Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cocamidopropyl betaine là gì? Cocamidopropyl betaine có vai trò gì trong những sản phẩm chăm sóc cá nhân? Chất này có tốt cho da hay không? Đọc bài viết này ngay các mẹ nhé!

1. Cocamidopropyl betaine là gì?

Cocamidopropyl betaine (CAPB) là một axit béo tổng hợp được làm từ dừa hoặc cũng có thể được tổng hợp. Cocamidopropyl betaine là có trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân và làm sạch trong gia đình. CAPB là một chất hoạt động bề mặt. Nó giúp làm sạch bụi bẩn trên bề mặt da/ đồ vật. Trong một số sản phẩm, CAPB là thành phần tạo bọt. 

Cocamidopropyl betaine là gì?
Cocamidopropyl betaine là gì?

2. Độ an toàn của Cocamidopropyl betaine

Năm 2004, Hiệp hội viêm da tiếp xúc Hoa Kỳ tuyên bố CAPB là chất gây dị ứng của năm. Bởi một số người có phản ứng dị ứng khi họ sử dụng các sản phẩm có chứa CAPB. Tuy nhiên, đến năm 2012 các nghiên cứu khoa học cho thấy không phải CAPB gây ra phản ứng dị ứng mà là hai tạp chất được tạo ra trong quá trình sản xuất.

Hai chất gây dị ứng đó là aminoamide (AA) and 3-dimethylaminopropylamine (DMAPA). Trong nhiều nghiên cứu, khi mọi người tiếp xúc với CAPB không chứa hai tạp chất này, họ không bị dị ứng. Các loại Cocamidopropyl betaine cao hơn đã được tinh chế không chứa AA và DMAPA và không gây dị ứng. Do đó, các nhà sản xuất giữ mức DMAPA và AA trong CAPB ở mức thấp nhất, thậm chí không có, thông qua quá trình kiểm soát sản xuất và giám sát chất lượng liên tục.

Năm 1991, Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm CIR kết luận rằng CAPB an toàn để sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm làm sạch ở mức độ cho phép. Đối với các sản phẩm mỹ phẩm lưu lại trên da trong thời gian dài, nồng độ của CAPB không được vượt quá 3%.

3. Sản phẩm chứa Cocamidopropyl betaine

Sản phẩm chứa Cocamidopropyl betaine
Sản phẩm chứa Cocamidopropyl betaine

Cocamidopropyl betaine có thể tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc da mặt, cơ thể và tóc:

  • Dầu gội
  • Dầu xả
  • Tẩy trang
  • Xà phòng dạng lỏng
  • Sữa tắm 
  • Kem cạo râu 
  • Nước rửa kính áp tròng
  • Khăn lau phụ khoa
  • Kem đánh răng 
  • CAPB cũng là một thành phần phổ biến trong chất tẩy rửa gia dụng và làm sạch hoặc khử trùng khăn lau.  

4. Cách nhận biết sản phẩm chứa Cocamidopropyl betaine

Ngoài tên Cocamidopropyl betaine được liệt kê trong bảng thành phần, một số tên gọi được thay thế cho Cocamidopropyl betaine:

  • 1-propanaminium
  • hydroxide inner salt
  • Trong các sản phẩm làm sạch, Cocamidopropyl betaine được liệt kê với tên:
  • CADG
  • cocamidopropyl dimethyl glycine
  • disodium cocoamphodipropionate

Nguồn tham khảo

International Journal of Toxicology, July-August 2012, Supplement, pages 77S-111S

Contact Dermatitis, May 2012, pages 286-292 ; April 2011, pages 203-211 ; and May-June 2008, pages 157-160

CIR: https://www.cir-safety.org

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh sẽ khác với người lớn rất nhiều. Giờ ngủ của bé có thể không đoán trước được. Bởi đồng hồ sinh học của cơ thể bé chưa được phát triển toàn diện. Do đó, cha mẹ, nhất là ai lần đầu sinh con sẽ gặp nhiều thắc mắc, trăn trở. Vì vậy, Góc của mẹ đã tổng hợp bài viết này để cha mẹ hiểu hơn về giấc ngủ của bé, giúp bé ngủ ngon hơn,

1. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh trong những tháng đầu  

Từ khi bé sinh ra, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chưa được phát triển toàn diện cho đến khi bé khoảng 4 tháng tuổi. Cho đến lúc đó, trẻ sơ sinh ngủ trung bình khoảng 16 tiếng một ngày với những cơn thức giấc ngắn, kéo dài khoảng 45-90 phút trong 3 tháng đầu. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh được điều khiển bởi áp lực cân bằng nội môi. Theo đó, thời gian tỉnh táo của bé tạo ra một áp lực. Do đó, áp lực này chỉ có thể giảm bớt khi ngủ.

Mẹ xem thêm chi tiết về thời gian ngủ của trẻ sơ sinh

Khi bé được khoảng 7 tuần tuổi, giấc ngủ của trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu phát triển. Giờ đi ngủ tự nhiên bắt đầu sớm hơn. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh sẽ kéo dài hơn vào ban đêm khoảng 2-3 giờ. Sau đó, khi bé được khoảng 12 tuần tuổi, bé có thể sẵn sàng đi ngủ mỗi đêm và sẽ ngủ trong khoảng thời gian dài hơn (4-6 giờ).

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh trong những tháng đầu
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh trong những tháng đầu

2. Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có 2 loại giấc ngủ khác nhau: ngủ động (active sleep) và ngủ yên (quite sleep).

  • Trong khi ngủ động, bé dễ dàng được đánh thức.
  • Ngủ yên, hay còn gọi là ngủ sâu. Bé ít có khả năng thức dậy trong khi ngủ sâu hơn.

Ngủ động sẽ giảm dần khi bé lớn. Tới khi bé khoảng 3 tuổi, thời gian mơ chỉ còn ⅓ giấc ngủ. Khi bé còn nhỏ, việc nằm mơ giúp giúp bộ não phát triển.

Giấc ngủ trẻ sơ sinh trải qua chu kỳ giấc ngủ . Mỗi chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh có cả giấc ngủ động và giấc ngủ yên, kéo dài khoảng 40 phút.  Vào cuối mỗi chu kỳ, trẻ sơ sinh thức dậy một chút. Khi thức dậy, bé có thể nghiến lợi, rên rỉ hoặc khóc. Nếu bé thức dậy vào cuối chu kỳ giấc ngủ, mẹ có thể giúp bé ổn định cho chu kỳ ngủ tiếp theo.

3. Giai đoạn khi bé thức dậy

Bé có 2 giai đoạn khi thức dậy
Bé có 2 giai đoạn khi thức dậy

3.1. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Giai đoạn yên tĩnh

Khi trẻ sơ sinh thức dậy vào cuối chu kỳ giấc ngủ, thường có một giai đoạn yên tĩnh. Đây là thời gian bé rất yên tĩnh, tỉnh táo và hòa mình vào môi trường xung quanh. Trong giai đoạn yên tĩnh này, bé có thể nhìn chằm chằm vào đồ vật, phản ứng với âm thanh và chuyển động. Giai đoạn này thường tiến tới giai đoạn khóc. Đây là khi bé chú ý đến âm thanh và tầm nhìn.

3.2. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Giai đoạn khóc

Sau giai đoạn yên tĩnh là giai đoạn khóc. Cơ thể của bé di chuyển thất thường, và có thể khóc rất to. Bé có thể dễ dàng bị kích thích thái quá trong giai đoạn khóc. Cách tốt nhất để ru ngủ cho bé là mẹ có thể ôm bé hoặc quấn bé trong chăn (hoặc quấn tã). Thông thường tốt nhất mẹ cho bé ăn trước khi đến giai đoạn khóc. Trong giai đoạn khóc, bé có thể không muốn bú ti. Ở trẻ sơ sinh, khóc là dấu hiệu của đói.

4. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh và những điều mẹ nên làm

4.1. Kiên nhẫn

Mẹ có thể thấy mệt mỏi, bực bội bởi giấc ngủ của trẻ sơ sinh không thể đoán trước được. Vì vậy, mẹ hãy kiên nhẫn trong khi thời gian ngủ của trẻ sơ sinh đang dần hoàn thiện và phát triển nhé.

4.2. Sử dụng tín hiệu sáng và tối để thúc đẩy sự phát triển của nhịp sinh học

Ánh sáng có tác động rất mạnh đến sự phát triển của nhịp sinh học. Giữ cho môi trường ngủ của bé luôn tối trong suốt thời gian mẹ muốn ru ngủ cho bé. Ngay cả khi bé còn thức, việc thiếu ánh sáng sẽ khiến cơ thể bé biết rằng đã đến giờ đi ngủ. Ngược lại, cho bé tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày trong thời gian thức giấc. Ví dụ: đi dạo ngoài trời hoặc ngồi gần cửa sổ, theo thời gian, sẽ khiến bé tỉnh táo.

4.3. Giúp bé có giấc ngủ ban ngày phù hợp với sự phát triển 

Nếu bé thiếu ngủ ban ngày, gây ra tình trạng mệt mỏi có thể cản trở khả năng tự làm dịu và điều hòa cơ thể của bé suốt đêm. Nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh rất quan trọng. Vì vậy, mẹ đừng cố gắng làm bé thức trong thời gian quá dài, hơn cả khoảng thời gian thoải mái của bé. Điều này có thể khiến bé quá mệt mỏi.

Sử dụng tín hiệu sáng và tối để thúc đẩy sự phát triển của nhịp sinh học
Sử dụng tín hiệu sáng và tối để thúc đẩy sự phát triển của nhịp sinh học

4.4. Tạo môi trường ngủ tối ưu giúp giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngon hơn

Để giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm, mẹ hãy tạo môi trường cho bé ngủ tốt hơn với những cách sau

4.4.1. Không gian ngủ mát mẻ

Các chuyên gia đồng ý rằng một căn phòng mát mẻ (khoảng 65 * F) sẽ là cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm hiệu quả. Vì nhiệt độ cơ thể tự nhiên giảm xuống trong khi ngủ. Trẻ sơ sinh quá nóng có thể bị gián đoạn khi ngủ. Vì vậy nếu mẹ quấn tã cho bé bé, đừng quấn quá nhiều mẹ nhé.

4.4.2. Không gian ngủ tối

Tránh sử dụng điện thoại di động, TV hoặc máy tính suốt đêm trong không gian của bé. Vì các thiết bị này đều có đèn LED tác động tiêu cực đến nhịp sinh học của bé.

4.4.3. Không gian ngủ yên tĩnh

Tiếng ồn trắng (white noise) được sử dụng để giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn vào ban đêm. Đây là những âm thanh có thể che lấp những âm thanh khác phát ra từ môi trường xung quanh. Một số tiếng ồn trắng có thể sử dụng như tiếng mưa, tiếng sóng vỗ, tiếng suối chảy,… Bên cạnh đó, cũng có những chiếc máy tạo ra âm thanh đặc biệt cho trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, việc sử dụng tiếng ồn trắng trong giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng nên được cha mẹ cân nhắc trước khi sử dụng. Bên cạnh lợi ích giúp bé ngủ ngon hơn, tiếng ồn trắng có thể khiến bé lệ thuộc vào nó để đi vào giấc ngủ. Vì vậy, tốt hơn hết, các mẹ nên giữ không gian ngủ yên tĩnh cho bé và để bé ngủ theo cách tự nhiên nhất.

4.4.4. Không gian ngủ an toàn

Mẹ hãy đặt bé nằm ngửa trên một tấm nệm chắc chắn. Chẳng hạn như trong một cái nôi hoặc giường ngủ chung giường. Hạn chế để quá nhiều thứ ở chỗ bé nằm ngủ. Nếu bé ít hơn 8 tuần tuổi, mẹ có thể quấn bé để khuyến khích bé ngủ, mang lại cảm giác an toàn và sự bình tĩnh cho bé.. Mẹ nhớ đừng quấn bé quá chặt (để tránh quá nóng) và để ý bé không lăn qua lăn lại. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên mẹ nên ở chung phòng, nhưng không nằm chung giường với trẻ sơ sinh.

Tạo không gian ngủ an toàn, yên tĩnh cho bé
Tạo không gian ngủ an toàn, yên tĩnh cho bé

Cách ru ngủ cho bé hiệu quả nhất

4.5. Theo dõi biểu hiện của bé, đặc biệt từ 7-12 tuần tuổi

Theo dõi bé chặt chẽ trong 7-12 tuần tuổi để thấy các kiểu ngủ mới xuất hiện. Khi giấc ngủ của trẻ sơ sinh bắt đầu vào nửa đêm, tránh đánh thức bé bú. Thay vào đó, mẹ hãy để cơ thể của bé tự điều chỉnh.

Cũng trong khung thời gian này, mẹ hãy để bé tập bắt đầu giấc ngủ trước khi đi ngủ. Từ đó giúp bé có thể học cách ngủ một cách tự lập. Mẹ hãy theo dõi thời gian ngủ của trẻ sơ sinh vào mỗi đêm. Khi mẹ bắt đầu thấy một mô hình nhất quán xuất hiện, hãy tập đặt bé xuống nôi/ cũi vào thời gian trước giờ bé đi ngủ và để bé tự thực hành ngủ. Lúc đầu, bé có thể cần rất nhiều sự hỗ trợ với việc che chở, xoa bụng hoặc bế. Nhưng bằng cách nhẹ nhàng yêu cầu bé thử lại mỗi tối, mẹ sẽ cho bé cơ hội học kỹ năng tự ngủ.

4.6. Hãy chắc chắn bé ăn đủ

Nếu bé ngủ vào ban ngày dài hơn mà không thức dậy để ăn, nhưng ngủ trong thời gian ngắn hơn vào ban đêm và ăn nhiều, bé có thể gặp phải một số nhầm lẫn ngày/ đêm. Vì vậy, mẹ hãy khuyến khích bé ăn vào ban ngày, giúp bé thức dậy ăn vào ban ngày bằng cách cho bé tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, chà xát dưới chân bé.

4.7. Lưu ý khi quấn tã cho bé

Quấn là quấn trẻ sơ sinh một cách khít khao trong tã để giữ cho tay và chân bé không bị bung ra. Điều này có thể làm cho bé cảm thấy an toàn và giúp ru ngủ cho bé tốt hơn. Mẹ có thể mua một chiếc chăn quấn đặc biệt được thiết kế để quấn tã dễ dàng hơn. Nhưng đừng quấn tã nếu bé được 2 tháng tuổi trở lên, hoặc nếu bé có thể tự lăn. Việc quấn tã có thể làm tăng nguy cơ mắc SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) nếu em bé quấn tã nằm sấp.

Không quấn tã quá chặt, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khoẻ của bé
Không quấn tã quá chặt, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khoẻ của bé

Khi quấn tã, mẹ hãy cho bé đủ chỗ để chân tay bé tự do cử động. Nếu bé bị quấn chặt, sau này bé có thể bị mắc bệnh xương hông. Ngoài ra, mẹ hãy chú ý quấn tã cho bé nếu thời tiết ấm áp hoặc nóng. Sử dụng chất liệu vải dày có thể khiến bé nóng. Thay vào đó hãy dùng loại mỏng nhẹ hơn để quấn tã cho bé mẹ nhé. Như thế giấc ngủ của trẻ sơ sinh sẽ ngon hơn.

Hướng dẫn từ A đến Z cách dùng tã bỉm cho con

Mách mẹ cách chọn tã dán phù hợp nhất cho con

Cách chọn tã quần cho con mẹ nào cũng cần biết

5. 3 mẹo mới nhất giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm

3 mẹo mới nhất giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm
3 mẹo mới nhất giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm

5.1. Thiết lập thói quen cho bé trước giờ đi ngủ

Đây là cách dễ dàng giúp giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngon hơn. Mẹ cần luyện cho bé bắt đầu với một thói quen đi ngủ cố định và nhất quán vào một giờ phù hợp (không muộn hơn 8:30 tối). Điều này tăng cường cho bé khả năng dự đoán. Bé càng biết điều gì sắp xảy ra thì càng có nhiều khả năng bé sẽ chấp nhận điều đó. Mẹ có thể bắt đầu bằng những việc đơn giản như rửa mặt, đọc sách báo và đọc một hoặc hai cuốn sách. Miễn là mẹ việc đó tạo nên cùng một thói quen, mỗi đêm, vào cùng một thời điểm. Cuối cùng, bé sẽ quen với thói quen này và sẽ biết đã đến giờ đi ngủ vì thói quen sẽ giúp báo hiệu điều đó. Điều này cũng giúp giảm thiểu tình trạng bé khó ngủ quấy khóc.

5.2. Tạo một không gian kích thích giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Mẹ có thể chuẩn bị các thứ như: rèm che màu tối cho phòng, quấn tã nếu bé còn nhỏ, quần áo mặc thoải mái, nhiệt độ phòng thích hợp. Bất cứ điều gì mẹ có thể làm để khiến bé thoải mái nhất. Từ đó giảm thiểu tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc. Sự thoải mái là yếu tố ưu tiên trong giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Mẹ hãy đảm bảo không gian luôn phù hợp nhất với bé nhé.

5.3. Đảm bảo bé không bị đói

Bé thường có thể ngủ suốt đêm khi đã hấp thụ đủ calo trong ngày. Khi đó, bé không cần thức dậy vào ban đêm để ăn. Dạ dày của trẻ sơ sinh còn nhỏ và cần phát triển đủ để có thể chứa được một lượng đáng kể để duy trì giấc ngủ của bé sơ sinh qua đêm. Mẹ cần đảm bảo rằng luôn cho bé bú đủ sữa mẹ. Khi đạt đến lượng nhất định, bé sẽ có thể ngủ suốt đêm và không bị đói vài giờ sau đó. Các chuyên gia cho biết điều này xảy ra trong khoảng từ 3-6 tháng tuổi.

Mẹo chọn bình sữa giúp bé dễ uống hơn

Bé sơ sinh luôn cần có một số giờ ngủ nhất định mỗi ngày. Nếu không việc đạt được, bé sẽ gặp một số khó khăn trong quá trình phát triển. Chưa kể trẻ sơ sinh quấy khóc đêm cũng ảnh hưởng gì đến mẹ nữa. Có thể mẹ sẽ gặp phải rất nhiều căng thẳng khi không biết những đêm tiếp theo sẽ như thế nào. Thậm chí có thể gây nên tình trạng kiệt sức hay thiếu ngủ cho mẹ.  Góc của mẹ chia sẻ cho mẹ các mẹo đơn giản và hiệu quả nhất để san sẻ cùng mẹ những khó khăn trong quá trình chăm sóc bé.

Mẹ tham khảo thêm nhiều cách dỗ trẻ sơ sinh khó ngủ hơn nhé.

Nguồn tham khảo

Moon, Rachel Y. “How to Keep Your Sleeping Baby Safe: AAP Policy Explained.” Healthy Children.org. Date accessed 19 Dec. 2015.

Không ít mẹ gặp khó khăn khi cho bé ngủ, nhất là những ai lần đầu làm mẹ. Nguyên nhân do bé mới sinh nên đồng hồ sinh học của bé chưa phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần có thời gian để hiểu về thời gian ngủ của bé, cơ thể bé. Mẹ tham khảo ngay 6 cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ đơn giản và hiệu quả dưới đây nhé!

1. 6 cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ cho mẹ 

1.1. Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ: Quấn tã/ ủ kén cho bé

Quấn tã/ ủ kén là cách mang lại cảm giác an toàn cho bé
Quấn tã/ ủ kén là cách mang lại cảm giác an toàn cho bé

1 – Phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh

Phản xạ này giúp bảo vệ bé trong giai đoạn đầu phát triển. Nó gần giống như một báo động được kích hoạt bởi bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào: tiếng ồn lớn, cái chạm bất ngờ,… Việc quấn tã đã được chứng minh là giúp làm dịu đáng kể khi bé có phản xạ Moro. Quấn tã giữ cho cánh tay và chân của bé nằm sát cơ thể. Vì vậy chúng giữ nguyên vị trí cho đến khi em bé bình tĩnh lại.

Mẹ xem thêm thật nhiều thông tin về giấc ngủ của bé nhé

2 – Lợi ích khi quấn tã để trẻ sơ sinh ngủ ngoan hơn

Quấn tã là một trong những cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ hiệu quả nhất trong những tháng đầu của bé. Cách này giúp bé không bị giật mình khi thức dậy vào ban đêm. Nó tạo cảm giác như bé đang được ôm. Vì vậy, khi đặt bé xuống cũi/ nôi, bé vẫn có thể ngủ lâu hơn. Nó cũng giống như cảm giác như bé đang nằm trong tử cung. Một phần lý do khiến trẻ sơ sinh ngủ nhiều là vì bé mới trải qua 9 tháng chủ yếu ngủ trong bụng mẹ. Việc quấn tã sẽ mô phỏng một nơi ấm áp, quen thuộc đó, mẹ chẳng cần tìm kiếm cách dỗ bé sơ sinh ngủ ngon ở đâu xa nữa rồi.

3 – Lưu ý khi quấn tã cho bé

Quấn tã là quấn trẻ sơ sinh trong miếng tã vải để giữ cho tay và chân bé không quờ quạng. Điều này làm cho bé cảm thấy an toàn và ngủ tốt hơn. Mẹ có thể mua một chiếc chăn quấn đặc biệt được thiết kế chuyên để quấn. Nhưng hạn chế quấn tã nếu bé trên 2 tháng tuổi hoặc khi bé có thể tự lăn. Lúc này, việc quấn tã có thể làm tăng nguy cơ SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) nếu em bé quấn tã nằm sấp.

Khi quấn tã, mẹ hãy cho bé đủ chỗ để chân tay bé cử động. Nếu quấn quá chặt có thể ảnh hưởng đến xương hông. Ngoài ra, mẹ hãy chú ý quấn tã cho bé nếu thời tiết ấm áp hoặc nóng. Sử dụng chất liệu vải dày có thể khiến bé nóng. Thay vào đó hãy dùng loại mỏng nhẹ hơn để quấn tã cho bé mẹ nhé. Quấn tã đúng cách cũng là một cách dỗ trẻ ngủ ngon rất hiệu quả cho mẹ.

Xem thêm: 

1.2. Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ: Tránh giao tiếp bằng mắt

Giao tiếp bằng mắt cũng có thể khiến bé muốn trò chuyện hơn là đi ngủ
Giao tiếp bằng mắt cũng có thể khiến bé muốn trò chuyện hơn là đi ngủ

Nghe có vẻ hơi lạ, nhưng đó là sự thật. Giao tiếp bằng mắt trong khoảng thời gian dài với bé, cười với bé có thể tạo ra sự kích thích với trẻ sơ sinh. Vì vậy mẹ hãy tránh điều này trước khi cho bé đi ngủ và trong khi cho bé ăn đêm. Khi mẹ cho bé ăn vào giữa đêm, điều quan trọng là giữ cho bé bình tĩnh và không bị kích thích nhất có thể. Đây là một trong những cách tốt nhất mẹ có thể làm để dỗ trẻ ngủ đêm. 

