Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Hướng dẫn mẹ tắm bé sơ sinh an toàn đúng cách

Tắm bé sơ sinh là một trải nghiệm khá lạ lẫm với các em bé mới sinh. Trong khi nhiều trẻ cảm thấy thích thú, thì một số khác lại tỏ ra không mấy hài lòng. Các mẹ, bên cạnh việc giúp bé làm quen với trải nghiệm thú vị này, còn phải đáp ứng các quy trình tắm sao cho đúng cách. Lần đầu tiên của các mẹ sẽ không mấy dễ dàng. Nhưng các mẹ đừng lo lắng nhé. Những lưu ý dưới đây sẽ khiến công việc của mẹ trở nên dễ dàng hơn.

1. Tắm bé sơ sinh lần đầu tiên

Tắm cho bé sơ sinh là hoạt động mẹ có thể giới thiệu với bé ngay từ khi mới chào đời.
Tắm cho bé sơ sinh là hoạt động mẹ có thể giới thiệu với bé ngay từ khi mới chào đời.

Tắm cho bé sơ sinh là hoạt động mẹ có thể giới thiệu với bé ngay từ khi mới chào đời. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên rằng nên trì hoãn cho đến khi con được vài ngày tuổi. Đó là bởi vì, sau khi sinh cơ thể bé được bao bọc bởi một lớp vernix. Một chất sáp trên da giúp bảo vệ bé khỏi các vi khuẩn ngoài môi trường.

Nếu sinh thường tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế. Nhân viên bệnh viện sẽ làm sạch nước ối và máu bám trên cơ thể trẻ. Nhưng nếu được yêu cầu, y tá có thể giữ lại lớp vernix thừa mà không làm sạch toàn bộ chúng.

Sau khi dây rốn tự rụng, mẹ có thể bắt đầu tắm bằng cách ngâm cơ thể bé trong bồn nước nông
Sau khi dây rốn tự rụng, mẹ có thể bắt đầu tắm bằng cách ngâm cơ thể bé trong bồn nước nông.

Sau khi đưa bé về nhà, mẹ bỉm có thể cho bé tắm bằng miếng bọt biển. Đây là cách an toàn nhất để tắm bé sơ sinh cho đến khi dây rốn khô và hoàn toàn rụng.

Sau khi dây rốn tự rụng, mẹ có thể bắt đầu tắm bằng cách ngâm cơ thể bé trong bồn nước nông. Đọc những phần tiếp theo để tìm hiểu chi tiết hơn những điều cần biết khi tắm cho bé nhé!

2. Làm sao để tắm cho bé sơ sinh bằng bọt biển

Em bé của chúng mình cần được tắm bằng bọt biển trong vài tuần đầu đời sau khi sinh.
Em bé của chúng mình cần được tắm bằng bọt biển trong vài tuần đầu đời sau khi sinh.

Em bé của chúng mình cần được tắm bằng bọt biển trong vài tuần đầu đời sau khi sinh. Đây là cách đơn giản nhất để vệ sinh cho bé trước khi dây rốn rụng. Tắm bằng bọt biển cũng là cách hiệu quả dành cho những bé trai vừa thực hiện tiểu phẫu bao quy đầu. Hoặc sử dụng  bọt biển để vệ sinh bất cứ phần nào trên cơ thể trẻ mà không muốn làm trẻ bị ướt.

Trước khi tắm cho bé sơ sinh bằng bọt biển, hãy đảm bảo mẹ chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trong tầm với. Mẹ cũng có thể làm ấm phòng tắm trước, để bé cảm thấy thoải mái hơn.

Xem thêm tắm cho bé:

Tắm cho bé sơ sinh đúng cách

Chọn mua sữa tắm chất lượng an toàn cho bé

Bọt tắm gội thiên nhiên, xu hướng của các mẹ bỉm

2.1. Những thứ mẹ cần chuẩn bị khi tắm bọt biển cho bé 

Những thứ mẹ cần chuẩn bị khi tắm bọt biển cho bé 
  • Đệm cho các phần có bề mặt cứng như chăn hoặc khăn dày.
  • Nước ấm (không để nhiệt độ quá nóng)
  • Khăn lau.
  • Xà phòng nhẹ trẻ em.
  • Tã sạch.
  • Khăn em bé.

2.2. Các bước tắm cho bé sơ sinh bằng bọt biển

Khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. Mẹ có thể tiến hành tắm bé sơ sinh tại nhà theo các bước sau:

Chọn một căn phòng ấm khoảng 24 độ C. Cởi bỏ quần áo và tã lót của em bé, rồi quấn trong một chiếc khăn.
  • Bước 1 – Chọn một căn phòng ấm khoảng 24 độ C. Cởi bỏ quần áo và tã lót của em bé, rồi quấn trong một chiếc khăn.
  • Bước 2 – Đặt bé trên bề mặt phẳng, như giường, sàn nhà, bàn thay đồ. Nhớ sử dụng dây đeo an toàn hoặc dùng tay đỡ trên người bé, để đảm bảo bé không bị ngã.
  • Bước 3 – Tháo phần khăn và để phần cơ thể bé lộ ra bên ngoài.
Tắm bé sơ sinh từ trên xuống dưới, bắt đầu từ vùng đầu và mặt của bé.
Tắm bé sơ sinh từ trên xuống dưới, bắt đầu từ vùng đầu và mặt của bé.
  • Bước 4Tắm bé sơ sinh từ trên xuống dưới, bắt đầu từ vùng đầu và mặt của bé. Nhúng khăn sạch vào nước ấm. Sử dụng nước ấm mà không dùng thêm xà phòng trong bước này, để tránh xà phòng vào mắt và miệng bé. Lau đỉnh đầu, xung quanh ngoài tai, nếp nhăn vùng cổ và mắt.
Sử dụng nước ấm mà không dùng thêm xà phòng trong bước này, để tránh xà phòng vào mắt và miệng bé.
  • Bước 5 – Thêm 1 hoặc 2 giọt xà phòng vào nước ấm, khuấy đều. Nhúng khăn vào nước xà phòng và vắt sạch. Tiếp tục lau rửa nhẹ nhàng các vùng còn lại của cơ thể bé. Mẹ nhớ đừng bỏ qua vùng dưới cánh tay và xung quanh bộ phận sinh dục của bé nhé. Mẹ cũng có thể giữ cho bộ phận sinh dục của bé được sạch sẽ bằng sử dụng nước ấm và bông gòn. 
Lau khô người cho bé, chú ý vệ sinh các phần giữa nếp nhăn
  • Bước 6 – Lau khô người cho bé, chú ý vệ sinh các phần giữa nếp nhăn. Mặc tã sạch cho bé. Trong khi lau khô người, mẹ cũng có thể dùng mũ trùm để giữ ấm đầu của bé.

3. Khi nào nên tắm cho bé?

Tắm từ 2 đến 3 lần một tuần là đủ để giữ cho cơ thể bé sạch sẽ.Tắm từ 2 đến 3 lần một tuần là đủ để giữ cho cơ thể bé sạch sẽ.
Tắm từ 2 đến 3 lần một tuần là đủ để giữ cho cơ thể bé sạch sẽ.

Tắm từ 2 đến 3 lần một tuần là đủ để giữ cho cơ thể bé sạch sẽ. Nếu bé nhà mình thích tắm, mẹ có thể tăng số lần lên. Nhưng không quá 1 lần một ngày, vì tắm quá nhiều sẽ làm cho da bé bị khô.

Tắm cho bé mấy giờ là tốt? Nên tắm cho bé sau 9h30 sáng và trước 4h30 chiều, tùy vào thời tiết. Bé thường ngủ sau khi tắm, vì thế mẹ nên chọn thời gian trước khi bé ngủ để tắm. Để tốt nhất, nên tránh tắm khi bé quá đói hoặc quá no.

Thời gian vệ sinh cơ thể không được quá lâu, tầm 5 phút là hợp lý nhất, lâu hơn dễ làm bé bị cảm lạnh. 

4. Nên tắm cho trẻ sơ sinh ở đâu?

Mẹ có thể tắm cho bé tại nhà trong bồn nhựa nhỏ hay thậm chí là bồn rửa trong nhà tắm.
Mẹ có thể tắm cho bé tại nhà trong bồn nhựa nhỏ hay thậm chí là bồn rửa trong nhà tắm.

Mẹ có thể tắm cho bé tại nhà trong bồn nhựa nhỏ hay thậm chí là bồn rửa trong nhà tắm. Bồn rửa trong nhà tắm có thể là nơi phù hợp nhất trong những tuần đầu tiên sau khi sinh. Sử dụng chậu sẽ dễ dàng hơn cho mẹ khi trẻ lớn hơn một chút.

Không nhất thiết phải tắm cho bé trong phòng tắm. Có thể chọn bất cứ không gian nào, miễn là chúng đủ ấm áp, an toàn và sạch sẽ. Mẹ cũng có thể tắm chung cùng bé. Tránh xối nước lên mặt bé và hãy luôn đảm bảo nước ấm, không quá nóng.

5. Giúp bé thư giãn trong khi tắm

Để giúp bé thư giãn và thoải mái trong khi tắm, hãy đặt một tay của mẹ nhẹ nhàng lên bụng của bé.
Để giúp bé thư giãn và thoải mái trong khi tắm, hãy đặt một tay của mẹ nhẹ nhàng lên bụng của bé.

Để giúp bé thư giãn và thoải mái trong khi tắm, hãy đặt một tay của mẹ nhẹ nhàng lên bụng của bé. Hoặc cũng có thể thay thế tay mẹ bằng một chiếc khăn ấm. Như thế, có thể giúp bé có cảm giác an toàn và yên tâm hơn.

Nếu bé nhà mình không thích tắm. Hãy cho bé tắm xen kẽ, một ngày chỉ vệ sinh đầu và mông cho bé, và tắm đúng cách trong ngày tiếp theo. Nói chung bé sẽ quen với việc tắm rửa trong khoảng 3 tháng.

Xem thêm cách chăm sóc bé:

Bọt tắm gội an toàn, xu hướng thay thế sữa tắm gội

Tắm bé sơ sinh là một công việc phải làm quen đối với cả mẹ và bé. Trong những lần đầu nếu chưa quen, mẹ có thể tắm cho bé trong khi có sự giúp đỡ của một người thân. Phụ nữ không phải sinh ra đã biết tắm cho em bé. Vì thế, đừng lo lắng nếu mẹ có một chút bối rối trong lần đầu tiên nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Hướng dẫn mẹ tắm bé sơ sinh an toàn đúng cách”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0