Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Đối với mẹ bầu, khám thai là một trong những việc quan trọng để theo dõi sức khoẻ thai kỳ. Khám thai bao nhiêu lần? Các mốc khám thai như nào? Mẹ hãy đọc và lưu lại bài viết dưới đây nhé!

1. Vì sao mẹ cần lưu ý các mốc khám thai quan trọng?

Ảnh các mốc khám thai

Khi khám thai, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khoẻ của mẹ và em bé. Bác sĩ có thể theo dõi sự tăng trưởng của em bé, vấn đề sức khoẻ hoặc những rủi ro tiềm ẩn nhằm phát hiện và điều trị sớm. 

Khám thai giúp bác sĩ biết được tình trạng sức khoẻ của mẹ và bé
Khám thai giúp bác sĩ biết được tình trạng sức khoẻ của mẹ và bé

Mỗi lần khám thai, mẹ hãy chia sẻ và đặt câu hỏi về quá trình mang thai hoặc sinh nở. Đây là cơ hội để bác sĩ có thông tin về sức khoẻ, tình trạng mang thai để đưa quyết định về việc chăm sóc thai kỳ cụ thể. 

2. Cần làm gì vào các mốc khám thai quan trọng?

Tuỳ thuộc vào tuần thứ mấy của thai kỳ, bác sĩ có thể kiểm tra hoặc hỏi về những vấn đề sau:

  • Tuần mang thai 
  • Lịch sử kiểm tra sức khoẻ: lần khám thai trước, lần sinh trước (nếu có), sức khoẻ nói chung
  • Cảm xúc, tâm trạng và sức khoẻ tinh thần. Sàng lọc trầm cảm và lo lắng
  • Các loại thuốc đang sử dụng. Bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng (nếu dùng)
  • Lịch sử xét nghiệm PAP – sàng lọc ung thư cổ tử cung
  • Đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu
  • Cân nặng và đưa ra lời khuyên để tăng cân lành mạnh trong thai kỳ
Tuỳ thuộc vào từng tuần thai kỳ, bác sĩ yêu cầu kiểm tra những vấn đề khác nhau
Tuỳ thuộc vào từng tuần thai kỳ, bác sĩ yêu cầu kiểm tra những vấn đề khác nhau

Bác sĩ cũng có thể:

  • Đo bụng, lắng nghe nhịp tim của thai nhi
  • Đề nghị xét nghiệm máu, sàng lọc và làm những xét nghiệm chẩn đoán khác, nói về kết quả xét nghiệm
  • Nói về chế độ ăn uống lành mạnh, thực phẩm không nên dùng trong thai kỳ
  • Hỏi về lối sống và sự thay đổi lối sống: bỏ thuốc lá, rượu hoặc những chất kích thích khác
  • Hỏi về công việc, môi trường, gia đình,…
  • Đề nghị các mẹ học các lớp học tiền sản, chuẩn bị kiến thức trước khi sinh

Hơn nữa khi mang thai, các mẹ cũng sẽ được bác sĩ kiểm tra hoặc nói về:

  • Cảm xúc của bản thân
  • Sự phát triển của bé
  • Dấu hiệu chuyển dạ, cơn đau chuyển dạ
  • Các biến chứng hoặc vấn đề khi mang thai và sinh con. Ví dụ: sinh non
  • Những thông tin về việc cho con bú, nuôi con bằng sữa mẹ, sữa công thức,…

3. Có bao nhiêu cuộc hẹn khám thai?

Bác sĩ sẽ cung cấp cho cho các mẹ kế hoạch về các cuộc hẹn khám thai. Mỗi mốc khám thai này có thể thay đổi trong quá trình mang thai.

Các cuộc hẹn khám thai của mỗi mẹ là khác nhau
Các cuộc hẹn khám thai của mỗi mẹ là khác nhau

Nếu các mẹ biết mình có thai trong vòng 6 tuần đầu tiên của thai kỳ và thai kỳ không có vấn đề gì, các mẹ sẽ có khoảng 8 – 10 cuộc hẹn khám thai theo các giai đoạn khám thai, nếu đây là con đầu. Với những mẹ mang bầu lần thứ 2 và không có biến chứng, có thể ít hơn 1 – 2 cuộc hẹn khám thai.

Có nhiều mẹ bầu đi khám thai sau mỗi 4 – 6 tuần cho đến tuần 28 thai kỳ. Sau đó đi khám thai mỗi 2 – 3 tuần cho đến tuần 36 thai kỳ. Từ tuần 36 trở đi, mẹ có thể đi khám thai hàng tuần hoặc hai tuần một lần cho đến khi sinh. Số lượng và thời gian của các cuộc hẹn khám thai có thể nhiều hơn hoặc ít hơn thế này, tuỳ thuộc vào sức khoẻ của mẹ và em bé.

4. Một cuộc hẹn khám thai thường kéo dài trong khoảng thời gian bao lâu?

4.1. Mốc khám thai đầu tiên

Thông thường, lần khám thai đầu tiên trong suốt quá trình mang thai sẽ mất nhiều thời gian của mẹ nhất
Thông thường, lần khám thai đầu tiên trong suốt quá trình mang thai sẽ mất nhiều thời gian của mẹ nhất

Thông thường, lần khám thai đầu tiên trong suốt quá trình mang thai sẽ mất nhiều thời gian của mẹ nhất. Cuộc hẹn này có thể kéo dài suốt một giờ đồng hồ. Bác sĩ có thể hỏi mẹ những câu hỏi liên quan đến sức khỏe cá nhân, sức khỏe gia đình, sức khỏe bố của bé. Đặc biệt, mẹ sẽ cần lưu tâm đến những căn bệnh trong gia đình mà có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 

Đây cũng là lần mà bác sĩ và người chăm sóc thai kỳ cho mẹ tìm hiểu mọi thứ cần thiết để đảm bảo có thể hỗ trợ mẹ tốt nhất. 

4.2. Các mốc khám thai tiếp theo

Sau cuộc hẹn lần đầu tiên – một trong các mốc khám thai quan trọng này, những lần khám thai tiếp theo sẽ ngắn hơn nhiều. Thường thì sẽ chỉ mất đến 10 – 15 phút thôi nếu mẹ không gặp phải bất kỳ vấn đề về biến chứng thai kỳ nào. Mặc dù chỉ tốn ít thời gian nhưng cũng đủ để đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu cho mẹ. Ngoài ra, qua những lần khám này, mẹ có thể cảm nhận bé yêu đang phát triển như thế nào qua từng tuần thai kỳ đó.

Cảm nhận đầy đủ hơn về sự phát triển của bé và các tips chăm sóc hiệu quả nhất về các tuần thai kỳ tại đây mẹ nhé!

Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng mang thai, mẹ đều có thể hỏi các chuyên gia tư vấn qua những cuộc hẹn này. 

5. 10 mốc khám thai quan trọng mẹ cần ghi nhớ

Có bé có lẽ là một sự thay đổi lớn đối với mẹ. Từ trạng thái cơ thể cho đến lịch trình sinh hoạt. Từ khoảnh khắc cảm nhận được sự hiện diện của bé cho đến ngày nhận thấy những cử động đầu tiên với niềm hạnh phúc vô cùng. Bụng mẹ ngày càng to ra minh chứng cho sự lớn dần của hình hài bé nhỏ trong mẹ. Để theo dõi sự phát triển cũng như đảm bảo an toàn cho bé, các mốc khám thai quan trọng là yếu tố mẹ không thể bỏ qua. Ghi chú lại trên lịch hoặc đặt lời nhắc trên điện thoại để không “lỡ” quên mất mẹ nhé.

5.1. Mốc khám thai quan trọng trong tam cá nguyệt thứ nhất

Mốc khám thai quan trọng trong tam cá nguyệt thứ nhất
Mốc khám thai quan trọng trong tam cá nguyệt thứ nhất

5.1.1. Lần khám thai đầu tiên: khoảng 5 – 8 tuần

Mốc khám thai lần đầu tiên thường rơi vào khoảng tuần thứ 5 đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Ngay khi có dấu hiệu trễ kinh và thử que hai vạch, mẹ hãy đến bệnh viện ngay. Lần khám thai này, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ làm một số xét nghiệm như sau:

  • Kiểm tra cân nặng, chiều cao để tính chỉ số BMI của mẹ. Qua đó, bác sĩ sẽ xác định được mẹ có gặp phải vấn đề thừa hay thiếu cân không. Từ đó giúp mẹ các phương pháp để phòng ngừa tránh các biến chứng thai kỳ.
  • Kiểm tra huyết áp xem mẹ có bị huyết áp cao không. Giúp giảm thiểu nguy cơ bị tiền sản giật.
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu để chắc chắn mẹ đang mang thai. Phôi thai có phát triển bình thường hay không.
  • Siêu âm nhằm kiểm tra vị trí phôi thai và tuổi thai, nhằm phát hiện các bất thường nếu có.
  • Tính tuổi thai và ngày dự sinh của bé dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối.
  • Kiểm tra xem mẹ có mắc một số bệnh nguy hiểm hay không. Ví dụ như bệnh sởi, bệnh thủy đậu, viêm gan B, bệnh giang mai, HIV/AIDS,…

Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra các kết luận về tình trạng hiện tại của mẹ. Qua đấy tư vấn cho mẹ cách bổ sung lượng axit folic phù hợp. Ngoài ra còn có các chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý với thể trạng cơ thể. Đảm bảo cho mẹ và bé phát triển một cách an toàn nhất.

Những thông tin mẹ cần cung cấp:

Cũng trong giai đoạn khám thai quan trọng này, mẹ cần cung cấp các thông tin sau cho bác sĩ:

  • Chu kỳ kinh nguyệt của mẹ có đều hay không
  • Những lần mang thai trước (nếu có) của mẹ có thuận lợi hay không. Mẹ có bị sảy thai hay sinh non không.
  • Mẹ có đang điều trị bệnh mãn tính hay dùng thuốc đặc trị nào hay không.
  • Tiền sử bệnh lý của gia đình.

Bác sĩ cũng sẽ đặt lịch hẹn tái khám cho mẹ. Mẹ nhớ chú ý để đến đúng lịch hẹn nhé.

5.1.2. Lần khám thai thứ 2: Trong khoảng tuần thứ 8 đến tuần thứ 12

Lần khám thai tiếp theo này tốt nhất nên diễn ra trước tuần thứ 10 của thai kỳ. Ở lần này, bác sĩ tiếp tục tiến hành kiểm tra huyết áp, cân nặng và chiều cao của mẹ. 

Mẹ cũng sẽ thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra nhóm máu, nồng độ sắt, yếu tố Rhesus (Rh). Giúp đánh giá sức khỏe của mẹ và tình trạng của thai nhi.

5.1.3. Lần khám thai thứ 3: Tuần thai thứ 10 – 14

Lần khám thai thứ 3: Tuần thai thứ 10 -14
Lần khám thai thứ 3: Tuần thai thứ 10 -14

Đây là giai đoạn mẹ sẽ lắng nghe được nhịp tim của bé và xác định được ngày dự sinh. Kể từ tuần thai thứ 10, ngoài các xét nghiệm thông thường mẹ cần làm như đo huyết áp, cân nặng. Bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ tiến hành thêm các xét nghiệm quan trọng.

  • Xét nghiệm Thalassemia để biết liệu thai nhi có nguy cơ bị bệnh thiếu máu di truyền, hồng cầu bị vỡ sớm dẫn đến thiếu oxy hay không.
  • Tùy vào vị trí thai nhi, cân nặng của mẹ và ngày dự sinh, bác sĩ tiến hành đo nhịp tim của bé bằng thiết bị cầm tay Doppler. Đây cũng là lần đầu tiên mẹ cảm nhận được rõ ràng hơn sự hiện diện của bé đó.
  • Xét nghiệm Double Test để kiểm soát các bất thường bẩm sinh
  • Siêu âm đo độ mờ da gáy phát hiện các bất thường của nhiễm sắc thể. Một số vấn đề bé có thể gặp như hội chứng Down, dị tật tim,… Mẹ tìm tham khảo các thông tin để bảo vệ an toàn cho bé yêu tại đây nhé.

