Bé 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Bé 4 tháng ngủ ngày mấy tiếng? Chắc hẳn vấn đề này nhiều mẹ rất quan tâm và lo lắng khi thấy con mình ngủ nhiều hay ít hơn so với bình thường, không biết con có đang làm sao không, liệu có tốt.
Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu chi tiết bé 4 tháng ngủ bao nhiêu tiếng là đủ trong bài viết chia sẻ dưới đây.
Mục lục
1. Bé 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?
Thời gian trung bình của giấc ngủ bé 4 tháng tuổi là 14 – 15 giờ mỗi ngày, bao gồm cả thời gian ngủ ngày và thời gian trẻ ngủ vào ban đêm. Mẹ nên tập thói quen thời gian ngủ của trẻ 4 tháng tuổi.
Như vậy, vào ban đêm, con có thể ngủ liên tục những giấc ngủ dài 7 – 8 tiếng. Và tập cho bé ngủ thêm 2 giấc ngủ ngắn ban ngày. Cha mẹ cũng không phải thức đêm trông mà có những giấc ngủ ngon cùng trẻ rồi.
Và trong 6 giờ ngủ ban ngày này, mẹ có thể cho bé ngủ vào những giấc ngủ ngắn nhưng vẫn đảm bảo được giờ ngủ của bé. Lưu ý việc duy trì một thói quen đi ngủ cho bé. Như vậy mẹ có thể điều hòa và kiểm soát chăm cho bé rồi. Tuy nhiên, giấc ngủ và giờ ngủ còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bé, vì trẻ 4 tháng tuổi, còn rất nhỏ nên ngoài thời gian chơi đùa, ti sữa từ mẹ thì bé sẽ ngủ.
Vậy thôi, mẹ đã rõ bé 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ đúng không ạ?
2. Giấc ngủ bé 4 tháng tuổi có gì khác không?
Bước sang tháng thứ 4, một số bé có thể xuất hiện hiện tượng hồi quy giấc ngủ. Hiện tượng này được hiểu là trẻ có những giấc ngủ rất ngắn giống như tháng đầu tiên khi mới sinh ra. Hiện tượng hồi quy giấc ngủ (hay còn gọi là rối loạn giấc ngủ) có thể xảy ra vào cuối tháng thứ 3 hoặc vào tháng thứ 5. Hiện tượng này là tự nhiên và nhanh chóng qua đi.
Vào ban ngày, giấc ngủ của con thường ngắn, khoảng nửa tiếng. Và có biểu hiện hay khóc khi thức dậy. Tuy vậy, nếu bé ngoan, bé cũng có thể ngủ khá sâu vào ban ngày. Trẻ sơ sinh thường thức dậy sớm (từ 4 giờ sáng) nhưng sau khi thức dậy lại muốn chợp mắt 1 lúc khoảng nửa tiếng. Bé 4 tháng có thể hay thức dậy vào đêm. Nhưng bé sẽ không khóc hay đòi sữa như trước, thay vào đó bé dễ dàng ngủ lại tiếp.
3. Bé 4 tháng ngủ hay giật mình
Bên cạnh câu hỏi bé 4 tuổi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày, các triệu chứng lạ khi ngủ của con cũng luôn được các mẹ quan tâm.
Trong khoảng thời gian 0 – 3 tháng tuổi, phản xạ giật mình khi ngủ có thể khiến bé thức giấc giữa đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ và bố mẹ. Không chỉ vậy, trẻ hay giật mình khi ngủ còn gặp nhiều hệ lụy như chậm lớn, dễ mắc các chứng rối loạn cảm xúc, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm tới chất lượng giấc ngủ của con để có biện pháp xử trí phù hợp.
4. Bé 4 tháng ngủ mơ khóc, hay khó ngủ
Nhiều bé lên 4 tháng bắt đầu có triệu chứng khó ngủ. Bé con thường ngáp, nhưng không chịu ngủ và đôi khi còn quấy khóc khi mẹ dỗ ngủ nữa. Đây có thể là việc bình thường nếu bé đã ngủ khá nhiều vào ban ngày. Khi con khóc sẽ thường bị vã mồ hôi, điều này sẽ không tốt cho sức khỏe bé. Vì vậy, mẹ hãy đặc biệt lưu ý cho trẻ ngủ đúng giờ giấc nhé.
Trong trường hợp bé khóc, mẹ nên dỗ bé nhẹ nhàng. Đồng thời tạo điều kiện phòng ngủ mát mẻ hơn để bé dễ ngủ. Xấu hơn là có khả năng bé bị thiếu sắt, khiến bé khó ngủ hơn bình thường.
