Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ: 9 Mẹo chữa trẻ hay quấy khóc ngủ ngon

Trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều không chịu ngủ khiến cha mẹ lo lắng. Nhất là với cha mẹ “tập đầu”, hẳn sẽ vô cùng lúng túng. Có một số lí do khiến trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ trong 12 tháng đầu đời. Cùng với 9 mẹo giúp bé ngủ ngon hơn. Mẹ hãy đọc bài viết dưới này nhé!

Một số mẹo chữa trẻ hay quấy khóc nhiều không chịu ngủ hiệu quả
Một số mẹo chữa trẻ hay quấy khóc nhiều không chịu ngủ hiệu quả

1. Những điều thú vị về giấc ngủ của bé

Nắm bắt được những đặc điểm trong giấc ngủ của bé, mẹ sẽ hiểu được việc bé sơ sinh quấy khóc khó ngủ sẽ gây nên những ảnh hưởng như thế nào. Trung bình mỗi ngày, bé ngủ từ 18 đến 20 giờ. Có thể dao động từ 15 đến 21 giờ.

Thời gian trung bình cho mỗi giấc ngủ cũng rất thay đổi. Trung bình, bé ngủ từ 30 đến 180 phút cho mỗi giấc. Con số này có thể kéo dài đến tận 5 – 10 giờ cho một giấc ngủ. Theo nhiều ý kiến của các chuyên gia, đôi khi mẹ phải đánh thức bé dậy để cho bé bú. 

Do chưa phân biệt được ngày và đêm nên có những bé sẽ ngủ suốt và ban ngày và thức giấc vào ban đêm. Nhiều mẹ sẽ lo lắng về tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc đêm. Bé sẽ ngủ khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm.

Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm do chưa phân biệt ngày hay đêm
Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm do chưa phân biệt ngày hay đêm

Một số đặc điểm thú vị về giấc ngủ của bé:

  • Trẻ ngủ trung bình 4 – 5 giấc mỗi ngày.
  • Thời gian trẻ sơ sinh thức để bú dao động từ 30 đến 45 phút.
  • Mẹ nên bật đèn sáng hoặc kéo rèm cửa cho có ánh nắng khi trẻ thức. Đồng thời nên tắt đèn và che bớt nắng khi trẻ ngủ.
  • Chu kỳ thức – ngủ của trẻ chưa ổn định. Thế nên nếu thấy bé ngủ quá 2,5 giờ thì nên đánh thức bé dậy. Qua giai đoạn sơ sinh thì trẻ tự biết thức khi đói và ngủ khi no.

Xem thêm: Mọi điều về giấc ngủ mẹ cần biết để giúp bé ngủ ngon hơn.

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh quấy khóc đêm khó ngủ

Tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc, khó ngủ thường xuất phát từ một số nguyên nhân sau. 

Vì sao trẻ khó ngủ vào ban đêm, mẹ có biết không?
Vì sao trẻ khó ngủ vào ban đêm, mẹ có biết không?

2.1. Nguyên nhân sinh lý

Giấc ngủ của bé được chia làm hai giai đoạn. Đó là giấc ngủ REMNON – REM. Ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ hai loại giấc ngủ này tương đương nhau (khoảng 50%).

Chính vì giấc ngủ REM ở bé nhiều hơn người bình thường nên bé cũng dễ dàng tỉnh giấc hơn. Ngoài ra, bú quá no hoặc chưa đủ no cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh quấy khóc đêm. Khi bé lớn hơn, vận động vào ban ngày tăng do bé đã biết bò, biết đi,… cũng khiến bé sơ sinh khó ngủ.