5.2. Mốc khám thai quan trọng trong tam cá nguyệt thứ hai

Mốc khám thai quan trọng trong tam cá nguyệt thứ hai
Mốc khám thai quan trọng trong tam cá nguyệt thứ hai

5.2.1. Lần khám thai thứ 4: Tuần thai thứ 15 – 17

Đây là lúc mẹ sẽ tiến hành các xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh. Ở mốc khám thai quan trọng này, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ cần kiểm tra:

  • Cân nặng
  • Huyết áp
  • Kiểm tra tim thai
  • Kiểm tra nước tiểu
  • Xét nghiệm tầm soát trước sinh Triple Test dự đoán nguy cơ rối loạn bẩm sinh
  • Xét nghiệm sàng lọc huyết thanh Quadruple Test trong máu

Cuối buổi khám, tùy vào tình trạng cơ thể mẹ, bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn cho phù hợp.

5.2.2. Lần khám thai thứ 5: Tuần thai thứ 18 – 21

Đây là lúc mẹ biết được giới tính bé. Ở mốc khám thai này, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ thực hiện các bước sau:

  • Kiểm tra cân nặng
  • Đo huyết áp
  • Kiểm tra nhịp đập tim của thai và đo tử cung tính tuổi thai
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm 2D kiểm tra tình hình phát triển thai nhi
  • Chọc ối. Trong trường hợp thai nhi có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh. Đây là phương pháp không gây nguy hiểm nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.

5.2.3. Lần khám thai  thứ 6: Tuần thai thứ 21 – 24

Chúc mừng mẹ đã đi đến giai đoạn này. Lúc này, mẹ có thể thấy được hình ảnh siêu âm 4D của bé đấy. Mẹ sẽ cần tiến hành: 

  • Kiểm tra huyết áp, cân nặng
  • Khám thai. Kiểm tra nhịp đập tim thai, tính tuổi thai
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm 4D phát hiện bất thường về hình thái của thai nhi. Ví dụ như tim, chân tay, bụng, xương, não, cột sống, thận.
Lần khám thai  thứ 6: Tuần thai thứ 21 – 24
Lần khám thai  thứ 6: Tuần thai thứ 21 – 24

5.2.4. Lần khám thai thứ 7: Tuần thai thứ 24 -27

Từ lần khám thai trước, nếu thai nhi có bất thường nghiêm trọng nào, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ đình chỉ thai nghén. Việc này sẽ được thực hiện trước tuần 28.

Ở một trong những tuần khám thai quan trọng này, mẹ sẽ cần tiến hành:

  • Kiểm tra cân nặng, huyết áp
  • Khám thai. Kiểm tra nhịp đập tim thai, tính tuổi thai
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm kiểm tra tình trạng phát triển của bé
  • Tầm soát đái tháo đường thai kỳ
  • Xét nghiệm máu tìm yếu tố Rh âm tính

5.3. Mốc khám thai quan trọng trong tam cá nguyệt thứ ba

Mốc khám thai quan trọng trong tam cá nguyệt thứ ba
Mốc khám thai quan trọng trong tam cá nguyệt thứ ba

5.3.1. Lần khám thai thứ 8: Tuần thai thứ 28 – 34

Vậy là mẹ đã gần hoàn thành hành trình thai kỳ rồi. Bắt đầu từ giai đoạn này, mẹ cần đi khám thai định kỳ 2 lần/tuần. Ngoài những kiểm tra thông thường như cân nặng, huyết áp,  mẹ sẽ cần làm thêm các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu, nước tiểu
  • Kiểm tra độ bám của thai nhi
  • Tiêm phòng uốn ván cuống rốn. Phòng ngừa bệnh uốn ván cho bé.
  • Xét nghiệm Non-stress (NST). Kiểm tra sức khỏe của bé, xem bé có nhận được đủ oxy hay không

Đây là một trong các giai đoạn khám thai quan trọng. Kể từ tuần thứ 30 trở đi, mẹ cần đặc biệt lưu ý:

  • Đếm cử động của bé. Thông thường là 4 lần/giờ
  • Đến gặp bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu bất thường

5.3.2. Lần khám thai thứ 9: Tuần thai thứ 35 – 36

Lúc này, mẹ cần đến bác sĩ mỗi tuần để theo dõi sát sao. Mỗi lần khám, bác sĩ sẽ tiến hành các thăm khám thông thường. Tiếp tục các xét nghiệm và siêu âm để theo dõi thai kỳ của mẹ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể được yêu cầu tiến hành xét nghiệm khung chậu để xác định phương pháp sinh. 

 Nếu nhận thấy mẹ có dấu hiệu sa bụng, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ cách nhận biết các dấu hiệu sắp sinh để kịp thời nhập viện khi có dấu hiệu chuyển dạ sớm.

5.3.3. Lần khám thai thứ 10: Tuần thai thứ 36 – 40

Bác sĩ sẽ kiểm tra khả năng sinh thường của mẹ để có biện pháp sinh phù hợp. Mẹ sẽ cần: 

  • Kiểm tra cổ tử cung
  • Xét nghiệm khung chậu, nước ối và tình trạng thai

Khi đến tuần 40 của thai kỳ, mẹ chưa thấy dấu hiệu chuyển dạ. Nếu là lần đầu mang thai, bác sĩ có thể đề nghị mẹ ở lại bệnh viện để theo dõi kỹ càng. Nếu phát hiện ra dấu hiệu bất thường nào, bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy thai để giữ an toàn cho cả mẹ và bé. 

Các mốc khám thai sẽ không cố định mà tuỳ thuộc vào thể trạng của mẹ và bé. Trên đây là những thông tin cơ bản và chắt lọc nhất để các mẹ hình dung được. Hi vọng các mẹ có cái nhìn tổng quan về các mốc khám thai định kỳ. Để từ đó, mẹ sẽ biết vào từng giai đoạn thai kỳ nên làm gì. Chúc các mẹ có một thai kỳ khoẻ mạnh, mẹ tròn con vuông!

Mẹ xem thêm các thông tin tiên quan để đảm bảo an toàn cho các tuần thai kỳ nhé.

Các mốc siêu âm thai quan trọng

Các địa điểm khám thai uy tín cho mẹ

Trước khi sinh mổ cần chuẩn bị những gì – câu hỏi mẹ bầu nào cũng quan tâm. Để hành trình vượt cạn diễn ra thành công, mẹ tròn con vuông, mẹ hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Mẹ sinh mổ cần chuẩn bị những gì?

Đây là điều đầu tiên mẹ bầu cần nhớ nè. Có trường hợp mẹ muốn sinh thường, nhưng gần đến ngày sinh, bác sĩ yêu cầu sinh mổ. Có rất nhiều lý do khiến mẹ bị buộc sinh mổ:

  • Đường ra của thai bị cản trở bởi hoặc rau tiền đạo
  • Khung chậu bị hẹp hoặc méo
  • Tử cung bị dị dạng
  • Đường sinh dục dưới bị hẹp âm đạo
  • Thai bị suy dinh dưỡng hoặc thiếu máu
  • Chuyển dạ kéo dài

Mẹ cần chuẩn bị tâm lý khi sinh mổ
Mẹ cần chuẩn bị tâm lý khi sinh mổ

Vì vậy, để không vào thế bị động, mẹ hãy chủ động chuẩn bị đầy đủ những điều sau.

1.1. Chuẩn bị tốt nhất cho việc phục hồi sức khoẻ

Nghe có vẻ như không liên quan lắm đến việc chuẩn bị cho ngày vượt cạn. Nhưng không, tại sao quan trọng? Chuẩn bị chu đáo cho việc phục hồi sức khoẻ sau sinh sẽ giúp các mẹ nhanh khoẻ hơn đấy.

Chẳng hạn như việc sắp xếp đồ đạc gọn gàng và tiện lợi. Bởi sau sinh mổ, cơ thể sẽ yếu. Mẹ đi lại khó khăn hơn bình thường và phải tránh vận động mạnh trong thời gian đầu. Mẹ sẽ không thể nâng bất cứ thứ gì nặng hoặc làm bất kỳ việc nặng nào nhọc nào.

Vì thế, đồ dùng, cách bố trí trong phòng,… các tiện lợi và khoa học bao nhiêu, càng giúp mẹ bấy nhiêu.

Sắp xếp gọn gàng các đồ chuẩn bị đi sinh
Sắp xếp gọn gàng các đồ chuẩn bị đi sinh

1.2. Mẹo nhỏ giúp mẹ chuẩn bị đồ trước khi sinh mổ

  • Mang mọi thứ để ở gần giường, ghế sofa để có thể dễ dàng lấy, mẹ không phải đi lại quá xa
  • Giặt trước quần áo cho bé, phơi khô và xếp theo từng loại
  • Mua quần chất liệu cotton, cạp cao để che vết mổ
  • Mua áo lót dành cho bà bầu bằng cotton.
  • Mua gối hình chữ V để giúp bé ti thoải mái hơn
  • Mua băng vệ sinh dành cho mẹ mới sinh

Tham khảo ngay Set “VƯỢT CẠN” gồm đầy đủ bộ sản phẩm an toàn cho cả trẻ sơ sinh của Mamamy nhé!

2. Những đồ chuẩn bị đi sinh mổ ở bệnh viện

Khi đến bệnh viện sinh mổ, mẹ nên mang theo những đồ và giấy tờ sau:

  • Quần lót dùng một lần, loại cạp cao để không chạm vào vết mổ
  • Váy ngủ/ quần áo để mẹ có thể thay nếu ở viện lâu. Mẹ nên chọn loại có nút cài phía trước để tiện cho bé ti nhé.
  • Dép hoặc giày đế thấp, mềm
  • Một chiếc gối để giúp bé ti thoải mái hơn
  • Băng vệ sinh
  • Đồ vệ sinh cá nhân
  • Dầu xoa bóp
  • Miếng lót thấm sữa
  • Giấy tờ cần thiết khi đi sinh
  • Nước rửa tay khô
  • Khẩu trang y tế

Mẹ nên chủ động chuẩn bị đồ đi sinh mổ cho mẹ và bé
Mẹ nên chủ động chuẩn bị đồ đi sinh mổ cho mẹ và bé

Ngoài ra, mẹ nên chuẩn bị thêm một số thứ để giải trí:

  • Đồ ăn vặt, nước uống
  • Sạc điện thoại, tai nghe
  • Sách/truyện dành cho mẹ bầu

Góc của mẹ gợi ý mẹ set quần áo cao cấp cho trẻ sơ sinh DESTINY BOX gồm 14 sản phẩm sơ sinh từ sự hợp tác của 2 thương hiệu Mamamy x CHAANG gồm quần áo, mũ, yếm, bao tay, bao chân, chăn ủ, khăn xô và 3 gói khăn ướt Tropical Mamamy. Chỉ với 1 lần mua, mẹ đã sắm được đầy đủ đồ dùng cần thiết cho bé cưng rồi!

Bộ sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh Destiny Box
Destiny Box gồm 14 + 3 sản phẩm chuẩn mềm mại chuẩn yêu thương từ Mamamy x Chaang.

Với kết cấu các sợi đồng đều, liên kết chặt chẽ, chất liệu cotton chải vô cùng an toàn cho làn da trẻ sinh non và sơ sinh. Độ thấm hút cực tốt của cotton chải sẽ đánh tan nỗi lo của mẹ về những vấn đề về sức khỏe của da như hăm, mẫn, ngứa,… Khi chạm tay vào sản phẩm của Mamamy x Chaang, mẹ và bé sẽ cảm nhận được một sự mềm mại đến mướt mịn và mát mẻ vô cùng, có thể nói là “chuẩn mềm mại”. 

Đặc biệt, khi mua trong ngày hôm nay, mẹ sẽ được tặng miễn phí 3 gói khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical và được giảm 200k đó ạ! Chỉ có 500 box cho các mẹ nhanh tay nhất thôi, đặt mua ngay TẠI ĐÂY mẹ ơi!

3. Cạo hoặc tẩy lông vùng bikini trước khi sinh mổ

Mẹ có biết, việc tẩy lông vùng kín trước khi sinh mổ là cực kì quan trọng? Lí do là:

  • Việc thăm khám dễ dàng hơn
  • Phòng tránh khả năng nhiễm trùng từ các vết cắt trên da

Việc này cũng phù hợp kể cả mẹ có sinh thường đấy ạ!

Nữ y tá ở bệnh viện có thể làm điều này cho mẹ trước khi sinh mổ. Tuy nhiên nếu mẹ muốn tự làm thì cũng có thể làm ở nhà nhé.

4. Không ăn, uống trước khi sinh mổ

Khoảng 6 đến 8 tiếng trước khi sinh mổ, mẹ không nên ăn hay uống gì. Dù đó là thức ăn, bánh kẹo, sữa, hoa quả,… Đêm trước ngày phẫu thuật, mẹ có thể uống những loại thức uống dễ tiêu hoá. Mẹ nên hỏi và làm theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ nha!

Không ăn, uống trước khi sinh mổ từ 6 đến 8 tiếng
Không ăn, uống trước khi sinh mổ từ 6 đến 8 tiếng

5. Chuẩn bị tâm lý – Yếu tố quan trọng giúp mẹ vượt cạn thành công

Dù cho sinh mổ hay sinh thường, từ tuần thứ 34 trở đi các mẹ nên chuẩn bị những đồ dùng cần thiết. Bởi bé có thể sinh sớm trước ngày dự kiến. Mẹ hãy luôn giữ một tâm lý thoải mái và tích cực nhất.

Dù càng gần đến ngày sinh, mẹ sẽ cảm thấy hồi hộp và lo lắng hơn. Nhưng giữ được tinh thần thoải mái, mẹ sẽ tự tin vượt cạn thành công hơn đấy. Mẹ cũng nên chia sẻ cảm xúc với chồng, bạn bè, bố mẹ để thấy nhẹ nhàng hơn. Quan trọng nhất vẫn là mẹ và bé luôn khoẻ mạnh, mẹ nhỉ?

Chuẩn bị tâm lý trước khi sinh mổ giúp mẹ thoải mái, vui vẻ đi sinh
Chuẩn bị tâm lý trước khi sinh mổ giúp mẹ thoải mái, vui vẻ đi sinh

Tham khảo ngay Set “VƯỢT CẠN” gồm đầy đủ bộ sản phẩm an toàn cho cả trẻ sơ sinh của Mamamy nhé!

Những thông tin ở trên sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi “trước khi sinh mổ cần chuẩn bị những gì”. Mẹ đọc thêm các bài viết khác để cùng vượt cạn thành công nhé!

Mẹ có thể quan tâm đến bài viết này:

Giỏ đồ đi sinh mùa đông đầy đủ nhất cho mẹ

Chuẩn bị đồ đi sinh mổ cho mẹ bầu và 6 lưu ý các mẹ nên biết

Bình sữa thủy tinh sau một thời gian im ắng đã quay trở lại và tạo nên xu thế trong thị trường bỉm sữa. Hầu hết các mẹ đang quay lại sử dụng loại bình này. Vậy điều gì đã khiến bình sữa làm từ thủy tinh chiếm được cảm tình của các mẹ? Với xu hướng tiêu dùng và chăm sóc trẻ bằng các sản phẩm hữu cơ, có nguồn gốc tự nhiên, chất liệu thủy tinh trở thành lựa chọn hàng đầu khi các mẹ tìm mua bình sữa cho bé. Điều này lý giải tại sao thế giới dần trở lại với xu thế sử dụng bình sữa làm từ thủy tinh.

Bình sữa làm từ thủy tinh đang dần quay lại chiếm trọn thị trường
Bình sữa làm từ thủy tinh đang dần quay lại chiếm trọn thị trường

1.Bình sữa thủy tinh được tạo ra như thế nào?

Chất liệu thủy tinh của bình sữa được tạo ra từ cát tự nhiên – silica (cát thạch anh). Để tạo ra được thủy tinh không thôi là một quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị tỉ mẩn và công phu. Trong đó, việc chuẩn bị và pha chế nguyên liệu khá phức tạp.

Mẹ có thể tìm hiểu sâu hơn ở đây: Cách tạo ra bình thủy tinh an toàn cho bé

Ở bước chuẩn bị, cát cần phải sạch và không lẫn sắt. Bởi sắt lẫn trong cát làm cho thủy tinh có màu xanh lục. Khi đó thủy tinh sẽ không trong suốt. Nếu không thể tìm thấy cát không lẫn sắt, người thợ sẽ điều chỉnh hiệu ứng màu sắc thủy tinh. Bằng cách bổ sung thêm mangan điôxít.

Từ việc tìm cát tự nhiên, nấu chảy cho tới “nhào nặn” thủy tinh đều không hề dễ dàng. Thông thường cát nóng chảy ở 1100 độ C. Sau đó là hàng loạt kĩ năng điêu luyện mới có thể tạo ra một chiếc bình sữa thủy tinh đúng nghĩa.

2.Vì sao chất liệu thủy tinh lại an toàn?

Được tạo nên từ những hạt cát – một nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên. Nên thủy tinh được đánh giá là chất liệu vô cùng an toàn. Đảm bảo sức khỏe cho trẻ em, từ trẻ sơ sinh.

Với đặc tính chống bám cặn (anti-PH), bình thủy tinh dễ dàng được làm sạch.
Với đặc tính chống bám cặn (anti-PH), bình thủy tinh dễ dàng được làm sạch.

Một đặc điểm nổi trội của bình sữa làm từ thủy tinh, và cũng là yếu tố đảm bảo tối đa sự an toàn cho bé. Đó là bình sữa thủy tinh không giải phóng Bisphenol A (BPA) trong quá trình đun nóng. BPA là một chất cực độc cho não bộ của trẻ sơ sinh. Chất này thoát ra từ các sản phẩm nhựa kém chất lượng.

Với đặc tính chống bám cặn (anti-PH), bình thủy tinh dễ dàng được làm sạch. Chỉ cần sử dụng nước rửa bình dịu nhẹ và dụng cụ rửa bình là mẹ có thể làm sạch bình sữa thủy tinh. Mẹ hãy lưu ý, việc làm sạch bình là vô cùng quan trọng. Bởi nếu trong bình còn tồn dư cặn sữa sẽ là “căn hộ lý tưởng” cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, chất liệu thủy tinh khó bị trầy xước hoặc rạn nứt bởi đặc tính siêu cứng. Phòng tránh tối đa vi khuẩn bám vào bình sữa.

Những tính chất đặc biệt khiến bình sữa làm từ thủy tinh được các mẹ yêu thích

Chất liệu thủy tinh cũng giữ nhiệt lâu hơn. Giữ độ nóng và đảm bảo chất lượng cho sữa. Giúp bé không bị đau bụng, chướng bụng vì sữa lạnh. Mẹ cũng không cần phải ủ ấm lại sữa liên tục.

Vì những đặc tính an toàn và quá trình tạo ra vô cùng công phu. Mẹ sẽ nhận thấy giá bình sữa thủy tinh cao hơn so với các loại bình sữa khác trên thị trường. Tuy nhiên, nếu đặt tiêu chí an toàn cho con lên hàng đầu, thì bình sữa thủy tinh là lựa chọn tuyệt vời nhất cho mẹ!

Xem thêm: 

Khi chọn bỉm mùa hè cho bé, mẹ ưu tiên bỉm mỏng, thấm hút tốt, thoáng khí để ngừa hăm tối đa cho bé. Cụ thể thế nào? Mẹ tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ nhất nhé!

Đóng bỉm mùa hè cho bé
Đóng bỉm mùa hè cho bé

1. Cách chọn bỉm mùa hè để bé thoáng mát nhất

6 “Bí kíp” dưới đây sẽ giúp mẹ chọn bỉm chuẩn nhất cho mùa hè của bé yêu!

1.1. Khả năng thấm hút tốt, chống thấm ngược

Tiếp xúc với bỉm ướt vào mùa hè, mông con bị hầm bí, khó chịu, rất dễ bị hăm tã. Do đó, chọn bỉm thấm hút tốt, chống thấm ngược là yếu tố siêu quan trọng đó ạ! Tã thấm hút tốt giúp nước tiểu thấm nhanh sau khi bé tè, không thấm ngược lại da bé, giúp vùng da mặc tã khô thoáng nhất.

Vậy tã như thế nào sẽ thấm hút tốt? Mẹ ưu tiên tã có nhiều hạt SAP thấm hút cao cấp – loại hạt có khả năng thấm hút chất lỏng gấp 30 lần trọng lượng của nó, sau khi hút nước sẽ chuyển sang dạng gel chống thấm ngược. Đây cũng là giải pháp hiệu quả thay thế cho lớp bông dày thông thường. Chỉ 10 – 15s sau khi còn tè, mẹ sờ vào bề mặt bỉm sẽ thấy khô rong như bỉm mới. Nhờ đó, mông con luôn khô thoáng, ngừa hăm tối đa vào mùa hè.

Tã có nhiều hạt SAP thì càng siêu thấm hút
Tã có nhiều hạt SAP thì càng siêu thấm hút

1.2. Tã bỉm thoáng khí

Mùa hè mặc gì cũng phải thoáng khí mới mát, mẹ nhỉ? Tã của bé cũng vậy. Tã thiết kế thông thoáng sẽ giúp không khí bên trong và bên ngoài tã lưu thông dễ dàng, giúp bé thoáng mát, dễ chịu nhất.

2 mẹo để chọn tã thông thoáng đây ạ!

  • Bề mặt bỉm nhiều khe rãnh: Mẹ ưu tiên chọn bỉm có bề mặt nhiều đường khe, rãnh thoát khí, vừa giúp giảm diện tích tiếp xúc giữa bỉm và mông con, tạo khoảng trống để mông con được “thở”, vừa giúp chất lỏng ngay lập tức đi vào bên trong miếng tã, tăng khả năng thấm hút.
  • Mặt đáy thoát khí: Bỉm thiết kế mặt đáy thoát khí giúp không khí bên trong và bên ngoài bỉm dễ lưu thông, bé không bị hầm bí khi mặc bỉm.
Bề mặt tã có nhiều lỗ thoát sẽ giúp chất lỏng được thấm hút tốt hơn, tránh tràn tã
Bề mặt tã có nhiều lỗ thoát sẽ giúp chất lỏng được thấm hút tốt hơn, tránh tràn tã

1.3. Siêu mỏng nhẹ

Giống như việc mẹ phải mặc áo bông dày vào mùa hè, nóng bức, khó chịu, bé mặc bỉm cũng vậy. Hiểu được điều đó, các thương hiệu bỉm lớn giảm lượng lớn bông trong tã, thay thế bằng dải SAP thấm hút cao cấp để bỉm mỏng hơn, khả năng thấm hút tốt hơn, bảo vệ tốt nhất vùng mặc tã của bé yêu.

Tã bỉm thế nào là mỏng? Mẹ chọn loại dày khoảng 0.5 – 0.6cm mẹ nhé!