Xem thêm:
- Mẹ nên cho bé 5 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?
- Có thể Mẹ chưa biết: Bé 6 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?
- Bé 7 tháng ngủ bao nhiêu là đủ cho con phát triển toàn diện?
5. Bé 4 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu
Bé 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ đã là câu trả lời đủ cho mẹ. Việc trẻ ngủ hay có dấu hiệu lắc đầu, đập đầu, đung đưa toàn thân trước hoặc trong khi ngủ cũng thường khiến cha mẹ rất lo lắng. Tuy nhiên, tình trạng này khá phổ biến ở trẻ nhỏ và ít gây nguy hiểm cho bé.
Các cử động nhịp nhàng mang tính rập khuôn và gắn liền với giấc ngủ nói trên được gọi chung là các rối loạn vận động nhịp nhàng. Hành vi này thường xuất hiện quanh giấc ngủ trưa và ngủ tối (khi bé buồn ngủ) và tiếp tục duy trì hoặc tái xuất hiện khi bé tỉnh giấc trong đêm.
Nếu trẻ khỏe mạnh phát triển bình thường thì cha mẹ không cần lo lắng. Đây là cách trẻ dùng để tự đưa mình vào giấc ngủ. Hiện tượng này gặp ở rất nhiều trẻ khỏe mạnh, thường bắt đầu ở độ tuổi 6-9 tháng (cũng có thể xuất hiện sớm hơn).
Rối loạn vận động nhịp nhàng khiến bé 4 tháng ngủ hay lắc đầu có thể đi kèm các nguyên nhân khác. Như việc bé căng thẳng khi ngủ, hay bé sợ hãi, thừa năng lượng trong ngày. Tệ hơn là bé chậm phát triển thần kinh, hay bệnh tự kỉ.
6. Các cách giúp bé 4 tháng tuổi ngủ ngon hơn
Dù biết bé 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ, nhưng mẹ cũng cần biết làm sao để con được ngủ ngon và sâu.
6.1. Xây dựng thời gian biểu giấc ngủ cho bé
Hãy tập cho bé một thói quen sinh hoạt và giấc ngủ bé 4 tháng tuổi cố định. Như vậy, bố mẹ có thể tránh các trường hợp khi bé quấy khóc, bé không chịu ngủ,…
Lịch ngủ mẫu cho trẻ 4 tháng tuổi ngủ 3 giấc
Lịch trình này giả định rằng con thức từ 75 phút đến hai giờ mỗi lần và chợp mắt ba lần trong ngày.
6.2. Thiết lập thói quen đi ngủ cho bé
Điều quan trọng hơn bao giờ hết là tuân theo cùng một thói quen tĩnh tâm mỗi đêm. Cho bé tắm, mặc bộ đồ ngủ, nghe nhạc và đọc truyện cùng nhau trước khi mẹ tắt đèn. Điều này giúp bé thư giãn và báo hiệu rằng đã đến giờ đi ngủ.
Xem thêm tại: 3 Mẹo giúp mẹ dỗ bé ngủ ngon
6.3. Chú ý tín hiệu ngủ để biết trẻ 4 tháng ngủ ngủ bao nhiêu là đủ và đi ngủ khi nào?
Các dấu hiệu kinh điển của một em bé khi buồn ngủ chính là ngáp, dụi mắt, quấy khóc, không quan tâm mọi thứ,…. rất dễ nhận biết, khi thấy bé biểu hiện thế này nhanh chóng đưa bé đến một môi trường yên tĩnh để vào giấc ngủ.
Lưu ý: Khi bé đang ngủ mà thức giấc giữa đêm, chỉ cần ôm bé, vỗ về nhẹ nhàng, không cần bật điện, bé sẽ tự dịu cảm xúc và chìm lại vào giấc ngủ.
6.4. Tạo sự thoải mái cho bé trước khi ngủ
Mẹ có thể massage nhẹ nhàng cho bé, vỗ bé trên tay để bé thoải mái trước khi đi ngủ. Bé lúc này cũng cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ và nhanh chóng đi vào giấc ngủ hơn. Tránh đùa giỡn với bé quá mức, như hát hay nhảy chơi với bé, trẻ 4 tháng đã bắt đầu thích việc giao tiếp, nên khi đùa giỡn quá đà bé sẽ đùa vui theo và không chịu đi ngủ.
Bé 4 tháng ngủ bao nhiêu là đủ không phải là câu hỏi khó? Nhưng để bé ngủ ngon và khỏe mạnh là nỗi trăn trở lớn của mỗi bậc cha mẹ. Để bé lớn khôn từng ngày, hãy follow Góc của mẹ để khám phá nhiều hơn nhé.
Xem thêm: