Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

TOP 4 thông tin mẹ nhất định phải biết về trẻ sơ sinh sôi bụng

Trẻ sơ sinh sôi bụng không phải là tình trạng quá xa lạ. Đây được xem là hiện tượng bình thường và không gây nguy hiểm đến bé. Nhưng mẹ vẫn nên cải thiện tình trạng này sớm nhất để bé cảm thấy thoải mái và dễ tiêu. Sau đây là các thông tin mẹ nhất định biết về vấn đề sôi bụng ở trẻ nhỏ. 

1. Tình trạng trẻ sơ sinh sôi bụng

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng bụng bé phát ra những âm thanh ùng ục. Hiện tượng này thường không gây đau đớn hay nguy hiểm cho bé nhưng sẽ khiến bé quấy khóc nhiều. Các bé ở độ tuổi từ 3 – 18 tuần tuổi thường gặp tình trạng sôi bụng này.  

Tùy vào cơ địa của mỗi bé mà sẽ có biểu hiện khác nhau như ọc sữa, nôn ói, bỏ ăn, tiêu chảy nặng hoặc nhẹ. Các bé bị sôi bụng có thể hết sau 1 ngày hoặc lâu hơn.  

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng bụng bé phát ra những âm thanh ùng ục
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng bụng bé phát ra những âm thanh ùng ục

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh sôi bụng

Bé bị sôi bụng chủ yếu là do một trong các nguyên nhân sau:

  • Bé bú sữa công thức quá sớm khiến hệ tiêu hóa của bé còn quá nhỏ chưa kịp thích nghi.  
  • Bé bú mẹ hay bú bình không đúng cách khiến bé nuốt nhiều bọt khí gây ra tình sôi bụng.
  • Bình sữa chưa được vệ sinh sạch khiến vi khuẩn dễ tác động đến đường ruột của bé.
  • Chế độ ăn uống của mẹ có nhiều dầu mỡ, cay nóng làm ảnh hưởng đến dòng sữa khiến bé bị sôi bụng. 
  • Bé không dung nạp được lactose – một loại đường thường có trong các sản phẩm sữa. Hệ tiêu hóa của bé còn quá nhỏ chưa thể tiêu thụ hết lactose khiến sữa không được phân hủy hoàn toàn trong cơ thể bé dẫn đến tình trạng sôi bụng.
  • Biểu hiện của một số loại bệnh lý. Bé bị sôi bụng có thể là dấu hiệu bé mắc các bệnh liên quan về tiêu hóa như nhiễm khuẩn đường ruột, dạ dày, táo bón, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột…

Xem thêm: 10 Cách Trị Ho Cho Trẻ 4 Tháng Nhanh không cần dùng thuốc

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh sôi bụng
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh sôi bụng

3. Cách xử lý khi trẻ bị sôi bụng

Trẻ sơ sinh sôi bụng không phải là vấn đề quá nguy hiểm nhưng mẹ cần khắc phục sớm cho bé. Bởi nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây khó chịu cho tâm trạng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Để xử lý tình trạng sôi bụng ở trẻ, mẹ cần xác định nguyên nhân gây bệnh và áp dụng các phương pháp phù hợp. Sau đây là một số cách giúp mẹ giải quyết hiện tượng sôi bụng ở trẻ:

3.1. Massage cho bé

Để xử lý tình trạng trẻ sơ sinh sôi bụng mẹ có thể massage vùng bụng cho bé. Các thao tác massage nhẹ nhàng xoay quanh vùng bụng theo chiều kim đồng hồ. Đồng thời mẹ nên kết hợp với các động tác xoa nhẹ vùng lưng mỗi khi bé vừa bú xong. Mẹ cũng có thể cho bé thực hành thao tác “đạp xe” bằng cách giữ lấy mắt cá chân của bé rồi nâng đầu gối bé lên xuống. Các thao tác trên sẽ giúp bé giảm tình trạng sôi bụng, đầy hơi khó tiêu.

