Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Biệt danh là tên “cúng cơm”, tạo sự gần gũi và thân thiết cho bé và mọi người xung quanh. Dưới đây là 101+ biệt danh cho tên Hân vừa hay vừa ý nghĩa do Góc của mẹ sưu tầm. Mẹ cùng khám phá nhé!

Biệt danh cho tên Hân cực ý nghĩa cho mẹ yêu tham khảo
101+ biệt danh cho tên Hân vừa hay vừa ý nghĩa

Tìm tên bé dễ dàng bằng công cụ đặt tên con ngay dưới đây:

Công cụ tìm tên con

Giới tính bé nhà mình

Mẹ muốn tìm tên cho bé bắt đầu bằng

1 kết quả

Mẹ tìm kiếm nhiều nhất...

Thông minh Tài giỏi Xinh đẹp May mắn

Mẹ tìm kiếm nhiều nhất...

Bình An Hoàng Quân Quỳnh Anh
2022

Dành cho mẹ nào sắp sinh bé hoặc sẽ đón bé vào năm sau nhé!

a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z
Tên Giới tính Ý nghĩa Năm Yêu thích Slug
Bảo An Nam, Nữ

Bảo có nghĩa là bảo vật, báu vật, là điều vô cùng quý giá. An có nghĩa là an lành, yên bình. Bảo An có thể hiểu con như bảo vật quý giá, mang đến bình an, may mắn cho cả gia đình

... Xem thêm
2022 A bao an
Bình An Nam

Một cái tên ấm áp phải không bố mẹ. Chữ "Bình" là sự êm ấm, thư thái, còn "An" có nghĩa là an lành, yên bình. “Bình An” có thể hiểu là cha mẹ mong con có cuộc sống bình an, êm đềm, sẽ không gặp bất cứ sóng gió hay trắc trở nào đó.

... Xem thêm
2022,2023 A binh an
Ðăng An Nam

Cái tên rất hay đúng không nhà mình. Đăng có nghĩa là ngọn đèn, An là yên định. Đăng An có nghĩa là ngọn đèn bình yên, mong con có cuộc sống yên bình, là người có năng lực mạnh mẽ, định hướng cho người khác đó

... Xem thêm
2022,2023 A dang an
Duy An Nam

Cái tên nghe thật mạnh mẽ nhà mình nhỉ? Chữ "Duy" mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, là từ chỉ sự thông minh, hiểu biết hoặc ước mong về một cuộc sống viên mãn, đầy đủ. Còn "An" lại có nghĩa là an lành, bình yên, mong cho con có một cuộc sống vô lo, vô nghĩ. Đặt tên con là Duy An để mong con có cuộc sống an bình, viên mãn.

... Xem thêm
2022,2023 A duy an
Gia An Nam, Nữ

"Gia" chỉ những điều tốt đẹp, phúc lành, đồng thời còn có nghĩa là gia đình, là mái nhà nơi mọi người sum vầy, quây quần bên nhau. Đặc biệt còn có nghĩa là sự đẹp đẽ, ưu tú, mang phẩm chất cao quý. "An" là bình an, may mắn, thư thái, an toàn. Gia An là "sự bình an của gia đình". Em bé Gia An sẽ là một sự may mắn, mai lại những điều tốt lành cho gia đình của mình và kể cả gia đình nhỏ sau này của chính con.

... Xem thêm
2022.,2023 A gia an

1. Ý nghĩa tên Hân

Tên “Hân” được lấy ra từ “hân hoan”. Xét theo nghĩa Hán – Việt, nó mang ý nghĩa về sự vui mừng, hoan hỷ, hạnh phúc. Đặt tên bé là Hân, cha mẹ gửi gắm mong ước rằng mai này lớn lên bé sẽ gặp nhiều may mắn, thành công và có một cuộc sống đủ đầy, không âu lo. Tâm hồn của bé sẽ luôn lạc quan và hướng đến những giá trị tích cực và lòng hướng thiện. 

Tên Hân còn có một ý nghĩa khác mà chắc hẳn nhiều mẹ chưa biết. Đó là rạng đông. Sự xuất hiện của bé giống như tia sáng đầu ngày, mang lại cho cả gia đình niềm vui, sự hứng khởi và hạnh phúc vô bờ. Bé là niềm hy vọng của cha và mẹ, đánh dấu một cột mốc trọng đại trong cuộc đời hai người.

Tên “Hân” còn hàm ý về sự khởi đầu. Cha mẹ mong rằng cuộc đời của bé sẽ có thật nhiều những trải nghiệm, “lần đầu” thật đáng nhớ. Và trong “lần đầu” đó, bé sẽ có được sự chuẩn bị tốt nhất cùng một chặng đường thuận buồm xuôi gió về sau.

Mẹ gửi gắm mong ước rằng mai này lớn lên bé tên Hân sẽ gặp nhiều may mắn, thành công
Tên Hân có nhiều ý nghĩa tốt đẹp

Như vậy, tên Hân ẩn chứa thật nhiều điều tốt đẹp và ấn tượng và mong ước của cha mẹ về một cuộc đời thật nhiều niềm vui và sự yêu thương dành cho bé. Cha mẹ thường đặt tên Hân cho bé gái. Tuy nhiên nếu muốn bé trai tên Hân, sự tìm hiểu kỹ lưỡng sẽ giúp mẹ tìm ra một cái tên thật hay và phù hợp. Còn nếu mẹ đang băn khoăn về cách đặt biệt danh cho tên Hân, cùng giải đáp thông qua các gợi ý thú vị dưới đây nhé! 

2. Biệt danh cho tên Hân trong tiếng Việt

Có nhiều cách thú vị để đặt biệt danh cho bé. Góc của mẹ đưa đến cho mẹ những cách đặt tên vừa hay vừa thân thuộc sau đây:

2.1. Biệt danh cho tên Hân theo tính cách của bé

1- Hân ngoan ngoãn

2- Hân nghịch ngợm

3- Hân nết na

4- Hân dịu dàng

5- Hân lém lỉnh

6- Hân mít ướt

7- Hân điệu đà

8- Hân hóng hớt

9- Hân hiền hòa

10- Hân ngây ngô

những cách đặt tên vừa hay vừa thân thuộc cho tên Hân
Đặt biệt danh theo tính cách của bé

2.2. Biệt danh cho tên Hân theo các loại trái cây

1- Hân dâu tây

2- Hân cherry

3- Hân Mít

4- Hân Cam

6- Hân Quýt

7- Hân Bơ

8- Hân Chuối

9- Hân Xoài

10- Hân Dưa Hấu

11- Hân Táo

12- Hân Đào

13- Hân Khế

14- Hân Kiwi

15- Hân Chanh

Biệt danh cho tên Hân theo các loại trái cây
Biệt danh theo các loại hoa quả mẹ và bé thích

2.3. Biệt danh cho tên Hân theo đồ ăn thức uống mẹ yêu thích

1- Hân Socola

2- Hân Kem

3- Hân Siro

4- Hân Xôi

5- Hân Cơm

6- Hân Kẹo 

7- Hân Bánh Mì

8- Hân Bún

9- Hân Sữa Chua

10- Hân Thịt Kho

11- Hân Lavie

12- Hân Trà Sữa

13- Hân Trà Chanh

14- Hân Trà Đào

15- Hân Xí Muội

Đặt biệt danh theo tên món ăn và đồ uống
Biệt danh cho tên Hân theo đồ ăn thức uống mẹ yêu thích

2.4. Biệt danh cho tên Hân theo con vật

1- Hân Cún

2- Hân Chíp

3- Hân Nhím

4- Hân Thỏ

5- Hân Ốc

6- Hân Sóc

7- Hân Miu

8- Hân Bông

9- Hân Tép

10- Hân Nai

Biệt danh cho tên Hân theo con vật
Đặt biệt danh cho bé theo tên thú cưng

2.5. Biệt danh cho tên Hân theo ngoại hình của bé

1- Bông

2- Tí Hon

3- Mun

4- Bạch Tuyết

5- Xoăn

6- Bánh Mật

7- Hạt Tiêu

8- Hạt Mít

9- Bánh Bao

10- Cao

Đặt biệt danh theo ngoại hình cho bé tên Hân
Biệt danh cho tên Hân theo ngoại hình của bé

3. Biệt danh cho tên Hân trong tiếng Anh

Bên cạnh biệt danh bằng tiếng việt, nickname bằng tiếng anh là một gợi ý vừa hay vừa độc đáo, ít bị trùng lặp hơn. Sau đây là một số cách đặt biệt danh bằng tiếng anh để mẹ tham khảo:

3.1. Biệt danh tiếng anh cho tên Hân ý nghĩa nhất

1- Emma: Món quà quý giá của Thượng Đế

2- Angela: Thiên thần

3- Stella: Vì sao tinh tú tỏa sáng trên bầu trời đêm

4- Ella: Nàng tiên xinh đẹp

5- Diana: Nữ thần mặt trăng

6- Farrah: Nụ cười hạnh phúc

7- Naila: Sự thành công

một số cách đặt biệt danh bằng tiếng anh cho bé tên Hân
Biệt danh tiếng Anh cho tên Hân ý nghĩa nhất

3.2. Biệt danh tiếng anh cho tên Hân theo từ đồng âm

1- Hannah

2- Harper

3- Hazel

4- Hailey

5- Harmony

6- Haven

7- Helena

8- Holly

9- Holland

10- Halo

11- Holly

12- Hawa

13- Hindy

14- Honey

15- Hiba

Biệt danh tiếng Anh cho tên Hân theo từ đồng âm mẹ nên tham khảo
Biệt danh tiếng Anh cho tên Hân theo từ đồng âm

3.3. Biệt danh tiếng anh cho tên Hân theo từ đồng nghĩa

Như nêu ở phần đầu thì Hân có nghĩa là sự vui mừng, tia nắng rạng đông và sự khởi đầu. Sau đây là gợi ý đặt tên tiếng anh dựa trên ý nghĩa:

Ý nghĩa “vui mừng” Aleeza
Ada
Beatrice
Carol
Eda
Hillary
Joyce
Ý nghĩa “rạng đông” Dawn
Orianna
Roxana
Xayah
Arla
Celia
Dia
Ý nghĩa “khởi đầu” Aadi
Nova
Ashur
Kiah
Genesis
Asha
Mika

3.4. Biệt danh tiếng anh cho tên Hân theo tên người nổi tiếng

1- Hillary – Hillary Clinton: Chính trị gia, cựu ứng cử viên Tổng thống mỹ

2- Halle – Halle Berry: Người phụ nữ Mỹ gốc Phi chiến thắng giải Diễn viên chính xuất sắc nhất của Oscar.

3- Hailey – Hailey Baldwin: người mẫu, vợ của ca sĩ Justin Bieber.

4- Heidi – Heidi Klum: Người mẫu Đức đầu tiên trở thành thiên thần của Victoria’s Secret

5- Hannah – Hannah Ferguson: siêu mẫu người Mỹ

6- Holly – Holly Earl: Diễn viên người Anh nổi tiếng với vai Zoe trong “Cuckoo”

7- Heather – Heather Graham: một diễn viên điện ảnh Mỹ với sở trường về loại phim tâm lý pha hài hước.

8- Halsey – Halsey: ca sĩ nhạc Pop với album nổi tiếng Manic

9- Helena – Helena Bonham Carter: Diễn viên người Anh

Biệt danh tiếng anh cho tên Hân theo tên người nổi tiếng mà mẹ yêu thích
Biệt danh cho bé theo tên người nổi tiếng

3.5. Biệt danh tiếng anh cho tên Hân theo tên nhân vật hoạt hình

1- Elsa

2- Jasmine

3- Ariel

4- Mickey

5- Aurora

6- Jerry

7- Tweety

8- Tiana

9- Perida

10- Totoro

3.6. Biệt danh tiếng anh cho tên Hân theo các loài hoa

1- Rose: hoa hồng

2- Lavender: hoa oải hương

3- Daisy: hoa cúc nhỏ

4- Lily: Hoa loa kèn

5- Sunflower: hoa hướng dương

6- Camellia: Hoa trà

7- Lotus: Hoa sen

8- Jessamine: Hoa lài

Biệt danh tiếng anh cho tên Hân theo các loài hoa
Biệt danh theo tên hoa là một gợi ý hay

4. Lưu ý khi đặt biệt danh cho con

“Tên cúng cơm” không chỉ mang lại sự gần gũi thân thiết giữa bé và mọi người xung quanh mà còn là dấu ấn đặc trưng ẩn chứa tình yêu và niềm hi vọng của cha mẹ. Vì thế trong quá trình tìm hiểu, có một số lưu ý mẹ nên quan tâm:

  • Mẹ nên tránh biệt danh có thể khiến bé thấy tổn thương và mặc cảm khi lớn lên. Ví dụ mẹ không nên gọi bé là Hân Lùn, Hân Đanh Đá,…
  • Một lưu ý nhỏ với mẹ muốn đặt biệt danh cho bé bằng tiếng anh là mẹ cần tìm hiểu kỹ ý nghĩa của tên trước khi quyết định để tránh những hiểu lầm không nên có.
  • Sự trợ giúp của người thân hay bạn bè sẽ giúp dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm và lựa chọn nickname cho bé mẹ nhé.
trong quá trình tìm hiểu, có một số lưu ý mẹ nên quan tâm khi đặt biệt danh cho con
Điều cần lưu ý khi đặt biệt danh cho bé

Như vậy, bài viết đã tổng hợp 100+ biệt danh cho tên Hân vừa độc đáo vừa ý nghĩa. Nếu mẹ còn băn khoăn hay thắc mắc cần giải đáp, để lại bình luận bên dưới để được Góc của mẹ giải đáp nhanh nhất nhé!

Xem thêm:

6 cách chọn biệt danh cực hay cho bé để mẹ tham khảo

Biệt danh cho tên Phúc độc đáo, tham khảo ngay mẹ ơi

Biệt danh cho tên Nguyên hay nhất, lưu lại ngay mẹ ơi

 

Tên Phúc là một cái tên hay cho cả bé trai lẫn bé gái. Mẹ đang tìm kiếm một biệt danh cho tên Phúc thật hay, thật đặc biệt dành tặng cho bé yêu nhưng nghĩ mãi mà chưa tìm ra được biệt danh phù hợp. Bài viết sau đây sẽ đưa ra một vài gợi ý cho mẹ về cách đặt biệt danh cực chất cho mẹ tham khảo nhé!

Tìm tên bé dễ dàng bằng công cụ đặt tên con ngay dưới đây:

1. Ý nghĩa tên Phúc

Phúc – cái tên đã thể hiện trọn vẹn niềm hy vọng của ba mẹ dành cho con, đó chính là sự hạnh phúc, may mắn và những điều tốt đẹp. Khi đặt cho con cái tên Phúc, chắc hẳn bố mẹ cũng đã gửi gắm rất nhiều hy vọng vào con, mong con có một cuộc đời suôn sẻ y như cái tên của con vậy.

  • Phúc có nghĩa là may mắn, sung sướng và hạnh phúc: bé mang tên Phúc sẽ luôn gặp nhiều may mắn trong mọi việc đồng thời còn có quý nhân phù trợ nên cuộc sống sẽ giàu sang và sung sướng sau này.
  • Phúc còn có nghĩa là sự tốt lành: thể hiện cuộc sống yên bình, gia đình hạnh phúc, đủ đầy, vui vẻ và tràn đầy tiếng cười của trẻ thơ. Bé Phúc luôn mang những điều may mắn đến cho ba mẹ và làm không khí gia đình luôn vui vẻ, thân mật.

Tên Phúc đều phù hợp cho cả bé trai lẫn bé gái, nó mang nhiều tầng ý nghĩa và đặc biệt hơn hết chính là niềm hy vọng, mong đợi mà bố mẹ muốn gửi gắm vào con mình. Mẹ mong bé Phúc của mẹ sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, bình yên và luôn gặp nhiều điều may mắn, tốt đẹp. 

Do đó, mẹ muốn đặt một biệt danh cho bé Phúc vừa hay, vừa độc đáo nhưng vẫn giữ trọn được ý nghĩa tốt đẹp nhưng chưa biết chọn cái nào. Cùng Góc của mẹ khám phá các biệt danh cho tên Phúc hay nhất dưới đây nhé!

Tên Phúc đều phù hợp cho cả bé trai lẫn bé gái, nó mang nhiều tầng ý nghĩa
Ý nghĩa tên Phúc

2. Biệt danh cho tên Phúc trong tiếng Việt

2.1. Biệt danh cho bé gái tên Phúc

1- Phúc xinh xắn

2- Phúc công chúa

3- Phúc Mimi

4- Phúc hạt tiêu

5- Phúc heo hồng

6- Phúc heo xinh

7- Phúc Gấu con

8- Phúc chúm chím

9- Phúc miu

10- Phúc thỏ

12- Phúc cute

13- Phúc Kim chi

14- Phúc kẹo ngọt

15- Phúc xinh

Biệt danh cho bé gái tên Phúc cực hay và ý nghĩa
Biệt danh cho tên Phúc cho bé gái

Mẹ tham khảo thêm: 99+ Biệt danh cho con gái HAY – DỄ THƯƠNG – CỰC ÍT BA MẸ BIẾT

2.2. Biệt danh cho bé trai tên Phúc

1- Phúc manly

2- Phúc quậy

3- Phúc cuội

4- Phúc Ben

5- Phúc tồ

6- Phúc Bin

7- Phúc Shin

8- Phúc Maru

9- Phúc Sumo

10- Phúc Tom

11- Phúc Bờm

12- Phúc Hến

13- Phúc Sò

14- Phúc Cỏ

15- Phúc Tủn

Biệt danh cho bé trai tên Phúc cực hay và ý nghĩa
Biệt danh cho tên Phúc cho bé trai

Mẹ tham khảo thêm: 100+ Đặt tên biệt danh cho con trai CỰC HAY – CỰC NGẦU năm 2023

2.3. Biệt danh cho tên Phúc theo tính cách của bé

Dựa vào tính cách của bé, mẹ hãy lựa chọn cho bé một biệt danh phù hợp nhất với đặc điểm tính cách của bé nhé:

1- Phúc Mỏng Manh

2- Phúc Mạnh Mẽ

3- Phúc Vui Vẻ

4- Phúc Đanh Đá

5- Phúc Phụng Phịu

6- Phúc Mong Manh

7- Phúc Mít Ướt

8- Phúc Ngọt ngào

9- Phúc Nhẹ nhàng

10- Phúc Ngốc Nghếch

11- Phúc đáng yêu

12- Phúc Hài Hước

13- Phúc Hiền

14- Phúc Tốt bụng

15- Phúc keo kiệt

Dựa vào tính cách của bé, mẹ hãy lựa chọn cho bé một biệt danh phù hợp nhất
Biệt danh cho tên Phúc theo tính cách của bé

2.4. Biệt danh cho tên Phúc theo hoa quả

1- Phúc Xoài

2- Phúc Cam

3- Phúc Dâu Tây

4- Phúc chuối

5- Phúc kiwi

6- Phúc Mận

7- Phúc Bơ

8- Phúc Táo

9- Phúc Na

10- Phúc Chanh

11- Phúc Cherry

12- Phúc Mít

13- Phúc Sapo

14- Phúc Dưa hấu

15- Phúc Hạnh

Biệt danh cho tên Phúc theo hoa quả mẹ có thể tham khảo
Biệt danh cho tên Phúc theo hoa quả

2.5. Biệt danh cho tên Phúc theo món ăn mẹ yêu thích

1- Phúc Xôi

2- Phúc Phở

3- Phúc Bánh Đa

4- Phúc Ghẹ

5- Phút Bánh bao

6- Phúc Cua

7- Phúc Bánh canh

8- Phúc Bánh Cuốn

9- Phúc Gato

10- Phúc Chè

11- Phúc Hambogo

12- Phúc Trà sữa

13- Phúc Phô mai

14- Phúc mì tôm

15- Phúc Sushi

Gợi ý cách đặt biệt danh cho tên Phúc theo món ăn mẹ yêu thích
Biệt danh cho tên Phúc theo món ăn mẹ yêu thích

2.6. Biệt danh cho tên Phúc theo nhân vật bé yêu thích

1- Phúc Siêu Nhân

2- Phúc Lọ Lem

3- Phúc Bạch Tuyết

4- Phúc Iron Man

5- Phúc Jerry

6- Phúc Doraemon

7- Phúc Nobita

8- Phúc Conan

9- Phúc Elsa

10- Phúc Tom

11- Phúc Shizuka

12- Phúc Luffy

13- Phúc Panda

14- Phúc Miko

15- Phúc Ben

Biệt danh cho tên Phúc theo nhân vật bé yêu thích mà mẹ có thể tham khảo
Biệt danh cho tên Phúc theo nhân vật bé yêu thích

2.7. Biệt danh cho tên Phúc theo con vật

Bé Phúc của mình yêu thích nhất là con vật nào mẹ nhỉ? Hãy đặt tên cho bé gắn với con vật ấy nhé, sẽ rất đáng yêu đó mẹ.

