Bé bị mẩn đỏ ở chân khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, mẹ cũng vì thế mà đứng ngồi không yên. Nguyên nhân của tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ ở chân là gì? Cách chăm sóc thế nào để con khỏi mẩn đỏ ở chân nhanh? Bí kíp được bật mí ngay trong bài viết dưới đây!
Mục lục
1. Bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây ra, điển hình là 2 virus Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Tay chân miệng có khả năng lây lan nhanh qua cả tiếp xúc, tiêu hóa và hô hấp:
- Tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ dùng, quần áo của người đang nhiễm bệnh
- Dịch tiết mũi, họng, nước bọt,…
- Dịch, nước, từ những nốt phỏng nước
- Phân, chất thải của người nhiễm bệnh
1.1. Dấu hiệu nhận biết
Bé bị mẩn đỏ ở chân do tay chân miệng thường có biểu hiện đặc trưng là mẩn đỏ ở chân, tay hoặc nổi phỏng nước, đặc biệt là lòng bàn tay, bàn chân,… nhưng thường không gây đau, ngứa. Ngoài ra, bé bị nổi mẩn đỏ ở chân có biểu hiện đi kèm khác như:
- Bé sốt nhẹ (37,5 – 38 độ C) hoặc sốt cao (38 – 39 độ C) ở giai đoạn nặng
- Đau, rát, ngứa vùng họng và khoang miệng, răng
- Thường xuyên chảy nước bọt
- Mệt mỏi, bỏ ăn, chán ăn
1.2. Cách chăm sóc
Nếu bé bị ngứa mần đỏ ở chân có thêm các biểu hiện mắc bệnh tay chân miệng, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa sớm để thăm khám và được chỉ dẫn cách chăm sóc phù hợp.
1.3. Nguyên tắc phòng ngừa
Do chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu nên các biện pháp tự phòng bệnh chân tay miệng là vô cùng quan trọng. Mẹ chủ động phòng tránh bé bị mẩn đỏ ở chân vì bệnh chân tay miệng bằng cách:
- Rửa tay cho bé bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi chơi đùa, sau khi đi vệ sinh,…
- Vệ sinh dụng cụ ăn uống, đồ chơi cho bé bằng nước rửa chuyên dụng, ưu tiên sản phẩm có thành phần tự nhiên để an toàn, lành tính.
- Không ôm hôn bé, không cho bé sử dụng đồ dùng, quần áo của người khác,…
- Đo nhiệt độ cho bé (2h/lần). Nếu bé mẩn ngứa có biểu hiện sốt cao trên 39 độ C kéo dài 2 ngày, mẹ cho bé đến bác sĩ tái khám, tránh biến chứng nguy hiểm cho con.
2. Mẩn đỏ ngứa ở chân do dị ứng thời tiết
Hệ miễn dịch của bé non nớt và nhạy cảm gấp 5 lần người lớn. Những ngày thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột hay quá nóng hoặc quá lạnh, cơ thể không thích nghi kịp, trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân và khắp người là trường hợp thường gặp.
2.1. Dấu hiệu nhận biết
- Nổi mẩn đỏ, phát ban trên da và gây ngứa, rát, chủ yếu tập trung ở các vùng da hở như chân, tay, mặt,…
- Nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi,…
- Sốt nhẹ, khoảng 37,5 – 38 độ C
- Chán ăn, mệt mỏi, mất tập trung
2.2. Cách chăm sóc
Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân do dị ứng thời tiết thường không quá nguy hiểm và khắc phục được nhanh chóng nếu mẹ chăm sóc cho bé đúng cách:
- Hạn chế cho bé tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng: bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,…
- Tắm cho bé ở nhiệt độ 36 – 38 độ C, không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh vì dễ gây kích ứng da.
- Giặt quần áo cho bé bằng sản phẩm giặt xả chuyên dụng, ưu tiên loại có thành phần thiên nhiên để an toàn, lành tính nhất. Mẹ chú ý không giặt chung quần áo của bé với bố mẹ vì bé dễ bị kích ứng với chất hoá học trong nước giặt xả người lớn.
- Sử dụng các loại kem dưỡng dành cho da dị ứng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia.
2.3. Nguyên tắc phòng ngừa
Với những trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân mỗi khi thời tiết thay đổi hay chuyển màu, mẹ nên chú ý cách chăm sóc bé theo một số gợi ý sau:
- Tránh cho bé tiếp xúc với hóa chất, phấn hoa, lông động vật, côn trùng,…
- Bổ sung dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch như vitamin C, vitamin A, vitamin D,… trong các đồ ăn như: cam, bưởi, cà rốt,…
- Cấp ẩm cho da bé bằng cách dùng máy xông hơi nước trong phòng bé, cho bé bú/ti đủ nước, sử dụng kem dưỡng ẩm theo chỉ dẫn của bác sĩ/dược sĩ,…
3. Bé bị mẩn đỏ ở chân do viêm da cơ địa
Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân do viêm da cơ địa là vấn đề về da thường gặp do tác động của tác nhân dị ứng hoặc do di truyền từ người thân. Bé mắc viêm da cơ địa thường xuyên bị mẩn đỏ ở chân, lúc nhỏ có thể hết hoặc cải thiện hơn khi trưởng thành nhưng cũng có nhiều trường hợp kéo dài và tái lại khi bé lớn.
