Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg theo WHO? Bé trai 7kg – bé gái 6,4kg

Trẻ 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là hợp lý? Dưới đây là một số lưu ý của Góc của mẹ để bé phát triển cân nặng hợp lý. Mẹ lưu ý nhé!

Cân nặng bé 4 tháng chuẩn WHO Thiếu chuẩn mức 3 Thiếu chuẩn mức 2 Thiếu chuẩn mức 1 Trung bình chuẩn Vượt chuẩn mức 1 Vượt chuẩn mức 2 Vượt chuẩn mức 3
Bé trai 4.9 5.6 6.2 7 7.8 8.7 9.7
Bé gái 4.4 5 5.7 6.4 7.3 8.2 9.3

1. Bé 4 tháng bao nhiêu kg là hợp lý?

Trong khoảng thời gian đầu, bé sẽ phát triển nhanh chóng về cả chiều cao và cân nặng. Tùy vào gen di truyền, môi trường, dinh dưỡng mỗi bé sẽ có sự phát triển khác nhau. Ngoài ra, cân nặng của bé trai thường nhỉnh hơn so với cân nặng của bé gái.

Theo khuyến cáo của WHO, bé trai 4 tháng tuổi có cân nặng chuẩn là 7kg. Dưới 6,2kg là thiếu cân và trên 7,9kg là thừa cân. Bé gái 4 tháng tuổi có cân nặng chuẩn 6,4kg. Dưới 5,6kg là thiếu cân và trên 7,3kg thừa cân.

2. Cân nặng nói gì về bé?

Bé 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Cân nặng nói lên tình trạng sức khỏe của bé
Bé 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Cân nặng nói lên tình trạng sức khỏe của bé

Cân nặng là một trong những thước đo cho sự phát triển của bé. Cùng với chiều cao, cân nặng là một bộ phận không thể thiếu trong những bảng đo tiêu chuẩn về sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thông qua việc xác định trẻ 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg mẹ có thể biết sức khỏe của bé có ổn hay không. Đây cũng là một cơ sở dể mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống, ngủ nghỉ phù hợp cho bé.

Khăn ướt mamamy chủ động ngừa hăm
Khăn ướt Mamamy chủ động ngừa hăm

3. Mẹ lưu ý gì để cân nặng bé 4 tháng đạt chuẩn?

để đảm bảo sự phát triển lâu dài của bé, mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề khi chăm sóc cho bé hàng ngày
Để đảm bảo sự phát triển lâu dài của bé, mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề khi chăm sóc cho bé hàng ngày

Mẹ cần quan tâm trẻ 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg để biết bé phát triển tốt hay không. Nhưng để đảm bảo sự phát triển lâu dài của bé, mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề khi chăm sóc cho bé hàng ngày.

3.1. Thực hiện theo tư vấn của các chuyên gia, bác sĩ

Nếu bé vẫn tăng cân chậm hoặc bị thừa cân, mẹ nên đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn
Nếu bé vẫn tăng cân chậm hoặc bị thừa cân, mẹ nên đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn

Để bé phát triển khỏe mạnh, mẹ nên thực hiện theo những khuyến cáo của chuyên gia, bác sĩ. Nếu bé vẫn tăng cân chậm hoặc bị thừa cân, mẹ nên đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn. Việc thực hiện theo lời khuyên của các chuyên gia, bác sĩ sẽ vừa giúp bé đảm bảo sức khỏe, vừa tránh được những trường hợp không mong muốn, duy trì cân nặng bé 4 tháng đạt chuẩn.

3.2. Lưu ý cách cho bé bú

Nguồn dinh dưỡng của bé 4 tháng tuổi và sự tăng, giảm cân nặng bé 4 tháng phụ thuộc chủ yếu vào sữa mẹ. và cách mẹ cho bé bú. Bé bú không đúng cách cũng có thể gây ra tình trạng thiếu cân, chậm lớn. Vì vậy, mẹ nhớ lưu ý một số vấn đề sau khi cho bé bú nhé:

1 – Cách bú cho bé bú

  • Khi cho bú, mẹ nên cho bé bú đều cả hai bên vú, cho bé bú lần lượt từng bên vú một, bú hết một bên rồi mới chuyển sang bên còn lại.
  • Nếu bé bú đủ mà ngực vẫn căng sữa, mẹ nên vắt bỏ hết lượng sữa còn lại. Nếu để lâu mà không vắt bớt sữa mẹ có thể sẽ bị tắc tia sữa.
  • Sữa mẹ có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau trong từng giai đoạn. Lúc bé mới bắt đầu bú, sữa chảy ra gọi là sữa đầu, chứa khá nhiều nước giúp bé giảm khát. Càng về sau, hàm lượng dinh dưỡng của sữa càng thay đổi. Sữa lúc cuối bữa bú gọi là sữa cuối, chứa nhiều chất béo, là thành phần quan trọng giúp bé tăng cân. Bởi vậy, để đảm bảo cân nặng của bé, mẹ nên để bé đủ đói để bú sữa cuối.
  • Nếu cảm thấy bé bú chưa đủ và có xu hướng ngủ khi bú mẹ, mẹ nên cù nhẹ vào chân, đánh thức để bé bú đủ no.

Xem thêm: 

2 – Một số biểu hiện khi bé bú đúng cách

  • Bé mở to miệng, ngậm được phần lớn bầu vú mẹ.
  • Cằm bé tiếp xúc với bầu vú mẹ.
  • Môi dưới của bé cong về phía sau.
  • Mẹ khó thấy hoặc thấy rất ít quầng vú (phần da sậm màu bao quanh núm vú), điều đó chứng tỏ bé đã bú đúng tư thế
  • Thời gian bú của bé thay đổi linh hoạt. Bé có thể thay đổi từ kiểu bú hơi ngắn sang bú hơi dài, với những quãng nghỉ ngắn ở giữa.
  • Bé cảm thấy no sau khi được cho bú.
  • Nếu bé bú chưa đủ sẽ có các biểu hiện quấy khóc, miệng vẫn còn động tác nút ti, mút tay, nước tiểu có màu vàng đậm…

3.3. Bổ sung dinh dưỡng thông qua những nguồn khác

Mẹ có thể cho bé dùng thêm sữa ngoài bên cạnh sữa mẹ hoặc tăng cường dinh dưỡng nếu bé có thể ăn dặm
Mẹ có thể cho bé dùng thêm sữa ngoài bên cạnh sữa mẹ hoặc tăng cường dinh dưỡng nếu bé có thể ăn dặm

Cùng với sữa mẹ, bé 4 tháng tuổi có thể bắt đầu bổ sung dinh dưỡng từ những thực phẩm khác. Mẹ có thể cho bé dùng thêm sữa ngoài bên cạnh sữa mẹ hoặc tăng cường dinh dưỡng nếu bé có thể ăn dặm. Sữa và những chế phẩm từ sữa, bột ngũ cốc, dầu ăn… là những nguồn dinh dưỡng có thể giúp cân nặng trẻ 4 tháng cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó mẹ cũng cần có những phương pháp cách ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi đúng để giúp bé phát triển khỏe mạnh và thông minh. 

3.4. Cải thiện giấc ngủ

Để bé phát triển khỏe mạnh, mẹ không chỉ cần chú ý cho bé bổ sung dinh dưỡng. Cùng với chế độ ăn, chất lượng giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến cân nặng của bé.

Thời gian ngủ trung bình của bé 4 tháng tuổi là 14-16 tiếng. Bé có thể ngủ liên tục những giấc ngủ dài 7 – 8 tiếng ban đêm, thêm 2 giấc ngủ ngắn ban ngày. Mẹ nên để bé ngủ trong không gian sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh.Nếu thời tiết nóng nực hoặc quá lạnh, ồn ào hoặc bú chưa no…, bé rất dễ bị mất ngủ. Nếu bé khó ngủ, mẹ nên quan sát kỹ lưỡng để cải thiện tình hình.

Vào ban ngày, nếu bé ngủ quá 3 tiếng, mẹ nên đánh thức cho bé dậy chơi, hoạt động và ăn. Buổi tối, mẹ nên cho bé bú no trước khi đi ngủ để bé ngủ ngon giấc. Bé sẽ tỉnh giấc khi có nhu cầu hoặc khi bỉm quá ướt. Để tìm hiểu kỹ hơn, mời mẹ xem thêm bài viết Bé 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Làm gì để trẻ ngủ ngon.

Trên đây là một số lưu ý từ Góc của mẹ về vấn đề trẻ 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg cũng như những lưu ý liên quan đến cân nặng của bé 4 tháng. Mẹ nhớ theo dõi những bài viết tiếp theo trên Góc của mẹ để tìm hiểu thêm những tips chăm sóc bé nhé. Mamamy chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Xem thêm: 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trẻ 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg theo WHO? Bé trai 7kg – bé gái 6,4kg”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0