Mặc dù mẹ có thể đang làm tất cả những điều đúng đắn, tìm cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ bằng cách tạo không gian ngủ cho bé: giữ cho căn phòng tối, sử dụng tiếng ồn trắng,… Mẹ nên chú ý đến hành động và sự hiện diện của chính mình. Chỉ cần một ánh mắt ngắn ngủi hoặc sự phấn khích trong giọng nói của mẹ có thể là một tín hiệu cho bé biết rằng đó là giờ chơi. Tránh giao tiếp bằng mắt và nói chuyện với bé bằng giọng điệu vừa phải để bé biết rằng đây vẫn còn thời gian để ngủ chứ không phải để chơi, mẹ nhé. Từ đó giúp dỗ trẻ ngủ nhanh nhất.

1.3. Cách dỗ trẻ ngủ nhanh: Đọc dấu hiệu của bé

Trong 3 tháng đầu, trẻ không tuân theo lịch trình đã định sẵn cho giấc ngủ như người lớn, mẹ lo lắng tìm mọi cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ nhưng chẳng thấm vào đâu. Đó là lý do tại sao cha mẹ cần học cách đọc các dấu hiệu của bé để dỗ trẻ ngủ nhanh. Đến 3 – 4 tháng tuổi, một kiểu ngủ sẽ xuất hiện và mẹ sẽ dễ dàng biết được các tín hiệu này của bé. Dưới đây là một số tín hiệu cho thấy bé buồn ngủ/ chuẩn bị ngủ mẹ có thể tham khảo:

  • Phản ứng cơ thể: Ngáp, chà mắt, tai hoặc đầu
  • Nhìn xa: Bé có thể không nhìn mẹ mà nhìn đi chỗ khác
  • Quấy khóc: Tiếng khóc có thể khóc thút thít hoặc tiếng thét chói tai, tuỳ thuộc vào mức độ mệt mỏi của bé.
  • Dấu hiệu của sự quá sức: Bé quá mệt mỏi có thể khóc rất to, chói tai. Tay bé có thể bị kéo căng, cơ thể căng cứng trong khi khóc. Khi bé như vậy thì cần một thời gian dài để dỗ dành bé.
Mẹ cần học cách đọc các dấu hiệu của bé để dỗ trẻ ngủ nhanh
Mẹ cần học cách đọc các dấu hiệu của bé để dỗ trẻ ngủ nhanh

Tốt nhất, mẹ nên đưa bé đến một nơi yên tĩnh, tránh xa môi trường ồn ào. Mẹ có thể đưa núm ti giả cho bé hoặc thử đưa bé cho thành viên khác trong gia đình để bế bé. 

1.4. Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ: Phát triển thói quen ngủ nhất quán

Sự không nhất quán là nguyên nhân số một của những giấc ngủ ngắn và thói quen ngủ thất thường. Vì vậy, khi mẹ đã học được dấu hiệu buồn ngủ của bé, mẹ hãy xem làm thế nào để có thể phát triển một thói quen ngủ nhất quán. Đây là cách giúp mẹ dỗ trẻ ngủ ngon hơn.

Cho đến khoảng 6 tuần tuổi, bé sẽ không có thời gian đi ngủ cụ thể. Thực tế là bé ngủ thường xuyên. Tuy nhiên, sớm nhất là từ tuần 4 đến 6, mẹ sẽ nhận thấy mức độ nhất quán xuất hiện trong mô hình giấc ngủ của bé. Những giấc ngủ ngắn của bé sẽ dài hơn. Sau khi bé đạt mốc 6 tuần tuổi, đây là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu thực hiện những thói quen ngủ tốt cho bé. Dưới đây là 3 lưu ý để xây dựng thói quen ngủ nhất quán: 

  • Có cách hoạt động giúp bé thoải mái, dễ ngủ hơn: tắm, lắc lư, quấn tã,…
  • Tính nhất quán: giữ thói quen nhất quán và nó sẽ trở thành gợi ý cho bé đến giờ đi ngủ
  • Đơn giản và lặp đi lặp lại: thói quen mẹ tạo cho bé nên đơn giản, dễ dàng, lặp đi lặp lại mỗi đêm, trong bất kỳ môi trường nào. Bằng cách đó, ngay cả khi mẹ không ở nhà, mẹ vẫn có thể tạo thói quen để bé ngủ dễ hơn.

Một môi trường ngủ phù hợp đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển thói quen ngủ của bé.  Để tạo ra một môi trường hoàn hảo, mẹ hãy ngừng mọi hoạt động ngay khi mẹ phát hiện ra tín hiệu buồn ngủ của bé. Đưa em bé vào phòng riêng của mình. Tắt đèn, kéo rèm cửa, bật tiếng ồn trắng và quấn tã, đặt tư thế bé ngủ tốt nhất trước khi hát ru cho bé. 

 

Môi trường ngủ đóng vai trò quan trọng trong giấc ngủ của bé
Môi trường ngủ đóng vai trò quan trọng trong giấc ngủ của bé

Dưới đây là 3 lưu ý giúp tạo ra môi trường ngủ phù hợp cho bé:

  • Làm cho môi trường trở nên tối hơn: Mẹ muốn cho bé có liên kết đêm với giấc ngủ, hãy giữ cho căn phòng càng tối càng tốt. Bóng tối cũng sẽ ngăn chặn sự xao lãng và giữ cho bé bình tĩnh hơn.
  • Thêm tiếng ồn trắng: Tiếng ồn trắng giúp che giấu những tiếng ồn khác gây mất tập trung trong môi trường xung quanh bé. Âm thanh này cũng bắt chước những tiếng ồn mà bé đã quen trong bụng mẹ để giúp bé thư giãn.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ có thể có tác động lớn đến giấc ngủ của bé. Quá lạnh có thể khiến bé thức dậy thường xuyên. Quá nóng có thể làm tăng nguy cơ SIDS. Giữ phòng ở 68-72 độ F là hợp lý.

1.5. Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ: Lưu ý khi chọn tã cho bé

Nhiều mẹ không ngờ rằng, việc mặc tã phù hợp lại là 1 trong những cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ. Thay tã vào ban đêm có thể đánh thức bé. Không chỉ vậy, nó khiến cả chất lượng giấc ngủ của mẹ bị ảnh hưởng. Chăm con giai đoạn đầu, chắc chắn mẹ rất cần ngủ đủ giấc. Mẹ nên thay tã cho bé trước khi cho bé ăn vào ban đêm. Quan trọng, mẹ chọn tã cho bé đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Thấm hút tốt, không thấm ngước, có thể đóng được xuyên đêm.
  • Mỏng, thoáng, không bí bách
  • Không vón cục
Lưu ý khi chọn tã cho bé
Lưu ý khi chọn tã cho bé

Rất nhiều bé sẽ khó ngủ sâu lại khi bị tỉnh giấc giữa đêm vì tã ướt hay tã tràn. Những tã bí bách, nhiều bông, chất liệu không khô thoáng cũng dễ khiến bé ngủ không ngon.

Nếu phải thay tã sau khi cho bé ăn. Mẹ đừng bật đèn lớn, tránh nói chuyện với bé một cách hào hứng và giao tiếp bằng mắt.

Cách chọn tã dán phù hợp nhất để trẻ có giấc ngủ ngon

Cách chọn tã quần giúp dỗ bé ngủ nhanh nhất

1.6. Cách dỗ trẻ ngủ ngon: Đừng cố gắng “làm tất cả”

Các mẹ luôn muốn làm tất cả mọi việc. Nhưng khi vừa mới sinh bé xong, việc ôm hết tất cả mọi việc có thể mệt mỏi hơn bình thường. Vì vậy, cách này giúp mẹ quan tâm đến bản thân mình nhiều hơn. Bởi khi mẹ mệt mỏi, kiệt sức cũng có thể khó giữ được bình tĩnh khi cố gắng dỗ trẻ sơ sinh ngủ. Bé càng khó ngủ hơn, dễ quấy khóc không theo ý mẹ. Nếu mẹ bình tĩnh hơn, bé cũng dễ ngủ hơn.

Mẹ có thể nhờ sự giúp đỡ của người thân trong công việc nhà. Đồng thời dành thời gian để chăm sóc sức khoẻ, phục hồi sau sinh và có thời gian ngủ đủ để chăm bé.

Mẹ hãy nhờ đến sự trợ giúp từ bố và cả nhà nhé
Mẹ hãy nhờ đến sự trợ giúp từ bố và cả nhà nhé

2. Những điều mẹ cần tránh để bé ngủ ngon hơn

Để dỗ trẻ ngủ nhanh nhất, mẹ chú ý tránh những hành động sau nhé:

  • Cho bé bú quá no trước khi ngủ.
  • Để cho bé vận động quá nhiều trước khi đi ngủ.
  • Lạm dụng võng, nôi điện sẽ khiến giấc ngủ của trẻ phụ thuộc vào những vật dụng này.
  • Sử dụng thuốc tùy tiện mà chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chẳng hạn như thuốc kích thích thần kinh, thuốc ngủ.

Giấc ngủ rất quan trọng trong 1 năm đầu của bé. Hi vọng với 6 cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ở trên, mẹ có thể vận dụng và cùng bé có những giấc ngủ ngon nhé!

Đọc thêm về giấc ngủ của bé tại đây nha mẹ!

 9 mẹo giúp bé có giấc ngủ ngon

Bài hát ru con ngủ 3 miền hay nhất

Nguồn tham khảo:

https://en.wikipedia.org/wiki/Moro_reflex

Moro Reflex and Other Newborn Reflexes: https://www.whattoexpect.com/baby-behavior/newborn-reflexes.aspx

Afamily: Cộng đồng mẹ bỉm phát mê vì độ thấm hút và ngừa hăm của bỉm Mamamy 

Eva: Cộng đồng mẹ bỉm săn lùng khuyến mại bom tấn của bỉm Mamamy

Tế bào gốc nói chung và tế bào gốc thực vật nói riêng đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu lớn trong ngành công nghệ sinh học hiện nay, đặc biệt trong da liễu. Vậy tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc thực vật để bảo vệ và tái tạo da như nào? Hiểu đúng về tế bào gốc để lựa chọn sản phẩm phù hợp cho việc chăm sóc da, nhất là cho làn da bé, mẹ nhé.

1. Tế bào gốc là gì và chúng hoạt động như nào?

Trước khi hiểu về ứng dụng tế bào gốc thực vật, chúng ta hãy tìm hiểu về tế bào gốc. 

1.1. Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là gì?
Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc có nhiều đặc tính

Tế bào gốc là các tế bào sinh học có khả năng biệt hoá thành các tế bào khác. Từ đó phân bào để tạo ra nhiều tế tế bào gốc hơn. Trong một số cơ quan nhất định, tế bào gốc của con người thậm chí có thể trở nên chuyên biệt để sửa chữa và thay thế các mô bị hỏng. Cả tế bào gốc thực vật và người đều chứa protein và axit amin. Đây là những thành phần góp phần chăm sóc để trẻ hoá làn da. Chúng được ví như những khối xây dựng, giúp trẻ hoá tế bào.

1.2. Tế bào gốc thực vật

Trong vài năm qua, đã có nhiều loại tế bào gốc từ động vật và thực vật trong các sản phẩm chăm sóc da. Tế bào gốc tự nhiên có đặc tính chống oxy hóa. Chúng nuôi dưỡng tế bào da, thúc đẩy quá trình trao đổi tế bào và tăng sản xuất collagen. Từ đó, có thể dẫn đến ít đường nhăn, nếp nhăn hơn, cải thiện kết cấu và tông màu da, làn da trẻ đẹp hơn. 

Trong các sản phẩm chăm sóc da có chứa tế bào gốc thực vật, cụ thể là chiết xuất tế bào gốc. Những chiết xuất này thường rất giàu chất chống oxy hóa và có thể cung cấp các yếu tố tăng trưởng để giúp làm mới và sửa chữa làn da. 