Bỉm mỏng nhẹ sẽ đem đến sự thoải mái cho bé trong ngày hè nóng nực
Bỉm mỏng nhẹ sẽ đem đến sự thoải mái cho bé trong ngày hè nóng nực

1.4. Bỉm chống tràn tốt để bé thoải mái cả đêm dài

Chắc hẳn mẹ từng gặp cảnh này: Nửa đêm bé bị tràn bỉm ra giường, khóc đòi thay bỉm. Dù là mẹ hay ba thay tã cho con thì cả nhà cũng bị mất giấc ngủ ngon. Vì thay tã phải lục đục đèn đóm, lấy bỉm, lấy khăn, lấy nước… Tã mà tràn nhiều ra giường còn phải thay cả quần áo, đệm, chăn…

Vì thế, bỉm chống tràn rất quan trọng đó ạ! Mẹ ưu tiên chọn tã có phần chun lưng cao (trên 5cm) để chống tràn tã ra phía lưng khi bé nằm. Cùng với đó, phần cắt võng quanh đùi cần co giãn, ôm nhẹ nhàng chân bé để chống tràn tốt nhất cho bé yêu.

Chun bụng và đường viền hông co giãn, mềm mại là tốt nhất
Chun bụng và đường viền hông co giãn, mềm mại là tốt nhất

1.5. Size bỉm thoải mái, vừa vặn với bé

Mùa hè phải mặc quần áo chật sẽ không thoải mái chút nào mẹ nhỉ? Vì thế, mẹ ưu tiên chọn tã vừa hoặc nhỉnh hơn 1 chút so với cân nặng của con. Điều này không chỉ giúp con thoải mái, dễ chịu mà còn tránh tã chật cọ xát vào mông con gây mẩn đỏ, hăm tã.

Kích cỡ tã vừa vặn sẽ giúp bé thoải mái vận động, chơi đùa hơn mà không lo xô lệch
Kích cỡ tã vừa vặn sẽ giúp bé thoải mái vận động, chơi đùa hơn mà không lo xô lệch

1.6. Ưu tiên chọn bỉm dán (tã dán) vì thông thoáng hơn tã quần

Mẹ ưu tiên chọn tã dán vào mùa hè vì tã dán vừa thông thoáng hơn tã quần, vừa dễ dàng điều chỉnh kích thước vòng bụng để con thoải mái nhất.

Nếu bé hiếu động, không chịu nằm yên để mẹ mặc tã thì sao? Lúc này, mẹ sử dụng tã quần vào ban ngày để tiện lợi nhất. Vào buổi tối, bé nằm ngủ ngoan, ít vận động, mẹ mặc tã dán cho con để con được thông thoáng hơn nhé.

Cho bé mặc tã dán sẽ giúp bé thông thoáng, thoải mái hơn
Cho bé mặc tã dán sẽ giúp bé thông thoáng, thoải mái hơn

2. Thương hiệu bỉm siêu mỏng, siêu thông thoáng vào mùa hè cho bé

Trên thị trường có nhiều bỉm mỏng dành cho bé, trong đó bỉm Mamamy được các mẹ tin dùng vào mùa hè vì: siêu mỏng, siêu thấm hút, siêu thông thoáng, giúp ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa cho bé.

  • Siêu mỏng: Mamamy đã giảm tối đa lớp bông “cồng kềnh, dày cộp” trong tã thành dải hạt SAP cao cấp siêu mỏng, siêu thấm hút, trải dài toàn miếng bỉm. Nhờ đó, tã chỉ mỏng 0.5cm, không bị vón cục ở giữa, giúp bé yêu thoáng mát, dễ chịu nhất khi mặc tã.
  • Siêu thấm hút: Các loại tã thông thường chỉ dùng bông trộn hạt SAP hoặc 1 miếng SAP ngắn ở giữa bỉm, khiến bỉm thấm hút kém. Vì bông khi tiếp xúc với nước sẽ bị tách (nhão) ra, vón cục, dễ tràn, dễ thấm ngược. Hiểu được điều đó, Mamamy thiết kế  dải SAP dài hết miếng tã, thấm hút nhanh và đồng đều toàn bộ miếng bỉm. Chỉ 10 – 15s sau khi bé tè, mẹ sờ bề mặt tã khô rong như bỉm mới luôn đó ạ!
  • Siêu chống tràn: Khác với các thương hiệu tã trên thị trường có thiết kế phần chun lưng ngắn, chỉ 3 – 4cm khiến bé dễ bị tràn bỉm khi nằm. Mamamy thiết kế phần chun lưng cao 6cm (chun lưng dài nhất thị trường bỉm tã). Đặc biệt, phần cắt võng quanh đùi được thiết kế thêm giúp bé nằm, lăn, bò thoải mái mà không bị tràn bỉm.
  • Siêu thoáng khí: Mamamy thiết kế bề mặt tã nhiều rãnh thoát khí 3D tạo độ thoáng, kết hợp với mặt đáy thoát khí 360 độ để bé sẽ thoải mái nhất khi mặc tã vào mùa hè.
Tã Mamamy được nhiều mẹ sử dụng cho bé vào mùa hè
Tã Mamamy được nhiều mẹ sử dụng cho bé vào mùa hè

Bỉm Mamamy giúp bé thoải mái, dễ chịu, ngăn ngừa hăm tã, mẩn đỏ tối đa vào mùa hè!

3. Lưu ý khi sử dụng bỉm vào mùa hè cho bé yêu để ngừa hăm tối đa

Ngoài những tiêu chí lựa chọn bỉm mùa hè phù hợp cho bé, để ngừa hăm tối đa mẹ nên lưu ý một số điều sau:

3.1. Vệ sinh vùng mặc tã trước khi mặc tã mới

Có mẹ khi thay tã thấy mông con sạch nên không vệ sinh, mặc luôn tã mới cho con. Điều này khiến con dễ bị hăm hơn. Bởi sau thời gian dài mặc bỉm khiến vi khuẩn tích tụ, bám trên da của bé. Chỉ nhìn bằng mắt thường không thấy hết được đâu mẹ ạ!

Vệ sinh vùng mặc tã cho bé trước khi mặc tã mới
Vệ sinh vùng mặc tã cho bé trước khi mặc tã mới

Mẹ sử dụng khăn ướt  thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm cao cấp để làm sạch vùng mặc tã, đặc biệt các vị trí dễ bị hăm như bẹn, háng, bộ phận sinh dục. Với bé gái, mẹ lau từ trước ra sau, không làm ngược lại vì sẽ kéo vi khuẩn từ hậu môn lên bộ phận sinh dục gây viêm nhiễm.

3.2. Thay tã cho bé 3 – 4h/lần

Theo khuyến cáo của chuyên gia Nhi khoa, mẹ nên thay tã cho bé 3 – 4 h/lần và thay ngay khi bé đi ị. Thay tã đúng lúc giúp bé không bị tràn tã, mẹ đỡ vất vả giặt giũ, đồng thời, bé không phải tiếp xúc với vi khuẩn trong thời gian dài, ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa.

3.3. Không đóng bỉm chật

Giống như người lớn phải mặc quần áo chật vào mùa hè, mồ hôi toát nhiều cùng cảm giác bó sát, bí bách, khó chịu. Bé cũng vậy. Mặc tã chật cọ xát vào da con gây mẩn đỏ, gây hầm bí, khó chịu cho bé.

Mặc tã vừa vặn hoặc nhỉnh hơn 1 chút so với cân nặng của con
Mặc tã vừa vặn hoặc nhỉnh hơn 1 chút so với cân nặng của con nha mẹ!

4. Những câu hỏi khác khi sử dụng bỉm vào mùa hè cho bé

Bên cạnh những chia sẻ trên, Góc của mẹ đã tổng hợp băn khoăn của các mẹ khi sử dụng bỉm vào mùa hè cho con.

4.1. Có nên đóng bỉm vào mùa hè cho bé không?

Mùa hè thời tiết nóng nực, không chỉ mẹ mà bé cũng cảm thấy khó chịu với thời tiết này. Mẹ nên giảm thời gian mặc bỉm vào ban ngày bằng cách: Cho mông bé “nude” khoảng 10 phút trước khi mặc bỉm, cho bé không mặc bỉm lúc chơi đùa dưới sàn nhà,… để bé luôn cảm thấy thông thoáng, thoải mái hơn.

Hạn chế thời gian mặc bỉm sẽ giúp bé thoải mái hơn nhiều đó mẹ
Hạn chế thời gian mặc bỉm sẽ giúp bé thoải mái hơn nhiều đó mẹ

Mẹ xem thêm: Có nên đóng bỉm mùa hè cho bé không? Chuyên gia giải đáp

4.2. Sử dụng bỉm mỏng có sợ tràn bỉm không?

Độ dày của bỉm không ảnh hưởng đến việc bỉm có tràn hay không đâu ạ, quan trọng nhất vẫn là thiết kế và chất liệu thấm hút của bỉm. Như đã chia sẻ, bỉm mỏng vẫn có khả năng thấm hút, chống tràn gấp 2 lần bỉm thường. Mẹ chỉ cần chọn bỉm theo đúng “bí quyết” trên, bé nhà mình thoải mái đóng bỉm mỏng mà không lo tràn.

KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.

Hi vọng qua bài viết trên, mẹ đã chọn được loại bỉm mùa hè cho bé thoải mái nhất. Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!

Trà là một loại thức uống được phái nữ đặc biệt yêu thích vì có các công dụng làm đẹp nổi bật. Tuy nhiên, một số loại trà có thể gây rối loạn nội tiết và làm giảm khả năng sinh sản ở phái nữ. Đặc biệt là 6 loại trà dưới đây:

1. 6 Loại trà làm giảm khả năng sinh sản

1.1. Trà ngải cứu (Mugwort)

Ngải cứu là một loại thảo mộc có tác dụng ngăn ngừa các cơn co thắt và cải thiện tiêu hóa
Ngải cứu là một loại thảo mộc có tác dụng ngăn ngừa các cơn co thắt và cải thiện tiêu hóa

Ngải cứu là một loại thảo mộc có tác dụng ngăn ngừa các cơn co thắt và cải thiện tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều có thể làm giảm khả năng sinh sản. Ngải cứu có thể khiến tử cung co lại. Hoặc kích thước tử cung giảm đi. Gây vô sinh ở phụ nữ. Đây là một trong những phản ứng phụ mà bạn cần phải biết khi uống trà ngải cứu. Tránh uống loại trà này nếu bạn đang trong độ tuổi sinh sản. Ngoài ra, trong thời gian mang thai bạn cũng không nên dùng trà ngải cứu. Bởi có thể bị sẩy thai và một số biến chứng nguy hiểm khác.

1.2. Trà cúc dại (Echinacea)

Hoa cúc là một loại thảo mộc được dùng để điều trị một số bệnh
Hoa cúc là một loại thảo mộc được dùng để điều trị một số bệnh

Hoa cúc là một loại thảo mộc được dùng để điều trị một số bệnh. Loại thảo mộc này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và điều trị cảm lạnh. Thế nhưng, nếu bạn muốn làm mẹ thì tốt nhất nên tránh xa loại trà này. Bởi loại trà này có thể làm tăng nguy cơ vô sinh. Hoa cúc có khả năng phá vỡ sự cân bằng hormone trong cơ thể. Khiến bạn khó thụ thai. Nếu cơ thể không sản xuất đủ các loại hormone cần thiết sẽ gây ra một số vấn đề về khả năng sinh sản. Nghiêm trọng là dẫn đến vô sinh. Trà cúc dại làm giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ.

1.3. Trà bạc hà (Pennyroyal)

Trà bạc hà có thể làm giảm khả năng sinh sản ở nữ giới
Trà bạc hà có thể làm giảm khả năng sinh sản ở nữ giới

Từ xa xưa, người Hy Lạp và La Mã đã sử dụng loại thảo mộc này để ngừa thai. Trà bạc hà có thể làm giảm khả năng sinh sản ở nữ giới. Bạn không nên dùng loại thảo mộc này nếu muốn mang thai. Ngoài ra, nếu thường xuyên uống trà bạc hà này cũng có thể đem đến những tác dụng phụ nguy hiểm. Chẳng hạn sinh non hoặc thậm chí là sẩy thai. Ngoài ra, loại thảo mộc này còn gây buồn nôn, nôn mửa, đông máu và tổn thương gan. Trà bạc hà rất nguy hiểm cho sức khỏe.

1.4. Trà bạch quả (Ginkgo biloba)

Bạch quả là loại cây sống lâu đời nhất. Lá của nó được dùng làm trà. Trà bạch quả rất tốt cho sức khỏe bởi nó có tính chống oxy hóa cao. Loại thảo mộc này giúp cải thiện chức năng não, điều trị trầm cảm…

Trà bạch quả (Ginkgo biloba)
Trà bạch quả (Ginkgo biloba)

Tuy nhiên, dù tốt nhưng nó có một tác dụng phụ mà bạn cần phải lưu tâm là làm giảm khả năng sinh sản ở nữ giới. Chiết xuất bạch quả có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể, gây rối loạn quá trình rụng trứng, dẫn đến việc không thể thụ thai. Không chỉ phụ nữ mà đàn ông cũng có thể bị vô sinh nếu uống trà này nhiều bởi nó ảnh hưởng số lượng và chất lượng tinh trùng.

1.5. Trà hương thảo (Rosemary)

Trà hương thảo là một phương thuốc rất tốt để điều trị nhiều bệnh
Trà hương thảo là một phương thuốc rất tốt để điều trị nhiều bệnh

Trà hương thảo là một phương thuốc rất tốt để điều trị nhiều bệnh. Loại trà này rất tốt cho tiêu hóa, giúp điều trị các bệnh như ợ nóng, nhức đầu và huyết áp. Tuy nhiên, trà hương thảo lại gây hại cho những phụ nữ đang muốn mang thai hoặc đã mang thai. Nhiều chuyên gia y tế cho rằng loại thảo mộc này có thể làm co tử cung, gây sảy thai. Ngoài ra, trà còn khiến trứng không thể thụ tinh, gây vô sinh. Phụ nữ ở độ tuổi sinh sản uống quá nhiều trà hương thảo rất nguy hiểm. Loại trà này có thể làm giảm khả năng sinh sản. Do đó, tốt hơn hết là bạn nên tránh dùng loại trà này.

Trà thảo mộc rất tốt cho sức khỏe bởi nó chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp điều trị nhiều bệnh. Tuy nhiên, dù vậy, vẫn có một số loại trà có những tác dụng phụ nguy hiểm, gây hại cho khả năng sinh sản của phụ nữ. Chính vì vậy, trước khi uống bất kỳ loại trà thảo mộc nào, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ nhé.

1.6. Trà thiên ma (Black Cohosh)

Trà thiên ma (Black Cohosh)
Trà thiên ma (Black Cohosh)

Rễ cây thiên ma là một loại thảo mộc mạnh mẽ. Nó đã được sử dụng cho lứa tuổi để điều trị các điều kiện y tế khác nhau. Nó chủ yếu được sử dụng cho các triệu chứng mãn kinh và để điều trị chuột rút kinh nguyệt. Mặc dù hiệu quả của nó, rễ cây thiên ma có thể khiến bạn vô sinh. Mặc dù nó không được chứng minh một cách khoa học, đây là một khả năng bạn không nên bỏ qua. Tránh uống trà thiên ma trong thời gian trước khi thụ thai. Nếu bạn đang mang thai, bạn phải tránh trà thảo dược này. Nó có thể gây ra chuyển dạ sớm. Thiên ma cũng được biết là gây ra vấn đề liên quan đến cho con bú.

Mang thai là trọng trách cao quý của người làm mẹ. Để chuẩn bị cho trọng trách này, mẹ cần có một lượng kiến thức thật vững vàng. Từ giai đoạn chuẩn bị mang thai, cho đến các dấu hiệu nhận biết việc mang thai và các chế độ ăn uống để mẹ và bé đều đủ chất. Mẹ có thể đọc thêm về chủ đề này tại đây nhé!

Bé mọc răng là thời điểm quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ, đánh dấu sự thay đổi từ bé bú sữa mẹ sang ăn dặm. Các mẹ quan tâm tới giai đoạn mọc răng của con chắc hẳn sẽ không khỏi thắc mắc bé mấy tháng mọc răng và cần chăm sóc bé mọc răng ra sao? Vậy mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Bé mấy tháng mọc răng?

Thông thường bé bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 6 đến 24 tháng. Bé sẽ có đủ hàm răng sữa gồm 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới.

Bé thường mọc răng vào tháng thứ 6
Bé thường mọc răng vào tháng thứ 6

Tuy vậy, mỗi bé sẽ mọc răng vào những tháng khác nhau tùy vào thể trạng và di truyền. Có bé mọc răng sớm từ tháng thứ 3, 4 hay có bé mọc muộn hơn khi gần 1 tuổi. Nhưng đây là hiện tượng bình thường và mẹ không nên quá lo lắng.

Chỉ cần trong vòng 3 năm đầu đời, trẻ mọc đủ 20 răng hoàn thiện là mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Giai đoạn này mẹ hãy chú ý chăm sóc răng miệng bé thật kỹ để con có được hàm răng chắc khỏe khi lớn lên nhé!

2. Chăm sóc theo trình tự mọc răng của bé

Thời điểm mọc răng là khác nhau ở mỗi bé, nhưng tất cả sẽ đều có thứ tự mọc răng như nhau:

2.1. Từ 5 – 10 tháng, 4 chiếc răng cửa hàm trên

Đây là lúc bé mọc những chiếc răng đầu tiên nên mẹ cũng cần chú ý đến những thay đổi ở trẻ để nhận biết dấu hiệu trẻ chuẩn bị mọc răng:

  • Nướu, lợi sưng to và đỏ sậm.
  • Chảy nhiều nước dãi, nước bọt hơn bình thường.
  • Cằm và cổ nổi mẩn.
  • Thường xuyên ho hoặc ho sặc.
  • Quấy khóc, biếng ăn hoặc bỏ bú.
  • Bé bị sốt mọc răng không đi kèm các triệu chứng bệnh lý.
  • Thích nhai cắn đồ vật trong tầm với do cảm giác ngứa ngáy trong miệng.
Bé thường quấy khóc khi mọc răng
Bé thường quấy khóc khi mọc răng

Dựa vào những biểu hiện trên và xác định theo tháng tuổi của bé, mẹ có thể biết được khi nào bé mọc răng và có sự chuẩn bị tốt nhất cho những giai đoạn tiếp theo.

2.2. Từ 7 – 10 tháng, 4 răng cửa bên

Tiếp theo, bé sẽ mọc răng hai bên ở độ tuổi từ 7 – 10 tháng.

Lúc này bé đã bắt đầu quen hơn với những chiếc răng mới nên biểu hiện khi răng mọc không còn rõ. Nhưng việc chuyển từ nhai cắn răng cửa sang răng bên cũng chưa dễ dàng với bé.

2.3. Từ 12 – 16 tháng, xuất hiện những chiếc răng hàm đầu tiên

Mặc dù bên ngoài và hai bên đã có răng nhưng phía trong hàm trống không khiến việc nhai nuốt của bé gặp nhiều khó khăn. Nên trong những tháng này, 4 chiếc răng hàm sẽ xuất hiện.

Vì kích thước lớn nên khi răng hàm mọc làm bé cảm thấy đau và khó chịu hơn so với khi mọc răng cửa và răng hai bên. Răng hàm mọc cũng khiến bé dễ sốt và chán ăn, quấy khóc hơn hẳn.

Mẹ nên chú ý bổ sung vitamin C, khoáng chất và canxi trong thực đơn, chế biến những món dạng cháo, lỏng giúp bé dễ nhai, dễ tiêu hóa cũng như không tác động nhiều đến phần hàm của bé.

2.4. Từ 14 – 20 tháng, bắt đầu mọc 4 răng nanh

Răng nanh mọc khi bé được 14 đến 20 tháng tuổi.

2 chiếc răng nanh hàm trên mọc trước, lấp đầy các khoảng trống ở đỉnh giữa răng cửa và răng hàm đầu tiên. Theo sau là hai chiếc răng nanh phía dưới. Nếu bé mọc răng nanh hàm dưới trước thì mẹ đừng lo vì mỗi bé có chế độ mọc răng khác nhau.

Khi mọc răng nanh sẽ có trường hợp bé bị đi tướt do bé tiết ra loại enzym đặc biệt. Trong một ngày bé có thể đi ngoài nhiều lần, phân không sống, không có bọt có màu vàng xanh nhạt và không đi kèm các triệu chứng bệnh lý (phát ban, dị ứng, tiêu chảy,…).

2.5. Từ 20 – 32 tháng, bé mọc 4 răng hàm lần thứ hai

Lần mọc răng hàm thứ hai là bé đã gần hoàn thiện quá trình mọc răng sữa rồi!

Sau giai đoạn này bé sẽ có đầy đủ một hàm răng với 20 chiếc răng bé xinh. Gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng hàm và dần thay răng những năm sau đó.

Mẹ cần chú ý vệ sinh răng miệng cho bé
Mẹ cần chú ý vệ sinh răng miệng cho bé

Mẹ nên hạn chế cho bé ăn đồ ngọt và chủ động tìm hiểu cách vệ sinh răng miệng con giai đoạn mọc răng để răng bé được phát triển khỏe mạnh, giúp răng vĩnh viễn mọc lên cứng cáp và trắng sáng nhé!

Ngày 1 tháng 6 đến là mỗi khu phố, mỗi trường học lại rộn ràng. Trẻ nhỏ vui mừng cứ như là Tết đến xuân về. Em bé nào cũng nở nụ cười tươi rói bên những món đồ chơi mới. Khuôn mặt rạng rỡ thấy rõ khi được cha mẹ đưa đi chơi.

Quốc tế Thiếu nhi là dịp ông bà, cha mẹ chuẩn bị những món quà tặng, gửi những lời chúc, lời khen ngợi tới trẻ em. Bước ra đường những ngày này, ai cũng đều có thể cảm nhận được sự vui tươi lan tỏa trong không khí.

Là dịp lễ đặc biệt một năm mới có một lần, cha mẹ dường như trở nên dễ tính hơn, dành thời gian trò chuyện và quan tâm con đặc biệt hơn ngày thường. Nhưng với mỗi đứa trẻ, cảm giác được yêu thương và lắng nghe chỉ trong một ngày là không đủ. Hãy để ngày nào cũng là ngày lễ Thiếu nhi!

1. Lắng nghe để nhận ra cảm xúc của con

Trong cuộc sống bộn bề, cha mẹ hãy dừng lại đôi chút để kịp nhận ra những cảm xúc của trẻ. Con sẽ cảm thấy được thông cảm và tôn trọng khi cha mẹ dành thời gian lắng nghe. Không chỉ riêng ngày lễ Thiếu nhi, hãy tạo khoảng thời gian cùng con mỗi ngày cha mẹ nhé! Đây là cách hữu hiệu để cha mẹ thấu hiểu tâm tư bé con nhà mình đấy.

Lắng nghe để nhận ra cảm xúc của con
Lắng nghe để nhận ra cảm xúc của con

Lắng nghe – cách tuyệt vời để thấu hiểu con yêu

Mỗi lần con chạy đến tìm cha mẹ để tâm sự là lúc mà con cảm thấy tin tưởng và coi cha mẹ là chỗ dựa tinh thần. Vì thế, nếu lúc đó cha mẹ có đang đọc báo hay đang xem TV thì hãy dừng lại vài phút và thực sự lắng nghe chia sẻ của con. Khi cha mẹ có mặt hỗ trợ với cử chỉ nhẹ nhàng, ân cần và thân mật, con sẽ thấy được yêu thương hơn rất nhiều.

2. Thay đổi tư duy can thiệp của người lớn

Cha mẹ thường nghĩ những điều mình làm là tốt nhất. Vô hình chung lại can thiệp quá sâu vào quyết định của con. Cho dù còn nhỏ nhưng bé con nhà mình vẫn có suy nghĩ, quan điểm và mong muốn riêng. Đôi khi cha mẹ nên cho con khoảng trống. Để bé con được trải nghiệm, được quyền lựa chọn và chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình. Đó chính là con đường để con trưởng thành và tự lập hơn trong tương lai.

Thay đổi tư duy can thiệp của người lớn
Thay đổi tư duy can thiệp của người lớn

Mỗi khi được mua cho món đồ chơi ưa thích, bé rất yêu quý, trân trọng và giữ gìn chúng. Đó là khi bé được đưa ra lựa chọn và có trách nhiệm với lựa chọn đó. Đơn giản như cách cha mẹ để con lựa chọn món quà con thích hay nơi con muốn đi chơi trong ngày mùng 1 tháng 6 vậy đó.

  • Thường xuyên quan tâm đến con nhưng phải để con tự làm và trải nghiệm.
  • Tạo điều kiện để con tự giải quyết vấn đề. Giúp đỡ con trong những trường hợp thật cần thiết.
  • Giúp con định hướng, khơi dậy những sở thích, tiềm năng để con có thể phát triển toàn diện.

3. Để con học cách lên tiếng

Dạy con nói lên tiếng nói của mình là cách giúp con tự tin và cảm thấy an toàn. Trẻ sẽ học được cách trở nên mạnh dạn, bản lĩnh hơn khi biết cách thể hiện cảm xúc của mình.

Để con học cách lên tiếng
Để con học cách lên tiếng

Vậy cha mẹ nên dạy con cách “nói” như thế nào?

  • Giúp con tìm và nói ra mong muốn của mình bằng cách đặt câu hỏi.
  • Cho phép con nói lên những điều con không thích.
  • Khuyến khích con hỏi về mọi thứ xung quanh mình.
  • Hỗ trợ con làm những điều mà con muốn nếu điều đó là chính đáng.

Nhưng thực tế, không phải bất cứ trẻ nào cũng nói ra suy nghĩ của mình. Có nhiều trẻ đã “học cách im lặng”, chính vì cảm giác không được lắng nghe. Việc cha mẹ lắng nghe chính là cách để con thấy tiếng nói của mình có trọng lượng. Khi đó con mới sẵn sàng thể hiện ý kiến với những người xung quanh.

Chỉ bằng cách lắng nghe và thấu hiểu, cha mẹ có thể biến những ngày bình thường của con trở thành những ngày vui như Quốc tế Thiếu nhi. Cùng con tạo nên những kỉ niệm ý nghĩa của tuổi thơ trong gia đình, để ngày nào cũng là mùng 1 tháng 6 thật hạnh phúc, cha mẹ nhé!

Phải 4 tuần sau khi biết sự hiện diện của con trên đời, mẹ mới có bức ảnh đầu tiên của con. Bức ảnh siêu âm chỉ 2 màu đen trắng nhưng mẹ thấy cả 1 bộ pantone màu sắc ở trong đó!!!

Huraaaa… Mẹ có con rồi!!!!!

Bố con tính ép lụa để cất giữ. Bà con nhìn cái chấm nhỏ mà khen giống bên nội. Ông con cười thật lớn. Cô con lướt ngay facebook tìm các hãng đồ sơ sinh. Cậu con nhanh mồm “Sau thuê cậu bế nhé!”. Ông bà ngoại con lặng lẽ khóc.

Bức ảnh siêu âm nhỏ nhỏ chỉ khoảng 10x15cm mà chứa hàng dài km2 những cảm xúc. Bức ảnh truyền thông đầu tiên của con. 

Con đến rồi nè!!!

Mẹ cảm thấy thế nào ư?

Có chút hỗn loạn đấy!!!

Nói thật với con là, nhìn chấm đen đó, mẹ không có cảm xúc gì nhiều. Nhưng mẹ hiểu, cái chấm đen đó kì diệu thật. Rồi mai, rồi ngày kia, rồi tháng tới. Nó lớn lên và “bùm” – ra con.

Có lẽ chính mẹ lại là người ít cảm xúc nhất với bức ảnh đầu tiên của con. 

Mẹ hạnh phúc nhưng không bùng nổ như bố

Mẹ vui nhưng không tưng bừng như ông bà hay cô cậu.

Tuy vậy, vẫn có 1 thứ “cảm xúc” mà có lẽ không ai có được khi nhìn vào bức ảnh siêu âm đó. Là “sự tự hào”. Mẹ đã có được, mẹ đã sở hữu, mẹ đã làm mẹ của điều quý giá nhất trong gia đình lúc này. Mẹ đã bước 1 bước nhảy vọt sang hành trình đẹp đẽ nhất. Mẹ tự thấy, mình đã đạt được 1 thành tựu rất lớn, được chứng kiến bởi tất cả mọi người qua bức ảnh đó. Đó là lí do mẹ cứ phổng mũi suốt. 

Mẹ tự hào vì mang được cho bố con sự xúc động ấy

Mẹ tự hào vì mang được cho ông bà sự mong mỏi ấy

Mẹ tự hào vì mang đến những khuấy động trong gia đình của mình

Mẹ tự hào vì mẹ đã có con.

Chính cảm xúc đó sẽ theo mẹ suốt 9 tháng tới. Vì chỉ khi thấy “tự hào”, mẹ mới luôn thấy tự tin để chào đón con. Mới luôn thấy cần nỗ lực không ngừng. Mới luôn thấy mọi thứ dù thế nào cũng chỉ là chuyện nhỏ.

Mẹ sẽ cất giữ thật kỹ bức ảnh siêu âm đầu tiên của con. Nó là khởi đầu vĩ đại cho hành trình làm mẹ nhỏ nhoi của mẹ. Điều tốt đẹp nhất, mẹ đã có được rồi. Sau này, còn e ngại điều gì đâu con nhỉ!!!!

Con hãy xem nhé 😉

Khi mang thai, có nhiều sự thay đổi có thể xảy ra trên da liên quan đến sự gia tăng nội tiết tố nữ (estrogen và progesterone). Bên cạnh chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc da khi mang thai cũng vô cùng quan trọng. Để chăm sóc da khi mang thai đúng cách, mẹ hãy đọc bài viết này ngay nhé!

1. Những thay đổi ở da phổ biến – Chăm sóc da cho bà bầu

1.1. Tăng sắc tố da 

Khi mang thai, mẹ sẽ thấy màu da ở núm ti, bộ phận vùng kín và vùng bụng trở nên tối màu hơn. Tàn nhang hay mụn ruồi cũng trở nên sẫm màu hơn. Ngoài ra, trên má, trán, mũi có thể xuất hiện nám thai kỳ. Nguyên nhân do melanin xuất hiện nhiều hơn ở trên bề mặt và lớp giữa của da trong thời kỳ mang thai. Sau khi sinh, những sắc tố này sẽ giảm dần.

Phụ nữ thường có một đường trắng (được gọi là linea alba) chạy từ rốn đến gần vùng kín. Thường chúng ta không để ý bởi linea alba tương đồng với màu da. Nhưng khi mang thai, đường trắng này sẽ sẫm màu hơn, nhất là từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi. Đường sọc nâu này sẽ dần mờ đi sau khi sinh con.

1.2. Vết rạn da

Khi mang thai, kích thước vòng bụng mẹ ngày càng to, tăng cân nhanh,… Điều này khiến da căng, gây đứt gãy mô liên kết dưới trung bì của da, tạo nên các vết rạn da. Các vết rạn có thể có màu tím, hồng hoặc nâu đỏ. Tuy không đau nhưng có thể gây ngứa cho một số mẹ và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Vết rạn da sẽ rõ hơn nếu mẹ không chăm sóc da khi mang thai!
Vết rạn da sẽ rõ hơn nếu mẹ không chăm sóc da khi mang thai!

1.3. Giãn tĩnh mạch

Nhiều mẹ bầu sẽ thấy phù cổ chân, bắp chân, chân có búi tĩnh mạch giãn bất thường. Có một số trường hợp, nhiều mẹ thấy bàn chân tê dại, khiến đi lại khó khăn. Có khoảng 20% mẹ bầu mang thai bị giãn tĩnh mạch ở âm và âm đạo. Việc này cũng sẽ khiến nhiều mẹ thấy khó chịu. 

1.4. Thay đổi tóc và móng tay

Khi mang thai, nhiều mẹ cảm thấy tóc mọc nhiều hơn, dày hơn. Sau đó, khi sinh xong, tóc sẽ bị rụng khá nhiều. Có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Ngoài ra, trên mặc, lưng hay chân cũng có thể xuất hiện nhiều lông hơn. Móng tay của các mẹ có thể trở nên giòn và dễ gãy hơn.

1.5. Nổi mụn trứng cá

Thay đổi nội tiết tố có thể khiến nhiều mẹ bầu nổi mụn khi mang thai. Đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba, các tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ hơn.

1.6. Phát ban

Một số mẹ bầu có thể phát ban, nổi thành mề đay trên bụng. Thường xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc trong những tuần đầu sau khi sinh con. Một số bệnh về da trở nên tồi tệ hơn khi mang thai. Đó có thể là bệnh chàm, bệnh vẩy nến, mụn trứng cá, lupus ban đỏ và nấm âm đạo.

2. Những thành phần dưỡng da cần tránh dùng nếu chăm sóc da khi mang thai

2.1. Retinoids – Chăm sóc da cho bà bầu

Retinoids - Chăm sóc da khi mang thai
Retinoids – Chăm sóc da khi mang thai

Retinoids được tìm thấy trong một số loại kem dưỡng ẩm chống lão hóa và hay điều trị mụn trứng cá, rối loạn sắc tố và bệnh vẩy nến. Retinoids (còn được gọi là tretinoin) là một loại vitamin A giúp tăng tốc độ phân chia tế bào (đẩy nhanh quá trình tái tạo da) và ngăn ngừa collagen của da bị phá vỡ.

Nhưng retinoids là một trong những thành phần chăm sóc da mà các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên tránh xa. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng vitamin A liều cao khi mang thai có thể gây hại cho thai nhi. Và retinoids uống, chẳng hạn như isotretinoin được biết là gây ra dị tật bẩm sinh.

Nếu mẹ nào đã sử dụng kem dưỡng da có chứa retinoid, đừng lo lắng quá mẹ nhé. Retinoids sử dụng trên da chưa được chứng minh là gây ra vấn đề ở phụ nữ mang thai. Chỉ là các mẹ nên tránh sử dụng sản phẩm dưỡng da chứa retinoids khi đang mang thai.

2.2. Tránh các sản phẩm dưỡng da chứa các thành phần chăm sóc da khi mang thai

  • Avage, Fabior, Tazorac (tazarotene) 
  • Avita (tretinoin) 
  • Differin (adapelene) 
  • Panretin (alitretinoin) 
  • Retin-A, Renova (tretinoin) 
  • Retinoic Acid 
  • Retinol 
  • Retinyl linoleate 
  • Retinyl palmitate 
  • Targretin gel (bexarotene)

3. Những thành phần dưỡng da có thể chăm sóc da khi mang thai với một lượng ít

3.1. Hydroxy Acids – Chăm sóc da khi mang thai

Hydroxy Acids - Chăm sóc da khi mang thai
Hydroxy Acids – Chăm sóc da khi mang thai

Các hydroxy acids như BHA (beta hydroxy acid) và AHA (alpha hydroxy acid) được tìm thấy trong các sản phẩm để điều trị một số vấn đề về da như mụn trứng cá, mụn bọc,… Ngoài ra, thành phần này cũng có trong một số sản phẩm như toner, tẩy da chết hoá học,… Axit salicylic là BHA phổ biến nhất trong các sản phẩm dưỡng da và cũng là BHA duy nhất đã được nghiên cứu về ảnh hưởng của nó đối với thai kỳ. Axit salicylic ở dạng uống liều cao (một thành phần trong aspirin) đã được chứng minh trong các nghiên cứu gây ra dị tật bẩm sinh và các biến chứng thai kỳ khác nhau. Các BHA khác chưa được nghiên cứu trong thai kỳ.

3.1.1. BHA

Rất ít BHA sẽ được hấp thụ vào da khi bôi tại chỗ. Nhưng vì axit salicylic đường uống không an toàn khi mang thai, các bác sĩ cũng khuyên nên tránh sử dụng quá nhiều hoặc thường xuyên các sản phẩm chăm sóc da khi mang thai có chứa BHA. Một lượng nhỏ sử dụng cho da – chẳng hạn như toner chứa axit salicylic được sử dụng một hoặc hai lần một ngày – được coi là an toàn.  

3.1.2. AHA

Ngoài ra, khi tẩy da chết cho mặt và cơ thể, các mẹ nhớ kiểm tra bảng thành phần của sản phẩm tẩy da chết nhé. Vì nó có thể chứa axit salicylic. Để an toàn hơn cả, các mẹ hãy hỏi và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé.

Bên cạnh BHA thì 2 axit phổ biến nhất của AHA là glycolic acid và lactic acid cũng thường được sử dụng trong mỹ phẩm. Mặc dù AHA chưa được nghiên cứu về khả năng ảnh hưởng đến thai kỳ nhưng để an toàn, các mẹ hạn chế sử dụng chúng trong thai kỳ nhé.

Ngoài ra, nếu các mẹ sử dụng sản phẩm chứa AHA, BHA thì nhớ sử dụng kem chống nắng hàng ngày nhé. Vì AHA, BHA khiến da dễ bắt nắng hơn. 

3.1.3. Sản phẩm chăm sóc da khi mang thai chứa các thành phần sau nên được sử dụng với lượng nhỏ

  • Alpha hydroxy acid (AHA)
  • Azelaic acid
  • Benzoyl peroxide
  • Beta hydroxy acids (BHA)
  • Beta hydroxybutanoic acid
  • Betaine salicylate
  • Citric acid
  • Dicarbonous acid
  • Glycolic acid
  • Hydroacetic acid
  • Hydroxyacetic acid
  • Hydroxycaproic acid
  • Lactic acid
  • Salicylic acid
  • Trethocanic acid
  • Tropic acid2-hydroxyethanoic acid

3.2. Đậu nành – Chăm sóc da khi mang thai

Đậu nành - Chăm sóc da khi mang thai
Đậu nành – Chăm sóc da khi mang thai

Mặc dù các loại kem dưỡng da và các sản phẩm chăm sóc da mặt chứa thành phần đậu nành thường an toàn khi sử dụng, nhưng đậu nành có chứa estrogen có thể làm cho các vùng da tối màu hơn. Nhất là vùng da bị nám hoặc chloasma. được gọi là nám hoặc chloasma ). Tuy nhiên, một số dòng sản phẩm chứa đậu nành được loại bỏ các thành phần estrogen vẫn có thể dùng được cho mẹ bầu. Các mẹ nhớ đọc kỹ bảng thành phần nhé.

Tránh các sản phẩm để chăm sóc da khi mang thai có các thành phần sau nếu các mẹ bị nám nhé:

  • Lethicin
  • Phosphatidylcholine
  • Soy
  • Textured vegetable protein (TVP)

3.3. Sản phẩm trị mụn – Chăm sóc da khi mang thai

Sản phẩm trị mụn - Chăm sóc da khi mang thai
Sản phẩm trị mụn – Chăm sóc da khi mang thai

Nhiều mẹ bầu bị nổi mụn trong 3 tháng đầu do thay đổi nồng độ estrogen, dù trước đó da không gặp vấn đề gì cả. Nếu bị mụn do mang thai, bác sĩ da liễu có thể kê kháng sinh bôi tại chỗ để trị mụn đó. Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng sữa rửa mặt có chứa không quá 2% axit salicylic (xem tỷ lệ % trên nhãn sản phẩm). Số lượng nhỏ hơn 2% được coi là an toàn. Tuy nhiên, để an toàn và chắc chắn hơn, các mẹ hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất nhé. 

Tránh các sản phẩm chứa những thành phần:

  • Avage, Fabior, Tazorac (tazarotene)
  • Avita (tretinoin)
  • Differin (adapelene)
  • Panretin (alitretinoin)
  • Retin-A, Renova (tretinoin)
  • Retinoic acid
  • Retinol
  • Retinyl linoleate
  • Retinyl palmitate
  • Salicylic acid
  • Targretin gel (bexarotene)
  • Tretinoin

3.4. Kem tẩy lông – Chăm sóc da cho bà bầu

Các loại kem tẩy lông được coi là an toàn nếu sử dụng theo chỉ dẫn và mua từ những thương hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng. Nếu mẹ nào đã từng bị dị ứng với thuốc/ kem tẩy lông thì khi mang thai cũng nên tránh những sản phẩm này. Ngoài ra, làn da của một số mẹ trở nên nhạy cảm hơn khi mang thai. Vì vậy, các mẹ có thể kích ứng/ phản ứng với các thành phần trong kem tẩy lông ngay cả trước đó chưa từng bị kích ứng bao giờ. Do đó, nếu mẹ nào muốn tẩy lông thì hãy thử trước ở một vùng nhỏ và đợi 24 giờ để xem có bị kích ứng hay không.

Kem tẩy lông - Chăm sóc da khi mang thai
Kem tẩy lông – Chăm sóc da khi mang thai

Những thành phần sau được coi là có nguy cấp thấp khi sử dụng trong lúc mang thai:

  • Calcium thioglycolate (depilatory)
  • Hydrolyzed soy protein (minimizer)
  • Potassium thioglycolate (depilatory)
  • Sanguisorba officinalis root extract (minimizer)
  • Sodium hydroxide (minimizer)

3.5. Kem chống nắng – Chăm sóc da cho bà bầu

Dù mang thai hay không thì việc sử dụng kem chống nắng là vô cùng quan trọng và cần thiết với chăm sóc da khi mang thai. Tuy nhiên, với mẹ bầu thì nên lựa chọn sản phẩm kem chống nắng vật lý để dùng.

Kem chống nắng - Chăm sóc da cho bà bầu
Kem chống nắng – Chăm sóc da cho bà bầu

Những thành phần sau ít có nguy cơ với mẹ bầu:

  • Avobenzone (Parsol 1789)
  • Benzophenone
  • Dioxybenzone
  • Hydroquinone
  • Octocrylene
  • Octyl methoxycinnamate (OMC)
  • Oxybenzone
  • Para-aminobenzoic acid (PABA)
  • Titanium dioxide
  • Zinc oxide

3.6. Trang điểm – Chăm sóc da khi mang thai

Thường với nhiều mẹ, khi mang thai sẽ hạn chế việc trang điểm. Tuy nhiên, nếu vào những dịp cần thiết hoặc các mẹ vẫn muốn trang điểm nhẹ nhàng hàng ngày thì hãy lựa chọn mỹ phẩm thật cẩn thận. Những sản phẩm trang điểm được gắn mác là “noncomedogenic” hoặc “nonacnegenic” có nghĩa là chúng không chứa dầu và không làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Đây là những sản phẩm an toàn, không ảnh hưởng đến mẹ bầu. Các mẹ có thể cân nhắc lựa chọn. 

Ngoài ra, các mẹ nên tránh mỹ phẩm chứa thành phần retinol hoặc axit salicylic nhé.

Trang điểm - Chăm sóc da cho bà bầu
Trang điểm – Chăm sóc da cho bà bầu

Tránh mỹ phẩm có chứa các thành phần sau:

  • Avage, Fabior, Tazorac (tazarotene)
  • Differin (adapelene)
  • Panretin (alitretinoin)
  • Retin-A, Renova (tretinoin)
  • Retinoic acid
  • RetinolRetinyl linoleate
  • Retinyl palmitate
  • Targretin gel (bexarotene)
  • Tretinoin

3.7. Steroid – Chăm sóc da khi mang bầu

Kem steroid – chẳng hạn như kem hydrocortisone không kê đơn – thường được sử dụng cho các kích ứng da nhỏ, viêm, ngứa và phát ban do viêm da tiếp xúc, chàm nhẹ,  vẩy nến,… Những loại kem chứa steroid bôi tại chỗ được coi là an toàn để sử dụng trong khi mang thai. Các sản phẩm chứa steroid liều mạnh hơn đôi khi được kê bởi bác sĩ da liễu và hầu hết trong số này cũng an toàn. Nhưng các mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ về sự an toàn của bất kỳ sản phẩm được kê đơn nào trước khi sử dụng nhé. 

Những thành phần được coi là an toàn cho mẹ bầu sử dụng:

  • Alclometasone (Aclovate)
  • Desonide (Desonate, DesOwen)
  • Fluocinolone (Capex, Derma-smoothe)
  • Hydrocortisone (Aquanil HC)
  • Triamcinolone (Aristocort A, Kenalog)
Steroid - Chăm sóc da cho bà bầu
Steroid – Chăm sóc da cho bà bầu

4. 12 Mẹo chăm sóc da cho bà bầu

4.1. 7 Mẹo mẹ có thể tự chăm sóc da khi mang thai áp dụng tại nhà

  • Sử dụng kem chống nắng hàng ngày, tránh tia UV tiếp xúc da quá lâu, dễ làm các sắc tố xuất hiện nhiều hơn, sẫm màu hơn. Chỉ số chống nắng tối thiểu từ 15 SPF.
  • Sử dụng sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng, có chức năng dưỡng ẩm. Tránh sử dụng loại có sử dụng nhiều chất hoạt động bề mặt, chất bảo quản hay dạng hạt.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm/ oil dưỡng da massage bụng, đùi,.. tránh hoặc hạn chế những vết rạn khi mang thai. Các mẹ chủ động bôi càng sớm, đều đặn hàng ngày giúp giảm bớt những vết rạn da đó. 
  • Mặc quần lót dành riêng cho bà bầu.
  • Ngủ đủ giấc. Tập thể dục đầy đủ giúp da sáng, rạng rỡ hơn. Sử dụng đồ dưỡng da ở mức tối giản nhất. Những sản phẩm cơ bản cần có: kem chống nắng, kem dưỡng ẩm, sữa rửa mặt dịu nhẹ.
  • Ăn uống lành mạnh, đủ chất. Không ăn quá nhiều với suy nghĩ “ăn cho hai người”. Tăng cân quá nhanh, không hợp lý khiến mẹ dễ mắc nhiều bệnh khi mang thai. Mẹ tham khảo thêm thêm Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu nhé!
  • Giữ cơ thể sạch sẽ, không nên tắm quá 1 lần/ ngày. Gội đầu với dầu gội nhẹ nhàng, hàng ngày.

4.2. 5 Mẹo mẹ cần đi khám bác sĩ trước khi áp dụng chăm sóc da cho bà bầu

  • Gặp bác sĩ nếu mẹ bầu bị bệnh chàm hoặc các bệnh về da khác khi mang thai.
  • Đảm bảo cung cấp đủ vitamin và canxi cho cơ thể. Một số loại bệnh như vẩy nến trở nên tồi tệ hơn nếu lượng canxi trong cơ thể ở mức thấp.
  • Mụn, mụn trứng cá có thể được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh. Ví dụ, các loại kem chứa erythromycin hoặc clindamycin. Không sử dụng kem tretinoin (Retin-A) khi mang thai. Vì nó được cho là chất có thể gây ra dị tật ở thai nhi.
  • Giảm lượng thức ăn có nhiều đường, đồ chiên rán,.. nếu bị nhiễm nấm phụ khoa
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da khi mang thai với bảng thành phần lành tính, tự nhiên. 

Nguồn tham khảo

https://www.lancerskincare.com/blog/4-skin-care-must-haves-for-labor-day-weekend/

Bozzo P. et al. 2011. Safely of skin care products during pregnancy. Canadian Family Physician; 57(6). http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3114665 [Accessed August 2016]

Briggs GG, Freeman RK. 2014. Drugs in Pregnancy and Lactation. 10th ed. Philadelphia, PA: Wolters Kluwer. FDA. 2015. Alpha Hydroxy Acids. http://www.fda.gov/cosmetics/productsingredients/ingredients/ucm107940.htm [Accessed September 2016]

FDA. 2014. Beta Hydroxy Acids. http://www.fda.gov/Cosmetics/ProductsIngredients/Ingredients/ucm107943.htm [Accessed September 2016]

Jick SS, et al. 1993. First trimester topical tretinoin and congenital disorders. Lancet; 341(8854):1181-2. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8098078 [Accessed September 2016]

Infant Risk Center, Texas Tech University Health Sciences Center. http://www.infantrisk.com/content/overview-safety-skin-care-products-during-pregnancy [Accessed August 2016]

Lipson AH, et al. 1993. Multiple congenital defects associated with maternal use of topical tretinoin. Lancet; 341(8856):1352-3. http://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PII0140-6736%2893%2990868-H/abstract[Accessed September 2016]

Loureiro KD, et al. 2005. Minor malformations characteristic of the retinoic acid embryopathy and other birth outcomes in children of women exposed to topical tretinoin during early pregnancy. American Journal of Medical Genetics Part A;136(2):117-21. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15940677 [Accessed September 2016]

MotherToBaby, fact sheet: Topical Corticosteroids 2016 https://mothertobaby.org/fact-sheets/topical-corticosteroids-pregnancy/pdf/ [Accessed August 2016]

MotherToBaby fact sheet: Isotretinoin 2014. https://mothertobaby.org/fact-sheets/isotretinoin-accutane…/pdf/ [Accessed August 2016]

MotherToBaby fact sheet: Prednisone 2016. http://mothertobaby.org/?s=prednisone [Accessed August 2016]

MotherToBaby fact sheet: Topical Acne Treatments 2014. http://mothertobaby.org/?s=topical+acne+treatments [Accessed August 2016]

MotherToBaby fact sheet: Tretinoin 2014. http://mothertobaby.org/fact-sheets/tretinoin-retin-a-pregnancy/[Accessed August 2016]

Sau chín tháng mười ngày mang thai, chuyển dạ là giây phút báo hiệu mẹ và bé sắp được gặp mặt nhau. Tuy nhiên, chuyển dạ cũng đi kèm với các cơn co thắt dữ dội. Hiểu điều nỗi trăn trở đó của mẹ, Góc của mẹ đã gợi ý 10 tư thế giảm đau khi chuyển dạ hiệu quả nhất dành cho mẹ. Mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Tư thế giảm đau khi chuyển dạ 1: Dựa vào chồng/người thân

Tư thế giảm đau khi chuyển dạ hiệu quả: Dựa vào chồng/người thân
Tư thế 1: Dựa vào chồng/người thân

Trong giai đoạn đầu của chuyển dạ, sẽ xuất hiện những cơn đau nhẹ và thưa. Lúc này việc đứng thẳng sẽ giúp mẹ giảm được cường độ của các cơn co thắt. Mẹ có thể nhờ chồng hoặc người thân làm điểm tựa, vòng tay qua cổ họ để đứng thoải mái hơn. Khi cơn đau dồn dập hơn, mẹ đung đưa người nhẹ nhàng và có thể nhờ chồng hoặc người thân mát xa lưng sẽ giúp giảm các cơn đau khi chuyển dạ hơn rất nhiều đó.

2. Tư thế giảm đau khi chuyển dạ 2: Lắc lư người

Tư thế giảm đau khi chuyển dạ hiệu quả: Lắc lư người
Tư thế 2: Lắc lư người

Việc cử động đều đặn đã được các chuyên gia công nhận giúp làm giảm cơn gò cổ tử cung hơn là việc nằm một chỗ. Giúp mẹ giảm đau khi chuyển dạ.

Mẹ có thể chọn ngồi trên ghế hoặc giường đều được. Miễn sao khoảng cách vừa phải để bàn chân mẹ vẫn chạm được xuống đất. Sau đó nhẹ nhàng lắc lư người qua 2 bên trái phải. Khi đó, tư thế giảm đau này sẽ phát huy tác dụng.

3. Tư thế giảm đau khi chuyển dạ 3: Cúi đầu vào thành ghế

Tư thế giảm đau khi chuyển dạ hiệu quả: Cúi đầu vào thành ghế
Tư thế 3: Cúi đầu vào thành ghế

Tư thế này có điểm khá tương tự với tư thế Squat trong bộ môn thể hình. Nếu mẹ bị đau lưng khi chuyển dạ, việc cúi đầu và tựa vào ghế sẽ làm giảm bớt lực tác động mà lưng đang phải chịu. Tư thế này vừa giúp sản phụ thoải mái hơn, vừa có thể rút ngắn thời gian chuyển dạ.

Tư thế này sẽ tác động làm phần xương đùi mở rộng, giúp phần xương chậu có thể mở rộng từ 20-30%. Nó giúp cổ tử cung giãn, giúp tăng lượng oxi được đưa vào tử cung và thai nhi và hạn chế nguy cơ mẹ phải đẻ mổ. 

4. Tư thế giảm đau khi chuyển dạ 4: Gác chân lên ghế

Tư thế giảm đau khi chuyển dạ hiệu quả: Gác chân lên ghế
Tư thế 4: Gác chân lên ghế

Tư thế này nhìn qua có vẻ giống một động tác thể dục hơn. Nhưng gác một chân lên ghế có thể có tác dụng giảm đau với một số mẹ. Tư thế này cũng giúp bé xoay đúng vị trí để việc chuyển dạ dễ dàng hơn. 

Để bảo đảm an toàn với tư thế này, mẹ lưu ý chỉ nên chọn ghế có độ cao vừa phải, giúp mẹ đứng vững hơn. Mẹ cũng có thể nghiêng người về phía trước một chút khi đứng. Đừng quên đổi chân để các bên đều được giảm đau hơn khi chuyển dạ. Đây là một tư thế giúp mẹ giảm đau khi chuyển dạ cực kì hiệu quả.

5. Tư thế giảm đau khi chuyển dạ 5: Ngồi kê một chân

Tư thế giảm đau khi chuyển dạ hiệu quả: Ngồi kê một chân
Tư thế 5: Ngồi kê một chân

So với tư thế đứng gác chân lên ghế vừa rồi thì tư thế ngồi này dễ dàng hơn rất nhiều. Người chồng chỉ cần chuẩn bị thêm một chiếc ghế nữa cho sản phụ ngồi. Sản phụ chỉ cần ngồi thẳng lên ghế và gác chân lên chiếc ghế còn lại hoặc có thể thay bằng bục gác chân cũng được. Cách này vừa giảm đau khi chuyển dạ, vừa giúp giảm tê chân vì máu được lưu thông đều đặn hơn.

6. Tư thế giảm đau khi chuyển dạ 6: Quỳ gối

Tư thế giảm đau khi chuyển dạ hiệu quả: Quỳ gối
Tư thế 6: Quỳ gối

Quỳ gối là tư thế giảm đau được các chuyên gia đánh giá là phù hợp với hầu hết các sản phụ. Chỉ cần chuẩn bị thêm một quả bóng cao su to, mềm. Loại bóng này đều có bán ở các cửa hàng dụng cụ thể thao. Mẹ nên chọn phòng dịch vụ sinh gia đình để có thể làm động tác này thuận tiện hơn. 

Mẹ ngồi trong tư thế quỳ, dang chân ra hai bên. Vắt tay qua trái bóng, đầu cúi xuống tỳ ngực vào bóng. Điều này giúp khung xương chậu mở nhanh hơn. Phần lưng được giảm bớt áp lực sẽ được thư giãn còn đôi tay và phần trên được “nghỉ ngơi” trên trái bóng. Giúp mẹ giảm đau trong khi chuyển dạ.

7. Tư thế giảm đau khi chuyển dạ 7: Ngồi xổm

Tư thế giảm đau khi chuyển dạ hiệu quả: Ngồi xổm
Tư thế 7: Ngồi xổm

Ngồi xổm sẽ là công cụ đắc lực giúp khung xương chậu mở rộng hơn. Tư thế giảm đau này có hơi khó chịu vì lúc này bụng của mẹ đang rất to. Mẹ ngồi xuống từ từ, vịn tay vào thành ghế hoặc thành giường. Hoặc mẹ có thể nhờ chồng hoặc người thân ngồi trên ghế. Và mẹ có thể vịn tay vào đầu gối họ

8. Tư thế giảm đau khi chuyển dạ 8: Ngồi tựa lưng vào tường

Tư thế giảm đau khi chuyển dạ hiệu quả: Ngồi tựa lưng vào tường
Tư thế 8: Ngồi tựa lưng vào tường

Một tư thế rất đơn giản nhưng lại có tác dụng giảm đau khi chuyển dạ tốt. Mẹ ngồi tựa lưng vào thành giường. Đừng quên kê thêm một chiếc gối phía sau để giúp lưng giảm đau. Kết hợp với gập/duỗi chân để cảm thấy dễ chịu nhất

9. Tư thế giảm đau khi chuyển dạ 9: Quỳ gối chống tay

Tư thế giảm đau khi chuyển dạ hiệu quả: Quỳ gối chống tay
Tư thế 9: Quỳ gối chống tay

Trong các tư thế giảm đau hiệu quả khi chuyển dạ thì đây là tư thế giúp thai nhi nhận được nhiều oxi nhất. Vì tư thế này thực hiện trên sàn nhà, mẹ cần chuẩn bị thêm một tấm thảm để tránh cho tay chân mẹ bị xây xát.

10. Tư thế giảm đau khi chuyển dạ 10: Nằm nghiêng một bên

Tư thế giảm đau khi chuyển dạ hiệu quả: Nằm nghiêng một bên
Tư thế 10: Nằm nghiêng một bên

Mẹ nằm nghiêng một bên, kẹp gối vào hai chân để cơ thể được nghỉ ngơi thoải mái sau các cơn co thắt. Tư thế này giúp máu được tuần hoàn đều vào bào thai. Ngoài ra kê gối cũng giúp nâng đỡ bụng bầu, giảm đau lưng cho mẹ khi chuyển dạ.

Kết luận

Với 10 tư thế giảm đau khi chuyển dạ trên có thể phù hợp với mẹ hoặc không tùy vào thể trạng của mẹ. Mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ để tìm ra tư thế hiệu quả nhất với mình cũng như các cách giảm đau khi chuyển dạ khác. Vào thời khắc thiêng liêng này, các bố hãy ở bên cạnh mẹ để cùng san sẻ những nỗi đau mà mẹ đang phải chịu đựng nhé. Mẹ có thể đọc thêm các tips bổ ích cho quá trình vượt cạn tại đây

Mẹ có thể tham khảo bài viết này:

8 Dấu hiệu sắp sinh con rạ mẹ bầu cần phải biết

Mẹ ăn gì để kích thích chuyển dạ tại nhà an toàn và hiệu quả?

Đau bụng chuyển dạ: Đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào?

Ăn gì để giảm đau khi chuyển dạ: Quy tắc “Vàng” giúp vượt cạn nhẹ nhàng

Giỏ hàng 0