1- Phúc Cún

2- Phúc Mèo

3- Phúc Chích Bông

4- Phúc Sóc

5- Phúc Gà

6- Phúc Heo

7- Phúc Chuột

8- Phúc Hổ

Biệt danh cho tên Phúc theo con vật mà bé yêu thích
Biệt danh cho tên Phúc theo con vật

2.8. Biệt danh cho tên Phúc ngoại hình của bé

Dựa vào ngoại hình cũng như đặc điểm nhận dạng của bé, mẹ hãy lựa chọn cho bé một biệt danh phù hợp nhất nhé:

1- Phúc mũm mĩm

2- Phúc còi

3- Phúc cao kều

4- Phúc tí hon

5- Phúc ú

6- Phúc bé

7- Phúc hạt đậu

8- Phúc Ròm

9- Phúc Bự

Biệt danh cho tên Phúc dựa vào ngoại hình của bé
Biệt danh cho tên Phúc ngoại hình của bé

3. Biệt danh cho tên Phúc trong tiếng anh

3.1. Biệt danh tiếng anh cho bé gái tên Phúc

 1- Penny

 2- Perla

 3- Palmer

 4- Perry

 5- Polina

 6- Pessi

 7- Perel

 8- Portia

 9- Peggy

10- Parisa

Biệt danh tiếng anh cho bé gái tên Phúc cực hay
Biệt danh tiếng anh cho bé gái

3.2. Biệt danh tiếng anh cho bé trai tên Phúc

 1- Porter

 2- Paulo

 3- Patton

 4- Payson

 5- Pavel

 6- Paden

 7- Parsa

 8- Piero

 9- Pike

10- Phil

Biệt danh tiếng anh cho bé trai tên Phúc cực ý nghĩa cho mẹ tham khảo
Biệt danh tiếng anh cho bé trai tên Phúc

3.3. Biệt danh tiếng anh theo ý nghĩa tên Phúc

Phúc có nghĩa là hạnh phúc, may mắn, sự tốt lành. Mẹ có thể tham khảo thêm một vài gợi ý về cách đặt biệt danh tiếng anh mang ý nghĩa cao đẹp này nhé:

Phúc có nghĩa là hạnh phúc, may mắn, sự tốt lành
Một vài gợi ý về cách đặt biệt danh tiếng anh mang ý nghĩa cao đẹp
  • Mang ý nghĩa hạnh phúc
Boy Girl
Cayo: có nguồn gốc từ tiếng Tây Ban Nha và có nghĩa là ‘vui mừng.’ Halona: tương lai hạnh phúc
Peli: Bắt nguồn từ tiếng Mỹ Latinh có nghĩa là “hạnh phúc”. Ada: Vui vẻ,hạnh phúc trong tiếng Đức
Eddie: Từ tên tiếng Anh cổ Edward, có nghĩa là ‘giàu có hoặc hạnh phúc.’ Joy: vui, rất hạnh phúc
Denton: Có nguồn gốc từ tiếng Anh và có nghĩa là ‘ngôi nhà hạnh phúc.’ Naomi: hạnh phúc trong Hebrew
Teddy: Có thể bắt nguồn từ Theodore có nghĩa là ‘món quà thần thánh.’ Leta: vui hạnh phúc trong Latin
Isaac: Tên trong Kinh thánh có nghĩa là ‘tiếng cười.’ Una: có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, có nghĩa là niềm vui
Gale: Có nguồn gốc từ tiếng Anh cổ có nghĩa là “vui vẻ hoặc hạnh phúc.” Nara: Nguồn gốc từ Celtic mang ý nghĩa hạnh phúc, vui vẻ
Felix: có nguồn gốc từ Latin, ý chỉ hạnh phúc và may mắn Allegra: có nguồn gốc từ Ý mang ý nghĩa rất vui vẻ
Oron: thân thiện, mang hạnh phúc đến cho mọi người Blish: mang nghĩa vui vẻ trong tiếng anh
Fane: tính cách vui vẻ, hòa đồng Ilaria: niềm vui trong tiếng Ý
  • Mang ý nghĩa sự tốt lành, may mắn
Boy Girl
Chance: Cơ hội. Rất đơn giản – “may mắn.” Lucky: may mắn, tốt lành
Asher: Tên của cậu bé vui vẻ này có nghĩa là “hạnh phúc” và “may mắn”. Iris: mang lại may mắn cho mọi người
Quinn: có nghĩa là “trí tuệ” hoặc “dẫn đầu.” Jade: Loại đá xanh tuyệt đẹp này được cho là sẽ mang lại may mắn và sự bảo vệ.
Edmund: Một cái tên có nguồn gốc từ tiếng Anh, Edmund có nghĩa là “người bảo vệ giàu có”. Kiara: ý nghĩa mang lại may mắn và hạnh phúc
Benedict: có nghĩa là “được ban phước”. Clover: Cỏ 4 lá – biểu tượng của sự may mắn

3.4. Biệt danh tiếng anh theo tên người nổi tiếng cho con tên Phúc

Nếu mẹ đam mê những diễn viên, ca sĩ nổi tiếng, mẹ cũng có thể đặt biệt danh cho bé Phúc theo tên của idol.

Mẹ cũng có thể đặt biệt danh cho bé Phúc theo tên của idol
Biệt danh tiếng anh cho tên Phúc theo tên người nổi tiếng

Mẹ tham khảo một vài biệt danh sau đây nhé:

Boy  Girl
Paul – Paul Walker: là một diễn viên người Mỹ. Anh được biết đến với vai Brian O’Conner trong loạt phim Fast & Furious. Phoebe – Phoebe Tonkin: là một diễn viên người Mỹ. Anh được biết đến với vai Brian O’Conner trong loạt phim Fast & Furious.
Pitbull – Một rapper nổi tiếng người Mỹ Pamela – Pamela Anderson: là một nữ diễn viên, người mẫu, nhân vật truyền hình và tác giả người Mỹ gốc Canada
Penn – Penn Badgley: một diễn viên, nhạc sĩ nổi tiếng người Mỹ Patricia – Patricia Heaton: Diễn viên, người mẫu, nhà hài kịch Mỹ
Pete – Pete Wentz: Ông là một ca sĩ, nhạc sĩ và là giám đốc điều hành thu âm người Mỹ. Paris – Paris Hilton: người mẫu, doanh nhân nổi tiếng người Mỹ.
Piolo – Piolo Pascual: Một diễn viên, ca sĩ, người mẫu và là nhà sản xuất phim truyền hình người Philippines Pattie – Pattie Boyd: Một model, nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Anh

4. Lưu ý khi đặt biệt danh cho con

Có nhiều biệt danh cho tên Phúc mẹ có thể lựa chọn để đặt cho con. Tuy nhiên, có một số điều mà mẹ cần chú ý khi đặt biệt danh cho con như sau:

1- Biệt danh không nên mang ý nghĩa tiêu cực vì có thể khiến con tự ti, mặc cảm.

2- Nếu mẹ yêu thích đặt biệt danh tiếng anh cho con để vừa hiện đại, vừa khác biệt thì mẹ lưu ý về nghĩa tiếng việt của biệt danh đó, để tránh mang nghĩa không tốt, không may mắn mẹ nhé!

một số điều mà mẹ cần chú ý khi đặt biệt danh cho con
Lưu ý khi đặt biệt danh cho con

Bài viết trên đã đưa ra một vài gợi ý cho mẹ lựa chọn về cách đặt biệt danh cho tên Phúc vừa hay vừa độc đáo. Hy vọng mẹ đã tìm được một biệt danh phù hợp nhất cho bé yêu của mình. Cùng đón chờ Góc của mẹ ở những bài viết tiếp theo mẹ nhé!

Xem thêm:

Biệt danh cho tên Nguyên hay nhất, lưu lại ngay mẹ ơi

Biệt danh cho tên Anh độc đáo nhất, mẹ tham khảo ngay

Ngày nay, bên cạnh tên chính thức, nickname đang ngày càng được trở nên ưa chuộng. Vậy mẹ đã biết những biệt danh cho tên Nguyên vừa hay, thân mật lại ý nghĩa sau đây chưa? Mẹ cùng Góc của mẹ tìm hiểu và lựa chọn biệt danh cho bé nhé!

Tìm tên bé dễ dàng bằng công cụ đặt tên con ngay dưới đây:

1. Ý nghĩa tên Nguyên

Theo từ điển Hán Việt, tên Nguyên được lấy từ từ “thảo nguyên”. Thảo nguyên là một vùng đất rộng lớn với cánh đồng cỏ bát ngát. Tại nơi đây, con người sống theo hướng du mục, không dừng chân ở một nơi cố định. Đặt tên bé là Nguyên, mẹ mong rằng tương lai của bé sẽ tươi sáng với nhiều trải nghiệm, nhiều cơ hội đầy thú vị. Khi lớn lên, bé sẽ trở thành một người vừa khỏe mạnh vừa thông minh, gan dạ và dũng cảm theo đuổi ước mơ của mình.

Đặt tên bé là Nguyên, mẹ mong rằng tương lai của bé sẽ tươi sáng với nhiều trải nghiệm
Tên Nguyên được lấy trong từ “thảo nguyên”

Nguyên còn được hiểu là sự toàn vẹn. Tên bé là Nguyên là mong bé luôn được nhiều thuận lợi, may mắn và sẽ có một cuộc sống đủ đầy, sung túc, gặp nhiều may mắn và nhận được nhiều sự yêu thương từ mọi người xung quanh. Nguyên còn là cái gốc, cái ban đầu. Tên Nguyên thể hiện niềm tin của mẹ rằng trong tương lai, dù bé có đi xa thì bé vẫn sẽ luôn giữ trọn tình yêu và sự gắn bó với quê hương, với người thân.

Như vậy, Nguyên là một cái tên đẹp mang ý nghĩa về sự hạnh phúc. Thông qua cái tên, bố mẹ hy vọng bé sẽ có một cuộc sống no ấm, được hưởng những điều kiện tốt nhất về vật chất để có thể phát triển toàn diện và được sống sự ấm áp của tình yêu thương. Sau này khi lớn lên bé sẽ có một trí tuệ sáng suốt, một trái tim gan dạ, dũng cảm theo đuổi khát vọng của bạn thân. 

Nguyên là một cái tên đẹp mang ý nghĩa về sự hạnh phúc
Tên Nguyên có nghĩa là sự hạnh phúc, no ấm

Vì ẩn chứa nhiều điều tốt đẹp như thế, tên Nguyên phù hợp với cả bé trai và bé gái. Còn nếu mẹ đang băn khoăn không biết đặt biệt danh cho tên Nguyên sao cho hay và gần gũi, tiếp tục theo dõi phần còn lại của bài viết để có được gợi ý của riêng mình nhé!

2. Biệt danh cho tên Nguyên trong tiếng Việt

2.1. Biệt danh cho tên Nguyên theo các loại rau củ

1- Nguyên Cà Rốt

2- Nguyên Bí Đỏ

3- Nguyên Su Su

4- Nguyên Đậu Đậu

5- Nguyên Xu Hào

6- Nguyên Củ Cải

7- Nguyên Khoai Tây

8- Nguyên Cà Chua

9- Nguyên Bắp

10- Nguyên Bí Ngô

11- Nguyên Hành Tây

12- Nguyên Cà Tím

13- Nguyên Dưa Chuột

14- Nguyên Nấm

15- Nguyên Rong Biển

Biệt danh cho tên Nguyên theo các loại rau củ mẹ có thể tham khảo
Biệt danh cho tên Nguyên theo các loại rau củ

2.2. Biệt danh cho tên Nguyên theo hoa quả

1- Nguyên Xoài

2- Nguyên Cam

3- Nguyên Dâu Tây

4- Nguyên Kiwi

5-  Nguyên Táo

6-  Nguyên Quýt

7-  Nguyên Bơ

8-  Nguyên Đu Đủ

9- Nguyên Ổi

10- Nguyên Nhãn

11- Nguyên Hạnh Nhân

12- Nguyên Hạt Dẻ

13- Nguyên Đào

14- Nguyên Vải

15- Nguyên Chanh

16- Nguyên Anh Đào

17- Nguyên Khế

18- Nguyên Đậu Phộng

Gợi ý mẹ cách đặt biệt danh cho tên Nguyên theo hoa quả
Biệt danh cho tên Nguyên theo hoa quả

2.3. Biệt danh cho tên Nguyên theo đồ uống

1- Nguyên Coca

2- Nguyên Pepsi

3- Nguyên Starbucks

4- Nguyên Fanta

5-  Nguyên Cà Phê

6-  Nguyên Sữa

7-  Nguyên Siro

8-  Nguyên Lavie

9- Nguyên Socola

10- Nguyên Cacao

11- Nguyên Soda

12- Nguyên Trà Sữa

13- Nguyên Trà Chanh

14- Nguyên Mojito

15- Nguyên Trà Đào

Mẹ tham khảo cách đặt biệt danh cho tên Nguyên theo đồ uống
Biệt danh cho tên Nguyên theo đồ uống

2.4. Biệt danh cho tên Nguyên theo món ăn 

1- Nguyên Bún

2- Nguyên Phở

3- Nguyên Sữa Chua

4- Nguyên Xôi

5-  Nguyên Gạo

6-  Nguyên Bánh Đa

7-  Nguyên Bánh Bao

8-  Nguyên Cơm

9- Nguyên Bánh Mì

10- Nguyên Sữa Chua

11- Nguyên Bánh Rán

12- Nguyên Ruốc

13- Nguyên Thịt Kho

14- Nguyên Bánh Quy

15- Nguyên Cốm

Biệt danh cho bé theo tên món ăn cho mẹ tham khảo
Biệt danh cho bé theo tên món ăn

2.5. Biệt danh cho tên Nguyên theo nhân vật bé yêu thích

1- Nguyên Siêu Nhân

2- Nguyên Lọ Lem

3- Nguyên Bạch Tuyết

4- Nguyên Iron Man

5- Nguyên Jerry

6- Nguyên Elsa

7-  Nguyên Doreamon

8-  Nguyên Shizuka

9- Nguyên Conan

10- Nguyên Teddy

11- Nguyên Shin

12- Nguyên Tấm

13- Nguyên Bờm

14- Nguyên Bean

15- Nguyên Harry 

Đặt biệt danh cho tên Dương dựa theo nhân vật bé yêu thích
Biệt danh cho tên Dương theo nhân vật bé yêu thích

2.6. Biệt danh cho tên Nguyên với các từ láy

1- Nguyên Ngốc Nghếch

2- Nguyên Ngây Ngô

3- Nguyên Ngoan Ngoãn

4- Nguyên Ngộ Nghĩnh

5- Nguyên Ngáo Ngơ

6-  Nguyên Năng Nổ

7-  Nguyên Nết Na

8-  Nguyên Ngại Ngùng

9- Nguyên Ngọt Ngào

10- Nguyên Ngượng Ngùng

3. Biệt danh cho tên Nguyên trong tiếng anh

3.1. Biệt danh tiếng anh cho tên Nguyên cho bé gái

1- Nora

2- Naomi

3- Nina

4- Nori

5- Nessa

6- Nikki

7- Noel

8- Nancy

9- Nataly

10- Navy

11- Neela

12- Nikita

Biệt danh tiếng anh cho bé gái tên Nguyên
Biệt danh tiếng anh cho bé gái

3.2. Biệt danh tiếng anh cho tên Nguyên cho bé trai

1- Nikolai

2- Nelson

3- Nick

4- Nikko

5- Neo

6- Nile

7- Newton

8- Nova

9- Neil

10- Nicholas

11- Nathan

Biệt danh tiếng anh cho bé trai tên Nguyên
Biệt danh tiếng anh cho bé trai

3.3. Biệt danh tiếng anh cho tên Nguyên theo ý nghĩa tên bé

Như đã giới thiệu ở trên, Nguyên nằm trong từ thảo nguyên và cả sự vẹn toàn. Vì thế  đây là một cái tên đẹp với ý nghĩa hy vọng mai này lớn lên, bé sẽ có một trí tuệ sáng suốt, trái tim rộng mở và sự gan dạ dũng cảm. Đây là một gợi ý thú vị về cách đặt biệt danh cho bé. Dưới đây là ví dụ cụ thể, mẹ tham khảo nhé!

  • Mang ý nghĩa thảo nguyên, đồng cỏ

Radley: thảo nguyên đỏ

Prairie: thảo nguyên

Meadow: đồng cỏ

Shiron: đồng cỏ tràn đầy ánh sáng

gợi ý thú vị về cách đặt biệt danh cho bé tên Nguyên
Biệt danh tên Dương theo ý nghĩa
  • Mang ý nghĩa hạnh phúc

Tên cho bé trai:

1- Felix: Trong tiếng Latinh, cái tên này có nghĩa là niềm vui và sự may mắn.

2- Isaac: Đây là nụ cười trong tiếng Kinh thánh

3- Gale: Từ này được lấy cảm hứng trong tiếng Anh cổ, nghĩa là hạnh phúc và vui vẻ

4- Eddie: giàu có và sung túc, đây là sự thay đổi từ từ Edward trong tiếng Anh cổ

5- Oron: Một cái tên gần gũi với ý nghĩa là niềm vui

6- Peli: Có nguồn gốc từ tiếng Latinh, Peli là sự vui vẻ

7- Naim: Đây cũng là từ có nghĩa vui vẻ nhưng là trong ngôn ngữ của người châu Phi

Tên cho bé gái:

1- Alisa: Tiếng Do Thái có nghĩa là niềm hạnh phúc to lớn

2- Nara: Sự vui vẻ, có nguồn gốc từ Celtic

3- Edie: sự lạc quan, tươi sáng

4- Joy: Niềm vui và nụ cười

5- Aida: Đây là cái tên có nguồn gốc từ tiếng Italia với ý nghĩa là sự hạnh phúc

Biệt danh cho bé tên Nguyên theo ý nghĩa về sự tròn vẹn
Biệt danh cho bé theo ý nghĩa về sự tròn vẹn

3.4. Biệt danh tiếng anh cho tên Nguyên theo tên người nổi tiếng

1- Nicky – Nicki Minaj: Rapper, ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ

2- Natalie – Natalie Wood: Diễn viên người Mỹ đã từng bốn lần nhận giải Quả cầu vàng

3- Nicole – Nicole Gale Anderson: Nữ diễn viên người Mỹ trong series phim Người đẹp và Quái vật của Disney

4- Naya – Naya Rivera: Nữ diễn viên, ca sĩ người mẫu đã từng được đề cử hai giải Grammy

5- Naomi – Naomi Campbell: Siêu mẫu người Mỹ được mệnh danh là “Báo đen làng mốt”

6- Nicolas – Nicolas Cage: Diễn viên và nhà làm phim 

7- Neil – Neil Patrick Harris – Một diễn viên, ca sĩ, diễn viên hài, nhà văn và nhà sản xuất.

8- Novak – Novak Djokovic – Vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Serbia. Djokovic đã giành được 17 danh hiệu Grand Slam đơn nam

9- Nick – Nick Jonas: Ca sĩ, nhạc sĩ và diễn viên người Mỹ

10- Nathan – Nathan Fillion: một diễn viên. Anh đã đóng vai chính của Thuyền trưởng Malcolm “Mal” Reynolds trong Firefly

11- Norman – Norman Mark Reedus: Một diễn viên, người dẫn chương trình truyền hình và người mẫu. Reedus được biết đến với vai chính trong loạt phim truyền hình kinh dị AMC nổi tiếng The Walking Dead.

12- Neil – Neil Leslie Diamond: Một ca sĩ, nhạc sĩ và diễn viên. Anh đã bán được hơn 100 triệu đĩa trên toàn thế giới, trở thành một trong những nhạc sĩ bán chạy nhất mọi thời đại.

13- Noel – Noel Fielding – Diễn viên hài, nhà văn, diễn viên, nghệ sĩ, nhạc sĩ và người dẫn chương trình truyền hình người Anh. 

14- Nancy – Nancy Patricia Pelosi là một chính trị gia người Mỹ giữ chức Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ từ năm 2019 và trước đó là từ năm 2007 đến năm 2011.

15- Nadia – Nadia Ferreira: Á hậu 1 Hoa hậu hoàn vũ 2021.

Gợi ý cho mẹ cách đặt biệt danh cho bé theo tên người nổi tiếng
Biệt danh cho bé theo tên người nổi tiếng

4. Lưu ý khi đặt biệt danh cho con

Biệt danh là cách gọi gần gũi, tạo cảm giác thân thiết. Tuy nhiên có mẹ nên lưu ý những điều sau đây khi đặt nickname cho bé:

  • Biệt danh đem lại sự vui vẻ, thoải mái nhưng nên tránh tên mang ý nghĩa tiêu cực. Vì nếu như vậy có thể khiến bé cảm thấy mặc cảm khi lớn lên mẹ nhé.
  • Biệt danh cho bé theo tiếng anh là một cách làm thú vị và độc đáo. Trong quá trình đặt tên, mẹ nên tìm hiểu ý nghĩa của các tên đó thật chi tiết để có sự lựa chọn vừa phù hợp vừa ý nghĩa.
Lưu ý khi đặt biệt danh cho bé tên Nguyên
Lưu ý khi đặt biệt danh cho bé

Bên cạnh việc đặt cho con một biệt danh thật hay, trang bị kiến thức cần thiết để chăm sóc cho bé yêu, mẹ còn cần tìm kiếm những sàn phẩm chất lượng cho bé khi đón bé chào đời. Gợi ý mẹ set “Vượt cạn nhẹ tênh” của Mamamy đang giảm đến 60%, 499k mà đầy đủ hệ sản phẩm chăm sóc bé an toàn đó mẹ ơi!

Mamamy khuyến mãi
Chương trinh sale “Chào con đến với bố mẹ

Chắc hẳn qua bài viết mẹ đã có được gợi ý cho riêng mình về cách đặt biệt danh cho tên Nguyên sao cho vừa độc đáo vừa gần gũi rồi phải không? Từ gợi ý đó mẹ có thể tìm nickname thật hay và ý nghĩa cho bé. Theo dõi Góc của mẹ để có thêm thật nhiều thông tin hữu ích cho cả mẹ và bé nhé!

