Trẻ được 8 tháng cơ thể đã cứng cáp, phát triển hơn. Vì vậy, bé không cần ngủ nhiều như giai đoạn đầu nữa. Vậy Mẹ có biết bé 8 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?
Mục lục
1. Sự phát triển của bé
1.1. Phát triển về mặt nhận thức
- Kỹ năng ngôn ngữ: Vào tháng thứ 8, con đã có thể phát âm được các âm tiết cơ bản như “A”, “O”, “M”. Thậm chí, bé cũng đã bắt đầu thử kết nối từ với sự vật và phản ứng lại khi được gọi.
- Tính hiếu kỳ: Bé 8 tháng tuổi có tính tò mò cao. Con sẽ liên tục di chuyển xung quanh để khám phá mọi thứ từ đồ chơi của mình đến đồ đặc trong nhà. Và đôi khi con sẽ tiền hành tìm hiểu chức năng của chúng.
- Hiểu hướng dẫn cơ bản: Trẻ 8 tháng tuổi sẽ có thể học và nhớ lại các hiệu lệnh cơ bản nếu Mẹ lặp lại chúng nhiều lần trong thời gian dài.
1.2. Phát triển về mặt thể chất
Sự phát triển về mặt thể chất này liên quan đến các kỹ năng vận động, sự khéo léo của cơ thể và sức mạnh thể chất bao gồm:
- Thị lực phát triển hơn: bé có thể quan sát, theo dõi chuyển động của các sự vật xung quanh.
- Nhai và nuốt thức ăn một cách thành thục: Ở tháng thứ 8 Mẹ nên bắt đầu cho con tập ăn dặm để bổ sung cho bé những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Lăn tròn người qua trái hoặc qua phải và bò xung quanh ngôi nhà.
- Bé có thể tự ngồi vững mà không cần bố mẹ đỡ ở sau lưng.
- Nắm chắc các món đồ bằng cách sử dụng các ngón tay.
Mẹ có thể tham khảo thêm:
- Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi, những điều bố mẹ nên biết
- Trẻ ăn dặm 8 tháng như thế nào để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng?
- 9 Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ ngày li bì dậy bú hiệu quả
2. Bé 8 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?
Giấc ngủ bé 8 tháng tuổi thường vào khoảng 14 – 15 tiếng/ngày. Tuỳ nhu cầu của từng bé mà Mẹ cho con ngủ 2 – 3 giấc ngủ ngày, mỗi giấc trung bình khoảng 1,5 đến 2 tiếng. Ngủ đủ giấc với bé rất quan trọng, nó giúp thể chất lẫn tinh thần của bé sẽ đạt trạng thái tốt nhất cho sự phát triển toàn diện. Còn nếu bé không được ngủ đủ giấc sẽ khiến tinh thần bé giảm sút, quấy khóc, mệt mỏi, biếng ăn.
Ở độ tuổi này, các con đã phát triển về mặt thể chất. Vì vậy, các Mẹ cần lưu ý cần bằng giữa thời gian ngủ và chơi của con. Thời gian để chơi của con chính là thời gian để con luyện tập các kỹ năng mới và tương tác với môi trường sống xung quanh. Điều này cũng cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bé.
Trẻ 8 tháng tuổi thường bắt đầu tỉnh giấc giữa đêm. Một vài bé có thể tự nhiên quấy khóc và tự ngủ trở lại, nhưng có những bé khóc rất lâu. Dù vậy, Mẹ cũng đừng quá lo khi thấy những thay đổi này của con, khi bé lớn hơn thì mọi việc sẽ dần ổn định trở lại.
3. Một số cách để không bị tỉnh giấc, trằn trọc lúc nửa đêm
Giấc ngủ ban đêm cực quan trọng với trẻ sơ sinh. Nó quyết định thời gian bé 8 tháng ngủ bao nhiêu là đủ cho sự phát triển toàn diện. Dưới đây là một số cách để Mẹ áp dụng khi con hay tỉnh giấc giữa đêm.
3.1. Cho con bú sữa no trước khi đi ngủ
Một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị tỉnh giấc giữa đêm là do bé đói. Vì vậy, Mẹ hãy cho con ăn sữa no trước khi ngủ để cải thiện tình trạng này nhé! Tuy nhiên, Mẹ cũng cần lưu ý không nên cho bé ăn quá no đâu. Vì nó sẽ khiến con bị đầy bụng khó tiêu dẫn tới khó ngủ.
Mẹ cũng nên tập cho bé bỏ bú đêm dần sau 7-8 tháng tuổi, giãn thời gian giữa các lần cữ bú và đặt bé ở tư thế ngủ thoải mái nhất. Như vậy, sau 1 tuổi bé đã có thể cai bú cữ đêm và ngủ ngon tới sáng. Lưu ý: điều này chỉ áp dụng khi trẻ tăng cân đầy đủ, khỏe mạnh. Còn nếu con tăng cân kém thì Mẹ vẫn cần cho con bú đêm để con được cung cấp đủ dinh dưỡng.
3.2. Giúp trẻ ‘sẵn sàng” vào giấc ngủ
Để giúp bé dễ vào giấc ngủ và ngủ ngon, Mẹ có thể lau người trẻ bằng khăn ấm trước giờ đi ngủ và thay cho bé bộ đồ ngủ rộng rãi. Mẹ cũng nên hát ru khe khẽ và ôm bé hoặc tìm cho bé nghe một số bài nhạc nhẹ nhàng, có giai đoạn du dương trước khi ngủ. Điều này không chỉ giúp con quen dần với những tiếng động khi ngủ mà còn có thể làm cho bé thấy thư giãn, thoải mái và ngủ sâu hơn.
3.3. Cho trẻ uống bổ sung Vitamin D đầy đủ cho trẻ từ sau khi sinh đến 2 tuổi
Tất cả trẻ nhỏ đều cần được bổ sung vitamin D ngày 1-2 giọt. Đây gọi là liều dự phòngcho tình trạng còi xương ở trẻ. Bé trằn trọc nửa đêm, khó ngủ, gắt ngủ, đổ mồ hôi trộm… chính là những biểu hiện của trẻ thiếu vitamin D lâu ngày.
Theo thống kê của Viện dinh dưỡng, Việt nam có hơn 31% trẻ em bị còi xương suy dinh dưỡng (hay còn gọi là suy dinh dưỡng thể thấp còi). Đây là tình trạng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển của con. Vì thể, các mẹ cần nhận biết rõ các dấu hiệu để có thể kịp thời khắc phục và tránh để lại hậu quả sau này ở trẻ.
Mong rằng, qua bài viết này, các Mẹ đã nắm được bé 8 tháng ngủ bao nhiêu là đủ. Mẹ cũng cần lưu ý các dấu hiệu khi con bị khó ngủ để kịp thời bổ sung các chất cần thiết cho con, Mẹ nhé!