3.1. Dấu hiệu nhận biết
- Nổi mẩn đỏ ở bàn chân, đầu gối, cánh tay, mặt, đầu,…
- Da khô, nứt nẻ, rát
- Ngứa ngáy dữ dội
- Da bé bị đổi màu hoặc sẫm màu
- Có dấu hiệu sưng tấy, viêm
3.2. Cách xử lý
Mẹ chăm bé theo hướng dẫn bên dưới, bé sẽ nhanh khỏi mẩn ngứa sau 5 – 10 ngày:
- Tắm hàng ngày cho bé bằng nước ấm khoảng 37 – 38 độ C, không sử dụng nước quá nóng khiến da bé bị khô.
- Bé bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân vì thế bạn cần hạn chế để bé gãi, cào móng tay vào vết thương bằng cách đắp bông gạc ẩm lên vết thương, dùng bao tay cho bé khi ngủ. Chú ý vệ sinh tay và cắt móng cho bé 1 tuần/lần mẹ nhé!
- Bổ sung độ ẩm cho da bé bằng cách dùng máy tạo độ ẩm xông cho phòng của bé, bổ sung lượng nước/sữa nhiều hơn bình thường 200 – 300ml.
- Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để bé nhanh khỏi hơn.
3.3. Nguyên tắc phòng ngừa
Các biện pháp dưới đây sẽ giúp bé nhà mình phòng ngừa mẩn ngứa ở chân do viêm da cơ địa hiệu quả:
- Dưỡng ẩm da bé hằng ngày, nhất là sau khi tắm, có thể kết hợp các sản phẩm tắm gội có thành phần dưỡng ẩm như bơ hạt mỡ, tinh dầu Inca inchi,…
- Chọn quần áo thoải mái, chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt như vải cotton, vải lụa, vải lanh,…
- Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, hạn chế cho bé tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như khói bụi, lông động vật, hóa chất,…
4. Bé bị nổi mề đay mẩn đỏ ngứa ở chân
Nổi mề đay mẩn ngứa là tình trạng rất dễ gặp ở những bé từ 2 tuổi trở lên,do một trong các nguyên nhân: Thời tiết thay đổi, nhiệt độ, độ ẩm, thay đổi bất thường, dị ứng thực phẩm như hải sản, trứng, lạc, sữa,… Mề đay mẩn ngứa có 2 loại:
- Mề đay cấp tính: Dạng nhẹ, ít nguy hiểm và thường kéo dài trong 24h hoặc dưới 6 tuần
- Mề đay mãn tính: Tình trạng nổi mẩn kéo dài trên 6 tuần, có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm
4.1. Dấu hiệu nhận biết
Các dấu hiệu nhận biết bé bị nổi mề đay mẩn ngứa bao gồm:
- Nổi mẩn đỏ ở chân, tay và khắp người, có thể sưng phù nhẹ ở mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài. Các nốt mẩn không đều nhau, có thể có màu hồng, đỏ, trắng nhưng không có mụn nước
- Ngứa ngáy dữ dội, nóng rát
- Một số triệu chứng kèm theo gồm sốt, mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa,…
4.2. Cách xử lý
Khi bé bị mề đay mẩn ngứa mẹ cần xác định yếu tố gây kích ứng và loại bỏ, hạn chế nó. Đồng thời, mẹ kết hợp các biện pháp sau để vết mẩn lặn nhanh:
- Chườm khăn lạnh cho bé (30 – 32 độ C) để làm dịu các vết ngứa
- Dưỡng ẩm da bé hằng ngày, nhất là sau khi tắm, có thể kết hợp các sản phẩm tắm gội có thành phần dưỡng ẩm như bơ hạt mỡ, tinh dầu Inca inchi,…
- Hạn chế để bé gãi, cào móng tay vào vết mẩn ở chân bằng cách đắp bông gạc ẩm lên vết thương, dùng bao tay cho bé khi ngủ. Chú ý vệ sinh tay và cắt móng cho bé 1 tuần/lần mẹ nhé!
- Dùng máy tạo độ ẩm xông cho phòng của bé, bổ sung nhiều nước/sữa nhiều hơn bình thường 200 – 300ml để cấp ẩm, giúp da bé mềm mịn hơn.
4.3. Nguyên tắc phòng ngừa
Mẹ hạn chế tối đa các yếu tố có khả năng gây dị ứng với bé đã kể trên. Ngoài ra, mẹ chú ý chọn các sản phẩm giặt xả chuyên dụng cho bé, ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc thực vật như: dừa, bồ Hòn, chanh tươi, bồ Kết,,… để an toàn, lành tính với bé mẹ nhé!
5. Mẩn ngứa ở chân do bệnh tổ đỉa
Đây là một bệnh về da rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, nhất là bé từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi. Bệnh tổ đỉa xảy ra khi da bị nấm ký sinh dẫn đến viêm nhiễm. Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị tổ đỉa như: Di truyền, dị ứng thời tiết, nhiệt độ, hóa chất, môi trường sống ô nhiễm, bé có sức đề kháng yếu,…
5.1. Dấu hiệu nhận biết
Bé bị bệnh tổ đỉa thường có các biểu hiện:
- Xuất hiện những nốt mụn nước trắng, li ti trên da, đặc biệt là ở chân, tay. Các nốt mụn có đường kính từ 1 – 2mm, màu trắng đục, dày sừng, sần sùi,
- Ngứa ngáy, khó chịu, khi nốt mụn bị vỡ có thể nóng, rát
- Trường hợp nặng có thể bị sốt
- Móng tay, chân của bé bị đóng vảy, dày và cứng
Lưu ý: Bệnh tổ đỉa thường rất dễ nhầm lẫn với bệnh hắc lào, vảy nến,… nên mẹ hãy chú ý quan sát kỹ các biểu hiện của bé mẹ nhé.
5.2. Cách xử lý
Cách chăm sóc bé bị nổi mẩn đỏ ở chân do tổ đỉa tương tự với bé bị mề đay mẩn ngứa. Ngoài ra, để bé khỏi nhanh, mẹ đưa bé đi khám bác sĩ và sử dụng thuốc chống viêm, kháng sinh, giảm ngứa,… theo chỉ dẫn.
5.3. Nguyên tắc phòng bệnh
Để phòng bệnh tổ đỉa, mẹ cần:
- Giặt chăn, gối cho bé 2 lần/tuần bằng nước giặt xả chuyên dụng, vệ sinh phòng của bé hàng ngày.
- Hạn chế cho bé đi chân trần ra ngoài
- Sử dụng quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi như vải lanh, cotton, bamboo,…
- Cho bé uống đủ nước mỗi ngày kết hợp sử dụng sản phẩm dưỡng da chuyên dụng cho bé theo chỉ dẫn của dược sĩ/bác sĩ, như vậy chân bị nổi mẩn đỏ sẽ nhanh khỏi hơn.
6. Mẩn đỏ ngứa do bệnh sởi
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính rất hay gặp ở bé. Sởi có khả năng lây lan nhanh chóng và bùng phát thành dịch ở những khu vực đông người như nhà trẻ, trường học,… Con đường lây truyền sởi là đường hô hấp từ dịch mũi họng của người nhiễm bệnh như nước mũi, nước bọt, đờm,…
6.1. Dấu hiệu nhận biết
Sau thời gian ủ bệnh, bé nhiễm sởi có các biểu hiện:
- Phát ban từ đầu, mặt, chân tóc, cổ sau đó lan đến lưng, ngực, cánh tay, lòng bàn tay, đến bụng, đùi, chân bị nổi mẩn đỏ
- Sốt cao trên 39 độ C, khi ban mọc tới chân thì hết sốt và giảm mẩn đỏ, bay ban theo thứ tự mọc
- Có biểu hiện viêm đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng
6.2. Cách xử lý
Bệnh sởi nếu không được điều trị kịp thời có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Vì vậy, khi bé có biểu hiện nhiễm sởi như thấy chân bị nổi mẩn đỏ, mẹ đưa bé đến thăm khám ở cơ sở ý tế gần nhất và chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ lưu ý:
- Không tự ý dùng thuốc kháng sinh, thuốc bôi ngoài da khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ
- Mẹ đeo khẩu trang, sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc bé để tránh lây nhiễm sang mẹ
- Hạn chế cho bé tiếp xúc với người khác
- Nếu bé sốt cao liên tục (39 – 40 độ C), kéo dài hơn 48 giờ, khó thở, thở nhanh, co giật, bỏ ăn,… cùng nổi mẩm đỏ ngứa ở chân, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ trong thời gian nhanh nhất để tránh biến chứng nguy hiểm.
6.3. Nguyên tắc phòng bệnh
Mẹ chủ động phòng ngừa nguy cơ nhiễm sởi cho bé bằng cách:
- Tiêm phòng đầy đủ các mũi vacxin phòng bệnh sởi
- Đảm bảo vệ sinh thân thể, rửa tay thường xuyên cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn
- Hạn chế đưa bé đến những nơi có nguy cơ lây nhiễm bệnh, vùng dịch
- Chú ý vệ sinh mắt, mũi, họng của bé hằng ngày, hạn chế để bé dụi tay vào mắt, mũi.
Hy vọng rằng, bài viết trên đã giúp mẹ có thêm thông tin về những nguyên nhân và cách chăm sóc khi bé bị mẩn đỏ ở chân. Nếu còn băn khoăn về vấn đề nổ mẩn ngứa ở chân của trẻ, mẹ để lại bình luận ở bên dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!
Mẹ tham khảo thêm: