Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bí kíp khắc phục vấn đề trẻ nôn trớ khi ăn dặm

Khi bắt đầu đến tuổi ăn dặm, bé yêu sẽ gặp phải muôn vàn những vấn đề khiến mẹ phải lo lắng. Đặc biệt là trường hợp trẻ nôn trớ khi ăn dặm. Do đó, để tìm cách khắc phục, mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Dấu hiệu của trẻ nôn trớ

Nôn trớ là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng hay gọi là hiện tượng trào ngược dạ dày xảy ra mỗi khi trẻ bị ăn no, sữa bị trào ra khỏi miệng sau mỗi khi bé rướn người hay thay đổi tư thế đột ngột và thường gặp ở trẻ 6 – 7 tháng tuổi. Trẻ nôn trớ khi ăn dặm được chia làm 2 dạng chính là: nôn do sinh lý và nôn do bệnh lý.

2. Nguyên nhân gây ra việc trẻ nôn trớ khi ăn dặm

Có rất nhiều nguyên nhân gây cho trẻ bị nôn trớ khi bắt đầu dạy bé ăn dặm, đặc biệt là phương pháp ăn dặm blw cho bé mà mẹ không hề biết. Do đó, mẹ cần phải biết rõ những thông tin này để nắm bắt và tìm cách giải quyết đúng đắn. Một số nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ nôn trớ khi ăn dặm, bao gồm:

2.1. Do ăn uống chưa đúng cách

Việc mẹ để cho trẻ ăn quá nhiều lượng thức ăn cho phép
Việc mẹ để cho trẻ ăn quá nhiều lượng thức ăn cho phép khiến bé dễ ọc thức ăn và nôn

Việc mẹ để cho trẻ ăn quá nhiều lượng thức ăn cho phép, ép bé uống nhiều sữa. Kèm theo đó là cho bé bú quá no, ép bé ăn nhiều khiến bé dễ ọc thức ăn và bị nôn. Ngoài ra, khi cho ăn hay cho bú, mẹ không tạo đúng tư thế. Chẳng hạn như khi cho bú bình chưa đúng cách, khiến trẻ nuốt nhiều khí vào trong dạ dày. Dễ dẫn đến việc trẻ nôn trớ khi ăn dặm.

Bên cạnh đó, bé vừa ăn no xong mẹ đã cho bé đi ngủ mà không tập vận động cho bé. Hay quấn tã, băng rốn quá chặt sau khi ăn xong. Dẫn đến vấn đề bé bị khó thở, ói mửa.

Xem thêm: 

2.2. Những nguyên nhân từ bệnh lý

Bé dễ bị chảy nước mũi và ho sốt trong thời điểm phát bệnh
Bé dễ bị chảy nước mũi và ho sốt trong thời điểm phát bệnh

Một số những nguyên nhân khác xuất phát từ bệnh tật khiến bé dễ bị trớ hơn thông thường. Điển hình như mắc phải các bệnh viêm họng, viêm phổi, viêm dạ dày, các vấn đề về thần kinh, viêm màng não,… Bé dễ bị chảy nước mũi và ho sốt trong thời điểm phát bệnh. Việc nhiễm bệnh có thể gây ra loạt chứng biếng ăn, khó thở, mệt mỏi,… Là nguyên nhân dẫn đến việc bị nôn trớ.

Trẻ bị nôn trớ sau khi ăn do mắc các bệnh ngoại khoa như lồng ruột, tắc tuột,… kèm theo các cơn đau bụng quằn quại không rõ nguyên nhân. Ngoài ra còn có biểu hiện trẻ đi ngoài ra máu, bụng căng trướng cưng cứng,…

Ngoài ra cũng có một nguyên nhân khác dẫn đến trẻ nôn trớ khi ăn dặm. Đó chính là bé cảm thấy lo lắng, căng thẳng mỗi khi đến bữa ăn. Điều này có thế khiến bé bị khó tiêu hóa dẫn đến trào ngược ra ngoài.

3. Khi bé ăn dặm bị trớ mẹ phải làm gì?

Để xác định việc nôn trớ của bé không bị trầm trọng hơn, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ
Để xác định việc nôn trớ của bé không bị trầm trọng hơn, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ

Khi mẹ đang loay hoay tìm cách xử lý khi trẻ nôn trớ thì hãy theo dõi những thông tin dưới đây. Chúng sẽ giúp mẹ an tâm hơn trong việc cho trẻ lúc tập ăn dặm.

  • Khi bé nôn trớ khi ăn dặm mẹ cần phải chú ý đến tư thế của trẻ khi nôn. Mẹ nên để bé nằm nghiêng hoặc ngồi dậy, tránh trường hợp chất nôn trào ngược xuống khí quản. Việc này có thể gây ra khó thở cho trẻ hoặc nghiêm trọng hơn là ngừng thở.
  • Lúc trẻ dần hết nôn, mẹ nên cho bé uống những muỗng nhỏ nước nấu chín. Bởi lẽ khi nôn, bé sẽ dễ bị mất nước dẫn đến bé sẽ rất khát và muốn uống nước, do vậy mẹ nên lưu ý từ từ cho bé uống một lượng ít, cho bé uống quá nhiều có thể bị nghẹn. Sau đó là nôn thốc tháo ra ngoài, rất không tốt cho hơi thở của bé. 

Để xác định việc trẻ nôn trớ khi ăn dặm có bị trầm trọng hơn, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ. Sự thăm khám của bác sĩ sẽ là chẩn đoán chính xác hơn hết. Giúp mẹ đảm bảo sức khỏe cho bé.

Xem thêm: 8 Cách xử lý trẻ nôn trớ khi ăn dặm hiện quả tại nhà

4. Các biện pháp hạn chế việc bé ăn dặm bị trớ

Mẹ nên nghiên cứu lời khuyên của các bác sĩ cũng như chuyên gia trong việc ăn dặm
Mẹ nên nghiên cứu lời khuyên của các bác sĩ cũng như chuyên gia trong việc ăn dặm

Biện pháp khắc phục trẻ nôn trớ khi ăn dặm có rất nhiều. Mẹ nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Cho bé ăn dặm ở độ tuổi thích hợp, không được sớm quá cũng như quá trễ. Mẹ nên nghiên cứu lời khuyên của các bác sĩ cũng như chuyên gia trong việc ăn dặm. Trong quá trình ăn dặm của bé, mẹ cũng nên theo dõi cơ thể bé có thích ứng không. Trong khoảng thời gian đầu ăn dặm, mẹ nên chia nhỏ lượng thức ăn ra phù hợp với trẻ. Nhằm tránh việc bé nôn trớ hết ra và cũng giúp quen dần với việc ăn dặm hơn.
  • Kết hợp cho trẻ ăn dặm và bú sữa mẹ, nhằm đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho bé. Đối với bé bú sữa bột, mẹ nên chọn loại sữa có thành phần an toàn. Phòng tránh việc dị ứng của bé với các thành phần có trong sữa.
  • Mẹ có thể cho bé vừa ăn dặm vừa xem tivi hoặc nghe nhạc. Điều này giúp bé thoải mái và xao nhãng sự căng thẳng khi ăn uống. Giúp cải thiện tình trạng nôn trớ khi ăn
Sau khi ăn xong, mẹ có thể giúp bé ợ hơi để tránh nôn
Sau khi ăn xong, mẹ có thể giúp bé ợ hơi để tránh nôn
  • Cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc nếu có thức ăn mới trong thực đơn.
  • Tập cho trẻ ăn nhiều hoa quả nhằm bổ sung vitamin và các khoáng chất thiết yếu. Mẹ có thể tập cho bé bằng cách xay nhuyễn trái cây trộn chung với sữa chua.
  • Sau khi ăn xong, mẹ có thể giúp bé ợ hơi để tránh nôn. Mẹ nên bế đứng bé lên sau khi ăn, sau đó vỗ nhẹ vào phần lưng để bé ợ hơi, việc này giúp trẻ thường nôn trớ khi ăn dặm dễ chịu hơn. 
  • Không cho bé nằm hay ngủ ngay sau khi ăn. Điều này có thể khiến bé không tiêu hóa kịp dẫn đến việc nôn trớ.
  • Nếu cần thiết mẹ có thể sử dụng thuốc chống nôn thích hợp theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không mẹ không tự ý cho bé uống bất kỳ một loại thuốc nào.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên, mẹ có thể tìm ra nguyên nhân trẻ nôn trớ khi ăn dặm. Kèm theo đó là cách xử lý tình huống cũng như biện pháp khắc phục trẻ nôn trớ khi ăn dặm. Hỗ trợ mẹ trong quá trình con phát triển về thể chất lẫn tinh thần

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bí kíp khắc phục vấn đề trẻ nôn trớ khi ăn dặm”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0