Xem thêm:

Gợi ý mẹ yêu 6 cách đặt tên con gái 2023 hay và ý nghĩa nhất

Gợi ý mẹ yêu mẹo đặt tên bé trai 2023 hay và ý nghĩa nhất

 

Những ngày háo hức chờ mong con chào đời, bố mẹ luôn muốn dành tặng con những điều tuyệt vời nhất, đặc biệt là một cái biệt danh thật đáng yêu và ý nghĩa. Một trong những cái tên để đặt biệt danh mà mẹ có thể nghĩ đến đầu tiên đó chính là tên Anh, bởi lẽ chúng vừa phù hợp cho cả con trai và con gái yêu của mình. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số biệt danh cho tên Anh vừa cute vừa ý nghĩa cho bố mẹ tham khảo nhé!

Tìm tên bé dễ dàng bằng công cụ đặt tên con ngay dưới đây:

1. Ý nghĩa tên Anh

Tên Anh vốn là một cái tên rất phổ biến, thế nhưng nhiều bố mẹ có thể vẫn chưa biết được nguồn gốc cũng như ý nghĩa trong cái tên này. Theo nghĩa Hán Việt, chữ Anh ngụ ý chỉ  “người tài giỏi”, ngầm chỉ ra được sự nổi trội, thông minh xuất chúng và tài giỏi ở mọi mặt. Ngoài ra, bố mẹ còn có thể hiểu nôm na từ Anh có ý nghĩa là “Tinh Hoa”, tức là những điều tuyệt vời nhất, tốt đẹp nhất đều được hội tụ ở con mình. Ngoài ra, từ Anh cò có nghĩa là “Kiệt Xuất”, ý chỉ con giỏi giang, thành tài hơn người và có tương lai cực kỳ rộng mở.

Vì tên biệt danh cho tên Anh chứa rất nhiều ý nghĩa tuyệt vời như trên, bên cạnh đó, cũng rất dễ đặt cho con trai và con gái nữa, nên chúng thường được bố mẹ ưa chuộng để đặt cho con yêu của mình. Bởi lẽ, bố mẹ hy vọng sau này con giỏi giang, thông minh, tài ba, tốt đẹp.

Gợi ý cho mẹ cách đặt biệt danh hay cho tên Anh
Biệt danh hay cho tên Anh

2. Biệt danh trong tiếng Việt cho bé yêu tên Anh

Dưới đây là danh sách những biệt danh rất hay và độc đáo cho bé yêu tên Anh. Mẹ tham khảo thử nha!

2.1. Biệt danh trong tiếng Việt cho bé gái tên Anh

  • Anh dễ thương
  • Anh sociu
  • Anh thảnh thơi
  • Anh lí lắc
  • Anh lanh lợi
  • Anh bé bỏng
  • Anh lúng liếng
  • Anh manh mún
  • Anh phụng phịu
  • Anh mỡ màng
  • Anh múp míp
  • Anh công chúa
  • Anh biết tuốt
  • Anh ngọt ngào
  • Anh rực rỡ
  • Anh tươi rói
  • Anh duyên dáng
  • Anh đáng mến
  • Anh mặt trăng
  • Anh tỏa sáng
  • Anh nấm lùn
  • Anh tươi tỉnh
  • Anh tròn trĩnh
  • Anh trắng trẻo
  • Anh mắt tròn
  • Anh má phúng
  • Anh tí hon
  • Anh mũm mĩm
  • Anh vu vơ
  • Anh ví von
  • Anh hạt tiêu
những biệt danh cho tên Anh rất hay và độc đáo
Các biệt danh cho tên Anh cực độc đáo cho mẹ yêu tham khảo

2.2. Biệt danh tiếng Việt cho bé trai tên Anh

  • Anh lanh lợi
  • Anh hâm
  • Anh hừng hực
  • Anh phóng khoáng
  • Anh loai choai
  • Anh hải hùng
  • Anh tinh tế
  • Anh tiền tỉ
  • Anh tồ tẹt
  • Anh cục súc
  • Anh hí hửng
  • Anh ngẩn ngơ
  • Anh tài lanh
  • Anh lông bông
  • Anh manh mún
  • Anh hùng rơm
  • Anh quyết chiến
  • Anh dũng
  • Anh hầm hố
  • Anh sân bay
  • Anh vô tình
Biệt danh cho bé trai tên Anh mẹ nên tham khảo
Biệt danh cho bé trai tên Anh

2.3. Biệt danh theo tính cách của bé tên Anh

Bố mẹ cũng có thể xem qua những biệt danh cho tên Anh vui nhộn được đặt theo tính cách của bé được liệt kê dưới đây như: 

  • Anh hài hước
  • Anh tráo trở
  • Anh thành thật
  • Anh hề hước
  • Anh lanh lợi
  • Anh ngố
  • Anh ngạo nghễ
  • Anh hớn hở
  • Anh nhí nhảnh
  • Anh mít ướt
  • Anh bánh bèo
  • Anh đanh đá
  • Anh hóm hỉnh
  • Anh thánh thiện
  • Anh thảo mai
  • Anh lạnh lùng
  • Anh vui vẻ
  • Anh chảnh chọe
  • Anh nhí nhảnh
Gợi ý mẹ cách đặt biệt danh theo tính cách cho tên Anh
Biệt danh theo tính cách cho tên Anh

2.4. Biệt danh theo con vật cho bé tên Anh

Bên cạnh những biệt danh cho tên Anh đáng yêu dành cho con gái, con trai hay tính cách, bố mẹ cũng có thể tham khảo qua biệt danh theo con vật siêu dễ thương dưới đây như:

  • Anh Cún
  • Anh Sóc Nâu
  • Anh Mèo
  • Anh Miu
  • Anh Cáo
  • Anh Chuột
  • Anh Chồn
  • Anh Tôm
  • Anh Hổ
  • Anh Gấu
  • Anh Nai
  • Anh Hải Cẩu
  • Anh Thỏ
  • Anh Tê Tê
  • Anh Sâu
  • Anh Nghé
  • Anh Hươu
  • Anh Châu Chấu
  • Anh Voi
  • Anh Chuồn Chuồn
  • Anh Dế Choắt
  • Anh Rùa
Biệt danh cho tên Anh theo con vật cực độc đáo
Biệt danh cho tên Anh theo con vật

3. Biệt danh cho tên Anh trong tiếng Anh

Bên cạnh việc đặt biệt danh cho con yêu tên Anh trong Tiếng Việt, nhiều bố mẹ lại muốn tìm biệt danh tiếng Anh thật hay và tinh tế hơn cho con. Tên tiếng Anh không những giúp con trở nên khác biệt mà còn giúp con đỡ xấu hổ hơn khi được bố mẹ gọi bằng những biệt danh hơi “ngố”.

3.1. Biệt danh tiếng anh ý nghĩa cho bé gái tên Anh

  • Alice – người con gái cao quý; 
  • Angel – thiên thần
  • Amelia – chăm chỉ làm việc
  • Abrielle – tên con mang ý nghĩa là “Chúa là sức mạnh của tôi”
  • Autumn – con là cô bé của mùa thu
  • Addie – con là cô bé ngọt ngào và quý phái
  • Astrid – mang ý nghĩa con là “sức mạnh của Chúa”
  • Adeline – con là cô gái cao quý
  • Agatha – con là người có đức hạnh
  • Akemi – Theo tiếng Nhật có nghĩa là tươi sáng và sinh đẹp
  • Aurora – con là ánh bình minh
  • Acacia – con mạnh mẽ như loài cây có gai
  • Arwen – có nghĩa con là nàng tiểu thư nhà quý tộc
  • Agnes – có nghĩa là tinh khiết
Tổng hợp các biệt danh tiếng anh cho tên Anh ý nghĩa dành cho bé gái
Biệt danh tiếng anh cho tên Anh ý nghĩa cho bé gái

3.2. Biệt danh tiếng anh ý nghĩa cho bé trai tên Anh

  • Adonis – chúa tể
  • Andrew – mạnh mẽ
  • Aerfen – người thừa kế
  • Aelwen – chàng trai có đôi lông mày đẹp
  • Aggie – mang ý nghĩa là chàng trai tốt
  • Ahadi – mang ý nghĩa là sự cam kết
  • Akari – con là ánh sáng giữa bầu trời đêm
  • Akeelah – con mạnh mẽ như chim đại bàng
  • Alouette – theo tiếng Pháp có nghĩa là chim sơn ca
  • Alba – con là ánh bình minh
  • Alicia – người thuộc dòng dõi quý tộc

3.3. Biệt danh tiếng anh theo từ đồng nghĩa 

Như bố mẹ đã biết, từ ‘Anh” có nghĩa là thông minh, thông thái. Do đó, biệt danh tiếng Anh của cái tên này cũng sẽ có những từ mang cùng ý nghĩa với chúng. Điển hình qua một số cái tên tiếng anh mang ý nghĩa khéo léo, uyên bác, dành cho cả con trai lẫn con gái như:

Cho bé trai Cho bé gái
Apollo Alger
Alden Arinya
Aariv Akila
Aldrich Akira
Aldo Alfred
Aakil Alfie

3.4. Biệt danh tiếng anh theo tên người nổi tiếng 

Bố mẹ có thể đặt biệt danh cho cho con tên Anh theo tên của người nổi tiếng để con có thể tỏa sáng hơn như:

  • Adele: Ca sĩ, diva của làng nhạc US-UK, có nghĩa là cao quý và  tốt bụng
  • Adrianna: Mang ý nghĩa là “người đến từ Hadria”, một địa danh ở miền Bắc nước Ý
  • Alanis: Là cô gái tài năng, tỏa sáng
  • Albert: Nhà bác học, thiên tài
  • Alex: Người hoạt ngôn, náo nhiệt
  • Amy: Người vui vẻ, tràn đầy năng lượng
  • Angelina: Xinh đẹp, tài năng
  • Anne: Quý phái, sang trọng
  • Audrey: Tinh khiết, có sức hút 
  • Ashton: Là người phong độ, tài hoa
  • Arnold: Khỏe mạnh, năng động
  • Andy: Con giỏi giang, mạnh mẽ
Bố mẹ có thể đặt biệt danh cho tên Anh cho con theo tên của người nổi tiếng
Biệt danh tiếng anh cho tên Anh theo tên người nổi tiếng

Hy vọng qua bài viết trên, bố mẹ sẽ có thể tìm thêm được nhiều biệt danh cho tên Anh của con hơn. Góc của mẹ cũng tin rằng việc chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt sẽ giúp bố mẹ thuận lợi chào đón và đồng hành cùng thiên thần nhỏ của mình. Chúc bố mẹ có thể tìm ra được biệt danh siêu ý nghĩa và đáng yêu nhất cho con nhé!

Mẹ tham khảo thêm:

Gợi ý mẹ yêu 6 cách đặt tên con gái 2023 hay và ý nghĩa nhất

Gợi ý mẹ yêu mẹo đặt tên bé trai 2023 hay và ý nghĩa nhất

Ngày 20/9/2022 – phiên bản nâng cấp, siêu phẩm của khăn ướt Mamamy – khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical chính thức xuất hiện. Tiếp nối toàn bộ tinh thần thương hiệu, khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical là một mảnh ghép trong hệ sản phẩm an toàn cho cả trẻ sơ sinh của Mamamy. Sử dụng 100% sợi từ tự nhiên cùng với những tinh chất và tinh dầu chiết xuất tự nhiên, khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical đang là dòng khăn ướt duy nhất trên thị trường là dòng sản phẩm thiên nhiên. 

Siêu phẩm khăn ướt “ngàn năm có một”

Êm ái, dịu dàng, nhẹ nhàng, thân thương luôn là những cảm giác mà bố mẹ muốn mang tới cho bé con của mình. Hiểu được điều đó, Mamamy “trình làng” dòng khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical 100% sợi từ tự nhiên có độ siêu mềm mại, tựa như lòng bàn tay mẹ ấp vào da con, không khiến bé có cảm giác một “vật thể lạ” chạm vào cơ thể mà chỉ cảm thấy như tay mẹ đang xoa nhẹ nhàng giúp con an tâm ngủ yên trong sự chăm sóc đó.

Khăn ướt Nhiệt đới Tropical siêu mềm mại
Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical 100% sợi từ tự nhiên có độ siêu mềm mại, tựa như lòng bàn tay mẹ ấp vào da con

Điểm lại một chút về lịch sử khăn ướt. Chiếc khăn đầu tiên có mặt trên thị trường Việt Nam vào những năm cuối thập kỷ 90. Những tờ khăn chất lượng đầu tiên được làm bằng vải không dệt với hàm lượng viscose (gần giống cotton) không quá cao. Thành phần chính trong vải vẫn là polyeste (nylon) nên độ mềm mại không nhiều, khăn dễ khô nếu để ở bên ngoài. Thời điểm này, gần như khăn ướt phục vụ chính cho việc lau tay, lau miệng của người lớn. 

Khi nhiều thương hiệu khăn ướt xuất hiện hơn, sản phẩm này được đưa vào sử dụng chăm sóc trẻ do sự tiện dụng, dùng một lần. Đến lúc này, người ta tìm các nguyên liệu để làm khăn mềm, ưu tiên dùng lượng viscose nhiều hơn trong vải. Tuy vậy, chủ yếu hàm lượng polyeste trong khăn vẫn rất cao, không khó để tìm một dòng khăn ướt thậm chí tới 100% polyeste. 

Nhưng đến Mamamy Tropical, mọi thứ đã lên một bậc mới. Với chất liệu 100% sợi từ từ nhiên, 0% polyeste, mang tính cách mạng trong ngành khăn ướt này, khăn ướt nhiệt đới đã thực hiện được sứ mệnh cũng như lời hứa của Mamamy: “Tất cả những gì Mamamy làm ra đều tốt cho trẻ”

Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical 100% sợi từ từ nhiên, 0% polyeste
Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical 100% sợi từ từ nhiên, 0% polyeste

Tốt không chỉ về vật lý mà tốt với Mamamy là mang tới cả tinh thần, là sự kết nối tâm hồn giữa mẹ và con đến từ những cái “chạm” vào nhau. Vì thế, khăn ướt Mamamy Tropical vừa dùng để vệ sinh và bảo vệ da bé nhưng vẫn giữ nguyên cảm giác “chạm vào da nhau” 

Đó là lý do Mamamy ra phiên bản nâng cấp vải sợi 100% từ tự nhiên.

Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – dùng các nguyên liệu thiên nhiên vùng nhiệt đới để chăm sóc làn da trẻ em xứ nhiệt đới

Mamamay hiểu, mọi em bé sinh ra và lớn lên tại Việt Nam đều thuộc về nhiệt đới. Cũng chính đặc trưng khí hậu này gây ra không ít vấn đề: hăm, mẩn ngứa, rôm sảy,.. Làm sao để có được sản phẩm đủ mềm mại như lòng bàn tay mẹ đang chạm khẽ vào da con nhưng lại lau sạch và nhanh sạch hơn các vết bẩn để bé yên tâm ngủ ngon mà vẫn được sạch sẽ? Làm sao để đưa đến một sản phẩm tốt nhất giúp ba mẹ chủ động ngừa các vấn đề về da cho con? Sau nhiều ngày tháng đau đáu, Mamamy nhận ra không gì có thể thay thế được sự hoàn hảo của thiên nhiên. Con người được sinh ra từ tự nhiên, vậy hãy dùng những chất liệu từ tự nhiên để chăm sóc con người. Chỉ những nguyên liệu này mới chăm sóc an toàn và thân thiện nhất, kể cả trẻ sinh non, những em bé non nớt nhất. Khí hậu nhiệt đới có thể gây nên những vấn đề về da, nhưng thiên nhiên nhiệt đới cũng đầy những thứ để làm dịu chúng đi. 

Chính vì vậy, khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical, phiên bản thuần tự nhiên với chất liệu vải 100% từ tự nhiên cùng các loại tinh dầu Cúc Vạn Thọ, tinh dầu Inca inchi, chiết xuất yến mạch cũng đến từ thiên nhiên nhiệt đới đã giúp Mamamy thực hiện điều này.

Duy trì bộ đôi ngừa hăm và rôm sảy “thần thánh” – “đặc sản” của dòng khăn ướt nhà Mamamy. Đó là chất ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ và chất kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu. Không chỉ tiên phong trong việc dùng chất liệu 100% sợi từ tự nhiên, Mamamy Tropical còn mở ra xu hướng sử dụng thêm tinh dầu và tinh chất trong khăn ướt. Đó là:

  • Tinh dầu cúc Vạn Thọ: đặc trưng vùng nhiệt đới, gần như chưa từng thấy trong bất cứ sản phẩm khăn ướt nào. Kháng khuẩn, kháng nấm và đặc biệt ngừa cả muỗi đốt – điều mà hầu như mọi em bé vùng nhiệt đới đều gặp. 
  • Tinh dầu Inca Inchi:  “vua của các loại hạt”, thứ tinh dầu tuyệt vời để dưỡng ẩm cho da, khiến da luôn cảm thấy được “bôi trơn”, bừng sáng, khỏe mạnh.
  • Tinh chất Yến Mạch: đóng vai trò “khóa ẩm” bằng lớp rào bảo vệ cực vững chãi. Hấp thụ tia cực tím, chống lão hóa cho da. 

Một dòng khăn ướt chăm sóc da không khác các sản phẩm mỹ phẩm với đầy đủ thành phần cao cấp. Với mong muốn các bé luôn được an toàn, vui vẻ để mẹ đỡ vất vả hơn, dòng khăn ướt nhiệt đới nhà Mamamy đã bổ sung hàng loạt các loại tinh dầu và tinh chất cùng với thay đổi chất liệu vải, sử dụng 100% sợi từ tự nhiên, từ đó chăm sóc bé cưng tốt hơn. Cảm ơn những sự tin tưởng của các mẹ, các bác sĩ đã giúp Mamamy có nhiều động lực tạo nên phiên bản hoàn hảo để chăm sóc làn da trẻ em xứ nhiệt như trẻ em Việt Nam.

Để lan tỏa tinh thần này đến các mẹ, Mamamy đang có rất nhiều các chương trình ưu đãi cho khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical giá chỉ 52k cùng hàng nghìn quà tặng hấp dẫn khác. Nhanh tay sở hữu siêu phẩm khăn ướt “ngàn năm có một” để chăm sóc bé cưng được tốt nhất mẹ nhé!

Mẹ bầu 3 tháng cuối bụng đã nặng hơn, nằm giường lại đau lưng nên thích nằm võng cho dễ ngủ. Nhưng mẹ lo lắng rằng nằm võng sẽ ảnh hưởng đến bé yêu trong bụng. Mẹ muốn tìm hiểu rõ mang thai 3 tháng cuối có được nằm võng không, rồi quyết định nằm hoặc không, tránh gây hại đến thai nhi. Để mẹ đỡ mất công kiếm tìm, Góc của mẹ tổng hợp tất tần tật thông tin khoa học về vấn đề này trong bài viết sau đây. Mẹ tham khảo nhé!

Mang thai 3 tháng cuối có được nằm võng không
Bà bầu mang thai 3 tháng cuối có được nằm võng không mẹ nhỉ?

1. Chuyên gia khuyên: bầu 3 tháng cuối không nên nằm võng

Khi mang thai đến 3 tháng cuối, bụng mẹ đã lớn hơn nhiều, mẹ thường khó tìm được tư thế nằm thoải mái để ngủ. Nhiều mẹ do sở thích cá nhân và cảm thấy nằm võng đung đưa rất dễ chịu nên thường xuyên ngủ qua đêm trên võng. Thế nhưng chuyên gia khuyên mẹ không nên nằm võng ở 3 tháng cuối thai kỳ đâu ạ. 

Theo đó, ThS. BSCKI Vũ Thị Thanh Vân của Bệnh viện Phụ sản Trung Ương cho biết, mẹ bầu mang thai từ tháng thứ 4 trở lên tuyệt đối không nên nằm võng. Nó sẽ rất nguy hiểm và dễ dẫn đến nhiều tác hại khôn lường cho cả mẹ lẫn thai nhi trong bụng. 

Bầu 3 tháng cuối không nên nằm võng
Mẹ bầu 3 tháng cuối không nên nằm võng vì dễ gây ra tác hại xấu

2. 7 tác hại khôn lường từ việc nằm võng trong 3 tháng cuối

Biết là bụng lớn hơn nên mẹ di chuyển nặng nề, nằm ngủ không thoải mái nên mới thích nằm võng nhưng mẹ nên hạn chế tối đa để không gây ra các tác hại xấu sau đây nhé!

2.1. Mẹ bị thiếu oxy lên não

Võng được thiết kế phần đầu và chân cao trong khi phần bụng trũng xuống. Vì thế, mẹ nằm võng sẽ cản trở oxy lưu thông lên não, dẫn đến đau đầu và chóng mặt. Nguy hiểm hơn, mẹ bầu có thể bị mất trí nhớ tạm thời và tai biến mạch máu não nếu nằm võng trong thời gian dài. Rất tai hại mẹ ơi!