Để xử lý tình trạng trẻ sơ sinh sôi bụng mẹ có thể massage vùng bụng cho bé
Để xử lý tình trạng trẻ sơ sinh sôi bụng mẹ có thể massage vùng bụng cho bé

3.2. Lựa chọn sữa công thức cẩn thận

Khi trẻ sơ sinh sôi bụng, mẹ nên kiểm tra lại loại sữa công thức bé đang dùng xem đó có phải là nguyên nhân gây bệnh. Bởi việc lựa chọn sữa công thức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của bé. Ưu tiên các loại sữa công thức hỗ trợ tiêu hóa thường có tính mát, nhiều chất xơ, ít đường lactose. Hoặc các dạng sữa công thức thủy phân và sữa dành riêng cho bé không dung nạp được lactose. Mẹ nên lựa chọn các loại sữa công thức dành cho bé bị khó tiêu.

3.3. Thay đổi tư thế bú 

Khi nhận thấy hiện tượng trẻ sơ sinh sôi bụng, mẹ nên thử thay đổi tư thế bú của bé dù là bú mẹ hay bú bình. Tư thế bú không đúng sẽ dẫn đến bé khó tiêu và bị sôi bụng. Đang bú nhưng mẹ có thể nghe tiếng sôi trong bụng bé, mẹ nên đặt đầu bé tựa vào vai mẹ và vỗ nhẹ để bé ợ nóng. Mẹ hãy tham khảo các cho trẻ sơ sinh bú tại đây để có tư thế bú chuẩn nhất. 

Đối với trường hợp bú bình, mẹ nên hạn chế cho bé nuốt phải bọt khí trong quá trình bú. 

Tư thế bú không đúng sẽ dẫn đến bé khó tiêu và bị sôi bụng
Tư thế bú không đúng sẽ dẫn đến bé khó tiêu và bị sôi bụng

3.4. Làm sạch bình sữa đúng cách

Bên cạnh việc bú bình đúng cách, mẹ hãy quan tâm đến vấn đề làm sạch bình sữa đúng cách. Bình sữa là vật dụng tiếp xúc trực tiếp với miệng bé. Mẹ cần giữ bình sữa sạch sẽ đúng chuẩn trước khi cho bé bú. Cách vệ sinh bình sữa đúng cách mẹ có thể xem thêm tại đây

3.5. Mẹ thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dòng sữa nuôi bé. Nếu mẹ đang ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ thì mẹ nên thay một chế độ mới khoa học hơn. Chọn các thực phẩm tươi sạch, lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng như rau xanh, trái cây. Hạn chế các món khó tiêu như cam, quýt, súp lơ, cà chua, nước uống có gas, có cồn… Bên cạnh đó, mẹ cũng hãy bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày. Mẹ thiết lập một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp khắc phục hiện tượng trẻ sơ sinh sôi bụng.

Chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dòng sữa nuôi bé
Chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dòng sữa nuôi bé

4. Cách ngăn ngừa trẻ sơ sinh sôi bụng

Để phòng ngừa trường hợp bé bị sôi bụng mẹ nên làm các điều sau:

  • Cho bé bú mẹ trong 6 tháng đầu. Hạn chế cho bé dùng sữa công thức quá sớm khi không cần thiết.
  • Đảm bảo bình sữa của bé hợp vệ sinh. Rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa, vệ sinh tiệt trùng bình sữa trước khi cho bé dùng.
  • Sử dụng bình sữa có nguyên lý chống sặc, đầy hơi để hạn chế tối đa trường hợp bé hít phải bọt khí.
  • Sau khi bé bú xong, mẹ nên xoa bụng và vỗ nhẹ lưng bé để giúp bé tiêu hóa tốt hơn.
Cách ngăn ngừa trẻ sơ sinh sôi bụng
Cách ngăn ngừa trẻ sơ sinh sôi bụng

Thông thường các trường hợp trẻ sơ sinh sôi bụng sẽ khỏi sau 1 ngày hoặc một tuần sau đó. Nhưng nếu trẻ bị sôi bụng kéo dài mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán và theo dõi. Hy vọng các thông tin trên hữu ích đối với mẹ.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “TOP 4 thông tin mẹ nhất định phải biết về trẻ sơ sinh sôi bụng”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0