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

Một số bệnh lý cũng có thể gây ra tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ. Ví dụ các bệnh thuộc hệ hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, các bệnh lý bẩm sinh,…  Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Chúng có thể cản trở sự phát triển và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh quấy khóc  khác, có thể do bé bị thiếu chất. Bắt nguồn từ chế độ ăn uống của mẹ khiến nguồn sữa nuôi dưỡng bé không đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Chính vì vậy, khi bú mẹ, bé sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Các chất bị thiếu làm cho trẻ khó ngủ bao gồm: Canxi, vitamin D, kẽm, sắt, đồng, selen, các acid amin,…

2.3. Các nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh khó ngủ về đêm

Ngoài nguyên nhân về sinh lý, bệnh lý còn một số nguyên nhân khác khiến bé sơ sinh quấy khóc khó ngủ bao gồm:

  • Bé mặc phải loại tã ẩm ướt, nóng nực, gây hăm tã, khó chịu cho bé
  • Môi trường nơi bé ngủ quá nóng hoặc quá lạnh
  • Bé bú không đủ lượng sữa cần thiết. Trẻ sơ sinh khó ngủ quấy khóc về đêm do đói.
  • Ánh sáng nơi bé ngủ chưa được điều chỉnh thích hợp. Ví dụ mẹ không che bớt ánh nắng hoặc bật đèn quá sáng.
  • Không gian nơi bé ngủ không yên tĩnh. Điều này khiến trẻ sơ sinh dễ thức giấc quấy khóc về đêm.

Gợi ý mẹ bỉm đóng xuyên đêm tới 12 tiếng giúp bé và bé ngủ ngon cùng nhau nhé!

3. Các vấn đề giấc ngủ của trẻ sơ sinh từng tháng tuổi

3.1. Vấn đề về giấc ngủ của trẻ từ 0 – 1 tháng tuổi

Ở giai đoạn sơ sinh, bé ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày. Bé thức dậy thường xuyên để bú cả ngày lẫn đêm. Bé 1 tháng tuổi ngủ khoảng 14 đến 18 giờ mỗi ngày. Trong đó gồm 4 đến 9 giờ vào ban đêm và 7 đến 9 giờ những giấc ngủ ngắn trong ngày. 

Bé 1 tháng tuổi quấy khóc khó ngủ do cần bú cả ngày lẫn đêm
Bé 1 tháng tuổi quấy khóc khó ngủ do cần bú cả ngày lẫn đêm

Xem thêm: Các vấn đề về giấc ngủ của trẻ 

1 – Trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ khi nằm ngửa

Trẻ sơ sinh khó ngủ khi nằm ngửa. Bé thực sự cảm thấy an toàn hơn khi nằm úp để ngủ. Tuy nhiên, tư thế ngủ này có liên quan đến tỷ lệ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh – Sudden infant death syndrome (SIDS) cao hơn. Vì vậy, các chuyên gia khuyên cha mẹ luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ.

Giải pháp

Nếu bé không chịu nằm ngửa, mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa. Nhiều khả năng là bé không cảm thấy an toàn khi nằm như vậy. Với lý do này, mẹ có thể quấn tã và bế cho bé ngủ. Thường xuyên để bé ngủ với tư thế nằm ngửa sẽ giúp bé quen với tư thế này.

2 – Em bé quấy khóc do ngủ ngày thức đêm

Đây là vấn đề của nhiều trẻ sơ sinh: bé thường ngủ cả ngày và sau đó thức suốt đêm. Đôi khi, trẻ sơ sinh hay khóc vào đêm cũng vì lý do này.

Giải pháp

Thời lượng bé ngủ ngày và đêm sẽ dần được điều chỉnh. Tuy nhiên, mẹ có thể đẩy nhanh quá trình giúp bé thay đổi lượng thời gian ngủ ngày và đêm. Ví dụ giới hạn những giấc ngủ ngắn vào ban ngày khoảng 3 tiếng. Hoặc tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa ngày và đêm. Như giữ phòng bé tối khi bé ngủ và tránh bật TV khi cho bé ăn đêm).

3.2. Vấn đề về giấc ngủ của trẻ từ 2 – 3 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, bé ngủ và thức dậy vào khung thời gian rõ rệt hơn:

  • 3 – 4 giấc ngủ ngắn vào ban ngày và sau đó thời gian ngủ dài hơn vào ban đêm.
  • Bé 2 tháng tuổi nên có tổng cộng 12 – 16 giờ mỗi ngày. Bao gồm 4 – 8 tiếng ban ngày và 8 – 10 tiếng ban đêm.
  • Đến 3 tháng tuổi, bé nên ngủ khoảng 9 – 10 giờ ban đêm và một vài giấc ngủ ngắn (kéo dài 1,5 – 2 tiếng mỗi giấc) vào ban ngày.
Trẻ 2 tháng tuổi quấy khóc khó ngủ nếu không được ngủ đủ giấc và đúng giờ
Trẻ 2 tháng tuổi quấy khóc khó ngủ nếu không được ngủ đủ giấc và đúng giờ

1 – Hồi quy giấc ngủ

Đây là một thuật ngữ để nói về thời điểm bé gặp rối loạn về giấc ngủ. Bé thường thức dậy nhiều lần trong đêm. Giấc ngủ ban ngày thay đổi: thời gian mỗi giấc ít hơn hoặc số lượng giấc ngủ trong ngày thay đổi. Hồi quy giấc ngủ xảy ra ở các giai đoạn độ tuổi khác nhau:

  • 3-5 tháng
  • 8-10 tháng
  • 12 tháng
  • 18 tháng
  • 24 tháng

Giải pháp

Để tránh trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều ban đêm mẹ nên tập cho bé thói quen đi ngủ bắt đầu bằng những câu chuyện kể, cái ôm. Bên cạnh đó, hãy để bé ngủ đủ giấc vào ban ngày để bù cho giấc ngủ bị mất vào ban đêm.

Vì đêm bé mất ngủ sẽ khiến bé khó chịu hơn. Khi đó cả mẹ và bé đều mệt mỏi, thiếu ngủ. Hồi quy giấc ngủ chỉ là tình trạng tạm thời. Qua tình trạng này, giấc ngủ của bé sẽ ổn định trở lại.

2 – Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm do cho ăn muộn

Hầu hết trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi vẫn cần ăn 1-2 lần vào ban đêm. Do đó, nếu ăn đêm muộn hoặc ăn quá no trước khi ngủ có thể khiến bé khó ngủ hơn.

Giải pháp

Mẹ có thể giảm số lần cho bé bú đêm muộn bằng cách kéo dài thời gian giữa các lần. Mẹ cũng cần đảm bảo ban ngày bé ăn đủ có như vậy,  giấc ngủ buổi đêm của em bé sẽ ngon hơn, không quấy khóc. 

3 – Bé quấy khóc khó ngủ do mọc răng

Nếu bé có dấu hiệu mọc răng như chảy nước dãi, cắn, quấy khóc và khó chịu thì cũng có thể khiến bé thức dậy vào ban đêm. Các vấn đề về giấc ngủ liên quan đến mọc răng có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên của bé. Mộc số trẻ mọc răng từ lúc 2-3 tháng tuổi. Trong khi có những bé gần 1 tuổi mới mọc răng.

Giải pháp

Mẹ có thể đưa cho bé gặm nướu để giúp bé thoải mái hơn, hoặc vỗ về, hát ru cho bé. Nếu mọc răng làm bé đau cả đêm, mẹ hãy hỏi bác sĩ nhi khoa nhé.

Xem thêm: Các vấn đề về giấc ngủ của bé

3.3. Vấn đề về giấc ngủ của trẻ 4- 5 tháng tuổi

Đến 4 tháng tuổi, bé nên ngủ khoảng 15 giờ mỗi ngày. Trong đó 3-4 giờ chia thành 2-3 giấc ngủ ngắn ban ngày và 10-11 giờ vào ban đêm. Khi bé gần 6 tháng tuổi, bé nên ngủ 9-11 giờ vào ban đêm và 2 giấc ngủ ngắn hơn vào ban ngày.

Bé hay khó ngủ về đêm là do ngủ ngày quá nhiều
Bé hay khó ngủ về đêm là do ngủ ngày quá nhiều

1 – Thay đổi thói quen ngủ

khi bé lớn hơn, bé ngủ ít hơn. Nếu bé hài lòng với lịch trình thay đổi giấc ngủ và ngủ ngon vào ban đêm, mẹ hãy duy trì lịch trình ngủ này cho bé. Còn nếu bé ngủ trưa ít hơn nhưng quấy khóc nhiều hơn hoặc khó ngủ vào ban đêm, có lẽ bé cần ngủ trưa để đỡ bị thiếu ngủ.