Tác hại khi mẹ bầu 3 tháng cuối nằm võng
Nằm võng dễ làm mẹ bầu bị thiếu oxy lên não, gây chóng mặt đau đầu

2.2. Dễ bị té ngã

Nhiều mẹ bầu cho hay, việc nằm võng đung đưa rất dễ chịu nên họ ngủ quên lúc nào không hay. Việc này dễ khiến mẹ bị té ngã do võng không đứng yên mà có xu hướng di chuyển qua lại, đặc biệt là khi có gió hoặc lực tác động. Trong lúc ngủ say, cơ thể mỏi vì mang hài nhi trong bụng, mẹ sẽ vô tình quay người hoặc thay đổi tư thế nằm, làm võng chao đảo khiến mẹ ngã xuống. Cú ngã này không những làm mẹ đau nhức hết người mà còn ảnh hưởng đến thai nhi, bé bị hoảng sợ và chậm phát triển đó ạ.

2.3. Thường xuyên bị giật mình khi đang ngủ

Khi mẹ đang chìm vào giấc ngủ say, có thể mẹ sẽ mơ một giấc mơ đẹp nhưng đôi khi lại là ác mộng khiến mẹ giật mình tỉnh giấc, nằm mãi không ngủ lại được. Càng nguy hiểm hơn là khi nằm võng vì võng không thể tự cân bằng, dễ tạo cảm giác bất an cho não bộ, mẹ cũng dễ giật mình, té ngã nếu chẳng may mơ ác mộng.

Tác hại khi mẹ bầu 3 tháng cuối nằm võng
Mẹ thường xuyên bị giật mình, tỉnh giấc khi ngủ võng

2.4. Nguy cơ khó thở – suy hô hấp cao

Theo bác sĩ Tạ Trung Kiên của bệnh viện y dược Phạm Ngọc Thạch, tư thế nằm võng làm cơ thể mẹ bầu bị bó hẹp lại, phần thân giữa thấp tạo áp lực lên ngực, cản trở hệ hô hấp và khiến mẹ khó thở. Mới đầu, mẹ sẽ chưa cảm nhận gì mấy nhưng kéo dài thì tình trạng khó thở sẽ nặng hơn, nguy cơ suy hô hấp rất cao mẹ ơi.

2.5. Đau cột sống – chèn ép dây thần kinh

ThS. Daniel Roh – Giảng viên trường Northwest Outward Bound (Ấn Độ) cho hay, tình trạng đau cột sống khi nằm võng không phải là hiếm, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối. Theo đó, xương khớp của mẹ đang rất nhạy cảm, lại phải nạp canxi cho cả mẹ lẫn bé nên không ít trường hợp mẹ bầu bị thiếu canxi. Việc nằm võng nhiều sẽ làm cột sống của mẹ bị cong, dẫn tới đau nhức và chèn ép dây thần kinh. Một số mẹ còn bị mảnh vỡ xương đâm vào dây thần kinh nên đau lưng dữ dội, rất nguy hiểm đó ạ.

Tác hại khi mẹ bầu 3 tháng cuối nằm võng
Khó thở, đau cột sống, chèn ép dây thần kinh là tác hại thường gặp khi mẹ bầu nằm võng

2.6. Gây bức bối cho thai nhi trong bụng

Bé cưng đã hoàn thiện hầu hết các bộ phận cơ thể ở 3 tháng cuối rồi nên con cần nhiều không gian để xoay mình, nghịch ngợm và tiếp tục phát triển. Mà mẹ nằm võng lại vô tình bó hẹp bụng lại, con bị bức bối khó chịu do không có chỗ để “vận động”. Quá trình lưu thông máu và oxy đến thai nhi cũng bị cản trở nếu nằm võng quá thường xuyên.

2.7. Bé chậm phát triển

Mẹ bầu 3 tháng cuối nằm võng trong thời gian dài gây ra áp lực lớn lên cổ tử cung, chèn ép thai nhi ở cả 4 phía khiến bé hoàn toàn không thể phát triển cơ bắp và xương khớp một cách toàn diện được. Mà đây lại là giai đoạn thiết yếu để bé hấp thụ dưỡng chất, vận động hình thành cơ thể đầy đủ, khỏe mạnh trước khi chào đời. Chính vì thế, mẹ nên tránh xa võng hết mức ở tam cá nguyệt thứ 3 nhé.

Tác hại khi mẹ bầu 3 tháng cuối nằm võng
Mẹ nằm võng nhiều ở 3 tháng cuối làm tăng nguy cơ chậm phát triển thai nhi

3. 6 mẹo giúp mẹ bầu 3 tháng cuối ngủ ngon không cần võng

6 mẹo cực đơn giản sau đây sẽ giúp mẹ có một giấc ngủ thật sâu và đầy mà không cần nằm võng, tỉnh dậy sảng khoái, khỏi lo mệt mỏi uể oải mẹ ơi!

3.1. Uống sữa ấm trước khi ngủ

Một ly sữa ấm khoảng 100 – 150ml trước khi ngủ làm tăng nhiệt độ cơ thể, tuần hoàn lưu thông máu diễn ra suôn sẻ hơn. Cơ thể mẹ thư giãn và sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ ngon thôi ạ.

Mẹo giúp mẹ bầu 3 tháng cuối ngủ ngon hơn không cần nằm võng
Một ly sữa ấm trước khi ngủ là gợi ý tuyệt vời để mẹ ngủ ngon không cần võng

3.2. Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, chẳng hạn như yoga hay đi dạo bộ khoảng 30 phút – 1 tiếng mỗi ngày sẽ giúp cơ thể mẹ thêm dẻo dai, quá trình trao đổi chất thuận lợi, mẹ tràn đầy năng lượng và ít bị stress. Mỗi tối tinh thần mẹ sẽ thoải mái và ngủ sâu giấc hơn, bé cưng cũng thoải mái hơn đó. 

Mẹo giúp mẹ bầu 3 tháng cuối ngủ ngon hơn không cần nằm võng
Đừng quên tập thể dục nhẹ mỗi ngày để tăng cường trao đổi chất, tinh thần sảng khoái mẹ ơi

3.3. Đảm bảo không gian ngủ tốt cho mẹ bầu

Điều kiện phòng ngủ là cực kỳ quan trọng để đảm bảo mẹ bầu có một giấc ngủ ngon. Một không gian ngủ chất lượng cần đáp ứng các yếu tố sau: 

  • Nhiệt độ phòng thích hợp: từ 26 – 28 độ C, không được để quá lạnh hoặc quá nóng sẽ làm mẹ khó ngủ và dễ bị sốc nhiệt.
  • Chăn gối mềm mại, ấm áp: ưu tiên chọn chất liệu cotton, lụa tencel mềm, thấm hút tốt 
  • Phòng ốc sạch sẽ, thơm tho: Nếu phòng có mùi hôi, mẹ ngửi thấy sẽ rất khó chịu, thế nên việc cần làm hàng đầu đó là luôn dọn dẹp phòng sạch sẽ, thêm một ít tinh dầu thiên nhiên để mẹ thư giãn và ngủ sâu giấc.
  • Không bày quá nhiều đồ: Để không khí lưu thông và tránh bí bách, chật hẹp, phòng ngủ của mẹ không nên bày quá nhiều đồ, chỉ để những đồ dùng cần thiết như đèn ngủ, kệ đầu giường,… thôi nhé!
Mẹo giúp mẹ bầu 3 tháng cuối ngủ ngon hơn không cần nằm võng
Đảm bảo không gian ngủ chất lượng cao để mẹ dễ ngủ và ngon giấc

3.4. Massage cơ thể vào buổi tối

Massage cơ thể vào buổi tối là giải pháp tuyệt vời để mẹ ngủ ngon không cần võng vì nó giải phóng hormone serotonin, sản xuất melatonin – hợp chất gây buồn ngủ tự nhiên đưa mẹ vào giấc ngủ. Việc massage cũng đồng thời giúp tinh thần mẹ thoải mái, dễ chịu, đặc biệt là khi kết hợp với tinh dầu hoặc muối ngâm chân.  

3.5. Tránh xa trà – cà phê – đồ uống có cồn

Trà, cà phê và các loại đồ uống có cồn như bia, rượu là cực kỳ nguy hiểm cho mẹ bầu 3 tháng cuối. Những chất kích thích này giữ cho mẹ tỉnh táo và phấn chấn trong một vài giờ đồng hồ nhưng sau đó là tác hại khôn lường. Lượng cafein cao khiến mẹ trằn trọc, tim đập nhanh và khó ngủ. 

Ngoài ra, mẹ tham khảo chi tiết các tác hại của bia, rượu trong bài viết uống bia khi mang thai 3 tháng cuối – không nên dù chỉ 1 ít để hiểu rõ hơn và tránh xa các loại đồ uống này càng sớm càng tốt nhé.

Mẹo giúp mẹ bầu 3 tháng cuối ngủ ngon hơn không cần nằm võng
Tránh xa bia, rượu, trà và cà phê để không trằn trọc mỗi khi đêm về mẹ ơi

3.6. Mẹ nằm nghiêng trái khi ngủ

Nằm nghiêng trái khi ngủ giúp giảm lực ép lên xương chậu, mẹ dễ trở mình, tăng lưu thông máu đến thai nhi nên đây sẽ là tư thế nằm tốt nhất cho mẹ bầu 3 tháng cuối. Mẹ có thể kết hợp thêm gối mềm chữ U để kê chân hoặc lót một tấm chăn mỏng dưới lưng để tăng độ mềm mại, mẹ dễ chìm vào giấc ngủ sâu hơn nhé. 

Mẹo giúp mẹ bầu 3 tháng cuối ngủ ngon hơn không cần nằm võng
Kết hợp gối chữ U để kê chân, lót chăn mềm dưới lưng để ngủ ngon hơn mẹ nhé

Hơn nữa, mẹ đang sắp vượt cạn và đón bé yêu ra đời nên đừng quên chuẩn bị thật kỹ càng để yên tâm và thoải mái tinh thần, ngủ ngon, bớt phải suy nghĩ vẩn vơ nhé. Vậy mẹ vượt cạn cần chuẩn bị những gì? 

Đơn giản lắm mẹ ạ. Mamamy đang có sẵn hệ sản phẩm chăm sóc mẹ và bé từ A – Z cực xịn sò, lành tính, đảm bảo nhẹ dịu với làn da mỏng manh của bé cưng. Điển hình là sản phẩm khăn ướt, khăn khô đa năng đánh bay mọi vi khuẩn trên làn da của cả bé lẫn mẹ, tã bỉm giúp bé luôn sạch sẽ và khô thoáng, nước rửa bình sữa và rau củ vệ sinh sạch bong mọi đồ dùng cho hai mẹ con và đặc biệt là nước giặt xả thiên nhiên giữ cho quần áo luôn mềm mại và thơm tho, con mặc vào thích lắm đó mẹ ơi!

Đợt ưu đãi cực hot này của Mamamy có ngay deal mua 1 tặng 1 trọn bộ giải pháp siêu đỉnh trên giúp xử lý mọi vấn đề mẹ và bé cưng gặp phải chỉ trong một nốt nhạc. Giá cả thì quá ư là phải chăng, thêm free ship 20k để mẹ nào cũng có thể sở hữu bộ sản phẩm này, vượt cạn nhẹ tênh không cần lo lắng. Mẹ ghé tham khảo ngay nhé!  

Mamamy khuyến mãi
Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng để đón con chào đời, mẹ sẽ yên tâm và ngủ ngon giấc hơn đó ạ

Như vậy mẹ đã tìm được đáp án cho vấn đề mang thai 3 tháng cuối có được nằm võng không rồi. Mẹ nên hạn chế tối đa việc nằm võng và nếu khó ngủ, mẹ áp dụng ngay 6 mẹo cực đơn giản và hiệu quả trên để tăng cường chất lượng giấc ngủ, mẹ khỏe bé vui nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!

Chúc mừng mẹ bước vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy là chỉ ít ngày nữa thôi mẹ được nhìn thấy khuôn mặt bé bỏng của con yêu rồi. Để bé phát triển toàn diện và khoẻ mạnh, mẹ cần bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu cũng như nạp đủ nước nhé. Vì cơ thể mẹ đang rất nhạy cảm nên trái cây sẽ là lựa chọn cực thích hợp vì hương vị dễ ăn, lại lành tính và bổ dưỡng. Tham khảo ngay 13 loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối để cho vào thực đơn mẹ nhé!

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối
Trái cây là siêu thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối đó ạ

1. 4 loại trái cây đẹp da đẹp dáng cho mẹ bầu 3 tháng cuối

Khuôn mặt nổi mụn, da dẻ sạm và đen nhẻm, tăng cân mất kiểm soát là nỗi buồn của không ít mẹ bầu. Đừng lo mẹ ơi, chỉ cần mẹ chăm chỉ bổ sung thêm 4 loại quả sau vào thực đơn hàng ngày là đảm bảo cải thiện đáng kể đấy ạ. Da mẹ thêm hồng hào, cân nặng duy trì ổn định và nói không với mụn, thâm nám, đảm bảo đẹp như hồi con gái đó!

1.1. Quả lựu ngăn ngừa rạn da

Khi mang thai, mẹ tăng cân nhanh và em bé ngày càng lớn ở ba tháng cuối nên phần da trên cơ thể, nhất là ở đùi, bụng bị kéo căng ra, dẫn đến rạn da sau thai kỳ. Những vết rạn da ấy là minh chứng cho sự can đảm, sự hi sinh để đưa con đến thế giới này nên không việc gì phải tự ti cả mẹ nhé. Chưa hết, mẹ hoàn toàn có cách để cải thiện sức khỏe làn da ngay trong 3 tháng cuối thai kỳ nữa đó. 

Trái cây đẹp da cho bà bầu 3 tháng cuối
Rạn da phải tránh xa khi mẹ bổ sung quả lựu vào thực đơn

Hàm lượng chất chống oxy hóa cực cao cùng vitamin C, collagen có trong quả lựu giúp tăng độ săn chắc, đàn hồi cho da, giữ cho làn da luôn căng đầy. Không chỉ giúp ngăn ngừa vết rạn xuất hiện, quả lựu còn hỗ trợ làm mờ vết rạn da cực hiệu quả luôn (Theo nghiên cứu vào năm 2013 tại Ấn Độ được đăng tải trên tạp chí khoa học của chính phủ Mỹ)

1.2. Đu đủ chín giúp kiểm soát cân nặng

Đu đủ chín là thức quả mềm ngọt, rất được mẹ bầu yêu thích. Đã vậy loại quả này còn chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào như vitamin E, K, canxi, magie trong khi chứa cực ít calo, ít chất béo và không cholesterol (mỗi 100gr đu đủ chín chỉ khoảng 42gr calories thôi ạ). Bởi vậy mẹ thỏa thích ăn đu đủ chín mà không lo tăng cân, kiểm soát số cân nặng một cách hiệu quả. (Theo nghiên cứu của P.GS kiêm chuyên gia dinh dưỡng Claus Muss vào năm 2013)

Trái cây đẹp da cho bà bầu 3 tháng cuối
Kiểm soát cân nặng đúng như ý, không sợ tăng cân quá mức cùng đu đủ chín mẹ ơi

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả duy trì cân nặng ổn định tốt nhất, mẹ cần ăn đúng cách, tránh lạm dụng. Chi tiết cách ăn chuẩn khoa học mẹ tham khảo bài Bầu 3 tháng cuối ăn đu đủ chín được không? Cực dinh dưỡng mẹ ơi! 

1.3. Khoai lang giảm nếp nhăn hiệu quả

Bụng mẹ nặng hơn ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 nên việc nằm ngủ khá khó khăn. Không ít mẹ còn bị mất ngủ thường xuyên, khiến khóe mắt và gương mặt xuất hiện những vết nhăn và hõm sâu. Chưa kể đến việc ảnh hưởng sức khoẻ, những vết “chân chim” này đã khiến mẹ tự ti, buồn bã, không còn muốn cười vì mỗi lần cười nếp nhăn lại sâu hơn. 

Mẹ ơi, có cách “giải quyết” cực nhanh gọn và lành tính những vết nhăn trên khuôn mặt của mẹ đây ạ. Tiến sĩ Saru Singh tại đại học New York lừng danh đã nói, bổ sung khoai lang vào thực đơn hàng ngày sẽ hỗ trợ “xóa tan” mọi vết nhăn, giữ cho làn da mẹ bầu luôn căng bóng và tràn đầy sức sống.

Trái cây đẹp da cho bà bầu 3 tháng cuối
Nếp nhăn trên mí mắt không còn thấy nữa từ khi mẹ có khoai lang

Bởi vì, loại củ này có chứa nhiều chất chống oxy hóa cùng các khoáng chất như vitamin A, selenium, beta carotene hỗ trợ đào thải độc tố, thúc đẩy quá trình sản xuất collagen làm da săn chắc, căng mọng, giảm thiểu quầng thâm do thiếu ngủ, trả lại cho mẹ một gương mặt tươi tắn và rạng rỡ, ai nhìn cũng phải tấm tắc khen ngợi!

1.4. Việt quất cung cấp collagen

Susanne, nghiên cứu viên cấp cao tại Đức đã dành nhiều tháng trời để tìm hiểu về quả việt quất và cho ra kết quả, loại quả này có hàm lượng anthocyanin cực cao, dồi dào nhất trong số các thức quả. Anthocyanin là hợp chất có công dụng chính là thải độc, điều hòa lượng cholesterol trong máu, kích thích tổng hợp và sản sinh collagen trong cơ thể. Chính vì thế mẹ bầu 3 tháng cuối bổ sung loại quả này sẽ sở hữu làn da căng bóng, mịn màng nhờ tăng sinh collagen tốt cho làn da.

Trái cây đẹp da cho bà bầu 3 tháng cuối
Việt quất cung cấp collagen cho làn da mẹ thêm săn chắc, mịn màng

Hơn thế nữa, việt quất còn được biết đến là chứa nhiều vitamin E, C cùng nhiều khoáng chất thiết yếu như kẽm, kali,… giúp cải thiện và tăng cường sức khỏe làn da. Mẹ không còn đắn đo và suy nghĩ việc chăm sóc da sao cho tốt và lành tính nữa rồi. 

2. 5 loại trái cây cho thai nhi khỏe mạnh – thông minh

Mẹ nào cũng mong muốn bé yêu nhà mình lớn lên khỏe mạnh, thông minh lanh lợi hết. Một số mẹ lầm tưởng con thông minh hay không là do di truyền, không thay đổi được. Trên thực tế, nếu ở giai đoạn 3 tháng cuối mà mẹ biết cách ăn uống đúng, tăng cường 5 loại quả sau thì bé sẽ nhanh nhẹn và hoạt bát hơn hẳn, con học tập cũng giỏi và tiếp thu nhanh mẹ ơi.

Trái cây cho thai nhi khỏe mạnh thông minh
Nạp ngay 5 thức quả sau để bé sinh ra thông minh và khỏe mạnh mẹ nhé!

2.1. Quả ổi giúp bé thông minh hơn

Mẹ bầu nào cũng mong muốn em bé sinh ra khỏe mạnh và thông minh, lanh lợi. Để giúp bé cưng phát triển toàn diện, mẹ đừng quên bổ sung nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ như protein, chất đạm và đặc biệt là vitamin B9 khi mang thai ở 3 tháng cuối nhé. Gợi ý cho mẹ quả ổi – loại quả cực ngon miệng, lại còn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất này cho mẹ.

Mỗi 100gr ổi đáp ứng được 20% giá trị protein và vitamin B9 hàng ngày cho mẹ và thai nhi. Hỗ trợ bé phát triển tim mạch khỏe mạnh, tăng cường trí não và phòng ngừa các dị tật nguy hiểm về ống thần kinh. Bé lớn lên lanh lợi và đáng yêu, ai nhìn cũng muốn nựng!

Trái cây cho thai nhi khỏe mạnh thông minh
Bé lanh lợi, sáng dạ hơn nhờ mẹ ăn ổi đúng cách trong thai kỳ

2.2. Mãng cầu hỗ trợ bé nhận thức nhanh nhạy

Hệ thần kinh của bé hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ nhất ở giai đoạn 3 tháng cuối. Nếu lúc này, mẹ không nạp đủ dưỡng chất thiết yếu hoặc mẹ mệt mỏi, suy nghĩ nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ của con. Vẫn biết sắp đón bé chào đời nên mẹ lo lắng mọi thứ, sợ sơ xuất khâu chuẩn bị lúc sinh sẽ khó khăn nhưng mẹ ơi, hãy giữ tinh thần thoải mái, ăn uống điều độ để con nhận được dinh dưỡng trọn vẹn nhé.

Trái cây cho thai nhi khỏe mạnh thông minh
Bé nhanh nhạy, học một biết mười khi được nạp đủ lượng vitamin B6 cần thiết ngay từ trong bụng mẹ

Mẹ thêm quả mãng cầu vào thực đơn ăn uống để bổ sung vitamin B6 cho cơ thể, giúp xua tan căng thẳng và làm dịu não bộ, mẹ thoải mái và ăn ngon, ngủ ngon hơn. Thai nhi cũng được “thơm lây”, con được nạp thêm kali, mangan, vitamin A, B, C các loại nên phát triển não tốt, sau này lớn lên bé sẽ nhận thức nhanh nhạy hơn đó ạ.

2.3. Táo tăng cường miễn dịch

Vitamin C là thành phần thiết yếu cấu tạo nên tế bào, chúng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi chất, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công từ tác nhân bên ngoài. Táo là loại quả có hàm lượng vitamin C cao nhất được tìm thấy cho đến hiện tại. Vì thế, mẹ bầu ăn táo hàng ngày sẽ giúp dưỡng chất lưu chuyển đến thai nhi thông suốt hơn, giúp bé khỏe mạnh và tăng cường đề kháng hiệu quả (Theo tờ báo Times of India nổi tiếng nhất tại Ấn Độ)

Trái cây cho thai nhi khỏe mạnh thông minh
Hệ miễn dịch của bé sẽ được củng cố nếu mẹ bầu ăn táo mỗi ngày

Chưa hết đâu mẹ ạ, Vitamin A và vitamin B6 trong quả táo còn kích thích sản sinh tế bào miễn dịch, tạo ra một lượng lớn kháng thể giúp bé mạnh mẽ để chống lại vi khuẩn và cúm. Đây là tiền đề chắc chắn cho con lớn khôn toàn diện sau này.

2.4. Dâu tây hỗ trợ bé phát triển xương chắc khỏe

Loãng xương, còi xương ở các bé 3 – 5 tuổi là phổ biến nhất. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là bé không được cung cấp đủ lượng canxi, vitamin D ngay từ khi ở trong bụng mẹ. Không chỉ gây khó khăn cho bé lúc tập bò, tập đi mà còn làm con chậm lớn, thấp bé so với bạn bè đồng trang lứa nữa đó ạ. 

Trái cây cho thai nhi khỏe mạnh thông minh
Dâu tây giúp bé chắc khỏe xương, cao lớn và nhanh biết bò, biết đi

Để giảm thiểu nguy cơ này, mẹ hãy ăn dâu tây đúng cách ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 nhé. Loại quả đỏ đỏ nhỏ nhắn này vậy mà có hàm lượng canxi, kali, magie, vitamin D cực phong phú luôn ạ. Những hợp chất này tăng cường hấp thu và chuyển hóa canxi, photpho, kiến tạo cho bé cưng một hệ xương chắc khỏe, dẻo dai. Con sẽ nhanh biết bò, biết đi và lớn khỏe toàn diện mẹ ơi.

2.5. Kiwi giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh

Dị tật bẩm sinh ở thai nhi luôn có nguy cơ xuất hiện nếu mẹ bầu chăm sóc sức khỏe và ăn uống kém khoa học, nhất là quên không bổ sung axit folic và folate trong 3 tháng cuối thai kỳ. Để đảm bảo bé sinh ra lành lặn, khỏe mạnh nhất, mẹ hãy cho thêm kiwi vào thực đơn nhé.

Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, hàm lượng folate và axit folic cao ở quả kiwi sẽ giúp ngăn ngừa thiếu máu, hỗ trợ hình thành và phát triển tế bào. Từ đó mẹ luôn khỏe, ngăn ngừa tai biến và sinh non. Bé chào đời thuận lợi, đánh bay nguy cơ nứt đốt sống, dị tật ống thần kinh hay hở hàm ếch, sứt môi ở con yêu.

Trái cây cho thai nhi khỏe mạnh thông minh
Kiwi chua chua ngọt ngọt bắt miệng, lại còn giúp giảm nguy cơ dị tật thai nhi nữa đó ạ

3. 4 loại trái cây giúp mẹ sinh bé thuận lợi

Hành trình đón bé chào đời rất đỗi thiêng liêng nhưng mẹ lại lo lắng, sợ khó sinh hoặc sinh bé không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của con. Không sao đâu mẹ, mẹ cứ thay đổi luân phiên 4 loại trái cây sau trong 3 tháng cuối là đảm bảo hạ sinh bé nhẹ tênh, mẹ tròn con vuông.

Trái cây giúp mẹ sinh bé thuận lợi
Mẹ hạ sinh bé nhàn tênh, mẹ tròn con vuông bằng cách nạp thêm 4 trái cây phù hợp sau

3.1. Dừa cải thiện chất lượng nước ối

Kể cả trong quan niệm dân gian hay nghiên cứu khoa học thì dừa đều được chứng mình là loại nước “thần kỳ” có công dụng tăng cường và cải thiện chất lượng nước ối một cách đáng kể. Từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ bắt đầu uống 2 – 3 ly nước dừa mỗi ngày để làm sạch nước ối, cung cấp đầy đủ chất lỏng để hạ sinh bé nhẹ nhàng hơn nhé.

Trái cây giúp mẹ sinh bé thuận lợi
Cải thiện chất lượng nước ối trong và nhiều hơn bằng nước dừa ngon ngọt mẹ nhé

3.2. Dưa hấu cấp nước cho mẹ bầu

Uống nhiều nước mỗi ngày là lời khuyên đầu tiên mà các chuyên gia dành tặng cho mẹ bầu, nhất là ở 3 tháng cuối. Thế nhưng, việc uống quá nhiều nước khiến mẹ đi tiểu liên tục, lại nhàm chán, không có vị gì nên mẹ chẳng thích uống chút nào. Mẹ kết hợp thêm dưa hấu để cấp nước cho cơ thể, kích thích vị giác để ăn uống ngon miệng hơn nhé. Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ cho hay, có đến 91% thành phần của dưa hấu là nước, ăn dưa hấu giúp mẹ yên tâm bổ sung đầy đủ lượng nước cơ thể cần hàng ngày. 

Trái cây giúp mẹ sinh bé thuận lợi
https://mamamy.vn/wp-content/uploads/2022/09/trai-cay-giup-me-sinh-be-thuan-loi-3.jpg

3.3. Quả bưởi “đánh bay” nỗi lo vỡ ối sớm

Trước khi chào đời, thai nhi sống trong túi ối và nơi đây chính là môi trường nuôi dưỡng cũng như bảo vệ bé khỏi các tác hại xấu từ bên ngoài. Thông thường, chỉ khi cổ tử cung mở rộng hết cỡ thì túi ối mới bắt đầu vỡ để tạo độ trơn giúp bé “chui” ra ngoài dễ hơn. Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ bị vỡ ối sớm, lớp màng bao bọc thai nhi mất đi, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây nhiễm trùng cho bé. Chưa kể vỡ ối sớm còn khiến nước ối khô nhanh, đợi đến lúc bé rục rịch chào đời thì nước đã không còn, mẹ rất khó sinh bé đó ạ.

Trái cây giúp mẹ sinh bé thuận lợi
Không còn nỗi lo vỡ ối sớm từ khi mẹ biết đến quả bưởi

Nỗi lo này của mẹ sẽ bị “đánh bay” hoàn toàn nhờ tăng cường ăn bưởi từ tháng thứ 6 – 7 trở đi. Quả bưởi cực giàu chất chống oxy hóa, giúp khử khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm âm đạo, tử cung khỏe mạnh, từ đó giảm thiểu nguy cơ vỡ ối sớm ở mẹ bầu. 

3.4. Quả mơ ngừa nhiễm trùng

Quả mơ rất tốt cho mẹ bầu 3 tháng cuối luôn ạ, điển hình nhất là khả năng tiêu diệt vi khuẩn đường ruột, điều hòa điện giải và chống lại sự tấn công của các gốc tự do trong cơ thể. Sở dĩ thức quả này có công dụng tuyệt vời như thế là nhờ acid citric và canxi, photpho chuyển hóa thành vitamin A kiến tạo ra kháng thể, mẹ khỏe mạnh, không sợ hại khuẩn lăm le tấn công gây nhiễm trùng da, dạ dày nữa rồi.

Trái cây giúp mẹ sinh bé thuận lợi
Ngừa nhiễm trùng, nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu lẫn thai nhi với dưỡng chất từ quả mơ

4. Chỉ mẹ bầu 3 tháng cuối cách ăn trái cây chuẩn khoa học

Đúng là trái cây lành tính và cực nhiều dưỡng chất nhưng không phải cứ ăn đại là mang lại hiệu quả đâu ạ. Mẹ cần ăn đúng cách để cơ thể hấp thu tốt, tránh các tác hại không mong muốn. Chi tiết cách ăn trái cây chuẩn khoa học cho mẹ bầu 3 tháng cuối có ngay đây, mẹ tham khảo nhé!

Trái cây giúp mẹ sinh bé thuận lợi
Trái cây rất tốt nhưng cần ăn đúng cách để đạt hiệu quả tối đa mẹ nhé

1 – Hàm lượng trái cây mẹ nên ăn mỗi ngày

Mỗi ngày, mẹ nên ăn khoảng 2 – 4 phần trái cây. Một phần trái cây sẽ tương đương với 150ml nước ép hoặc một chén trái cây tươi, mẹ quy đổi như vậy cho dễ, tránh ăn vượt mức gây hại nhé. Đồng thời, mẹ phân thành nhiều bữa trong ngày và tốt nhất nên nạp ngay sau bữa chính để cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt nhất. Dù rất thèm nhưng mẹ cần ăn vừa đủ, không ăn quá nhiều trái cây sẽ khiến hệ tiêu hoá bị kiệt sức, gây đau bụng và tiêu chảy, nôn ói.

Trái cây giúp mẹ sinh bé thuận lợi
Mỗi ngày, mẹ nên ăn khoảng 2 – 4 khẩu phần trái cây là vừa đủ

2 – Nên đa dạng các loại trái cây hàng ngày

Mỗi loại quả lại chứa những chất dinh dưỡng khác nhau và mang đến lợi ích phong phú cho mẹ bầu. Vì thế, mẹ đa dạng và thay đổi luân phiên nhiều loại quả trong thực đơn dinh dưỡng để nạp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể nhé. Mẹ tránh ăn một loại quả nhiều ngày liên tiếp sẽ “lợi bất cập hại”, tiêu hoá không kịp. Chưa kể còn khiến mẹ bị ngán và chán ăn, không tốt chút nào đâu mẹ.

3 – Ăn trái cây tươi thay vì đóng hộp

Mẹ bầu bận rộn, không có nhiều thời gian thường nghĩ đến trái cây đóng hộp, sấy khô có sẵn ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Nhưng lời khuyên của chuyên gia là mẹ nên ưu tiên trái cây tươi vì hàm lượng dưỡng chất sẽ trọn vẹn nhất, hương vị cũng ngon lành hơn. 

Trái cây giúp mẹ sinh bé thuận lợi
Ưu tiên trái cây tươi thay vì loại đóng hộp, sấy khô cho trọn vẹn dưỡng chất mẹ ơi

Mặt khác, trái cây đóng hộp, sấy khô đôi khi còn chứa chất bảo quản nhằm tăng thời gian sử dụng. Đối với người bình thường có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều nhưng mẹ bầu 3 tháng cuối đang trong thời kỳ nhạy cảm, tiêu thụ chất bảo quản sẽ gây nguy cơ nhiễm trùng, tiêu chảy, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Vì thế, mẹ cố gắng tiêu thụ trái cây tươi, thu hoạch từ vườn, đồng thời hạn chế các hình thức đóng hộp để hấp thụ dưỡng chất và tránh được các tác hại không mong muốn nhé.

Trái cây giúp mẹ sinh bé thuận lợi
Trái cây đóng hộp chứa hợp chất bảo quản không tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

4 – Chọn trái cây thật kỹ – rửa sạch trước khi ăn

Ngoài chợ, siêu thị bày bán trái cây cực kỳ nhiều, mẹ băn khoăn không biết nên chọn lựa thế nào. Đơn giản thôi ạ, mẹ hãy chọn những quả tươi, lớp vỏ mướt, không bị sần sùi và chuyển màu. Song song với đó, mẹ ưu tiên trái cây hữu cơ, không phun xịt thuốc trừ sâu và sơ chế thật kỹ, loại bỏ tất cả những chỗ bầm tím, chuyển đen và rửa sạch trước khi ăn nhé.

Trái cây giúp mẹ sinh bé thuận lợi
Chọn trái cây thật kỹ, không mua những quả bị hư, vỏ sần sùi, có mùi hôi mẹ nhé

Phương pháp thông thường nhất mà mẹ bầu hay chọn để rửa trái cây là ngâm trong nước muối. Nhưng cách này “không đủ đô” với đám hại khuẩn đâu ạ. Những vi khuẩn cứng đầu vẫn tồn tại khoẻ mạnh và nhăm nhe tấn công mẹ và bé yêu đó ạ.

Mẹ ưu tiên sử dụng nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy với thành phần thuần thực vật phù hợp làm sạch và khử khuẩn siêu đỉnh này nhé. Không chỉ rửa sạch rau củ, sản phẩm còn được tin dùng để vệ sinh bình sữa, dụng cụ cho bé sơ sinh nhờ công thức ít bọt, không mùi, không sợ có tồn dư sau rửa. Mamamy hiểu mẹ bầu và bé sơ sinh là 2 đối tượng nhạy cảm nhất, nên rất khắt khe trong việc lựa chọn những thành an toàn nhất, lành tính nhất, không thêm bất cứ một chất phụ gia nào, kể cả chất bảo quản hay chất tạo bọt, tạo mùi. Mẹ hoàn toàn yên tâm khi dùng nhé . 

Thao tác sử dụng cũng siêu dễ và tiện lợi luôn ạ. Mẹ chỉ cần bấm nhẹ vòi 2 – 3 lần để lấy nước rửa, sau đó xoa nhẹ rồi rửa trái cây là được, chắc chắn mọi hại khuẩn dù lớn hay nhỏ đều bị diệt sạch hết mà không để lại cặn hay mùi khó chịu.

Mẹ bỉm lần đầu mua sắm có cơ hội nhận quà siêu hấp dẫn đến từ Mamamy đây ạ!
Mẹ bỉm lần đầu mua sắm có cơ hội nhận quà siêu hấp dẫn đến từ Mamamy đây ạ!

Chưa hết đâu, sản phẩm nước rửa xịn sò này đang có deal giảm giá siêu khủng lên đến 60%, mua 2 tặng 1 cùng combo tặng kèm túi bổ sung cùng loại cực hời cho mẹ bỉm lần đầu mua sắm. Cơ hội “vàng” để mẹ tậu về rửa sạch hóa chất trong thực phẩm, lại còn sử dụng để vệ sinh mọi đồ dùng của bé cưng khi còn chào đời. Ghé ngay kẻo bỏ lỡ ưu đãi có một không hai này mẹ nhé!

5. Chỉ mẹ 3 cách chế biến trái cây đơn giản – vừa đẹp da vừa bổ dưỡng

Ngoài ăn trực tiếp trái cây tươi, gợi ý mẹ bầu 3 công thức chế biến trái cây cực đơn giản, hấp dẫn và ngon tuyệt này nhé mẹ ơi! 

Cách chế biến trái cây cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Biến tấu trái cây với 3 công thức cực ngon, cực dễ này mẹ ơi!

5.1. Trái cây dầm sữa chua ngon cho làn da mịn màng

Mẹ bầu 3 tháng cuối cơ thể nặng hơn, việc ăn uống và tiêu hóa cũng khó khăn, bất tiện. Chưa kể thân nhiệt mẹ cao còn làm tăng axit dạ dày, dễ bị ợ chua nữa. Món trái cây dầm sữa chua giúp tăng cường số lượng lợi khuẩn đường ruột, hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, lại còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp làn da mẹ thêm mịn màng và tươi tắn nữa đó ạ. 

1- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu

  • Sữa chua không đường: 1 hũ
  • Dưa hấu: 50gr
  • Táo: 50gr
  • Bưởi: 50gr
  • Kiwi: 50gr
  • Dâu tây: 50gr
  • Ly đựng, muỗng
Cách chế biến trái cây cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Sữa chua dầm trái cây ngon, lạ miệng cho mẹ bỉm khỏi sợ chán ăn

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Trái cây mua về mẹ rửa sạch, bỏ vỏ và hạt rồi thái thành miếng nhỏ cỡ 3 – 5cm. 
  • Bước 2: Cho phần trái cây vừa cắt vào ly, mẹ dùng muỗng dằm mạnh tay cho nhuyễn, vừa miệng ăn là ngừng. Kế đến, mẹ mở nắp hộp sữa chua đổ vào. Dùng muỗng trộn đều lên cho thấm vị.
  • Bước 3: Vậy là hoàn thành rồi đó ạ. Mẹ có thể cho thêm ít đá nhuyễn nếu ăn vào buổi trưa nóng để tăng hương vị cho món ăn, giúp mẹ ngon miệng hơn nhé.
Cách chế biến trái cây cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Chỉ với 3 bước có ngay ly trái cây dầm kết hợp sữa chua bổ dưỡng

5.2. Salad trái cây cải thiện hệ tiêu hóa

Salad rau củ là gợi ý hay ho để mẹ kết hợp nhiều loại thức quả yêu thích, giúp kích thích vị giác và tránh cảm giác nhàm chán khi ăn trái cây mỗi ngày. Công thức làm salad chuẩn bài, tăng cường chức năng hệ tiêu hoá có ngay đây mẹ ơi!

1- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu 

  • Chuối: 1/2 trái
  • Kiwi: 1/2 trái
  • Táo: 1/2 trái
  • Dâu tây: 4 – 5 trái
  • Dưa hấu: 50gr
  • Chanh tươi: 1/2 quả
Cách chế biến trái cây cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Chất xơ dồi dào từ món salad trái cây giúp mẹ đánh bay táo bón, tiêu hóa nên trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Trái cây mẹ rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành hình hạt lựu nhỏ 1 – 2cm cho dễ ăn. 
  • Bước 2: Mẹ cho đồng thời phần hoa quả vừa cắt vào tô, vắt ½ quả chanh vào, dùng muỗng trộn đều lên cho thấm.
  • Bước 3: Thưởng thức ngay hoặc bọc màng thực phẩm, cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 15 phút, trái cây hơi lạnh để ăn ngon miệng hơn mẹ nhé.
Tận dụng hoa quả có sẵn trong ngăn bếp để làm món ngon nào mẹ ơi
Tận dụng hoa quả có sẵn trong ngăn bếp để làm món ngon nào mẹ ơi

5.3. Sinh tố trái cây béo ngậy đầy dưỡng chất

Mẹ nào muốn làn da luôn căng mịn và tươi sáng thì nhất định đừng bỏ qua món sinh tố trái cây béo béo bùi bùi này nhé. Không chỉ ngon, món này còn cực kỳ dễ làm, mẹ có thể biến tấu đa dạng với những loại trái cây có sẵn trong ngăn bếp nhà mình. Cùng học cách chế biến ngay để bắt tay vào làm mẹ nhé!

1- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu

  • Quýt: 1/2 trái
  • Chuối: 1/2 trái
  • Lê: 1/2 trái
  • Táo: 1/2 trái
  • Dâu tây: 4 – 5 trái
  • Dưa hấu: 50gr
  • Sữa tươi không đường: 20ml
  • Đá viên: 5 – 6 viên nhỏ
  • Máy xay sinh tố, ly đựng
Cách chế biến trái cây cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Sinh tố trái cây – lựa chọn hàng đầu cho mẹ bầu đẹp da, đẹp dáng

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Mẹ sơ chế các loại trái cây bằng cách rửa sạch, gọt vỏ và thái thành miếng nhỏ cỡ 5 – 6cm để xay nhanh hơn.
  • Bước 2: Cho lần lượt lê, táo vào máy xay, chọn chế độ xay vừa trong 2 – 3 phút mẹ nhé. Kế đến, mẹ tiếp tục cho quýt, chuối, cam, dâu tây vào, xay tiếp thêm 5 – 6 phút nữa.
  • Bước 3: Mẹ mở nắp ra rồi thêm 20ml sữa tươi không đường và đá viên nhỏ đã chuẩn bị sẵn, bật máy xay tiếp 2 – 3 phút nữa.
  • Bước 4: Tắt máy và đổ món sinh tố ngon lành ra ly để thưởng thức nào mẹ ơi.
Cách chế biến trái cây cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Không chỉ bắt mắt, sinh tố trái cây còn có hương vị thơm ngon khó cưỡng và đầy dinh dưỡng

Vậy là mẹ đã nắm được 13 loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối cũng như công dụng của từng loại quả đối với sức khỏe của mẹ và bé yêu trong bụng rồi. Nhớ ăn đúng cách và đừng ngại biến tấu để đỡ nhàm chán, ăn uống ngon miệng hơn mẹ nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ kịp thời!

3 tháng cuối là giai đoạn mẹ và bé cùng cố gắng để “cán đích” thành công, mẹ cẩn trọng từng chút một, đặc biệt là trong chế độ dinh dưỡng. Mẹ cũng rất chú trọng đến việc bổ sung nhiều nguồn sữa bên cạnh sữa bầu để đảm bảo con yêu nhận được đủ đầy dưỡng chất. Thấy sữa đậu nành ngon và lành, mẹ cứ lăn tăn mãi, chẳng biết bà bầu uống sữa đậu nành 3 tháng cuối được không. Đừng lo lắng bởi bài viết này sẽ “mách” mẹ nhiều kiến thức thú vị!

Bà bầu uống sữa đậu nành 3 tháng cuối
Bà bầu uống sữa đậu nành 3 tháng cuối – Giàu dinh dưỡng vô cùng

1. Bà bầu 3 tháng cuối uống sữa đậu nành được không?

Bà bầu 3 tháng cuối hoàn toàn có thể uống sữa đậu nành nhé mẹ ơi! Bởi loại sữa này không chỉ có ích cho mẹ bầu mà còn giúp thai nhi khỏe mạnh nhờ nhiều dưỡng chất thiết yếu đó ạ. Cụ thể là gì mẹ đọc tiếp những thông tin cực hữu ích bên dưới nhé: 

Bà bầu 3 tháng cuối uống sữa đậu nành được không?
Bà bầu uống sữa đậu nành 3 tháng cuối được không?

1 – Đối với mẹ bầu 3 tháng cuối 

Trong mỗi cốc sữa đậu nành chứa 6,3g protein, đây được xem là nguồn cung protein dồi dào giúp mẹ bầu khỏe mạnh. Bên cạnh đó, sữa đậu nành còn nói không với cholesterol và chất béo xuất phát từ động vật, mẹ an tâm bổ sung mà không lo ngại tình trạng tiểu đường thai kỳ hay tăng cân mất kiểm soát. Chưa dừng lại ở đó đâu ạ, sữa đậu nành còn chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe như A, D, B12,… 

Hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa đậu nành
Trong mỗi cốc sữa đậu nành sẽ chứa 6,3g protein, đây được xem là nguồn cung protein dồi dào giúp mẹ bầu khỏe mạnh

Dù có nguồn gốc từ thực vật nhưng hàm lượng dinh dưỡng của sữa đậu nành vẫn “ngang ngửa” sữa bò đó ạ. Nếu mẹ đã quá ngấy sữa bầu hoặc dị ứng lactose trong sữa bò thì sữa đậu nành sẽ là “vị cứu tinh” mà mẹ nên ưu ái lựa chọn. Hương thơm dịu nhẹ, quyến luyến nơi cánh mũi và mùi vị dễ uống, thanh đạm đặc trưng sẽ giúp mẹ “thanh lọc” vị giác, đem đến trải nghiệm tuyệt vời! 

2 – Đối với thai nhi 3 tháng cuối 

Ngoài những dưỡng chất thiết yếu giúp mẹ bầu khỏe mạnh, sữa đậu nành còn hỗ trợ mẹ nâng đỡ “mầm sống” bé nhỏ đang lớn lên từng ngày. Bởi loại sữa này chứa rất nhiều axit folic, hỗ trợ trí não của con yêu phát triển vượt bậc. 

Nguồn đạm dồi dào trong sữa đậu nành cũng thúc đẩy các cơ quan trong cơ thể con yêu khỏe mạnh, đảm bảo cấu trúc hài hòa, không bị tật hay khiếm chỗ này khuyết chỗ kia. Nhờ đó, mẹ an tâm phần nào và cũng đỡ gánh âu lo bé cưng có đang lớn nhanh lớn khỏe hay không. 

Hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa đậu nành
Ngoài những dưỡng chất thiết yếu giúp mẹ bầu khỏe mạnh thì sữa đậu nành còn hỗ trợ mẹ nâng đỡ “mầm sống” bé nhỏ

Tuy nhiên, mẹ cũng nên uống sữa đậu nành đúng cách, đúng lượng để đảm bảo an toàn. Ông bà luôn truyền tai nhau câu nói “cái gì nhiều quá cũng không tốt” quả thực chẳng sai đâu mẹ ơi! Trên thực tế, đậu nành chứa hàm lượng glucose khá cao, nếu sử dụng nhiều và liên tục trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tim mạch đó ạ.  

Tốt nhất, mẹ vẫn nên uống sữa đậu nành ở mức vừa phải. Chi tiết về lợi ích, liều lượng, cách uống ra sao, mẹ đừng bỏ qua phần nội dung cực hấp dẫn bên dưới nhé. 

Bà bầu 3 tháng cuối uống sữa đậu nành được không?
Tốt nhất, mẹ vẫn nên uống sữa đậu nành ở mức vừa phải

2. 8 lợi ích của sữa đậu nành với mẹ và thai nhi 3 tháng cuối thai kỳ

Sữa đậu nành béo bùi, thơm ngon chẳng những cung cấp năng lượng, tăng cường sức đề kháng cho mẹ và bé mà còn củng cố hệ xương của mẹ, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi và vô vàn công dụng đáng nể khác: 

Lợi ích của sữa đậu nành với mẹ bầu 3 tháng cuối
8 lợi ích của sữa đậu nành với mẹ và thai nhi 3 tháng cuối thai kỳ

2.1. Cung cấp năng lượng cho mẹ bầu

Mang trong mình hình hài bé nhỏ, mẹ ý thức về sứ mệnh thiêng liêng của mình. Mỗi ngày mẹ đều dành thật nhiều thời gian để chuyện trò cùng con, kể con nghe về thế giới tươi đẹp bên ngoài. Mẹ háo hức chờ đến ngày con cất tiếng khóc oe oe và da kề da với mẹ. Càng về giai đoạn cuối, niềm hân hoan trong mẹ càng to lớn dần. Thế nhưng, trên chặng hành trình ấy, mẹ không thể tránh khỏi những nhọc nhằn, vất vả do thường xuyên hụt hơi, đuối sức, ngồi thôi cũng thấy mệt rã rời. 

Lợi ích của sữa đậu nành với mẹ bầu 3 tháng cuối
Sữa đậu nành cung cấp năng lượng cho mẹ bầu

Mẹ ơi, quan tâm sức khỏe của bản thân nhiều thêm một chút để đảm bảo thai kỳ an toàn nhé! Mỗi khi xuống sức, chẳng muốn làm gì, mẹ có thể nạp thêm nhiều thực phẩm dinh dưỡng, giàu năng lượng giúp mẹ hoạt động suốt ngày dài. 

Lợi ích của sữa đậu nành với mẹ bầu 3 tháng cuối
Sữa đậu nành có hàm lượng carbohydrate và protein khá cao, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh năng lượng

Trong vô vàn thực phẩm ngoài kia, mẹ không nên bỏ qua sữa đậu nành đâu ạ. Bởi đây là loại sữa có hàm lượng carbohydrate và protein khá cao, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh năng lượng, kích thích sản sinh tế bào mới và chi phối quá trình trao đổi chất, chuyển hóa chất béo thành năng lượng đi khắp cơ thể. 

2.2. Tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và bé

Khi mang thai con yêu, mẹ luôn dốc lòng dốc sức bảo vệ con, chẳng muốn con có chuyện gì nên ăn uống, đi đứng mẹ đều chú trọng. Nhưng những yếu tố khách quan cũng khó tránh khỏi mẹ nhỉ? Bọn vi khuẩn, vi khuẩn xấu xa luôn tìm cách “thừa nước đục thả câu”, biết sức đề kháng của mẹ không quật cường bằng lúc chưa mang bầu nên chúng cứ “nhăm nhe” tấn công, khiến mẹ đau nhức, khụt khịt mãi thôi. 

Lợi ích của sữa đậu nành với mẹ bầu 3 tháng cuối
Với một cốc sữa ấm thơm, mẹ đã bổ sung thêm nhiều chất có lợi

Những lúc thế này, sữa đậu nành sẽ “cứu cánh”, giúp mẹ tăng cường khả năng đề kháng, xây dựng hàng rào miễn dịch kiên cố để chống lại bọn “ngoại xâm” không mời mà đến. Với một cốc sữa ấm thơm, mẹ đã bổ sung thêm nhiều chất có lợi như canxi, magie, protein cùng hàng loạt vitamin như A, D, E,… Những dưỡng chất “thần thánh” này sẽ giúp mẹ khỏe mạnh hơn, con yêu cũng an tâm phát triển trong bụng mẹ mà không phải lo sợ những chuyện bên ngoài nữa rồi! 

2.3. Hệ xương của mẹ thêm phần chắc khỏe

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu không tránh khỏi những cơn đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, thậm chí ảnh hưởng đến cột sống, xương chậu. Bởi bé yêu mỗi ngày một lớn sẽ chèn ép lên các cơ quan của mẹ, đặc biệt là dây chằng, khiến mẹ mệt mỏi, đi đứng khó khăn. 

Lợi ích của sữa đậu nành với mẹ bầu 3 tháng cuối
Hệ xương của mẹ thêm phần chắc khỏe

Trong 3 tháng cuối, bụng bầu đã to vượt mặt càng khiến mẹ di chuyển nặng nhọc hơn. Mẹ đừng chủ quan nhé! Nếu tình trạng đau mỏi diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến kỳ vượt cạn sắp tới đó ạ, chưa kể còn có nguy cơ để lại biến chứng sau sinh nữa. 

Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần duy trì thói quen uống sữa đậu nành, bởi theo các nghiên cứu hàm lượng canxi trong sữa giúp ổn định mật độ xương, hạn chế tối đa tình trạng giòn xương, gãy xương hoặc thoái hóa đốt sống cổ. Ngoài ra, vitamin D trong sữa đậu nành còn hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi diễn ra trơn tru hơn, hệ xương của mẹ nhờ đó mà cũng thêm phần chắc khỏe. 

Lợi ích của sữa đậu nành với mẹ bầu 3 tháng cuối
Uống sữa đậu nành sẽ cung cấp hàm lượng lớn canxi giúp mẹ ổn định mật độ xương

2.4. Nhuận tràng – đi tiêu dễ dàng hơn

Khi mang thai, cơ thể mẹ sản sinh ra nhiều hormone, đặc biệt là progesterone, gây rối loạn hoạt động của hệ tiêu hóa, nhu động ruột và cản trở quá trình đi tiêu. Chính vì thế mà mẹ thường ra ra vào vào nhà vệ sinh nhiều lần trong ngày mà chẳng thể nào “tống khứ” chất bẩn ra bên ngoài. 

Hiện tượng này diễn ra ngày một ngày hai có thể không nhưng nếu cứ kéo dài từ tuần này qua tuần nọ, tháng này qua tháng khác thì không ổn tí nào Dần dà, mẹ dễ bị viêm ruột cấp mà chẳng hề hay biết. 

Lợi ích của sữa đậu nành với mẹ bầu 3 tháng cuối
Mẹ uống sữa đậu nành giúp nhuận tràng – đi tiêu dễ dàng hơn

Giải pháp mỗi khi đi tiêu khó khăn là mẹ có thể uống một cốc sữa đậu bởi loại sữa chứa hàm lượng chất xơ vô cùng phong phú, đào thải độc tố ra bên ngoài. Nhờ đó mà quá trình nhuận tràng diễn ra trơn tru, bài trừ tạp chất, cặn bẩn, chất béo, muối thừa giúp phân mềm hơn và dễ trôi tuột ra ngoài. Viện Dinh dưỡng Việt Nam cũng khuyến cáo mẹ nên bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn hằng ngày để đánh bay chứng táo bón hiệu quả. Nếu không tin mẹ có thể thử ngay hôm nay nhé!

2.5. Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở con

Mẹ nào cũng muốn con yêu chào đời khỏe mạnh, đến với thế giới này thật an toàn. Thế nên mẹ đừng quên bổ sung axit folic (vitamin B9) để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi và giúp con phát triển não bộ nhé. Ngoài ra, axit folic còn đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất DNA và RNA, bảo vệ các mô thần kinh khỏi những tác nhân xấu, ngừa dị tật ống thần kinh dẫn đến một số bệnh như hở hàm ếch, sứt môi,… 

Có nên uống sữa đậu nành trong 3 tháng cuối thai kỳ?
Mẹ uống sữa đậu nành – ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở con

Nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ, đã chứng minh bổ sung axit folic trong suốt thai kỳ sẽ ngăn chặn nguy cơ dị tật bẩm sinh gấp 5 – 10 lần bình thường. Trộm vía dưỡng chất này lại có trong sữa đậu nành thơm ngon, bổ dưỡng đó ạ! Bổ sung loại sữa này đúng cách sẽ giúp thai kỳ của mẹ khỏe mạnh hơn, con yêu cũng ngừa được vô vàn bệnh tật, ngại gì không thử phải không mẹ ơi! 

2.6. Thai nhi lớn khỏe từng ngày 

Sữa đậu nành chẳng những hỗ trợ mẹ nâng cao sức đề kháng mà còn giúp thai nhi lớn khỏe từng ngày. Các chất dinh dưỡng có trong sữa như vitamin A, C, D, kali, canxi, photpho,… đều được bé yêu tiếp nhận thông qua bánh nhau. Nhờ thế mà con yêu phát triển tốt, không gặp điều gì bất thường. 

Lợi ích của sữa đậu nành với mẹ bầu 3 tháng cuối
Sữa đậu nành chẳng những hỗ trợ mẹ nâng cao sức đề kháng mà còn giúp thai nhi lớn khỏe từng ngày

Bên cạnh đó, 3 tháng cuối thai kỳ cũng là giai đoạn cao điểm não bộ và khung xương của thai nhi phát triển mạnh nhất. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi khi mẹ nạp vào 500ml sữa là đã giúp cho con tăng lên khoảng 41g trọng lượng. 

Ngoài sữa bầu, sữa tươi không đường mẹ cũng nên bổ sung thêm nhiều loại sữa hạt để cân bằng dinh dưỡng, đảm bảo nguồn đạm từ động, thực vật, tránh tình trạng con thừa chất này thiếu chất kia. Sữa đậu nành là một trong những loại sữa mẹ “chọn mặt gửi vàng” bởi bảng thành phần “tinh tươm”, hút mắt, bao gồm canxi, sắt, omega-3,… 

Lợi ích của sữa đậu nành với mẹ bầu 3 tháng cuối
Sữa đậu nành là một trong những loại sữa mẹ có thể “chọn mặt gửi vàng” bởi bảng thành phần “mát mắt” bao gồm canxi, sắt, omega-3,…

2.7. Da dẻ mẹ hồng hào – ẩm mịn

Chăm chỉ uống sữa đậu nành giúp mẹ có làn da căng bóng, ẩm mịn, đánh bay mụn nhọt và các tác nhân gây ra tình trạng lão hóa. Do protein có trong đậu nành đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh collagen, nuôi dưỡng tế bào tốt, loại trừ tế bào xấu. Từ đó, làn da của mẹ thêm phần xinh đẹp, tươi trẻ nói không với thâm nám, đồi mồi hay tàn nhang. 

Lợi ích của sữa đậu nành với mẹ bầu 3 tháng cuối
Chăm chỉ uống sữa đậu nành sẽ giúp mẹ có làn da căng bóng, ẩm mịn, đánh bay mụn nhọt

Nhưng mẹ ơi, để da đẹp “hết nấc”, mẹ nhớ chăm cả trong lẫn ngoài nhé! Ngoài uống sữa đậu nành, mẹ nên cân nhắc dùng thêm sản phẩm dưỡng da bên ngoài để da được hồng hào, căng tràn sức sống. Mẹ lưu ý lựa chọn sản phẩm dành riêng cho mẹ bầu để bảo vệ cả bé và mẹ, hạn chế tối đa tình trạng kích ứng, mẩn đỏ. Để tiện công và giảm cảm giác bết rít do lớp màng của kem dưỡng bám trên da, mẹ tham khảo sản phẩm dưỡng da dạng xịt. 

Xịt Skin Expert Mamamy giúp mẹ ngừa mụn nhọt hiệu quả mà còn cực lành tính
Xịt Skin Expert Mamamy giúp mẹ ngừa mụn nhọt hiệu quả mà còn cực lành tính

Góc của mẹ gợi ý Xịt Skin Expert Mamamy “thần thánh” cho mẹ ngay đây ạ. Với thành phần siêu lành tính, tận dụng tế bào gốc của hoắc hương và hoa kim ngân có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn giúp mẹ dễ dàng loại trừ những đốm mụn xấu xí, ở lì trên da chẳng chịu bay biến. Khi con ra đời, mẹ dùng xịt để chăm sóc, dưỡng ẩm da, ngừa hăm cho con cực hiệu quả. Mua một mà cả hai mẹ con đều dùng được, quá hời đúng không mẹ ơi? 

2.8. Trái tim mẹ luôn khỏe mạnh

Trái tim khỏe mạnh là “cửa ngõ” để mẹ duy trì thai kỳ ở mức ổn định, mẹ sẵn sàng “lâm bồn” và đón chào con yêu. Nếu trái tim không khỏe, mẹ sẽ gặp khó khăn khi sinh con và ảnh hưởng quá trình “mẹ tròn con vuông”. Chắc chắn mẹ không hề mong muốn điều này xảy ra. Chính vì vậy, nên xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, tránh ăn đồ dầu mỡ, chiên rán. 

Hạn chế ăn đồ chiên rán
Mẹ hạn chế ăn đồ chiên rán, dầu mỡ khi đang mang thai

Chất xơ, kali, folate (vitamin B9) trong sữa đậu nành sẽ là trợ thủ đắc lực giúp trái tim mẹ thêm phần khỏe mạnh. Folate (vitamin B9) vốn được biết đến là hợp chất có tác dụng ngăn ngừa sự tích tụ homocysteine. Khi lượng homocysteine tồn tại quá nhiều trong cơ thể mẹ sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu huyết, tổn hại đến các tế bào máu và gia tăng khả năng mắc bệnh tim của mẹ. 

Mẹ bầu khỏe mạnh
Trái tim khỏe mạnh sẽ giúp thai kỳ khỏe mạnh hơn!

3. 4 tác hại khi mẹ bầu 3 tháng cuối uống đậu nành sai cách

Bên cạnh những công dụng kể trên, mẹ bầu 3 tháng cuối cần lưu ý 4 tác hại khi uống đậu nành sai cách dưới để “tránh càng xa càng tốt”. 

3.1. Mẹ uống sữa đậu nành với trứng

Mẹ nghe nói món sữa đậu nành trứng gà vô cùng thơm ngon, hấp dẫn. Mẹ định bụng vào bếp làm ngay một cốc sữa âm ấm để trải nghiệm xem như thế nào. Nhưng khoan mẹ ơi, bụng dạ của bà bầu dễ mẫn cảm hơn người bình thường, bổ sung “sai một li là đi một dặm” đó ạ. 

Uống sữa đậu nành sai cách
Mẹ uống sữa đậu nành với trứng gà gây rối loạn tiêu hóa

Do protein có trong lòng trắng trứng khi hòa chung với trypsin trong sữa đậu nành sẽ gây ra hiện tượng kết tủa, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ những dưỡng chất khác của cơ thể. Mẹ ăn vào bao nhiêu món dinh dưỡng cũng xem như công cốc, ngược lại còn gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến chướng bụng, đi ngoài phân lỏng. 

3.2. Pha sữa đậu nành với đường nâu

Tương tự với trứng gà, mẹ cũng không nên pha sữa đậu nành với đường nâu. Protein có trong sữa khi “chạm mặt” các acid hữu cơ trong đường nâu sẽ tạo thành tổ hợp phá hủy mọi chất dinh dưỡng có trong sữa. Mẹ tưởng uống sữa vào sẽ tăng cường sức đề kháng, cung cấp nhiều dưỡng chất, hóa ra lại chẳng được gì, cực uổng phí đó ạ. Chẳng những vậy, pha sữa đậu nành với đường nâu cũng ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn, gây đầy hơi, tức bụng, khó chịu vô cùng. 

Lưu ý với mẹ bầu uống sữa đậu nành vào 3 tháng cuối thai kỳ
Pha sữa đậu nành với đường nâu sẽ phá hủy mọi chất dinh dưỡng có trong sữa

3.3. Uống sữa đậu nành thay nước

Có thể mẹ chưa biết, tiêu thụ lượng lớn sữa đậu nành trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều biến chứng như phát ban, khó thở, chóng mặt, thậm chí nôn mửa do hàm lượng isoflavone tăng cao. Một số mẹ có quan niệm sữa đậu nành tốt nên có thể uống thay nước là hoàn toàn sai. Các y bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng cũng thường khuyên mẹ nên bổ sung đúng liều, đúng lượng và ăn uống thêm nhiều thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng. 

Lưu ý với mẹ bầu uống sữa đậu nành vào 3 tháng cuối thai kỳ
Tiêu thụ lượng lớn sữa đậu nành trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều biến chứng

3.4. Ăn cam, quýt trước sau khi uống sữa

Nếu mẹ vừa ăn cam, quýt để tráng miệng và bổ sung vitamin C thì không nên uống thêm sữa đậu nành. Do nồng độ acid của hai loại quả này khi gặp protein trong sữa đậu nành sẽ dẫn đến hiện tượng kết tủa ở đường ruột, khiến bụng mẹ râm ran, ê ẩm. Đồng thời, ăn cam, quýt trước vào sau khi uống sữa cũng khiến mẹ chọt bụng, tiêu chảy và đi ngoài mất kiểm soát. 

Lưu ý với mẹ bầu uống sữa đậu nành vào 3 tháng cuối thai kỳ
Ăn cam, quýt trước sau khi uống sữa gây hiện tượng kết tủa ở ruột

4. Hướng dẫn mẹ làm sữa đậu nành ngon đúng điệu

Mẹ mang thai 3 tháng cuối nên vô cùng cẩn trọng trong khâu ăn uống, mong muốn mọi thứ đều phải “chuẩn chỉnh” để con yêu thoải mái phát triển mà không gặp bất trắc gì. Do đó, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và giữ trọn mùi vị nguyên bản, mẹ đã “xắn tay” vào bếp làm mẻ sữa đậu nành thơm ngon nức mũi. Lưu lại ngay công thức dưới đây mẹ nhé: 

Hướng dẫn mẹ cách làm sữa đậu nành
Hướng dẫn mẹ làm sữa đậu nành ngon đúng điệu

1 – Chuẩn bị nguyên/vật liệu 

  • 300g đậu nành 
  • 3 lá dứa
  • Máy xay sinh số 
  • Túi lọc hoặc khăn xô 

2 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện 

  • Bước 1: Đậu nành mua về mẹ ngâm khoảng 6-8 tiếng (tốt nhất là qua đêm) để hạt đậu nở đều, đẹp. Sau khi ngâm, những hạt đậu vỡ, lép hoặc hư hại sẽ nổi lên bề mặt, mẹ dùng muôi vớt hết ra ngoài.
  • Bước 2: Tiếp đến, mẹ vớt đậu ra ngoài để ráo nước rồi cho đậu vào nồi chứa 1,5 lít nước. 
  • Bước 3: Mẹ múc từng vá đậu vào máy xay sinh tố xay nhuyễn khoảng 1 phút. Để mẻ đậu được thơm ngon, mềm mịn, mẹ nên chia thành nhiều đợt, tránh dồn vào cối một lần nhé. 
  • Bước 4: Sau khi xay xong mẹ cho phần đậu vào túi lọc hoặc một chiếc khăn xô sạch vắt lấy nước. Mẹ lặp lại bước này 2 lần đến khi phần bã đậu không còn nước. 
  • Bước 5: Mẹ cho nước đậu đã lọc vào nồi đun với lửa vừa cùng 3 lá dứa trong 20-25 phút. Trong quá trình nấu sữa, mẹ chú ý vớt bọt và khuấy đều tay để sữa không bị khê. 
  • Bước 6: Khi sữa chín, mẹ tắt bếp, để nguội rồi thêm chút đường và rót ra ly thưởng thức ngay thôi nào. 
Hướng dẫn mẹ cách làm sữa đậu nành
Các bước thực hiện khi chế biến món sữa đậu nành thơm ngon

3 – Lưu ý cho mẹ 

Nhiều mẹ mang thai 3 tháng cuối thường tiện công làm nhiều 1 lần để dùng dẫn cần chú ý trong khâu bảo quản mẹ nhé. Mẹ để ngăn mát tủ lạnh, đậy kín để vi khuẩn, vi rút không có cơ hội xâm nhập gây hại cho cả hai mẹ con. Ngoài ra, chú ý không để sữa đậu nành qua đêm ở nhiệt độ phòng (15 đến 25 độ C), sữa dễ bị thiu, không tốt chút nào đâu mẹ. 

