Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Có thể Mẹ chưa biết: Bé 6 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?

Trẻ được 6 tháng cơ thể phát triển, thời gian ngủ cũng rút ngắn lại. Vậy mẹ có biết một ngày bé 6 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?

1. Sự phát triển của bé 6 tháng tuổi

Sự phát triển của bé 6 tháng tuổi
Sự phát triển của bé 6 tháng tuổi

Trong 5 tháng đầu tiên của cuộc đời, cân nặng của bé tăng nhanh chóng. Nhưng bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi, cân nặng của con sẽ tăng chậm hơn so với trước đây. Lúc này, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng tăng cao hơn so với trước. Vì vậy, các mẹ nên bắt đầu tập cho con ăn dặm để bé có đủ dưỡng chất, phát triển cơ thể một cách toàn diện nhé!

Một vài trẻ đã biết lật ở tháng thứ 6 này cũng như cầm nắm được các đồ vật nhẹ. Bên cạnh đó, bé sẽ tỏ ra hiếu động, tìm hiểu mọi thứ xung quanh mình.

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, khả năng ghi nhớ hình ảnh và âm thanh gần như đã hoàn thiện hoàn toàn. Khứu giác hoạt động hiệu quả trong quá trình tìm hiểu thế giới xung quanh của con. Lúc này, con hoàn toàn có thể dễ dàng phân biệt được những người khác nhau. Con biết ai là người thường xuyên chăm sóc, ai là người thường gần gũi thân quen và ai là người mà con thích.

Chắc chắn các mẹ cũng đang băn khoăn về việc nên dạy trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi: Nên dạy những gì để phù hợp với sự tiếp nhận của trẻ cũng như giúp con phát triển toàn diện hơn. Theo một số Mẹ, khi bé được 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để Mẹ tăng cường giao tiếp với bé . Việc này sẽ giúp bé học được cách biểu hiện cảm xúc ra bên ngoài thành thạo hơn so với giai đoạn trước đó.

Mẹ có thể tham khảo thêm:

2. Chăm sóc giấc ngủ cho con: bé 6 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?

trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi mỗi ngày cần được ngủ trung bình từ 13 đến 15 tiếng đồng hồ
trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi mỗi ngày cần được ngủ trung bình từ 13 đến 15 tiếng đồng hồ

Theo lời khuyên của các bác sỹ chuyên khoa Nhi, trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi mỗi ngày cần được ngủ trung bình từ 13 đến 15 tiếng đồng hồ. Trong đó, thời gian ngủ sẽ chia ra thành 7 tiếng ngủ ban ngày và 8 tiếng ngủ ban đêm. Khi được 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh đã có thể nhận thức được giữa ngày và đêm. Vì thế các mẹ cần tập cho con ngủ theo thời gian cố định. Bằng cách này Mẹ sẽ tạo một nhịp sinh hoạt khoa học cho con.

Khi cho bé ngủ, các mẹ cần lưu ý không nên để con nằm trên cao hoặc nằm một mình. Điều này sẽ giúp Mẹ tránh những tình huống không may xảy ra. Tốt nhất, Mẹ nên cho con nằm trong nôi.

Đồng thời, mẹ không nên cho bé mặc quần áo bó, quá chật lúc ngủ để con con một giấc ngủ trọn vẹn, thoải mái. Mẹ nên giữ ấm thân nhiệt cho con nhưng cần cho con mặc đồ lỏng, rộng để máu trong cơ thể bé được lưu thông.

Dù được 6 tháng tuổi nhưng con vẫn cần ngủ 3 giấc ngủ kéo dài khoảng 1-3 tiếng vào ban ngày và 10 tiếng vào ban đêm. Việc dỗ bé ngủ như vậy đôi khi làm Mẹ mệt mỏi, đặc biệt là khi con không thích ngủ nhiều. Một mẹo nhỏ cho Mẹ là: ban đêm Mẹ ru bé ngủ bằng cách nào thì cũng hãy làm y như vậy cho bé vào ban ngày. Chỉ cần có sự kiên nhẫn, Mẹ sẽ tạo cho bé thói quen ngủ ngay cả khi có những tiếng động ồn ào xung quanh.

3. Cách để bé ngủ đủ giấc

Ngay cả khi biết bé 6 tháng ngủ bao nhiêu là đủ thì việc thực hiện theo vẫn là một vấn đề nan giải. Bởi lẽ, nhiều bé không thích ngủ nhiều.

3.1. Đặt ra giờ ngủ ngày và đêm cố định

Ngủ theo một lịch trình cố định sẽ giúp bé điều chỉnh giấc ngủ và ngủ đủ thời gian cần thiết.
Ngủ theo một lịch trình cố định sẽ giúp bé điều chỉnh giấc ngủ và ngủ đủ thời gian cần thiết.

Mẹ có thể cho bé ngủ những giấc ngắn vào những thời điểm cụ thể trong ngày chẳng hạn như 9 giờ sáng, 12 giờ trưa và 3 giờ chiều. Một vài bé sẽ tự nhiên ngủ gật lúc 6 giờ chiều mỗi ngày, trong khi số khác lại vẫn thức và tỉnh táo đến 8 giờ tối hoặc muộn hơn. Nhưng Mẹ yên tâm, dần dần con sẽ khắc phục được tình trạng này.

Bé hay quấy khóc và không chịu ngủ vào ban đêm có thể là biểu hiện của mệt mỏi và ngủ không đủ giấc, mẹ nên chọn cho bé tư thế ngủ của trẻ sơ sinh theo tháng chuẩn nhất, tạo cho bé cảm giác thoải mái nhất. Nếu bé 6 tháng ngủ đêm trằn trọc khó ngủ, Mẹ hãy thử đặt bé vào nôi sớm hơn.

3.2. Bắt đầu những thói quen trước khi đi ngủ

Nếu Mẹ chưa từng tạo thói quen trước khi đi ngủ cho bé thì đây là thời điểm thích hợp để bắt đầu. Mẹ có thể chọn bất cứ hoạt động nào sao cho phù hợp với gia đình mình nhé! Miễn là hoạt động này thực hiện theo trình tự giống nhau vào trước giờ đi ngủ của bé.

Một số gợi ý về thói quen đi ngủ cho bé Mẹ có thể tham khảo bao gồm:

  • Cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình
  • Tắm qua cho con
  • Kể những câu chuyện ngắn trước khi đi ngủ
  • Hát ru hoặc cho con nghe nhạc nhẹ
  • Tặng con một nụ hôn để chúc ngủ ngon
Bắt đầu những thói quen trước khi đi ngủ
Bắt đầu những thói quen trước khi đi ngủ

3.3. Đánh thức bé mỗi sáng để đặt đồng hồ sinh học cho con

Một số mẹ thích để trẻ tự tỉnh giấc vào buổi sáng. Đây là một điều tốt cho con, nhưng nếu bé lỡ ngủ quên thì Mẹ nhớ đánh thức bé đúng giờ nhé!

Có những mẹ khác lại thích đánh thức con dậy vào cùng một thời điểm cố định mỗi sáng. Nhìn chung, cách này có thể giúp Mẹ đoán trước lịch trình ngủ của con. Đồng thời nó cũng giúp đồng hồ sinh học của con hoạt động khoa học hơn.

Giấc ngủ rất quan trọng với sự phát triển toàn diện của bé nhà mình. Hy vọng, qua bài viết Mẹ đã nắm được bé 6 tháng ngủ bao nhiêu là đủ.

Mẹ có thể tham khảo thêm:

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Có thể Mẹ chưa biết: Bé 6 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0