Giải pháp

Mẹ hãy giúp bé dễ ngủ hơn bằng cách kể chuyện cho bé, mở chút nhạc yên tĩnh, hoặc mát xa cho bé. Có thể bé cần nhiều thời gian hơn để quen với thói quen ngủ mới nên mẹ hãy kiên nhẫn nhé.

3.4. Vấn đề về giấc ngủ của trẻ 6 tháng tuổi trở lên

1 – Không ngủ một mình

Hầu như tất cả mọi người thức dậy một vài lần trong đêm, người lớn và trẻ nhỏ đều giống nhau. Thói quen ngủ tốt phụ thuộc vào việc biết cách ngủ lại khi ngủ một mình. Đây là một kỹ năng bé cần học. Nếu bé vẫn đánh thức mẹ dậy cho ăn nửa đêm và rúc vào mẹ lúc 6 tháng tuổi, mẹ có thể luyện ngủ cho bé.

Giải pháp

Mẹ hãy luyện thói quen đi ngủ cho bé. Nếu bé quen với việc phải bú mẹ mới ngủ, hãy cho bé ăn lần cuối trước 30 phút khi đi ngủ (ngủ trưa hoặc ngủ đêm). Sau đó, khi bé buồn ngủ nhưng chưa ngủ, mẹ hãy bế bé và đặt bé vào cũi. Chắc chắn lúc đầu bé sẽ quấy khóc, nhưng mẹ hãy để bé có cơ hội để luyện ngủ. Một khi bé tự học cách xoa dịu bản thân, như mút ngón tay hoặc núm ti giả, bé sẽ không cần mẹ khi đi ngủ nữa.

Phương pháp cry it out là gì?

Mẹ có thể áp dụng phương pháp luyện ngủ Cry It Out (CIO) cho bé. Đây là phương pháp rèn luyện giấc ngủ cho trẻ. Cry it out – để bé khóc, nghĩa là bố mẹ để cho bé khóc tự nhiên trong một khoảng thời gian cụ thể trước khi vỗ về, dỗ dành bé. CIO giúp bé tự học cách thôi quấy khóc rồi tự đi vào giấc ngủ.

Trước khi thực hiện phương pháp này, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ thật kỹ để áp dụng hợp lý và đúng cách nhé. Góc của mẹ sẽ có bài viết riêng về phương pháp này. Mẹ theo dõi thường xuyên trên Góc của mẹ để cập nhật thêm nhé.

2 – Thức dậy sớm

Đây cũng là vấn đề gặp phải khi bé được 6 tháng tuổi: bé thức dậy sớm hơn bình thường.

Giải pháp

Khi bé được 6 tháng tuổi, mẹ có thể dùng các cách để bé giúp bé ngủ sau khi thức dậy. Chẳng hạn như điều chỉnh lịch ngủ trưa, thử nghiệm các giờ đi ngủ khác nhau, làm cho phòng bé sáng hơn hoặc cách âm.

4. Trẻ sơ sinh khó ngủ phải làm sao?

Bé sơ sinh buồn ngủ nhưng không chịu ngủ?

Trẻ sơ sinh không chịu ngủ ban ngày?

Trẻ sơ sinh không chịu ngủ phải làm sao?

Trẻ khóc đêm không chịu ngủ. 

Tất cả các vấn đề này của mẹ sẽ được giải đáp bằng một số “bí kíp” giúp hạn chế tình trạng bé sơ sinh khó ngủ dành cho các mẹ dưới đây. 

4.1. Theo dõi thời gian thức giấc của bé

Việc đầu tiên mẹ cần làm khi trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều là theo dõi giấc ngủ của em bé
Việc đầu tiên mẹ cần làm khi trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều là theo dõi giấc ngủ của em bé

Có một số mẹ nghĩ rằng, trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày sẽ giúp cho giấc ngủ ban đêm của bé dài hơn. Nhưng điều này hoàn toàn không có cơ sở đâu mẹ nhé. Có thể mẹ sẽ ngạc nhiên nhưng bé sơ sinh (0 – 3 tháng) thực sự không thể thức lâu hơn 45 phút – 1 giờ. Bé chỉ thức được nhiều nhất 2 giờ mà không bị mệt thôi. Và một khi bị mệt mỏi, trẻ sơ sinh khó ngủ hơn. Mẹ nên cho bé không gian và thời gian nghỉ ngơi đầy đủ. 

4.2. Tập cho bé thói quen thức dậy buổi sáng vào giờ nhất định

Bé sơ sinh thức khuya không chịu ngủ do chưa tập thói quen giấc ngủ
Bé sơ sinh thức khuya không chịu ngủ do chưa tập thói quen giấc ngủ

Nếu bé thức dậy trước 6 giờ sáng, mẹ hãy thử cho bé bú sữa và đung đua vỗ về bé trở lại giấc ngủ. Kể cả việc bé ngủ trong vòng tay của mẹ. Bắt đầu một ngày mới quá sớm có thể thiết lập một chu kỳ xấu trong ngày cho bé. Bé có thể thức giấc trong khoảng 6h30 – 7h30 sáng. 

Ngoài ra, mẹ cần thiết lập một thời khóa biểu cho bé. Giờ nào tắm, ngủ, bú sữa và phải thực hiện chính xác để đến giờ ngủ là bé sẽ ngủ. Buổi tối, trước khi đi ngủ mẹ nên lau người bé bằng nước ấm.

Massage nhẹ nhàng hoặc cho bé nghe nhạc êm dịu là một mẹo chữa trẻ hay quấy khóc nhiều hiệu quả mẹ nên áp dụng. Mẹ cũng cần lặp lại đúng theo trình tự này mỗi ngày để bé hình thành thói quen. Từ đó giúp bé hình thành nên đồng hồ sinh học, tạo thuận lợi cho việc ngủ. Hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc đêm.

4.3. Thay tã, bỉm trước khi cho bé bú

Thay tã bỉm trước khi ngủ giúp trẻ sơ sinh quấy khóc có giấc ngủ ngon hơn
Thay tã bỉm trước khi ngủ giúp trẻ sơ sinh quấy khóc có giấc ngủ ngon hơn

Sau khi ăn, người lớn thường cảm thấy buồn ngủ và bé cũng vậy. Không có gì lạ khi bé có thể ngủ gật khi bú mẹ hoặc bú bình. Đôi khi, gián đoạn giấc ngủ của mẹ những lúc như vậy bằng việc thay tã có thể làm bé tỉnh giấc và khó ngủ lại. Khi đó, trẻ quấy khóc, khó ngủ hơn.

Vì vậy, mẹ nên thay tã cho bé trước khi cho bé bú để tận dụng phản xạ tự nhiên của bé. Đó là nhắm mắt và cảm thấy buồn ngủ sau khi đã bú no sữa.

Việc lựa chọn loại tã, bỉm phù hợp, thoải mái cũng đóng vai trò quan trọng duy trì giấc ngủ cho bé.

Cách lựa chọn tã dán phù hợp nhất cho bé

Mẹ cần lưu ý gì khi lựa chọn tã, bỉm cho bé

6 cách ngừa hăm tã cho bé mẹ cần biết

4.4. Hạn chế những kích thích từ môi trường bên ngoài

Bé ít ngủ hay quấy khóc có thể do phòng có nhiều ánh sáng, tiếng ồn
Bé ít ngủ hay quấy khóc có thể do phòng có nhiều ánh sáng, tiếng ồn

Mọi thứ đều mới lạ đối với bé. Vì vậy, bất kì một tác động nào đều có thể gây nên kích ứng cho bé, khiến trẻ sơ sinh khó ngủ. Mẹ nên hạn chế khách đến thăm nhà, hạn chế tối đa ánh sáng và âm thanh trong không gian phòng ngủ của bé. 

  • Thư giãn 5-10 phút cho bé trước khi chợp mắt và 15-20 phút trước khi đi ngủ
  • Xây dựng một số thói quen cho bé. Có thể bật nhạc nhẹ, hát một bài hát ru hay đơn giản là quấn tã trước khi ngủ.  Trẻ sơ sinh dễ hình thành thói quen và điều này có thể giúp báo hiệu rằng đã đến lúc cần nghỉ ngơi.
  • Không tổ chức bất kì hoạt động nào trước giờ đi ngủ của bé. Kết thúc một ngày với việc mát-xa cho hoặc đọc sách cho bé đều là những cách tuyệt vời giúp bé bình tĩnh và ngủ ngoan hơn. Hạn chế việc trẻ sơ sinh quấy khóc đêm.