Mamamy khuyến mại
Lành tính, an toàn là những tiêu chí hàng đầu của nước rửa bình và rau quả Mamamy

5. 3 lưu ý mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ cần biết khi uống sữa đậu nành

Sữa đậu nành tuy tốt nhưng mẹ vẫn còn lăn tăn, không biết uống bao nhiêu là đủ, có cần kết hợp thêm thực phẩm nào hay không,… 5 lưu ý dưới đây giúp mẹ uống sữa đậu nành hiệu quả nhất: 

Lưu ý với mẹ bầu uống sữa đậu nành vào 3 tháng cuối thai kỳ
3 lưu ý mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ cần biết khi uống sữa đậu nành

1 – Mẹ uống sữa đậu nành bao nhiêu là đủ?

Để đảm bảo sức khỏe thai kỳ, mẹ không nên uống sữa đậu quá 500ml/ngày. Mẹ cũng lưu ý không uống lượng lớn cùng lúc hoặc uống nhiều ngày san sát nhau mà không có khoảng nghỉ, vì như vậy sẽ dễ dẫn đến khó tiêu, đầy hơi, cản trở hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Tốt nhất mẹ chỉ nên uống tối đa 500ml sữa/ngày và chia làm 2 lần, mỗi lần 250ml, mỗi tuần mẹ bổ sung sữa 2-3 lần thôi ạ! 

Lưu ý với mẹ bầu uống sữa đậu nành vào 3 tháng cuối thai kỳ
Để đảm bảo sức khỏe thai kỳ, mẹ không nên uống sữa đậu quá 500ml/ngày

2 – Kết hợp thêm nhiều thực phẩm khác 

Ngoài bổ sung sữa đậu nành, mẹ cần xây dựng thực đơn đa dạng các nhóm chất để cân bằng dinh dưỡng, tránh thừa thiếu chất nọ chất kia. Mẹ có thể ăn thêm nhiều món dinh dưỡng như thịt, cá, súp lơ, khoai lang, bí đỏ, tôm, cua, rau bina, bí đỏ,… Đồng thời, mẹ nên chế biến thành nhiều món khác nhau để đổi vị, tránh bị ngán như súp, cháo, cơm, phở, hủ tiếu,… 

Lưu ý với mẹ bầu uống sữa đậu nành vào 3 tháng cuối thai kỳ
Ngoài bổ sung sữa đậu nành, mẹ cần xây dựng thực đơn đa dạng các nhóm chất để cân bằng dinh dưỡng

3 – Không uống khi đói mẹ nhé 

Những lúc bụng đói, mẹ muốn uống một ly sữa để dằn bụng nhưng điều này sẽ khiến hệ tiêu hóa của mẹ gặp vấn đề đó ạ. Các chất dinh dưỡng trong sữa khi vào bụng rỗng sẽ chuyển thành nhiệt và di chuyển đến ruột non, cơ thể chẳng hấp thụ được gì đâu mẹ. Muốn hàm lượng dinh dưỡng trong sữa phát huy một cách tốt nhất, mẹ nên ăn kèm một số món ăn chưa tinh bột như cơm, bánh mì,…

Lưu ý với mẹ bầu uống sữa đậu nành vào 3 tháng cuối thai kỳ
Không uống sữa đậu nành lúc đói mẹ nhé

Như vậy, những chia sẻ trên mẹ đã lời giải đáp cho câu hỏi bà bầu uống sữa đậu nành 3 tháng cuối được không. Ngoài ra, mẹ cũng “bỏ túi” thêm nhiều công dụng cũng như tác hại khi uống sai cách và 3 lưu ý “vàng’ trước khi bổ sung sữa đậu nành. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào mẹ đừng quên để lại bình luận, Góc của mẹ sẽ giúp mẹ giải đáp tất tần tật! 

Mẹ khá thích ăn nho, lại nghe nói nho tốt cho sức khỏe nên muốn bổ sung vào 3 tháng cuối thai kỳ. Nhưng để đảm bảo an toàn cho thai nhi trong bụng, mẹ muốn tìm hiểu kỹ bà bầu 3 tháng cuối ăn nho được không, có ảnh hưởng gì không rồi mới ăn. Góc của mẹ đã tổng hợp chi tiết thông tin khoa học về vấn đề này ở bài viết sau đây. Mẹ theo dõi nhé! 

Bà bầu 3 tháng cuối ăn nho được không?
Bầu 3 tháng cuối có được ăn nho không mẹ nhỉ?

1. Bầu 3 tháng cuối thai kỳ ăn nho được mẹ nhé!

Bác sĩ Kliman, người có hơn 34 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế tại California, đã nói rằng mẹ bầu ăn được nho trong suốt thời gian mang thai,chứ không phải chỉ riêng ở 3 tháng cuối. Quả nho có vị ngọt nhẹ và chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ cần ăn đúng cách và không lạm dụng kẻo “lợi bất cập hại”.

Ngoài ra, mẹ bầu nào gặp tình trạng đái tháo đường, béo phì, đau dạ dày hoặc dễ bị dị ứng thì không nên ăn nho nhé. Hàm lượng đường cao có thể khiến bệnh tình của mẹ chuyển nặng và tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ đó ạ. 

Bà bầu 3 tháng cuối ăn nho được không?
Quả nho chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi

2. 7 công dụng của nho đối với mẹ bầu 3 tháng cuối

Quả nho có chứa nhiều chất xơ, protein và các loại khoáng chất có lợi cho cơ thể như vitamin C, K,… nhờ thế mà mẹ bầu 3 tháng cuối ăn nho sẽ mang lại 7 công dụng tuyệt vời sau:

2.1. Tăng cường chức năng thận cho mẹ

Nghiên cứu của Qing Liu (Giáo sư trường đại học Wisconsin) vào năm 2018 cho kết quả rằng, tinh chất hạt nho cùng hàm lượng chất chống oxy hóa cao có ở trong quả nho giúp giữ cân bằng sản sinh gốc tự do, phục hồi tổn thương thận. Mẹ bầu nào đang gặp nguy cơ béo phì hoặc tiểu tiện liên tục, khó kiểm soát nên bổ sung nho để tăng cường chức năng thận, điều hòa quá trình hấp thụ và đào tạo thức ăn trong cơ thể. 

Công dụng của nho với mẹ bầu 3 tháng cuôi
Ăn nho đúng cách giúp tăng cường chức năng thận cho mẹ

2.2. Kiểm soát mỡ máu – hạn chế cao huyết áp

Không ít mẹ bầu ở giai đoạn 3 tháng cuối gặp tình trạng cao huyết áp, mỡ máu khiến mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi, nhức đầu, tinh thần uể oải. Đừng quá lo lắng kẻo hại cho thai nhi trong bụng mẹ nhé. Thay vào đó, mẹ giữ sự lạc quan, đến gặp bác sĩ để được thăm khám, đồng thời kết hợp ăn nho đúng cách để giảm thiểu nguy cơ này. 

Hợp chất resveratrol trong quả nho sẽ giúp mẹ kiểm soát cholesterol xấu một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, thành phần này còn hỗ trợ giảm mỡ máu, kích thích tuần hoàn máu hoạt động trơn tru hơn và ngăn ngừa cao huyết áp ở mẹ bầu. Nhờ thế mà mẹ khỏe mạnh, cơ thể nhẹ nhàng hơn hẳn đó ạ.

Công dụng của nho với mẹ bầu 3 tháng cuôi
Nho hỗ trợ kiểm soát mỡ máu và ổn định huyết áp cho mẹ bầu rất tốt

2.3. Xua tan nỗi lo táo bón thai kỳ

Táo bón trong thai kỳ khiến mẹ bầu mệt mỏi và ám ảnh, bụng mẹ lúc nào cũng khó chịu, đứng ngồi không yên, đi chơi nhà ai mà lỡ muốn đi vệ sinh cũng mất tự nhiên vì sợ làm phiền người khác. Đừng lo mẹ nhé, bằng việc bổ sung nho một cách hợp lý, hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp làm mềm phân, cải thiện hệ tiêu hóa, mẹ đi ngoài dễ hơn và “đánh bay” táo bón, đầy hơi chỉ trong một nốt nhạc thôi ạ.

Công dụng của nho với mẹ bầu 3 tháng cuôi
Mẹ khỏi lo cao huyết áp, mỡ máu nhờ có quả nho “đồng hành”

2.4. Giảm thiểu tình trạng chuột rút

Mẹ bầu đang mang thai, nhất là ở giai đoạn 3 tháng cuối cần được bổ sung magie đầy đủ để tránh tình trạng chuột rút – tình trạng làm mẹ ăn không ngon, ngủ không yên. Không cần tìm đâu xa, hàm lượng magie dồi dào ở quả nho sẽ giúp việc truyền dẫn thần kinh cơ diễn ra trôi chảy hơn, hạn chế những cơn đau bất thường và chuột rút do mẹ ngồi lâu hoặc vận động mạnh.

2.5. Hỗ trợ bé hình thành và phát triển xương – răng chắc khỏe

Canxi cùng axit folic là hai hợp chất không thể thiếu để bé hình thành và phát triển hệ xương – răng chắc khỏe. Nếu muốn bé cưng lớn khôn toàn diện, mẹ đừng quên cung cấp đầy đủ các khoáng chất này thông qua việc uống thực phẩm chức năng hoặc đơn giản hơn là thêm nho vào thực đơn trong thai kỳ. 

Thức quả ngon ngọt này có hàm lượng canxi và axit folic cực kỳ dồi dào (100gr nho chứa 14 mg canxi và 10mcg axit folic), đáp ứng rất tốt nhu cầu cơ thể cần hàng ngày. Mẹ yên tâm bé chắc khỏe xương, sau này ra đời con nhanh tập lẫy, tập bò tập đi nhé.

Công dụng của nho với mẹ bầu 3 tháng cuôi
Nho còn giúp bé phát triển hệ xương – răng chắc khỏe nữa đó mẹ

2.6. Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở bé

Chắc hẳn mẹ bầu nào cũng có nỗi lo về việc bé bị sứt môi, hở hàm ếch hoặc các dị tật bẩm sinh khác. Để “xua tan” nỗi lo lắng này, mẹ ăn nho ở 3 tháng cuối giúp hấp thụ kali và axit folic – 2 hợp chất quan trọng trong việc đào thải độc tố ra khỏi cơ thể mẹ và ngăn ngừa khuyết tật cho bé cưng. Trung bình cứ 100gr nho có chứa đến 288mg kali và 5.97ug axit folic lận mẹ ơi.

2.7. Không lo viêm khớp và hen suyễn

Viêm khớp, hen suyễn khiến mẹ mất tinh thần, thường xuyên thiếu sức sống, không muốn ăn uống gì nên càng gầy, lại không cung cấp được dưỡng chất cần thiết cho con yêu. Quả nho có khả năng hydrat hóa kích thích sản sinh độ ẩm ở phổi, kiểm soát chứng hen suyễn và ho khan, khó thở cho mẹ bầu 3 tháng cuối cực hiệu quả đó ạ. 

Lượng vitamin C phong phú cũng giúp mẹ có thêm sức mạnh để chống lại virus cúm, sốt cao hoặc cảm lạnh trong thai kỳ, đảm bảo mẹ và bé luôn khỏe mạnh, nói không với hen suyễn, viêm khớp mẹ ơi.

Công dụng của nho với mẹ bầu 3 tháng cuôi
Mẹ bầu ăn nho ở 3 tháng cuối giúp giảm nguy cơ cảm cúm và hen suyễn

3. 4 mối nguy hại nếu mẹ bầu 3 tháng cuối ăn nho sai cách

Mặc dù nho là thực phẩm an toàn và bổ dưỡng nhưng nếu mẹ ăn nho sai cách, ăn quá nhiều ở 3 tháng cuối sẽ dẫn đến một số tác hại không mong muốn.

3.1. Gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể

Protein và các khoáng chất ở quả nho rất tốt cho cơ thể nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều, cơ thể mẹ sẽ sinh nhiệt và gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Dưỡng chất không thể đi ra ngoài, mỗi ngày lại tích tụ nhiều hơn khiến mẹ uể oải, mệt mỏi, tệ hơn còn làm đảo loạn nhịp sinh hoạt và gây nguy hiểm cho thai nhi trong bụng đó mẹ ạ.

Tác hại khi mẹ bầu 3 tháng cuối ăn nho sai cách
Mẹ luôn nhớ rằng nho chỉ phát huy công dụng khi mẹ ăn đúng cách mà thôi, mẹ nhé!

3.2. Mất cân bằng nội tiết tố – làm chậm quá trình bài tiết

Mẹ biết không, resveratrol hỗ trợ mẹ kiểm soát mỡ máu nhưng khi ăn quá nhiều nho, hợp chất này sẽ biến thành chất độc hại, làm mẹ mất cân bằng nội tiết tố, quá trình bài tiết diễn ra chậm chạp và trì trệ. Điều này sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu 3 tháng cuối như nôn ói, phù nề, hạ huyết áp. Vì vậy, dù rất thích nho nhưng mẹ không nên ăn quá nhiều để tránh các tác hại xấu này nhé. 

3.3. Tăng nguy cơ tiêu chảy

Nho chứa nhiều dưỡng chất nên thời gian cơ thể mẹ tiêu thụ sẽ lâu hơn. Nếu ăn nhiều hoặc ăn sai cách, khả năng tiêu hóa không đáp ứng được sẽ khiến mẹ bị tiêu chảy, ợ nóng, buồn nôn hoặc nôn mửa. Kéo dài còn khiến mẹ bị mất nước, chán ăn, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. 

Tác hại khi mẹ bầu 3 tháng cuối ăn nho sai cách
Nếu ăn sai cách, nho sẽ dễ làm mẹ bị tiêu chảy, nôn ói, tiểu đường thai kỳ

3.4. Mẹ dễ bị tiểu đường thai kỳ

Mẹ để ý thấy quả nho thường có vị ngọt. Mặc dù đây là đường tự nhiên nhưng vẫn có thể làm tăng lượng đường trong máu, đặc biệt là khi mẹ tiêu thụ quá nhiều. Đường tích tụ trong cơ thể tăng làm tâm trạng mẹ chán nản, tiểu đường thai kỳ, máu khó lưu thông và gây ra tác hại không nhỏ đến bé yêu đó ạ.

Để giảm thiểu các nguy cơ xấu này, mẹ cần ăn nho đúng khoa học và không lạm dụng. Vậy ăn như thế nào mới chuẩn, mẹ kéo xuống để có ngay đáp án nhé!

Tác hại khi mẹ bầu 3 tháng cuối ăn nho sai cách
Cùng ăn nho chuẩn khoa học để vừa khỏe bé, vừa đẹp mẹ nhé!

4. Mách mẹ cách ăn nho đúng chuẩn, bổ cả mẹ lẫn con

Thật ra cách ăn nho cũng không phức tạp gì lắm đâu ạ, mẹ cứ nằm lòng những điều sau khi ăn nho trong thai kỳ là đảm bảo khỏe mạnh, cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho bé yêu mẹ nhé!

1- Hàm lượng nho mẹ nên ăn

Mẹ không nên ăn nho hàng ngày mà nên ăn cách bữa ra. Chẳng hạn, hôm nay ăn thì mẹ đợi 2 ngày sau, sang ngày mốt mới ăn nho lại. Mỗi tuần, mẹ chỉ nên tiêu thụ tối đa từ 100 – 200gr nho. Vượt quá mức này sẽ dễ dẫn đến các tác hại xấu, mẹ đừng quên nhé.

Cách ăn nho đúng cách cho mẹ bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ
Mỗi tuần, mẹ chỉ nên ăn tối đa 100 – 200gr nho để đảm bảo không gặp phải những tác dụng xấu nhé

2- Thời điểm tốt nhất để ăn nho

Sau bữa ăn sáng khoảng 30 phút là thời điểm lý tưởng để mẹ ăn nho, bởi vì lúc này dạ dày đang “tràn đầy sức lực”. Mẹ kết hợp một ly nước mát và ăn nho có một ít axit nhẹ sẽ giúp kích hoạt lại chức năng tiêu hóa, vực dậy tinh thần, mẹ tỉnh táo hẳn. Hệ tiêu hóa cũng vừa được nghỉ ngơi một đêm dài nên sẽ hấp thụ dưỡng chất nhanh chóng hơn, hạn chế tối đa tình trạng táo bón và đầy hơi đó ạ.

3- Hạn chế ăn cùng thực phẩm kỵ nho

Sữa tươi, hải sản, nhân sâm là đại kỵ với nho đó mẹ ạ. Vì nếu mẹ ăn cùng, protein sẽ phản ứng hóa học và gây ra kết tủa. Chất này rất khó tiêu hóa, tụ lại lâu ngày ở trong bụng mẹ dễ gây sỏi thận và tiểu không kiểm soát. Mẹ tránh ăn 2 loại thực phẩm này cùng lúc với nhau nhé.

Cách ăn nho đúng cách cho mẹ bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ
Không ăn nho cùng sữa tươi, hải sản hoặc nhân sâm vì sẽ gây kết tủa protein, tác hại lắm đó mẹ ạ

4- Mẹ nên làm gì khi lỡ ăn quá nhiều nho?

Nếu mẹ không biết mà lỡ ăn quá nhiều nho trong ngày, thấy cơ thể nóng lên và hơi mệt thì tốt nhất, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám nhé. Như vậy mẹ sẽ yên tâm là cơ thể không có vấn đề gì hoặc không may mà bị ảnh hưởng thì cũng được hướng dẫn chi tiết để có cách xử lý thích hợp và kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn bé yêu.

5. Ngoài nho, mẹ nên ăn trái cây gì ở 3 tháng cuối?

Trái cây trong 3 tháng cuối thai kỳ là rất tốt, chẳng những bổ sung dưỡng chất mà còn làm da dẻ mẹ thêm hồng hào, tươi tắn. Bên cạnh quả nho ngọt thanh, mẹ bổ sung thêm một số loại trái cây siêu tốt này để tăng cường hấp thụ dinh dưỡng, mẹ thêm đẹp và bé thêm khỏe nhé!

Bổ sung đa dạng trái cây cho bà bầu 3 tháng cuối
Ngoài nho ra, mẹ bầu cũng nên bổ sung đồng thời nhiều loại trái cây bổ dưỡng khác

1- Quả dâu hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện

Cứ mỗi 100gr quả dâu tươi có chứa đến 75 ug axit folic, tương đương 18.75% giá trị dinh dưỡng hàng ngày đó mẹ. Hợp chất này ức chế cholesterol xấu và giảm tích tụ mảng bám trên thành động mạch, quá trình lưu thông dưỡng chất đến bé yêu trơn tru hơn hẳn. Chính vì thế, mẹ ăn dâu sẽ bảo vệ bé khỏi nguy cơ dị tật bẩm sinh, đồng thời hạn chế nguy cơ sinh non.

Bầu 3 tháng cuối mẹ nên ăn gì: dâu tây để bé phát triển toàn diện
Bầu 3 tháng cuối mẹ nên ăn gì: dâu tây để bé phát triển toàn diện

2- Chuối duy trì huyết áp ổn định

Chuối vẫn luôn được biết đến là loại quả “thần kỳ” với khả năng duy trì huyết áp ổn định cho mẹ bầu cực đáng nể. Đó là nhờ hàm lượng kali và natri trong chuối rất dồi dào, giữ cho máu lưu thông ổn định, giảm nguy cơ tắc nghẽn máu gây cao huyết áp. 

Quả chuối với khả năng duy trì huyết áp ổn định cực hiệu quả cho mẹ bầu
Quả chuối với khả năng duy trì huyết áp ổn định cực hiệu quả cho mẹ bầu

3- Bơ “đánh bay” táo bón

Táo bón thật sự là nỗi lo canh cánh trong lòng mẹ bầu, nhất là mẹ đang mang thai 3 tháng cuối. Bởi lẽ, mẹ sẽ bị mất nước trầm trọng và uể oải, không thể ăn hoặc ngủ một cách ngon lành được. 

