhất 2 lần/ tuần. Hoặc mỗi ngày khi cho bé tắm nhé.

3.2. Nhỏ mũi bằng nước muối

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi 

Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch mũi, sát khuẩn, ngăn ngừa các vi khuẩn tiếp tục tấn công khoang mũi khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Đặc biệt khi dịch trong mũi bé bị khô, nước muối giúp làm mềm làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi, giúp dịch nhầy dễ dàng đào thải ra ngoài hơn.Đây là cách được nhiều bà mẹ áp dụng nhất.  Vì cách làm này đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả rất tốt.

Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9% và vệ sinh khoảng 3  lần/ngày, đặc biệt là trước khi cho trẻ bú và đi ngủ.

Cách nhỏ mũi cho trẻ: bế trẻ nằm ngửa, nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào từng bên mũi, chờ khoảng vài phút, lau sạch nước muối thừa chảy ra ngoài.

Tuy nhiên, cha mẹ lưu ý không nhỏ nước mũi cho con quá 3 ngày vì lạm dụng nước muối có thể làm khô dịch mũi của trẻ. Không tự pha nước muối và đặc biệt ko dùng nước muối sinh lý đã hết hạn sử dụng.

3.3. Hút mũi

Hút mũi cùng là một phương pháp hiệu quả cao khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Hút mũi bằng dụng cụ hút mũi cho trẻ. Vệ sinh sạch các dụng cụ để tránh bé bị vi khuẩn khác tấn công qua đường mũi. Cha mẹ tuyệt đối không dùng miệng để hút mũi để tránh làm tăng thêm khả năng vi khuẩn xâm nhập vào mũi của trẻ, phát sinh nhiều bệnh lý khác.

Trước khi hút mũi, mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý với mục đích làm loãng dịch nhầy trong mũi của trẻ.

Không lạm dụng phương pháp này, nghĩa là cha mẹ không nên hút mũi cho trẻ quá nhiều lần trong ngày. Vì hút mũi nhiều lần có thể làm kích ứng niêm mạc mũi của trẻ.

3.4. Nâng cao đầu khi ngủ

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi 

Trẻ bị nghẹt mũi về đêm sẽ càng nghiêm trọng hơn. Ở tư thế nằm, lượng máu đến đầu sẽ tăng lên kéo theo tăng lưu lượng máu vùng mũi. Để thích nghi với điều này, các mạch máu nhỏ ở trong mũi bị giãn ra nhiều hơn khiến tình trạng viêm mũi tăng lên, mũi sưng và có thể đau hơn.

Mặt khác, ở tư thế nằm, dịch nhầy trong khoang mũi sẽ bị giữ lại tích tụ trong các khoang mũi, không thoát ra được gây cản trở đường thở dẫn tới việc hít thở của bệnh nhân trở nên khó khăn hơn. Đó là lý do vì sao tình trạng trẻ bị nghẹt mũi nặng hơn khi ngủ.

Vậy nên, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nên được kê cao gối hơn một chút. Sủ dụng một chiếc khăn để nâng đầu con, tạo cho bé cảm giác thoải mái, đường thở tốt hơn và bé ngủ được ngon hơn.  Nếu bé quấy khóc suốt cả đêm rất ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con đấy.

 3.5. Kiểm tra không khí trong phòng bé

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi 

Nếu không khí trong phòng quá ngột ngạt, hoặc quá khô, mũi con dễ bị kích thích về đường hô hấp. Đặc biệt khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thì càng khó hết bệnh nhanh chóng được. Vì thế, chuyên gia khuyên bạn nên giữ phòng của trẻ trong một không gian sạch sẽ, thoáng đãng và có các thiết bị để tăng độ ẩm.

Tiến sĩ Danan nói: “Mẹ cũng có thể thử tắm vòi sen nước ấm và ngồi trong phòng tắm với con trong khi con hít thở bầu không khí ấm áp như sương mù.” Điều này tốt cho mũi con khi đang bị nghẹt.

Ngày nay, việc sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng bé là việc được rất nhiều mẹ chuẩn bị. Đặt máy tạo ẩm dạng phun sương mát mẻ trong phòng của bé gần nôi, nhưng xa tầm tay của bé. Mẹ nhớ lau sạch thừng xuyên để tránh vi khuẩn nấm mốc phát triển bên trong nhé.

Đặc biệt, khi các nguyên nhân về không khí như mùi thuốc lá, lông thú cưng,.. gây nghẹt mũi ở trẻ, mẹ nên đảm bảo con tránh xa. Vì nhà có con nhỏ nên mẹ cũng nên mạnh tay sắm một máy lọc không khí trong nhà để bảo vệ con tốt nhất nhé.

3.6. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nặng nên đi khám

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi 

Trường hợp trẻ bị ngạt mũi kéo dài, điều này chứng tỏ hệ miễn dịch của con cũng chưa tốt. Hãy đưa trẻ đến ngày phòng khám bác sĩ nhi để tránh tình trạng con trở nên tệ hơn. Như đã nói, vì nghẹt mũi lâu dài có thể dẫn đến việc sốt, ho, khó thở, vô cùng nguy hiểm. Đồng thời, mẹ cũng bổ sung cho con nước, đặc biệt là vitamin C để con khỏe mạnh chống lại các loại bệnh nhé.

4. Lưu ý khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

Lưu ý khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

Tránh các việc sau:

  • Không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh. Hầu hết các loại thuốc cảm không an toàn hoặc không hiệu quả cho trẻ sơ sinh. Và thuốc xoa hơi (thường chứa tinh dầu bạc hà, bạch đàn hoặc long não) được chứng minh là nguy hiểm đối với trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Các mẹo dân gian chưa được kiểm chứng sẽ rất nguy hiểm. Vì đường hô hấp là một bộ phận rất quan trọng.
  • Không để trẻ bị quá nóng do quấn nhiều tã khiến trẻ khó thở.
  • Không kiêng tắm. Nhiều mẹ lo tắm sẽ làm con dễ bị bệnh hơn, và ngạt mũi nặng hơn. Tuy nhiên, trẻ bị bệnh rất cần vệ snh sạch sẽ để tránh vi khuẩn sinh sôi và ủ bệnh. Lời khuyên của các chuyên gia là tắm nước ấm cho trẻ, nên tắm nhanh và chọn nơi kín gió.
  • Khuyến khích con bạn uống nhiều nước hơn. Chất lỏng giúp làm loãng chất nhầy, nhưng không ép nó. Ngay cả khi con bạn chỉ nhấm nháp một ít nước nữa trong ngày, điều đó cũng sẽ hữu ích.

Nguồn tham khảo: 

Uhhospital org: what to do for a babys stuffy nose

Help child stuffy nose

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi? Dấu hiệu nghẹt mũi ở trẻ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0