2. Vấn đề của da

Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể con người và thực hiện nhiều chức năng sinh lý. Bao gồm bảo vệ chống lại tác động bất lợi của các yếu tố bên ngoài, điều hòa nhiệt độ cơ thể, bài tiết và hấp thu các tác nhân khác nhau. Da bao gồm các tế bào chuyên biệt hình thành ba lớp: biểu bì, hạ bì và mô dưới da. Mỗi lớp đóng vai trò khác nhau. Chúng đều rất quan trọng trong việc duy trì chức năng riêng biệt của toàn bộ cơ thể.

Đặc biệt với trẻ em, mẹ nên lưu ý các vấn đề về chăm sóc da cho con.

Vấn đề của da
Vấn đề của da

Theo thời gian, da trải qua quá trình lão hoá

Tuy nhiên, theo thời gian, da trải qua quá trình lão hoá không thể tránh khỏi, ảnh hưởng đến mỗi người. Làn da lão hoá là kết quả của sự chồng chéo nhiều quá trình sinh học, cơ học, bắt đầu từ tuổi 25 trở đi. Lão hoá có thể do yếu tố bên trong, và hoặc bên ngoài. 

Nhờ những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ sinh học, y học mà ngày nay chúng ta có thể làm chậm hoặc trì hoãn đáng kể quá trình lão hoá phức tạp này. Có thể kể đến một số phương pháp sau:

  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa các thành phần tốt cho da, tăng sức đề kháng và tái tạo da
  • Phẫu thuật, thẩm mỹ
  • Sử dụng tế bào gốc
  • ….

Việc ứng dụng tế bào gốc thực vật, thực vật vào chăm sóc da là một trong những công nghệ tiên tiến, đem lại những hiệu quả bất ngờ.

3. Hợp chất thực vật trong mỹ phẩm

Thực vật là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá, được sử dụng nhiều trong nhiều thế kỷ vào mục đích thẩm mỹ và trị liệu. Có nhiều hợp chất thực vật được sử dụng trong mỹ phẩm trở thành thành phần chính. Các hợp chất này thu được bằng cách chiết xuất từ thực vật. Mỗi hợp chất thực vật sẽ có những đặc tính khác nhau, mang lại những lợi ích khác biệt cho da:

  • Kích thích tổng hợp collagen và sợi elastin
  • Là chất chống oxy hoá hiệu quả
  • Kháng khuẩn
  • Đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương
  • Giữ ẩm cho da
  • Tăng cường quá trình tái tạo da
  • Bảo vệ da chống lại tác hại của tia UV

Một số loại hợp chất thực vật được thường xuyên sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm: vitamin, axit béo không bão hoà, saponin, phytohormone, flavonoid, alkaloids và carotenoids.

3.1. Vitamin

Vitamin
Vitamin

Vitamin có trong nhiều loại rau, củ, quả

Vitamin đóng vai trò như chất chống oxy hoá, hỗ trợ sản xuất collagen và elastin. Điển hình trong đó là vitamin C. Vitamin C là chất chống oxy hoá, bảo vệ da khỏi các gốc tự do. Chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp collagen. 

Thiếu hụt vitamin có thể đẩy nhanh lão hoá. Trái cây và rau quả là nguồn vitamin phong phú. Những loại có hàm lượng vitamin cao: cà chua, kiwi, bơ, dâu tây, đu đủ, bông cải xanh, tầm xuân, lý chua đen,…

3.2. Axit béo không bão hoà

Axit béo không bão hòa là một trong những thành phần của lớp ngoài cùng lớp biểu bì. Nó giúp giữ da luôn được hydrat hoá, làm căng da, tăng cường chức năng hàng rào biểu bì và hỗ trợ khả năng phòng thủ của da. Thiếu hụt axit béo không bão hòa có thể gây ra những bệnh nghiêm trọng về da. Đồng thời dẫn đến giảm hydrat hoá, giảm tính linh hoạt của da và đẩy nhanh quá trình hình thành nếp nhăn. Chúng ta có thể bổ sung axit béo không bão hoà từ thực vật, các loại hạt. 

3.3. Saponin

Saponin là nhóm các hợp chất thuộc glycoside. Chúng thể hiện tính chất tương tự như xà phòng. Bởi chúng có khả năng làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt. Đặc tính này hữu ích trong các sản phẩm về làm sạch. 

Ngoài ra, tính năng quan trọng của saponin là khả năng thâm nhập qua lớp lipid của da do có sự hiện diện của aglycone lipophilic trong cấu trúc của saponin. Đặc tính này tạo điều kiện việc sự hấp thụ các hoạt chất khác có trong mỹ phẩm bằng cách tăng tính thấm của màng. Saponin chủ yếu được tìm thấy trong lá của một số loại cây: nhân sâm, keo, đậu nành và rau bina.

3.4. Phytohormone

Phytohormone là một sự thay thế tuyệt vời cho hormone của con người (như estrogen). Nghiên cứu khoa học cho thấy nó làm giảm quá trình lão hoá. Tuy nhiên, việc sử dụng các hợp chất như vậy đã bị cấm. Bởi chúng gây ra nhiều tác dụng phụ. 

3.5. Flavonoid

Flavonoid
Flavonoid

Flavonoid có khả năng chống oxy hoá cao

Flavonoid được sử dụng trong các thành phần chăm sóc da bởi đặc tính chống oxy hoá mạnh mẽ. Khả năng chống oxy hoá của flavonoid mạnh hơn gấp 100 lần so với vitamin C và 25 lần vitamin E. Hơn nữa, chúng có khả năng chữa lành vết thương, giảm viêm và kháng khuẩn. Bên cạnh đó, flavonoid còn trở thành hàng rào bảo vệ da khỏi tia UV. Flavonoid có nguồn gốc chủ yếu từ trái cây họ cam quýt, cà chua, rau, các loại đậu, bông cải xanh, quả việt quất, nho. 

3.6. Alkaloid

Alkaloid là chất chuyển hoá của nhiều loại thực vật. Và bây giờ cũng được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm. Các chất nổi tiếng và thường xuyên được sử dụng: caffeine, quindoline, allocryptopine. 

Caffeine chiết xuất từ hạt cà phê arabica. Chúng có khả năng thẩm thấu vào da rất hiệu quả. Caffeine có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư da sau khi tiếp xúc với tia UV. Hơn nữa, caffeine cũng thường được sử dụng trong các sản phẩm làm săn chắc da, chống cellulite và giảm béo. 

3.7. Carotenoid

Carotenoid sử dụng trong mỹ phẩm ít phổ biến hơn so với các hợp chất trên. Carotenoid thường thấy dưới dạng lycopene và b-carotene. Chúng có sẵn trong các loại rau củ màu đỏ như cà chua, ớt, cà rốt. Carotenoid có đặc tính chống oxy. Do đó được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm mỹ phẩm chống tia UV. 

4. Hợp chất thực vật – tốt nhưng không nhiều

Các hợp chất thực vật có những đặc tính rất tốt cho da. Nhưng để chiết xuất hợp chất này thì thường phức tạp, tốn thời gian. Ngoài ra, do những điều kiện bên ngoài như rào cản địa lý, điều kiện nuôi trồng khác nhau cũng cản trở việc sản xuất hợp chất thực vật cho mỹ phẩm. Bên cạnh đó, thu được các hợp chất thực vật bằng cách tổng hợp hoá học thường không khả thi. Bởi hợp chất thực vật có cấu trúc rất phức tạp. Do đó, giải pháp đi kèm cho vấn đề này chính là sử dụng nuôi cấy thực vật. Tập trung vào việc tận dụng đặc tính của tế bào gốc kết hợp với đặc tính của hợp chất thực vật để tạo ra được một lượng hợp chất thực vật lớn. 

Hợp chất thực vật – tốt nhưng không nhiều
Hợp chất thực vật – tốt nhưng không nhiều

Ứng dụng tế bào gốc thực vật vào các sản phẩm dưỡng và chăm sóc da

Công nghệ này được hiểu như sau:

Tế bào gốc có khả năng liên tục sản sinh ra tế bào con, phân hoá thành các tế bào mới khác nhau. Con người lợi dụng khả năng này của tế bào gốc, đưa gen có đặc tính nhất định của hợp chất thực vật vào tế bào gốc. Chẳng hạn như tính kháng viêm, kháng khuẩn của hoắc hương và kim ngân. Nhờ đặc tính của tế bào gốc, nó sẽ sinh ra vô số tế bào cũng có tính chất kháng viêm và kháng khuẩn. Sau đó, sử dụng công nghệ chiết xuất lạnh để chiết xuất ra thành tinh chất. Và cuối cùng đưa tinh chất này vào làm thành phần của sản phẩm mỹ phẩm. 

Không chỉ kháng viêm, kháng khuẩn mà bất kỳ đặc tính nào từ hợp chất thực vật chúng ta muốn đều có thể đưa vào tế bào gốc. Chẳng hạn như làm mờ nếp nhăn, bảo vệ da khỏi tia UV,… 

Vì vậy, có thể nói ứng dụng tế bào gốc thực vật vào việc bảo vệ và chăm sóc da là một bước tiến mới trong công nghệ sinh học và ngành da liễu. Chúng ta, những người tiêu dùng sản phẩm ngày càng có thêm những lựa chọn đa dạng và tốt hơn trong việc chăm sóc bản thân. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đối tượng có nhiều khả năng gặp những vấn đề về da thì càng nên sử dụng những sản phẩm với công nghệ tiên tiến này. 

Nguồn tham khảo

Arda O, Göksügür N, Tüzün Y. Basic histological structure and func- tions of facial skin. Clin Dermatol. 2014; 32(1): 3–13, doi: 10.1016/j. clindermatol.2013.05.021, indexed in Pubmed: 24314373.

Bordoni B, Zanier E. Skin, fascias, and scars: symptoms and systemic connections. J Multidiscip Healthc. 2013; 7: 11–24, doi: 10.2147/JMDH.S52870, indexed in Pubmed: 24403836.

Kendall AC, Nicolaou A. Bioactive lipid mediators in skin inflam- mation and immunity. Prog Lipid Res. 2013; 52(1): 141–164, doi: 10.1016/j.plipres.2012.10.003, indexed in Pubmed: 23124022.

Uzarska M, Porowińska D, Bajek A, et al. [Epidermal stem cells–bi- ology and potential applications in regenerative medicine]. Poste- py Biochem. 2013; 59(2): 219–227, indexed in Pubmed: 24044286.

Puizina-Ivić N. Skin aging. Acta Dermatovenerol Alp Pannonica Adriat. 2008; 17(2): 47–54, indexed in Pubmed: 18709289.

Kohl E, Steinbauer J, Landthaler M, et al. Skin ageing. J Eur Acad Dermatol Venereol. 2011; 25(8): 873–884, doi: 10.1111/j.1468- -3083.2010.03963.x, indexed in Pubmed: 21261751.

Zegarska B, Woźniak M. Reasons of endogenous aging of the skin. Gerontologia Polska. 2006; 14: 153–159.

Sveikata K, Balciuniene I, Tutkuviene J. Factors influencing face aging. Literature review. Stomatologija. 2011; 13(4): 113–116, indexed in Pubmed: 22362337.

Schürch C, Blum P, Zülli F. Potential of plant cells in culture for cos- metic application. Phytochemistry Reviews. 2007; 7(3): 599–605, doi: 10.1007/s11101-007-9082-0.

Guz J, Dziaman T, Szpila A. [Do antioxidant vitamins influence carcinogenesis?]. Postepy Hig Med Dosw (Online). 2007; 61: 185–198, indexed in Pubmed: 17507866.

Telang PS. Vitamin C in dermatology. Indian Dermatol Online J. 2013; 4(2): 143–146, doi: 10.4103/2229-5178.110593, indexed in Pubmed: 23741676.

QiaoH,BellJ,JuliaoS,etal.Ascorbicaciduptakeandregulation of type I collagen synthesis in cultured vascular smooth muscle cells. J Vasc Res. 2009; 46(1): 15–24, doi: 10.1159/000135661, indexed in Pubmed: 18515971.

Baumann L. Skin aging and its treatment. J Pathol. 2007; 211: 241–251.

Sroka Z, Gamian A, Cisowski W. [Low-molecular antioxidant compounds of natural origin]. Postepy Hig Med Dosw (Online). 2005; 59: 34–41, indexed in Pubmed: 15761384.

Rahmani N, Hashemi SA, Ehteshami S. Vitamin E and its clinical challenges in cosmetic and reconstructive medicine with focus on scars; a review. J Pak Med Assoc. 2013; 63(3): 380–382, doi: 10.1093/occmed/kqt059, indexed in Pubmed: 23914643.

Roman I, Stănilă A, Stănilă S. Bioactive compounds and antiox- idant activity of Rosa canina L. biotypes from spontaneous flora of Transylvania. Chem Cent J. 2013; 7(1): 73, doi: 10.1186/1752- 153X-7-73, indexed in Pubmed: 23618509.

Demir F, Özcan M. Chemical and technological properties of rose (Rosa canina L.) fruits grown wild in Turkey. Journal of Food Engineering. 2001; 47(4): 333–336, doi: 10.1016/s0260- 8774(00)00129-1.

Hancock R, Walker P, Pont S, et al. L-Ascorbic acid accumulation in fruit of Ribes nigrum occurs by in situ biosynthesis via the L-galactose pathway. Functional Plant Biology. 2007; 34(12): 1080, doi: 10.1071/fp07221.

Graversen H, Becker E, Skibsted L, et al. Antioxidant synergism between fruit juice and α-tocopherol. A comparison between high phenolic black chokeberry (Aronia melanocarpa) and high ascorbic blackcurrant (Ribes nigrum). European Food Research and Technology. 2007; 226(4): 737–743, doi: 10.1007/s00217- 007-0585-0.

Collins AR, Harrington V, Drew J, et al. Nutritional modulation of DNA repair in a human intervention study. Carcinogenesis. 2003; 24(3): 511–515, doi: 10.1093/carcin/24.3.511, indexed in Pub- med: 12663512.

DreherML,DavenportAJ.Hassavocadocompositionandpoten- tial health effects. Crit Rev Food Sci Nutr. 2013; 53(7): 738–750, do i: 10.1080/10408398.2011.556759, indexed in Pubmed: 23638933.

Bouwstra JA, Dubbelaar FE, Gooris GS, et al. The lipid organisa- tion in the skin barrier. Acta Derm Venereol Suppl (Stockh). 2000; 208: 23–30, indexed in Pubmed: 10884936.

van Smeden J, Janssens M, Gooris GS, et al. The important role of stratum corneum lipids for the cutaneous barrier function. Biochim Biophys Acta. 2014; 1841(3): 295–313, doi: 10.1016/j. bbalip.2013.11.006, indexed in Pubmed: 24252189.

Nhiều hơn

Để có một thai kỳ khoẻ mạnh, khám thai là một trong những quan tâm hàng đầu của mẹ. Đặc biệt là khám thai ở những địa điểm khám thai uy tín, bác sĩ có chuyên môn tốt. Vì vậy, Góc của mẹ đã tổng hợp top 17 địa điểm khám thai uy tín ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để các mẹ tham khảo. Hi vọng bài viết sẽ giúp các mẹ có thêm nguồn thông tin hữu ích.

1.Địa điểm khám thai uy tín ở Hà Nội

1.1. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 

a, Địa chỉ: 929 La Thành, Ba Đình, Hà Nội

b, Kinh nghiệm đi khám

Đăng ký khám trực tiếp tại một trong các khoa:

  • Khám thường tại tầng 1 nhà C 
  • Khám theo yêu cầu tầng 1, 2 nhà B
  • Đặt lịch khám trực tuyến tại website của bệnh viện http://datkham.benhvienphusanhanoi.vn để tránh phải chờ đợi.

c. Bác sĩ được nhiều mẹ giới thiệu:

Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Tuấn Minh:

  • Nguyên Trưởng khoa Sản
  • Nguyên Trưởng khoa Kế hoạch hóa gia đình
  • Nguyên Phó Trưởng khoa phụ trách phòng Đẻ – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Cảnh Chương:

  • Phó Giám đốc Trung tâm Sàng lọc và Chẩn đoán trước sinh
  • Trưởng Phòng Nghiên cứu khoa học – Chỉ đạo tuyến và Đào tạo – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

1.2. Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương

a, Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội 

b, Kinh nghiệm đi khám:

Đăng ký khám thai tại Khoa khám bệnh hoặc Khoa khám theo yêu cầu.

c, Bác sĩ được nhiều mẹ giới thiệu:

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Cung Thị Thu Thủy

  • Bác sĩ chuyên khoa II – Chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Nguyên Trưởng Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Danh Cường

  • Phó giám đốc, Trưởng khoa Sản I
  • Giám đốc Trung tâm chẩn đoán trước sinh – Bệnh viện Phụ sản Trung ương

1.3. Bệnh viện Bạch Mai

a, Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

b, Kinh nghiệm đi khám

Đăng ký khám trực tiếp tại một trong các khoa:

  • Khoa khám bệnh (tòa nhà 4 tầng bên phải cổng vào)
  • Khoa khám theo yêu cầu (bên trái cổng vào)
  • Trực tiếp tại Khoa Phụ sản (Tòa nhà Việt Nhật)

c, Bác sĩ được nhiều mẹ giới thiệu:

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phạm Bá Nha – Trưởng khoa Phụ Sản Bệnh viện Bạch Mai

Bác sĩ Dương Hồng Chương – Khoa Sản – Bệnh viện Bạch Mai

1.4. Bệnh viện Thanh Nhàn

a, Địa chỉ: Số 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội 

b, Kinh nghiệm đi khám:

Chuyên khoa Sản phụ khoa tại Bệnh viện Thanh Nhàn được chia thành 2 khoa: 

  • Sản I – Tầng 1 Nhà A, chuyên sâu về vô sinh
  • Sản II – Tầng 5 Nhà C, chuyên sâu về chẩn đoán trước sinh

c, Bác sĩ được nhiều mẹ giới thiệu:

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích – Phó trưởng khoa Phụ sản – Trưởng sản II, Bệnh viện Thanh Nhàn

1.5. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

a, Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội

b, Kinh nghiệm đi khám

Đăng ký tại một trong các khoa: 

  • Khoa Khám bệnh (tầng 1 bên phải cổng vào)
  • Khoa khám theo yêu cầu (tầng 3 bên phải cổng vào)
  • Bệnh viện có Khu đăng ký sinh con trọn gói riêng tại Khoa khám bệnh và Khoa khám theo yêu cầu

1.6. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

a, Địa chỉ: 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội 

b, Kinh nghiệm đi khám:

Đăng ký trước qua tổng đài của bệnh viện hoặc đặt hẹn trực tuyến tại http://vinmec.com để tránh phải chờ đợi.

1.7. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

a, Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

b, Kinh nghiệm đi khám:

Đăng ký trước qua tổng đài của bệnh viện để tránh phải chờ đợi

c, Bác sĩ được nhiều mẹ giới thiệu:

Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Tuấn Minh

  • Nguyên Trưởng khoa Sản bệnh
  • Nguyên Trưởng khoa Kế hoạch hóa gia đình
  • Nguyên Phó Trưởng khoa phụ trách phòng Đẻ – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Bác sĩ Chuyên khoa I Lương Thị Thanh Bình

  • Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Cấp cứu – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
  • Từng là chuyên gia y tế Sản Phụ khoa tại Cộng Hoà Algeria

1.8. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

a, Địa chỉ: Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

b, Kinh nghiệm đi khám:

Đăng ký trước qua tổng đài của bệnh viện hoặc đặt hẹn trực tuyến tại http://hongngochospital.vn để tránh phải chờ đợi

c, Bác sĩ được nhiều mẹ giới thiệu:

Bác sĩ Bùi Xuân Quyền

  • Trưởng khoa Sản – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
  • Nguyên Trưởng khoa Sản Dịch vụ – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Bác sĩ Chuyên khoa II Phan Văn Quý

  • Bác sĩ Sản khoa – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
  • Nguyên Trưởng khoa Sản Dịch vụ – Bệnh viện Phụ Sản Trung ương

1.9. Phòng khám Đa khoa 125 Thái Thịnh

a, Địa chỉ: 125-127 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội 

b, Kinh nghiệm đi khám:

Đăng ký trước qua tổng đài của bệnh viện hoặc đặt hẹn trực tuyến tại https://www.thaithinhmedic.com để tránh phải chờ đợi

1.10. Bệnh viện Việt Pháp

a, Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

b, Kinh nghiệm đi khám:

Đặt hẹn trực tuyến tại https://www.hfh.com.vn hoặc khám trực tiếp tại bệnh viện. 

2.Địa điểm khám thai uy tín ở TP Hồ Chí Minh

2.1. Bệnh viện Từ Dũ 

a, Địa chỉ:

  • Số 284 Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP HCM
  • Số 227 Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP HCM (khám BHYT) 
  • Số 191 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP HCM (Khám dịch vụ)

b, Kinh nghiệm đi khám

Đăng ký khám hẹn giờ bằng cách gọi điện đến tổng đài 028 – 1081 hoặc 028 – 1068 để tiết kiệm thời gian chờ đợi. 

Có phân theo khung giờ:

  • Khám dịch vụ thường: người bệnh nhận khung giờ khám do bệnh viện cấp 
  • Khám dịch vụ hẹn giờ: người bệnh tự chọn khung giờ khám

Lưu ý: Tới bệnh viện trước giờ hẹn 30 phút, đến thẳng quầy thu ngân khu N bệnh viện, đưa mã số thanh toán (sẽ nhận được qua tin nhắn tổng đài sau khi đăng ký khám thành công). Sau đó khám theo giờ hẹn. Nếu tới trễ 15 phút so với giờ hẹn, phải lấy số thứ tự khám lại.

c, Bác sĩ được nhiều mẹ giới thiệu:

Bác sĩ Chuyên khoa II Hoàng Thị Mỹ Ý, Trưởng khoa Phụ sản A, Bệnh viện Từ Dũ

Tiến sĩ, Bác sĩ Huỳnh Thị Thu Thủy, Bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa, Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ

2.2. Bệnh viện Phụ Sản MêKông  

a, Địa chỉ: 243-243A-243B Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Tân Bình, TP HCM

b, Kinh nghiệm đi khám

Đặt lịch khám bằng cách gọi điện đến tổng đài 19006113, phím 1.

c, Bác sĩ được nhiều mẹ giới thiệu:

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Vũ Đông Hằng, Nguyên Bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM 

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duy Hoàng Minh Tâm, Nguyên Bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM 

Bác sĩ Chuyên khoa II Âu Nhựt Luân, Nguyên Trưởng khoa Hiếm muộn tại Bệnh viện Hùng Vương

2.3. Bệnh viện Hùng Vương  

a, Địa chỉ: 128 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP HCM 

b, Bác sĩ được nhiều mẹ giới thiệu:

Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Bạch Nga, Phó giám đốc tại  Bệnh viện Hùng Vương 

2.4. Bệnh Viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn

a, Địa chỉ: 63 Bùi Thị Xuân, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP HCM

b, Bác sĩ được nhiều mẹ giới thiệu:

Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Song Nguyên, Nguyên Bác sĩ điều trị, Bệnh viện Từ Dũ 

Bác sĩ Chuyên khoa I Phạm Bích Sơn, Trưởng khoa Phụ, Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn 

2.5. Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc  

a, Địa chỉ: Số 18 Đại lộ Bình Dương, Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

b, Bác sĩ được nhiều mẹ giới thiệu:

Bác sỹ Lê Văn Đức Trưởng khoa Sản – Phụ khoa, Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, Chủ tịch Hội đồng chuyên khoa Phụ Sản

2.6. Khoa Phụ sản – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

a, Địa chỉ: Tầng B1, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Q. Bình Thạnh, TP HCM

b, Bác sĩ được nhiều mẹ giới thiệu:

Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Minh Tuyết, Nguyên Trưởng khoa Cấp cứu – Bệnh viện Từ Dũ 

Bác sĩ Chuyên khoa I Lê Hồng Liên, Nguyên bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện Từ Dũ

2.7. Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM

a, Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP HCM

b, Kinh nghiệm đi khám

  • Đến bệnh viện khám trực tiếp
  • Đặt khám online trên website https://umc.medpro.com.vn hoặc ứng dụng UCM của bệnh viện Đại học Y dược TP HCM. Sau khi đặt lịch thành công, đến trực tiếp phòng khám trước giờ hẹn 15-30 phút để khám bệnh, không cần phải in phiếu giấy quầy tiếp nhận.
  • Lưu ý: đặt khám online dành cho người không BHYT

c, Bác sĩ được nhiều mẹ giới thiệu:

Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Kiều Dung Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, Giảng viên bộ môn Sản Phụ khoa, Đại học Y dược TP HCM.

Đọc thêm các mốc khám khai quan trọng tại đây nhé mẹ.

Nguồn tham khảo: 

http://benhvienphusanhanoi.vn

http://benhvienphusantrunguong.org.vn

http://bachmai.gov.vn

http://thanhnhanhospital.vn/

http://benhvien108.vn/home.htm

https://www.vinmec.com/vi/

https://benhvienthucuc.vn

https://hongngochospital.vn

https://www.thaithinhmedic.com

https://www.hfh.com.vn/vi/trang-chu 

https://tudu.com.vn

http://mekonghospital.vn

http://bvhungvuong.vn

https://www.sihospital.com.vn

http://www.hanhphuchospital.com

http://www.bvdaihoc.com.vn

Để bảo chứng cho chất lượng sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có nhiều chứng nhận từ các tổ chức quốc tế uy tín: SGS, FDA, … Đặc biệt, đối với mỹ phẩm hữu cơ – dòng sản phẩm được rất nhiều mẹ lựa chọn và tin dùng – ECOCERT COSMOS – được coi là chứng nhận vàng cho mỹ phẩm hữu cơ. Vậy Ecocert, Ecocert Cosmos là gì? Tiêu chí để chứng nhận mỹ phẩm hữu cơ của tổ chức này ra sao? Hãy đọc bài viết này ngay các mẹ nhé.

1. Ecocert – Tổ chức quốc tế làm việc vì một thế giới bền vững

ECOCERT là tổ chức chứng nhận đầu tiên phát triển các tiêu chuẩn cho mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ. Được thành lập tại Pháp vào năm 1991, ECOCERT chuyên về chứng nhận các sản phẩm hữu cơ. Và đã trở thành một tổ chức uy tín trên thế giới về chứng nhận hữu cơ, đặc biệt là cho người tiêu dùng và các chuyên gia.

Tiêu chuẩn ECOCERT được thiết kế để kiểm tra các thành phần, quy trình sản xuất và đóng gói các sản phẩm mỹ phẩm, để đảm bảo chất lượng các nguyên liệu thô, công thức, cũng như bao bì được sử dụng. Chỉ những sản phẩm hóa học xanh thân thiện với môi trường và phù hợp với ECOCERT mới được ECOCERT phê duyệt và công nhận. Tổ chức này cố gắng thúc đẩy việc sử dụng các thành phần tài nguyên tái tạo và các quy trình sản xuất và sản xuất hợp lý với môi trường.

Trụ sở chính Ecocert là toà nhà sinh thái
Trụ sở chính Ecocert là toà nhà sinh thái

1.1. Ecocert Cosmos – tiêu chuẩn hữu cơ chính thống

Trong gần 30 năm, Ecocert luôn thúc đẩy các hoạt động bền vững thông qua chứng nhận, tư vấn và đào tạo. Đảm bảo những yếu tố sau:

  • Các quy trình sản xuất tôn trọng môi trường
  • Quản lý các nguồn năng lượng có sẵn và tài nguyên thiên nhiên tốt hơn
  • Có trách nhiệm xã hội
  • Tạo ra sản phẩm có chất lượng và an toàn tốt hơn

Ecocert cấp chứng nhận cho các sản phẩm ở hơn 80 quốc gia khác nhau trên thế giới. Lúc mới thành lập, Ecocert có tên là Ecocert Greenlife, chứng nhận các sản phẩm hữu cơ của Pháp. Sau đó, xu hướng sử dụng mỹ phẩm hữu cơ ngày một phổ biến khiến hàng loạt các nước châu Âu cho ra đời các tiêu chuẩn riêng. Chẳng hạn BDIH của Đức, Soil Association của Anh, Cosmosbio của Pháp, ICEA của Ý. Lúc này, Ecocert được lựa chọn, bổ sung và sửa đổi thành Ecocert Cosmos – tiêu chuẩn hữu cơ chính thống của toàn châu Âu.

Xem thêm: Top 9 chất bảo quản trong mỹ phẩm phổ biến nhất

2. Mục đích của chứng nhận Ecocert Cosmos

Ecocert Cosmos là chứng nhận cho phép mỹ phẩm hữu cơ của một hãng/ thương hiệu được thương mại hoá trên toàn thế giới. Những yếu tố cần thiết để đáp ứng được tiêu chuẩn Ecocert Cosmos

  • Các công ty sản xuất mỹ phẩm, muốn đáp ứng được tiêu chuẩn Ecocert phải đáp ứng được những yếu tố cần thiết sau:
  • Quy trình sản xuất và chế biến thân thiện với môi trường, tôn trọng sức khỏe con người
  • Tôn trọng đa dạng sinh học
  • Sử dụng có trách nhiệm tài nguyên thiên nhiên
  • Không có các chất bảo quản tổng hợp: paraben, phenoxyethanol, hương liệu nhân tạo, chất tạo màu tổng hợp
  • Không GMO – biến đổi gen
  • Bao bì có thể tái chế
  • Cùng phát triển lĩnh vực hoá học xanh
Mang sản phẩm hữu cơ chất lượng cao đến tay người tiêu dùng
Mang sản phẩm hữu cơ chất lượng cao đến tay người tiêu dùng

3. Những tiêu chí cho mỹ phẩm hữu cơ để nhận được chứng nhận Ecocert Cosmos

Không phải mỹ phẩm trên thị trường nào hiện nay cũng có thể nhận được chứng nhận Ecocert Cosmos. Bởi thông thường chúng được làm từ nguyên liệu tổng hợp. Do đó, để nhận được chứng nhận Ecocert Cosmos, sản phẩm mỹ phẩm hữu cơ phải đáp ứng được các tiêu chí từ tổ chức này. Tất cả các sản phẩm được bán trên thị trường, có logo Ecocert đã được xác minh bởi tổ chức Ecocert, từ thành phần đến nguyên liệu và đóng gói. Do đó, người tiêu dùng được cung cấp minh bạch thông tin về các thành phần của sản phẩm được trên bao bì.

Các tiêu chí cho mỹ phẩm hữu cơ Ecocert Cosmos gồm có:

3.1. Nguồn gốc tự nhiên

Tất cả các thành phần của mỹ phẩm hữu cơ là từ nguồn gốc tự nhiên. Ngoại trừ một số thành phần được phê duyệt (bao gồm cả chất bảo quản) được ghi nhận với số lượng nhỏ, chiết xuất từ thiên nhiên được phép sử dụng. Đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và hiệu quả của sản phẩm

Hạt giống cây nguyên liệu là loại:

  • Không biến đổi gen
  • Không sử dụng phân bón, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu trong quá trình nuôi trồng

Các sản phẩm mỹ phẩm hữu cơ nhận chứng nhận Ecocert trung bình có 99% thành phần có nguồn gốc tự nhiên.

Ecocert với những tiêu chuẩn, quy tắc nghiêm ngặt cho sản phẩm hữu cơ
Ecocert với những tiêu chuẩn, quy tắc nghiêm ngặt cho sản phẩm hữu cơ

3.2. Chứa thành phần hữu cơ

Một sản phẩm mỹ phẩm được nhận chứng nhận Ecocert Cosmos khi:

  • Tối thiểu 95% thành phần nông nghiệp trong công thức phải là hữu cơ
  • Ít nhất 20% thành phần hữu cơ có mặt trong tổng công thức (10% cho các sản phẩm làm sạch)
  • Chỉ các thành phần phân hủy sinh học mới được chấp nhận trong các công thức mỹ phẩm hữu cơ
  • Ưu tiên các thành phần tự nhiên. Chỉ cho phép các chuyển đổi vật lý đơn giản. Thành phần xử lý hóa học (nếu có) cũng phải được lấy từ nguyên liệu nông nghiệp thô và tuân thủ quy trình sản xuất sạch theo nguyên tắc của Hóa học Xanh.
  • Thành phần chất lỏng (nước) trong công thức phải tuân theo các tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt.
  • Khoáng chất và thành phần có nguồn gốc khoáng sản phải sạch và tuân thủ các quy định về an toàn môi trường trong quá trình khai thác, sản xuất, sử dụng và xử lý về sau

Lưu ý: nước hoặc khoáng chất không được coi là “hữu cơ” vì chúng không phải là sản phẩm từ nông nghiệp. Vì nước là thành phần chính của nhiều công thức mỹ phẩm. Nó làm loãng tỷ lệ các thành phần hữu cơ trong tổng số sản phẩm. Do đó, một loại dầu massage không chứa nước có thể hiển thị tới 100% thành phần hữu cơ.

3.3. Ecocert Cosmos với quy trình sản xuất và kiểm duyệt nghiêm ngặt:

  • Nhà máy phải đạt chuẩn GMP: Quy mô lớn, sản xuất sạch và an toàn, tiết kiệm năng lượng, chất thải được xử lý đúng cách
  • Phải có Hệ thống kiểm soát chất lượng. Bao gồm:
  • Truy xuất nguồn gốc của các thành phần và sản phẩm cuối cùng
  • Đảm bảo quy trình sản xuất trong tất cả các công đoạn
  • Kiểm tra thành phần và sản phẩm
  • Các đơn vị sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm hữu cơ phải có quy trình kiểm định chi tiết để kiểm soát chất lượng hoạt động của công ty cũng như chất lượng sản phẩm.
  • Ecocert kiểm tra nhà máy sản xuất, đóng gói và các đơn vị phân phối 2 lần/ năm trước khi gia hạn hiệu lực của chứng nhận

Xem thêm: 4 điều cần biết về Cocamidopropyl Betaine trong sản phẩm chăm sóc cá nhân

4. Ecocert Cosmos – chứng nhận vàng cho mỹ phẩm hữu cơ

Logo Ecocert – tổ chức chứng nhận hữu cơ uy tín hàng đầu thế giới
Logo Ecocert – tổ chức chứng nhận hữu cơ uy tín hàng đầu thế giới

Ecocert Cosmos là một bảo chứng cho chất lượng và nguồn gốc mỹ phẩm hữu cơ. Các mẹ hãy lựa chọn những sản phẩm có chứng nhận từ Ecocert nhé. Bằng cách để ý trên bao bì sản phẩm có thông tin và logo Ecocert. Sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hay người lớn nói chung, nên được lựa chọn kỹ càng. Hiện nay, một số thương hiệu Việt cũng có sản phẩm đạt chứng nhận mỹ phẩm hữu cơ Ecocert. Đây cũng là cơ hội để cha mẹ có thể sử dụng sản phẩm thương hiệu Việt, bảo chứng quốc tế. 

Đọc thêm về các tiêu chuẩn, chứng nhận sản phẩm khác như SGS, JIS, Allergy UK,… tại đây.

Nguồn tham khảo: https://www.ecocert.com/ 

Độ pH âm đạo liên quan như thế nào để sức khoẻ vùng kín? Làm thế nào để duy trì sự cân bằng pH âm đạo cho vùng kín tốt nhất? Và hạn chế được các bệnh đến “vùng tam giác này”? Mẹ hãy đọc ngay bài viết này để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

1. Độ pH là gì?

Độ ph phù hợp cho vùng kín lý tưởng 3.8 - 4.5
Độ ph phù hợp cho vùng kín lý tưởng 3.8 – 4.5

Độ pH là thang đo mức độ axit hoặc kiềm của một chất. Thang đo chạy từ 0 đến 14: 

  • Nhỏ hơn 7 được coi là có tính axit
  • Bằng 7 là trung tính
  • Lớn hơn 7 là có tính kiềm

Độ pH có tính axit hay trung tính đều góp một phần quan trọng vào sức khoẻ của vùng kín. 

2. Khi nào độ pH âm đạo được coi là bình thường?

Độ pH âm đạo cho cô bé lý tưởng nên ở mức từ 3,8 đến 4,5, có độ axit vừa phải. Tuy nhiên, những gì cấu thành nên mức pH bình thường có thể thay đổi đôi chút dựa trên từng giai đoạn của người phụ nữ. Ví dụ, trong giai đoạn sinh sản (tuổi từ 15 đến 49), pH âm đạo thấp hơn hoặc bằng 4,5. Nhưng trước khi có kinh nguyệt và sau mãn kinh, độ pH âm đạo có xu hướng cao hơn 4,5.  

Vậy tại sao pH âm đạo lại quan trọng đối với sức khoẻ vùng kín? Môi trường âm đạo có tính axit giúp tăng cường khả năng bảo vệ vùng kín. Nó tạo ra một hàng rào ngăn vi khuẩn và nấm men phát triển nhanh và gây nhiễm trùng. Độ pH âm đạo cao – trên 4,5 – tạo môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn không tốt phát triển. Từ đó, người phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng sau.

2.1. Viêm âm đạo do vi khuẩn

Viêm âm đạo do vi khuẩn – Bacterial vaginosis (BV) là tình trạng phát triển quá mức của vi khuẩn khiến cho âm đạo có mùi khó chịu, dịch tiết âm đạo màu xám, trắng hoặc vàng bất thường. BV cũng có thể dẫn đến ngứa âm đạo và nóng rát khi đi tiểu. 

Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể không có hại cho bản thân, nhưng phụ nữ gặp tình trạng này tăng khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, như HPV, virus herpes simplex và HIV.

Viêm âm đạo do vi khuẩn
Viêm âm đạo do vi khuẩn

Viêm âm đạo do vi khuẩn ảnh hưởng đến cân bằng độ pH cho cô bé

2.2. Nhiễm Trichomonas

Nhiễm Trichomonas là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) do ký sinh trùng Trichomonas vagis gây ra. Nhiễm Trichomonas thường không gây ra triệu chứng ở phần lớn những người bị nhiễm, nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục khác, nghiêm trọng hơn như HIV.

Âm đạo có tính axit thường không mắc bệnh. Nhưng nếu độ axit tăng quá nhiều, nó có thể làm giảm khả năng sinh sản của của người phụ nữ. Bởi tinh trùng phát triển mạnh trong môi trường kiềm. Độ pH tối ưu để chúng bơi là từ 7,0 đến 8,5.  Khi quan hệ tình dục, độ pH bên trong âm đạo tạm thời tăng lên, làm cho môi trường axit bình thường có tính kiềm hơn để bảo vệ tinh trùng giúp chúng có thể đi đến trứng.

3. Nguyên nhân khiến độ pH không cân bằng?

Vì sao bạn bị mất cân bằng độ pH cho vùng kín? Dưới đây là 6 nguyên nhân khiến độ pH âm đạo bị mất cân bằng bạn có thể tìm hiểu xem lý do từ đâu xảy ra tình trạng này. 

3.1. Tinh dịch

Quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ. Tinh dịch có tính kiềm, có thể khuyến khích sự phát triển của một số vi khuẩn. 

3.2. Dùng kháng sinh

Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn xấu gây bệnh mà còn tiêu diệt luôn cả vi khuẩn tốt mà cơ thể cần để duy trì mức độ pH lành mạnh, có tính axit hơn. 

3.3. Thụt rửa

Thụt rửa không chỉ làm tăng độ pH khu vực vùng kín, mà còn khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn có hại nói chung. Bởi thụt rửa khiến rửa trôi vi khuẩn tốt, ảnh hưởng đến độ cân bằng pH âm đạo. Từ đó tăng nguy cơ nhiễm trùng vùng kín. 

3.4. Chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng đến độ pH âm đạo

Máu kinh nguyệt làm tăng độ pH trong âm đạo. Khi máu chảy qua âm đạo và thấm vào tampon hoặc băng vệ sinh, nó có thể làm tăng mức độ pH của âm đạo.

3.5. Nhiễm trùng đường tiết niệu – Urinary tract infections (UTIs)

Nhiễm trùng đường tiết niệu không làm tăng độ pH vùng kín. Nhưng có độ pH cao có thể làm tăng nguy cơ bị UTIs của một người. Giảm nồng độ estrogen trong thời kỳ mãn kinh và mãn kinh có thể khiến người phụ nữ có nguy cơ bị nhiễm trùng tiết niệu thường xuyên hơn. Vì estrogen thấp cho phép độ pH âm đạo tăng lên.

3.6. Mãn kinh

Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ có xu hướng có độ pH cao hơn trong thời kỳ mãn kinh. Độ pH âm đạo trung bình là 5,3.  Giảm estrogen trong thời kỳ mãn kinh có thể ảnh hưởng đến độ pH âm đạo của người phụ .

4. Dấu hiệu và triệu chứng khi mất cân bằng độ pH âm đạo

Độ pH âm đạo cao dẫn đến viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng khác có thể gây ra các triệu chứng như:  

  • Có mùi hôi, khó chịu
  • Ra khí hư màu trắng, xám hoặc xanh bất thường
  • Ngứa âm đạo
  • Nóng rát khi đi tiểu

5. Làm thế nào để cân bằng độ pH cho cô bé?

Đi khám bác sĩ phụ khoa khi thấy âm đạo có những dấu hiệu bất thường mẹ nhé
Đi khám bác sĩ phụ khoa khi thấy âm đạo có những dấu hiệu bất thường mẹ nhé

Đi khám bác sĩ phụ khoa khi thấy âm đạo có những dấu hiệu bất thường mẹ nhé

Nếu có các triệu chứng viêm âm đạo hoặc gặp tình trạng khác liên quan đến độ pH âm đạo, các mẹ nên đi khám bác sĩ. Không nên thụt rửa. Bởi càng thụt rửa càng làm mất độ pH âm đạo hơn. Để điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trichomonas, bác sĩ có thể kê một số loại kháng sinh dạng thuốc hoặc kem:

  • Clindamycin (Cleocin) cho điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn 
  • Metronidazole (Flagyl) hoặc tinidazole (Tindamax) cho điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trichomonas 

Tuỳ vào tình trạng âm đạo và độ pH lúc đó, bác sĩ sẽ kê toa và đưa ra phương pháp điều trị cụ thể. Quan trọng nhất là các mẹ không nên tự ý mua thuốc hay thụt rửa, có thể khiến tình trạng ngày một nghiêm trọng hơn.

6. Cách duy trì độ pH âm đạo khoẻ mạnh

Mẹ có thể tham khảo:

  • Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Bao cao su không chỉ bảo vệ người phụ nữ khỏi các bệnh lây qua đường tình dục mà còn ngăn tinh dịch có tính kiềm phá vỡ độ pH khu vực này.
  • Uống men vi sinh. Men vi sinh có thể khôi phục mức độ cân bằng của vi khuẩn lành mạnh cho hệ thống vùng kín.
  • Không thụt rửa. Thụt rửa có thể làm tăng mất cân bằng pH vùng kín. Âm đạo có khả năng là tự làm sạch. Chỉ cần rửa bên ngoài âm đạo bằng dung dịch vệ sinh và nước khi tắm. Lưu ý khi chọn dung dịch vệ sinh, các mẹ cũng hãy tìm hiểu thật kỹ. Nên lựa chọn sản phẩm dung dịch vệ sinh có độ pH 5 mẹ nhé!
  • Ăn gì để cân bằng độ ph vùng kín? Ăn sữa chua. Ngoài việc giúp các mẹ nhận được canxi và vitamin D hàng ngày, sữa chua là nguồn cung cấp dồi dào các loài vi khuẩn có lợi Lactobacillus. Vi khuẩn Lactobacillus sống trong âm đạo và tiết ra axit lactic và hydro peroxide, giúp âm đạo có độ pH axit.

Trên là các chia sẻ về cách cân bằng độ pH vùng kín và độ ph phù hợp cho vùng kín, hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn có một sức khỏe tốt, cô bé khỏe mạnh, hồng hào.

Nguồn tham khảo: 

Bacterial vaginosis – CDC fact sheet. (2017).
cdc.gov/std/bv/stdfact-bacterial-vaginosis.htm

Douching. (2019).
womenshealth.gov/a-z-topics/douching

Hoắc hương và kim ngân là hai loại thực vật được nhiều thương hiệu nổi tiếng lựa chọn để cho vào thành phần trong các sản phẩm chăm sóc da. Những tác dụng của hai loại cây này mang lại vô cùng ấn tượng. Không chỉ bởi độ lành tính mà còn bởi nhiều lợi ích tuyệt vời khác. Biết được những lợi ích này giúp mẹ có thêm thông tin để lựa chọn sản phẩm chăm sóc da cho bé và mẹ tốt hơn.

1. Hoắc hương và kim ngân – hai thảo dược trong Y học 

1.1. Hoắc hương

Hoắc hương tên tiếng Anh là Patchouli, tên khoa học là Pogostemon Cablin, là một loại cây thuộc họ bạc hà. Hoắc hương được trồng ở khắp châu Âu. Người ta thường dùng lá, thân của hoắc hương để bào chế thành tinh dầu hoắc hương. 

Hoắc hương tên tiếng Anh là Patchouli, tên khoa học là Pogostemon Cablin
Hoắc hương tên tiếng Anh là Patchouli, tên khoa học là Pogostemon Cablin

Để sản xuất tinh dầu hoắc hương, lá và thân cây được thu hoạch và sấy khô. Sau đó, trải qua quá trình chưng cất để chiết xuất thành tinh dầu. 

Tinh dầu hoắc hương được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, điển hình như:

  • Điều trị các tình trạng da như viêm da, mụn trứng cá hoặc da khô, nứt nẻ 
  • Làm giảm các triệu chứng như cảm lạnh, đau đầu và đau dạ dày
  • Giảm trầm cảm 
  • Mang lại cảm giác thư giãn và giúp giảm bớt căng thẳng hoặc lo lắng
  • Kiểm soát sự thèm ăn
  • Sử dụng như một loại chất kháng nấm hoặc kháng khuẩn
  • Tạo hương vị cho thực phẩm như kẹo, đồ nướng và đồ uống 

Những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã tích cực nghiên cứu và khám phá ra những công dụng và lợi ích ấn tượng của dầu hoắc hương.

1 – Đặc tính chống viêm

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng dầu hoắc hương có tác dụng chống viêm: Sưng là một phản ứng viêm của cơ thể. Một nghiên cứu gần đây trên chuột cho thấy một thành phần của dầu hoắc hương làm giảm sưng do ở bàn chân và tai chuột. Các tế bào miễn dịch phải di chuyển đến vị trí viêm. Một nghiên cứu năm 2016 trên các tế bào nuôi cấy cho thấy dầu hoắc hương làm giảm sự di chuyển của các tế bào miễn dịch gọi là bạch cầu trung tính. 

Những phát hiện này hứa hẹn cho việc sử dụng dầu hoắc hương hoặc các thành phần của nó trong điều trị các tình trạng viêm.

2 – Giảm đau

Một nghiên cứu năm 2011 đã đánh giá tác dụng giảm đau của chiết xuất hoắc hương ở chuột. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chiết xuất hoắc hương giúp làm giảm phản ứng của chuột với cơn đau trong nhiều thử nghiệm khác nhau.

3 – Chăm sóc da

các nhà nghiên cứu đã đánh giá tác dụng bảo vệ tiềm năng của dầu hoắc hương
Các nhà nghiên cứu đã đánh giá tác dụng bảo vệ tiềm năng của dầu hoắc hương

Một nghiên cứu năm 2014 đã điều trị cho chuột bằng dầu hoắc hương trong hai giờ và sau đó cho chúng tiếp xúc với tia cực tím –  có thể làm lão hóa và tổn thương da. Sử dụng nhiều thử nghiệm khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đánh giá tác dụng bảo vệ tiềm năng của dầu hoắc hương. Họ phát hiện ra rằng những con chuột được điều trị bằng dầu hoắc hương hình thành nếp nhăn ít hơn và hàm lượng collagen tăng lên. Cần có thêm các nghiên cứu sâu hơn để khẳng định những lợi ích tương tự ở người.

4 – Giảm cân

Dầu hoắc hương đôi khi được liệt kê là một trong những loại tinh dầu tốt để giảm cân. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào ở người được thực hiện để đánh giá điều này, nhưng một nghiên cứu nhỏ năm 2006 trên chuột đã xem xét tác động của việc hít dầu hoắc hương lên các yếu tố như trọng lượng cơ thể và lượng thức ăn ăn vào.

5 – Hoạt tính kháng khuẩn

Vi khuẩn gây bệnh sử dụng những thứ như màng sinh học và các yếu tố độc lực để xâm chiếm vật chủ một cách hiệu quả và vượt qua sự phòng vệ của vật chủ. Một nghiên cứu đã quan sát thấy rằng dầu hoắc hương có thể phá vỡ màng sinh học và một số yếu tố độc lực của các chủng Staphylococcus aureus (MRSA) kháng methicillin. 

Một nghiên cứu khác đã xem xét sự pha trộn của một số loại tinh dầu, bao gồm cả dầu hoắc hương. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá liệu hỗn hợp này có ức chế sự phát triển của vi khuẩn như Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus và Streptococcus pneumoniae hay không. Dầu hoắc hương ức chế sự phát triển của P. aeruginosa tương tự như hỗn hợp, và ức chế sự phát triển của S. pneumoniae tốt hơn hỗn hợp.

6 – Hoạt tính chống nấm 

Một nghiên cứu khác đã xem xét khả năng kháng nấm của 60 loại tinh dầu chống lại ba loại nấm gây bệnh: Aspergillus niger, Cryptococcus neoformans và Candida albicans. Người ta thấy rằng dầu hoắc hương có hoạt tính kháng nấm chống lại C. neoformans.

1.2. Kim ngân 

Kim ngân có tên tiếng Anh là Honeysuckle
Kim ngân có tên tiếng Anh là Honeysuckle

Kim ngân có tên tiếng Anh là Honeysuckle, tên khoa học là Lonicera japonica Thunb. Kim ngân là một vị thuốc trong Đông y, là loại cây dây leo, thân dài. Cành non có màu xanh lục, cành già có màu đỏ nhạt. Hoa mọc thành chùm gồm 2-4 hoa. Hoa có dạng hình ống xẻ hai bên. 

Cũng giống như hoắc hương, cây kim ngân được biết đến và sử dụng trong Y học từ thời xa xưa. Bởi loại thảo dược này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ. 

1 – Giảm đau đầu

Các đặc tính chống viêm và giảm đau của cây kim ngân khiến loại cây này trở thành một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời để chữa đau đầu nghiêm trọng. Hơn nữa, kim ngân cũng có hiệu quả cao trong việc làm giảm các bệnh nhiễm trùng đường ruột khác nhau. Nhờ tác dụng chống viêm tuyệt vời của nó.

2 – Cải thiện khả năng miễn dịch và giảm sốt

Trà hoa kim ngân nóng uống với một ít mật ong có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp chống lại bệnh theo mùa như cảm lạnh và cúm một cách tự nhiên. Hơn nữa, trà hoa kim ngân hoạt động như phương thuốc tự nhiên giúp giảm sốt cao ngay lập tức và làm dịu cơn đau họng, giảm ho.

3 – Duy trì lượng đường trong máu

Hỗ trợ trong việc duy trì lượng đường trong máu là một đặc tính phổ biến nhất của loại thảo dược tuyệt vời này. Kim ngân cân bằng glucose trong cơ thể và giữ cho nó ở mức khỏe mạnh. Có quá nhiều glucose hoặc quá ít glucose trong cơ thể không có lợi cho sức khỏe và dẫn đến các triệu chứng như mờ mắt, khát, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, đói, nhức đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh và các vấn đề khác. 

4 – Bảo vệ chống lại nhiễm trùng do virus và vi khuẩn

Trà kim ngân được cho là có chứa một số chất giúp loại bỏ nhiễm trùng được gây ra bởi vi trùng gây bệnh như liên cầu khuẩn, lao và nhiễm khuẩn salmonella.

Trà kim ngân được cho là có chứa một số chất giúp loại bỏ nhiễm trùng
Trà kim ngân được cho là có chứa một số chất giúp loại bỏ nhiễm trùng  

5 – Chất khử độc tự nhiên

Dầu kim ngân là một chất làm sạch tự nhiên và giải độc giúp làm sạch gan và cơ thể khỏi gió, nhiệt độ và độc tố.

6 – Lợi ích đối với làn da

Nhờ vào đặc tính sát trùng và chống viêm tuyệt vời, dầu cây kim ngân có tác dụng làm giảm phát ban da, mụn, nhọt. Ngoài ra, nó cũng góp phần làm dịu da khi bị cháy nắng và bỏng nhẹ.

7 – Điều trị vấn đề trong hệ thống tiêu hoá

Nụ của hoa kim ngân có thể được sử dụng một cách hiệu quả để điều trị các rối loạn liên quan đến tiêu hóa. Ngoài ra, các nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò của nó trong việc ngăn ngừa ung thư vú.

8 – Giảm buồn nôn

Trà kim ngân có tác dụng đối với bệnh nhân viêm gan C vì nó giúp giảm cảm giác buồn nôn và nôn mửa.

9 – Chứa thành phần dinh dưỡng tuyệt vời

Cây kim ngân là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng đa dạng khác nhau như vitamin, khoáng chất, chất xơ, carbohydrate. Nó chứa lượng canxi, magiê, kali, vitamin C, Rutin và Quercetin đáng kể. Những chất này giúp đảm bảo khả năng hoạt động trơn tru của tất cả các hệ thống cơ thể.

Hơn nữa, kim ngân cũng chứa một số chất chống oxy hóa mạnh và một số axit chống lại các gốc tự do. Do đó giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư khác nhau và kìm hãm quá trình lão hóa. Các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của cây kim ngân làm cho nó trở thành một thành phần tuyệt vời để ngăn ngừa nhiễm trùng vi khuẩn.

2. Lựa chọn hoắc hương và kim ngân trong sản phẩm chăm sóc da

Lựa chọn hoắc hương và kim ngân trong sản phẩm chăm sóc da
Lựa chọn hoắc hương và kim ngân trong sản phẩm chăm sóc da

Với 2 đặc tính nổi trội của hoắc hương và kim ngân: khả năng kháng khuẩn và chống viêm là nền tảng và lựa chọn hoàn hảo để cho vào thành phần của sản phẩm chăm sóc da. Đặc biệt là sản phẩm chăm sóc da cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Ấn tượng hơn, nếu kết hợp đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn của hoắc hương và kim ngân với tế bào gốc – khả năng phân chia, tạo ra vô số tế bào con cũng mang đặc tính của hai loại thảo dược này thì sản phẩm chăm sóc da đó sẽ có độ hiệu quả rất lớn. Vì vậy, các mẹ nhớ lựa chọn sản phẩm chứa 1 trong 2 hoặc cả 2 thành phần này nhé. 

Nguồn tham khảo

3 common and dangerous essential oil mistakes. (2017).
info.achs.edu/blog/aromatherapy-essential-oil-dangers-and-safety

Albuquerque ELD, et al. (2013). Insecticidal and repellence activity of the essential oil of Pogostemon cablin against urban ants species. DOI:
10.1016/j.actatropica.2013.04.011

Hur MH, et al. (2006). The effects of inhalation of essential oils on the body weight, food efficiency rate and serum leptin of growing SD rats. DOI:
10.4040/jkan.2006.36.2.236

Liang JL, et al. (2017). Patchoulene epoxide isolated from patchouli oil suppresses acute inflammation through inhibition of NF-kB and downregulation of COX-2/iNOS. DOI:
10.1155/2017/1089028

Lin RF. (2014). Prevention of UV radiation-induced cutaneous photoaging in mice by topical administration of patchouli oil. DOI:
10.1016/j.jep.2014.04.020

Lu TC, et al. (2011). Analgesic and anti-inflammatory activities of the methanol extract from Pogostemon cablin. DOI:
10.1093/ecam/nep183

Norris EJ, et al. (2015). Comparison of the insecticidal characteristics of commercially available plant essential oils against Aedes aegypti and Anopheles gambiae (Diptera: Culicidae).
lib.dr.iastate.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1302&context=ent_pubs

Pavela R. (2008). Insecticidal properties of several essential oils on the house fly (Musca domestica L.). DOI:10.1002/ptr.2300

Powers CN, et al. (2018). Antifungal and cytotoxic activities of sixty commercially-available essential oils.
ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6100473/

Ramya HG, et al. (2013). An introduction to patchouli (Pogostemon cablin Benth.) — a medicinal and aromatic plant: It’s importance to mankind.
cigrjournal.org/index.php/Ejounral/article/view/2289

Rubini D, et al. (2018). Essential oils from unexplored aromatic plants quench biofilm formation and virulence of Methicillin resistant Staphylococcus aureus. DOI:
10.1016/j.micpath.2018.06.028

Safety information. (n.d.).naha.org/explore-aromatherapy/safety

Shutes J. (n.d.). Methods of application.
naha.org/explore-aromatherapy/about-aromatherapy/methods-of-application/

Silva-Filho SE, et al. (2016). Effect of patchouli (Pogostemon cablin) essential oil on in vitro and in vivo leukocytes behavior in acute inflammatory response. DOI:
10.1016/j.biopha.2016.10.084

Swamy MK, et al. (2015). A comprehensive review on the phytochemical constituents and pharmacological activities of Pogostemon cablin Benth.: An aromatic medicinal plant of industrial importance. DOI:
10.3390/molecules20058521

Tisserand R, et al. (2013). Patchouli. Essential oil safety: A guide for healthcare professionals.rg.link/S_ZnY 

Van Beek TA, et al. (2017). The essential oil of patchouli, Pogostemon cablin: A review. DOI:
10.1002/ffj.3418

Vieira-Brock PL, et al. (2017). Comparison of antimicrobial activities of natural essential oils and synthetic fragrances against selected environmental pathogens. DOI:
10.1016/j.biopen.2017.09.001

What are essential oils? (n.d.).
takingcharge.csh.umn.edu/what-are-essential-oils

Xian YF, et al. (2011). Anti-inflammatory effect of patchouli alcohol isolated from Pogostemonis herba in LPS-stimulated RAW264,7 macrophages. DOI:
10.3892/etm.2011.233

Yu X, et al. (2017). Patchouli oil ameliorates acute colitis: A targeted metabolite analysis of 2,4, 6-trinitrobenzenesulfonic acid-induced rats. DOI:
10.3892/etm.2017.4577

Giỏ hàng 0