Đừng lo mẹ nhé, chỉ cần bổ sung thêm bơ vào thực đơn, lượng chất xơ đáng nể trong loại quả này sẽ giúp mẹ tiêu hóa tốt hơn, “đánh tan” nỗi lo táo bón, đầy hơi trong thai kỳ đó ạ. Mẹ có thể ăn bơ tươi hoặc pha cùng một chút sữa chua, xay sinh tố để món ăn thêm phần hấp dẫn, mẹ đỡ bị ngán nhé.

Bà bầu 3 tháng cuối ăn trái bơ
Táo bón, đầy hơi trong thai kỳ sẽ không còn là nỗi lo nếu mẹ biết cách bổ sung bơ vào thực đơn

4- Kiwi cải thiện đề kháng

Mẹ bầu 3 tháng cuối rất nhạy cảm, chỉ cần “trái gió trở trời” mà không chăm sóc kỹ là mẹ dễ bị ốm vặt, cảm lạnh ngay. Việc tăng cường sức đề kháng trong giai đoạn này là cực kỳ cần thiết luôn ạ. Mẹ có thể sử dụng thực phẩm chức năng nhưng đơn giản nhất, mẹ cứ ăn thêm 3 – 4 quả kiwi/tuần để thấy sức đề kháng cải thiện rõ rệt nhé.

Mỗi 100gr kiwi lại chứa 100 – 109mg vitamin C, là loại quả giàu vitamin C nhất trong thế giới hoa quả đó mẹ. Khi đi vào cơ thể, vitamin C chuyển hóa thành khoáng chất làm tăng lượng kháng thể, hỗ trợ các cơ hoạt động trơn tru hơn. Nhờ thế mà mẹ ít bị cảm cúm, sốt cao trong thai kỳ.

Bà bầu 3 tháng cuối ăn trái kiwi
Có kiwi mẹ có đề kháng mạnh khỏe, khỏi lo bị ốm vặt, cảm cúm nữa rồi!

5- Cam, quýt giúp da mẹ thêm hồng hào, giảm mụn trứng cá

Bên cạnh sức khỏe, vấn đề ngoại hình cũng được mẹ bầu rất quan tâm. Thân nhiệt tăng và thay đổi hormone làm mẹ bị nổi mụn, nhất là mụn trứng cá ở cả mặt lẫn lưng. Nếu gặp tình trạng này, mỗi tuần mẹ hãy uống thêm 3 – 4 cốc nước cam hoặc 200 – 300gr quýt tươi vào buổi sáng để tăng cường hấp thụ chất chống oxy hóa, đào thảo độc tố ra khỏi cơ thể. Từ đó làn da của mẹ sẽ luôn ẩm và mịn màng, cải thiện vấn đề mụn trứng cá .

Bà bầu 3 tháng cuối ăn trái cam
Mẹ ăn cam, quýt để làn da luôn mịn màng, nói không với mụn trứng cá nhé

6- Quả bưởi nâng cao chất lượng nước ối

Trung bình một quả bưởi chứa đến 90,5% nước, là thực phẩm tuyệt vời để tăng lượng nước ối cho mẹ, chuẩn bị “hành trang” sinh nở thật đầy đủ và kỹ càng. Đồng thời, các khoáng chất như vitamin A, C, B6, kali, thiaminemagiê,… có ở quả bưởi sẽ giúp nâng cao chất lượng nước ối, mẹ khỏe mạnh hơn và sẵn sàng để đón bé chào đời.

Bưởi nâng cao chất lượng nước ối và giảm thiểu nguy cơ thiếu ối cho mẹ bầu
Bưởi nâng cao chất lượng nước ối và giảm thiểu nguy cơ thiếu ối cho mẹ bầu

Trước khi ăn trái cây, mẹ hãy rửa thật sạch để “đánh bay” đám vi khuẩn, an toàn cho mẹ và thai nhi trong bụng. Mẹ thường chọn rửa với nước lạnh thông thường, ngâm với muối nhưng cách này không thể diệt sạch hại khuẩn được đâu, mẹ còn mất thời gian, công sức chuẩn bị lỉnh kỉnh đồ đạc.

An toàn và tiện lợi hơn, mẹ chọn sử dụng nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy đạt chuẩn Nhật Bản với khả năng khử khuẩn sâu, thành phần thuần thiên nhiên lành tính không để lại mùi và tồn dư có hại. Từng lớp bọt mỏng tấn công đám hại khuẩn sẽ khiến chúng sợ hãi và biến mất hoàn toàn, mẹ ăn uống ngon miệng thả ga, không cần lo các vấn đề về tiêu hóa nữa rồi. 

Chưa hết đâu mẹ, Mamamy đang có chương trình sale 60% hệ sản phẩm mẹ và bé với hàng loạt ưu đãi hấp dẫn như mua 3 tặng 3, mua 2 tặng 1 và freeship 20K, cực xịn luôn. Mẹ ghé ngay để tậu về dùng, chăm sóc bản thân và bé cưng một cách toàn diện nhé!

Khuyến mãi mua 1 tặng 1 khăn ướt Mamamy
Khuyến mãi mua 1 tặng 1 khăn ướt Mamamy

Vậy là qua bài viết này, mẹ đã biết bà bầu 3 tháng cuối ăn nho được không rồi. Mẹ nhớ ăn đúng cách và tuyệt đối không lạm dụng để mang lại lợi ích tối ưu nhất nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và có thật nhiều niềm vui trong cuộc sống!

Mẹ nghe nói ổi giúp ngừa nhiễm trùng và táo bón nên muốn bổ sung thêm vào thực đơn. Tuy nhiên, vì đang mang thai bé yêu nên mẹ rất cẩn thận, tìm hiểu kỹ càng xem bầu 3 tháng cuối ăn ổi được không, có gây hại gì không rồi mới quyết định ăn. Góc của mẹ tổng hợp tất tần tật thông tin khoa học về vấn đề này ngay sau đây. Mẹ theo dõi nhé!

Bầu 3 tháng cuối ăn ổi được không?
Bầu 3 tháng cuối ăn ổi được không mẹ nhỉ?

1. Mẹ bầu 3 tháng cuối ăn được ổi không?

Theo Tiến sĩ Shikha Sharma, cố vấn dinh dưỡng nổi tiếng người Ấn Độ, mẹ bầu 3 tháng cuối hoàn toàn ăn được ổi. Quả ổi rất an toàn cho mẹ bầu và chứa nhiều dưỡng chất. Vì thế,  việc bổ sung thêm loại trái cây này vào thực đơn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của cả mẹ lẫn bé yêu trong bụng. 

Mẹ bầu 3 tháng cuối ăn ổi được không?
Quả ổi rất an toàn cho mẹ bầu 3 tháng cuối và chứa nhiều dưỡng chất có lợi

2. Hàm lượng dinh dưỡng dồi dào trong quả ổi

Ổi luôn được biết đến là loại quả có dưỡng chất dồi dào, hương vị chua nhẹ rất dễ ăn. Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, cứ 100gr ổi có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng như sau:

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng/100gr ổi
Chất xơ 5,5g
Protein 2.55g
Chất béo 0.95g
Vitamin A 624 IU
Canxi 18 mg
Magie 22mg
Kali 417 mg
Vitamin E 0.73 mg
Vitamin C 228 mg
Axit folic 49 μg

3. 8 công dụng tuyệt vời nếu mẹ bầu 3 tháng cuối ăn ổi

Nhờ bảng thành phần dưỡng chất phong phú, mẹ bầu 3 tháng cuối bổ sung ổi trong thực đơn sẽ giúp mang lại 8 công dụng tuyệt vời sau đây:

3.1. Kiểm soát cholesterol – ổn định huyết áp cho mẹ

Kali là hợp chất duy trì hoạt động của cơ tim. Nếu trong thai kỳ mà mẹ bị thiếu kali thì nhịp tim sẽ không đều, có khi đập nhanh dồn dập làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Bằng cách bổ sung quả ổi với hàm lượng kali dồi dào, huyết áp mẹ được hỗ trợ duy trì ổn định. Đồng thời chất xơ có trong ổi còn giúp mẹ kiểm soát lượng cholesterol, phòng chống bệnh tim mạch cực hiệu quả.

Công dụng của ổi cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Ăn ổi giúp kiểm soát cholesterol và ổn định huyết áp cho mẹ

3.2. “Đánh bay” táo bón – đầy hơi ở mẹ bầu

Mẹ nào đang “vật lộn” với táo bón thì đừng bỏ qua loại trái cây này nhé. Phần thịt ổi chứa rất nhiều chất xơ (5,5gr), khi mẹ bầu ăn vào sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, mẹ không sợ bị tiêu chảy hay đầy hơi, khó tiêu nữa rồi. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn thịt ổi chín mềm, tránh ăn hạt khi mang thai 3 tháng cuối vì phần hạt rất cứng, khó tiêu hóa sẽ làm tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn đó ạ.

3.3. Ngăn ngừa chuột rút

Khi cơ thể thiếu hụt magie và kali, mẹ bầu sẽ bị mất cân bằng điện giải, dẫn đến hiện tượng chuột rút. Mặc dù chuột rút chỉ kéo dài trong 1 – 2 phút thôi nhưng một số trường hợp có thể chuyển nặng, gây ra đau đớn dữ dội cho mẹ, sưng đỏ chân tay khó chịu lắm mẹ ơi.

Để giảm thiểu triệu chứng này, mẹ hãy bổ sung ổi vào thực đơn nhé. Loại quả này có chứa lượng lớn magie và kali giúp tăng cường điện giải và hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ chuột rút trong thai kỳ cực hiệu quả luôn ạ.

Công dụng của ổi cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Chuột rút không còn xuất hiện nữa kể từ khi mẹ bổ sung thêm ổi vào thực đơn

3.4. Tinh thần mẹ luôn sảng khoái – không lo trầm cảm

Thời gian mang thai 3 tháng cuối, vì chuẩn bị đón bé chào đời nên mẹ có nhiều thứ cần chuẩn bị, lại lo lắng việc sinh nở có thuận lợi không, bụng thì nặng khó ngủ nên mẹ dễ bị stress, nguy hiểm hơn là trầm cảm. Lúc này, mẹ cần được bổ sung magie để thư giãn tinh thần, hạn chế suy nghĩ quá nhiều gây nhức đầu và mệt mỏi. 

Khoáng chất magie có rất nhiều ở trong quả ổi đó mẹ ơi. Nhờ thế mẹ ăn ổi sẽ giúp tinh thần sảng khoái, vui vẻ, không lo trầm cảm và buồn bã, ủ rũ khi mang thai 3 tháng cuối nữa rồi. Bé trong bụng cảm nhận được sự tích cực của mẹ cũng sẽ yên tâm “nằm vùng” trong bụng chờ ngày ra đời, bớt quậy phá mẹ hơn đó ạ.

3.5. Chống lại nhiễm trùng

Làn da mẹ bầu rất nhạy cảm và mềm yếu, dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn ở môi trường bên ngoài gây ra tình trạng nhiễm trùng da, nổi mẩn đỏ ngứa ngáy và khó chịu. Ăn ổi đúng cách sẽ giúp mẹ “giải quyết” vấn đề này, bởi ổi chứa polyphenols, carotenoids, isoflavonoids, vitamin E và vitamin C. Đây đều là những hợp chất có đặc tính chống oxy hóa hiệu quả. Khi đi vào cơ thể, chúng đóng vai trò như một “anh hùng” ngăn chặn tổn thương gây ra bởi các gốc tự do, từ đó hỗ trợ chống nhiễm trùng và tăng cường sức khỏe làn da cho mẹ.

Công dụng của ổi cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Ăn ổi đúng cách ngăn ngừa nhiễm trùng và cải thiện sức khỏe tinh thần cho mẹ bầu

3.6. Hạn chế dị tật thai nhi

Suy nghĩ và nỗi lo lớn nhất của mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ 3 chính là sợ bé cưng bị dị tật. Nguy cơ dị tật thai nhi phổ biến nhất đến từ việc thiếu axit folic đó mẹ ơi. Do vậy, mẹ cần chú trọng bổ sung đúng cách dưỡng chất này khi ăn uống. Ổi là một gợi ý khá hay cho mẹ với hương vị ngọt nhẹ, dễ ăn và có hàm lượng axit folic cực cao giúp thai nhi phát triển lành lặn, giảm thiểu nguy cơ dị tật hình thể và ống thần kinh. 

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung thêm vitamin B9 vào thực đơn để bé phát triển trí não tốt hơn. Vitamin B9 cũng có hàm lượng phong phú ở trong ổi, mẹ đừng quên loại quả vừa ngon vừa bổ này khi mang thai nhé.

Công dụng của ổi cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Hạn chế dị tật thai nhi nhờ bổ sung dinh dưỡng từ ổi

3.7. Mẹ “nói không” với tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ, nhất là ở 3 tháng cuối là nỗi lo lắng của rất nhiều mẹ bầu. Mà quả ổi lại ngọt, mẹ sợ ăn vào sẽ tăng đường huyết, dẫn đến tiểu đường nên rất băn khoăn. Mẹ ơi, mặc dù ổi ngọt nhưng nó đều là ngọt tự nhiên, hàm lượng đường cực kỳ ít luôn ạ (100gr ổi mà chỉ có khoảng 8 – 9gr thôi). 

Vì vậy mẹ yêu tâm ăn thịt ổi, không sợ tăng đường huyết hay tiểu đường khi mang thai nữa rồi. Hơn thế nữa, chất xơ có trong quả ổi còn giúp làm chậm lại và điều hòa tốc độ đường di chuyển vào máu, cơ thể mẹ sẽ nhẹ tênh và luôn khỏe khoắn mỗi sáng thức dậy.

Công dụng của ổi cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Mẹ “nói không” với tiểu đường thai kỳ nhờ ăn ổi đúng khoa học

3.8. Bổ sung canxi – tăng cường miễn dịch

Mẹ bầu 3 tháng cuối cơ thể nặng hơn, lại nhạy cảm nên chỉ cần “trái gió trở trời” là mẹ bị cảm cúm, sốt ho ngay. Đừng lo mẹ nhé, hàm lượng vitamin C cực dồi dào trong quả ổi sẽ hỗ trợ mẹ hấp thụ canxi tốt hơn, xương khớp thêm chắc khỏe và cải thiện đáng kể hệ miễn dịch. Nhờ thế mà mẹ luôn khỏe mạnh, chẳng sợ bị ốm khi giao mùa nữa rồi. 

Công dụng của ổi cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn ổi để cải thiện hệ miễn dịch

4. Cách ăn ổi đúng cách trong tam cá nguyệt thứ 3

Đúng là ổi rất có lợi cho sức khỏe của mẹ ở tam cá nguyệt thứ 3 nhưng mẹ không nên lạm dụng kẻo “lợi bất cập hại”. Thay vào đó, mẹ hãy bỏ túi ngay cách ăn ổi đúng chuẩn khoa học này để mang lại hiệu quả tốt, tránh tác hại không mong muốn nhé!

1- Mẹ chỉ nên ăn ổi 1 – 2 lần/tuần

Mỗi tuần, mẹ ăn ổi cỡ 1 – 2 lần, mỗi lần cỡ 2 miếng ổi nhỏ (100gr) là tốt nhất. Mẹ không nên ăn quá nhiều vì nếu cơ thể hấp thụ vượt mức chất xơ và kali sẽ dễ làm mẹ bị mệt, mất cân bằng điện giải và khó tiêu, ăn không ngon đó ạ.

Cách ăn ổi đúng cách trong tam ca nguyệt thứ 3
Mỗi tuần, mẹ ăn ổi cỡ 1 – 2 lần, mỗi lần cỡ 2 miếng ổi nhỏ (100gr) là tốt nhất

Trong trường hợp mẹ ép ổi thành nước để uống, mỗi tuần chỉ uống 1 lần khoảng 100 – 150ml thôi nhé. Uống nhiều sẽ làm tăng chỉ số đường huyết, ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé.

2- Không nên ăn ổi xanh

Mẹ bầu đang mang thai 3 tháng cuối rất nhạy cảm, không nên ăn ổi xanh vì kết cấu cứng sẽ làm mẹ bị nhức răng, hệ tiêu hóa làm việc quá sức gây táo bón hoặc đầy hơi. Mẹ nên ăn ổi đã chín mềm, bỏ phần hạt đi và chỉ ăn mỗi phần thịt ổi thôi để đảm bảo hấp thụ dưỡng chất tối ưu nhất.

Cách ăn ổi đúng cách trong tam ca nguyệt thứ 3
Mẹ nên ăn ổi đã chín mềm, hạn chế ăn ổi xanh kẻo bị đau và ê răng nhé

3- Rửa sạch và gọt vỏ trước khi ăn

Để giảm thiểu nguy cơ hấp thụ vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây hại vào cơ thể, mẹ rửa sạch và gọt bỏ vỏ ổi trước khi ăn nhé.

4- Vệ sinh tay và miệng thật kỹ sau khi ăn

Sau khi ăn trái cây xong, mẹ thường có xu hướng lấy giấy thường lau tay, miệng vì nghĩ hoa quả không có dầu mỡ thì rất “sạch”. Thực tế không chính xác đâu mẹ ạ. Mẹ biết không, giấy thường hay nước sạch bản chất chỉ lau rửa sạch bẩn được thôi, thậm chí không thể sạch được 100%, chứ không sạch khuẩn được đâu ạ. 

Tồn dư thức ăn đọng lại (đôi khi mắt thường không nhìn thấy được) tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, lâu dần dẫn đến vấn đề về da, ảnh hưởng thẩm mỹ và sức khỏe của mẹ. Chưa kể, với những mẹ dùng tay để ăn, vi khuẩn từ nước bọt có khả năng bám vào tay, lây lan sang các đồ vật mẹ chạm vào, ảnh hưởng đến lần ăn uống tiếp theo.

Cách ăn ổi đúng cách trong tam ca nguyệt thứ 3
Mẹ đừng quên rửa sạch, gọt vỏ ổi trước khi ăn để ngừa vi khuẩn nhé

Vì vậy, mỗi khi ăn xong, mẹ duy trì thói quen rửa tay với xà phòng, hoặc tiện hơn, mẹ sử dụng khăn ướt Mamamy – không chỉ lau sạch bẩn mà còn có khả năng khử khuẩn, cấp ẩm cho da nữa nhờ 2 thành phần cao cấp được cấp bằng sáng chế của Mỹ trong mỗi tờ khăn. Có gói khăn ướt đặt trên bàn ăn, ăn xong thì với tay ra lấy lau là xong, chẳng phải nhọc công xíu nào.

Mamamy khuyến mãi

Khăn ướt Mamamy khử khuẩn cực đỉnh đang có deal khuyến mãi mua 1 tặng 1 dành riêng cho mẹ mua hàng lần đầu. Sắm ngay để dùng dần, vừa tiện lợi, vừa an toàn mẹ ơi. Sau này bé sinh ra, mẹ sử dụng để lau miệng, lau tay, lau vùng kín của bé sau khi thay bỉm cực tiện lợi!

5. Chỉ mẹ làm nước ép ổi ngon – bổ dưỡng ngay tại nhà

Nước ép ổi không những có hương vị thơm ngon, dễ uống mà còn mang lại lợi ích tuyệt vời cho mẹ bầu 3 tháng cuối như ngừa táo bón, tăng cường hệ miễn dịch,… Cách làm thì siêu đơn giản luôn, mẹ có thể hoàn toàn một ly nước ép ổi ngon đúng điệu ngay tại nhà chỉ với 3 bước thôi!

1- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu

  • 100gr ổi 
  • 1 muỗng cà phê đường
  • 3 – 4 viên đá nhỏ
  • Máy ép hoa quả
  • Dao, muỗng, ly
Cách làm nước ép ổi cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Chỉ mẹ làm nước ép ổi ngon – bổ dưỡng ngay tại nhà với nguyên liệu cực dễ tìm

2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện

  • Bước 1: Ổi mua về mẹ rửa sơ rồi ngâm cùng nước muối trong 3 – 4 phút cho sạch bụi bẩn. Sau đó mẹ gọt vỏ ổi, cắt thành từng khối vuông cỡ 5cm để ép cho dễ nhé.
  • Bước 2: Mẹ cho phần ổi vừa sơ chế vào máy, đẩy thanh ép xuống để chắt lấy nước. Mẹ nên chia ổi thành 2 phần để ép, tránh cho quá nhiều một lần sẽ rất nặng, mẹ khó đẩy thanh ép xuống.
  • Bước 3: Cho nước ép ra ly, thêm 1 muỗng đường và 3 – 4 viên đá rồi thưởng thức nào mẹ ơi!
Cách làm nước ép ổi cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Chỉ với 3 bước đơn giản mẹ đã có ngay ly nước ép ổi ngon đúng điệu rồi

3- Mẹo chọn ổi ngon, không bị chát

Khi chọn mua ổi, mẹ hãy quan sát phần rốn ổi. Quả ổi nào có phần rốn càng to thì chứng tỏ đã chín mềm, ăn sẽ rất ngọt, mẹ nên mua nhé. Ngược lại, rốn ổi nhỏ, lõm sâu là ổi vẫn còn xanh, vị chát lắm ăn không ngon đâu mẹ ạ. 

Như vậy mẹ đã biết bầu 3 tháng cuối ăn ổi được không rồi. Ăn được nhưng cần đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất mẹ nhé. Đồng thời, mẹ cũng đừng quên lưu ý nhỏ trước và sau khi ăn ổi để đảm bảo sức khỏe, tránh các tác hại xấu không mong muốn. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng!

Giỏ hàng 0