4.5. Chú ý các dấu hiệu buồn ngủ của bé

Trẻ sơ sinh quấy khóc do buồn ngủ mà không được cho ngủ
Trẻ sơ sinh quấy khóc do buồn ngủ mà không được cho ngủ

Mẹ nên tìm hiểu để hiểu các tín hiệu từ bé. Bé có thể bị mệt nếu:

  • Dùng tay kéo tai
  • Ngáp 
  • Trẻ quấy khóc quá mức
  • Nhìn chằm chằm vào khoảng không

4.6. Đảm bảo phòng đủ tối

Em bé ngủ ngon khi phòng đủ tối
Em bé ngủ ngon khi phòng đủ tối

Điều này giúp tạo cảm giác thân thuộc như hồi còn trong bụng mẹ cho bé. Mẹ nên sử dụng rèm cửa cản sáng hoặc dùng vải dày (khăn tắm) treo lên cửa sổ giúp căn phòng đủ tối giúp bé dễ ngủ hơn. Đặc biệt trong những ngày hè ánh nắng gay gắt. Vào đêm, mẹ có thể sử dụng đèn ngủ màu hổ phách nếu cần để bé ngủ ngoan hơn.

4.7. Kiểm tra nhiệt độ của phòng

Nhiệt độ phòng quá cao hay quá thấp cũng khiến trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều
Nhiệt độ phòng quá cao hay quá thấp cũng khiến trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều

Nhiệt độ lý tưởng cho giấc ngủ của bé mát mẻ hơn mẹ nghĩ đó. Theo khuyến nghị là khoảng 20 – 22 độ C. Nếu bé sơ sinh có dấu hiệu mệt mỏi nhưng quấy khóc không chịu ngủ, mẹ nên kiểm tra lại nhiệt độ trong phòng. Mặc cho bé những loại vải tự nhiên, thoáng khí thích hợp với nhiệt độ.

5. Những điều mẹ không nên làm khi trẻ sơ sinh khó ngủ

Để bé có được giấc ngủ thật ngon, mẹ nên tránh những việc làm sau đây:

  • Cho bé bú quá no trước khi ngủ.
  • Để cho bé vận động quá nhiều trước khi đi ngủ.
  • Lạm dụng võng, nôi điện sẽ khiến giấc ngủ của trẻ phụ thuộc vào những vật dụng này.
  • Sử dụng thuốc tùy tiện mà chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chẳng hạn như thuốc kích thích thần kinh, thuốc ngủ.

Giấc ngủ rất quan trọng với trẻ sơ sinh. Nhưng mẹ cũng không nên quá lo lắng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mẹ. Hãy lắng nghe con, hãy chia sẻ vấn đề trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều, khó ngủ với người thân trong nhà để nhận được sự giúp tránh bị stress. Hi vọng, mẹ và con cùng có những giấc ngủ ngon mẹ nhé!

Nguồn tham khảo:

American Academy of Pediatrics, SIDS and Other Sleep-Related Infant Deaths: Updated 2016 Recommendations for a Safe Infant Sleeping Environment, November 2016. 

What to Expect the First Year, 3rd edition, Heidi Murkoff and Sharon Mazel.

Mayo Clinic, Teething: Tips for soothing sore gums, January 2018.

Mayo Clinic, Infant Reflux, June 2018.

American Academy of Pediatrics, American Academy of Pediatrics Announces New Safe Sleep Recommendations to Protect Against SIDS, Sleep-Related Infant Deaths, October 2016.

National Sleep Foundation, How Much Sleep Do Babies and Kids Need?

WhatToExpect.com, Training Your Baby Not to Wake Too Early, December 2018.

WhatToExpect.com, Newborn and Baby Sleep Basics, September 2018.

WhatToExpect.com, Newborn and Baby Sleep Patterns, December 2018.

WhatToExpect.com, Newborn and Baby Nap Routines, December 2018.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ: 9 Mẹo chữa trẻ hay quấy khóc ngủ ngon”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0