Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Khi bắt đầu ăn dặm, con sẽ có nhiều thay đổi. Có nhiều bé sẽ ăn ít đi. Hay sẽ có những giai đoạn biếng ăn ở trẻ. Lúc này trẻ gần như không thích ăn gì cả. Sự thèm ăn có thể kích thích bằng 1 số loại vitamin và khoáng chất có trong rất nhiều rau củ quả có lợi. Hãy cùng Mamamy lưu ngay lại 4 loại vitamin dưới đây để lên thực đơn thật hấp dẫn mà bổ dưỡng cho bé yêu nhà mình nhé:

1. Vitamin B1

Vitamin B1 giúp điều tiết sự chuyển hóa đường trong cơ thể, bảo đảm các thức ăn được biến thành năng lượng và được các cơ quan sử dụng. Khi bị thiếu B1, quá trình chuyển hóa này gặp trở ngại. Dẫn truyền thần kinh ở những cơ quan trong hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng dẫn đến giảm nhu động ruột và dạ dày. Khiến trẻ dễ bị chướng bụng. Quá trình tạo phân trong hệ tiêu hóa cũng giảm, làm giảm sự thèm ăn ở bé. 

Nếu bé thiếu vitamin B1, bé sẽ xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, táo bón, mất ngủ… Vitamin B1 có vai trò chuyển hoá gluxit, giúp kích thích cảm giác ăn ngon miệng ở trẻ. 

Vitamin B1 giúp điều tiết sự chuyển hóa đường trong cơ thể, bảo đảm các thức ăn được biến thành năng lượng và được các cơ quan sử dụng
Vitamin B1 giúp điều tiết sự chuyển hóa đường trong cơ thể, bảo đảm các thức ăn được biến thành năng lượng và được các cơ quan sử dụng

Lượng vitamin B1 cần bổ sung cho trẻ:

  • 1 – 3 tuổi: 0,5 mg/ngày
  • 4 – 8 tuổi: 0,6 mg/ngày

Thực phẩm giàu vitamin B1 nhà mình nên bổ sung cho bé hàng ngày: lúa mì, gạo, măng tây, nấm, thịt đỏ…

2. Vitamin B12

Nếu nhà mình nhìn thấy ở trẻ có dấu hiệu biếng ăn hoặc bỏ ăn, mệt mỏi, da nhợt nhạt. Có thể bé đang thiếu vitamin B12. Vitamin B12 rất quan trọng trong quá trình tạo ra hồng cầu. Ngoài ra còn tham gia vào cấu tạo bao myelin của dây thần kinh, giúp đảm bảo hệ thần kinh hoạt động bình thường. Vitamin B12 còn có tác dụng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, cụ thể là chất béo và protein, đồng thời giúp duy trì sức khỏe của gan, tóc, mắt, da.

Vitamin B12 rất quan trọng trong quá trình tạo ra hồng cầu
Vitamin B12 rất quan trọng trong quá trình tạo ra hồng cầu

Lượng vitamin B12 nên bổ sung mỗi ngày

  • 1 – 3 tuổi: 0,9 mg/ngày.
  • 4 – 8 tuổi: 1,2 mg/ngày.

Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B12: súp lơ, đu đủ, kiwi, trứng, sữa, các loại thịt đỏ…

3. Kẽm

Khi thiếu kẽm, vị giác của bé sẽ giảm. Kết quả là bé không cảm thấy ngon miệng. Điều này có thể dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ. Kẽm có khả năng tổng hợp protein bằng cơ chế tạo enzyme, giúp tăng sản sinh tế bào. Thúc đẩy sự phát triển của xương, cơ bắp và trí não. Biểu hiện ở trẻ bị thiếu kẽm là suy dinh dưỡng nhẹ, chậm tăng trưởng. Trẻ biếng ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, gây buồn nôn và nôn kéo dài.

Kẽm có khả năng tổng hợp protein bằng cơ chế tạo enzyme, giúp tăng sản sinh tế bào
Kẽm có khả năng tổng hợp protein bằng cơ chế tạo enzyme, giúp tăng sản sinh tế bào

Lượng kẽm nên bổ sung cho bé mỗi ngày:

  • 1 – 3 tuổi: 3 mg/ngày
  • 4 – 8 tuổi: 5 mg/ngày

Các thực phẩm giàu kẽm là đậu đen, giá, hàu, hải sản, thịt bò, mè…

4. Vitamin D

Vitamin D đặc biệt là vitamin D3 giúp hỗ trợ quá trình hấp thụ kẽm, vitamin và các khoáng chất. Cơ thể thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ các khoáng chất cần thiết, đặc biệt là kẽm, canxi, sắt, phosphate,… gây ra cảm giác mệt mỏi biếng ăn ở trẻ. 

Nếu bị thiếu vitamin D, bé có thể bị bệnh còi xương hoặc loãng xương.

Vitamin D đặc biệt là vitamin D3 giúp hỗ trợ quá trình hấp thụ kẽm, vitamin và các khoáng chất
Vitamin D đặc biệt là vitamin D3 giúp hỗ trợ quá trình hấp thụ kẽm, vitamin và các khoáng chất

Mỗi ngày, bé cần bổ sung một lượng vitamin D:

  • Dưới 6 tháng tuổi: 400 IU/ngày
  • 6 – 12 tháng tuổi: 400 IU/ngày
  • 1 – 3 tuổi: 600 IU/ngày

Hải sản, dầu thực vật, yến mạch, nước cam và trứng là những thực phẩm rất giàu vitamin D.

4 loại vitamin và khoáng chất trên đều có thể khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ. Tuy nhiên mẹ nhớ dùng đúng liều lượng để tránh gây phản tác dụng. Để thực đơn của bé được cân bằng chất dinh dưỡng. Giúp bé được phát triển toàn diện nhất.

Mẹ tham khảo thêm các bí kíp chăm sóc bé yêu tại Góc của mẹ nhé

Mẹ đã sẵn sàng cho ngày bé chào đời? Bên cạnh niềm vui sắp được gặp bé, mẹ cũng cần chuẩn bị kỹ càng. Mamamy đã tổng hợp danh sách những đồ mang đi sinh cần thiết, mẹ tham khảo ngay mẹ nhé!

1.Khi nào nên bắt đầu chuẩn bị đồ đi sinh?

Câu trả lời là càng sớm càng tốt!

Trước lúc đi sinh, mẹ sẽ có rất nhiều việc cần làm. Vậy nên chuẩn bị đồ đi sinh từ sớm rất quan trọng để mẹ không lúng túng và sắm đầy đủ đồ nhất khi sắp vượt cạn. Những đồ mang đi sinh cần sắp xếp sớm từ khoảng tuần 34, phòng khi em bé ra đời trước dự kiến.

Các mẹ thường bắt đầu đi mua sắm đồ đi sinh từ tam cá nguyệt thứ hai. Tới khoảng tháng thứ 8, 9 mẹ nên dành thời gian để sắp xếp dần đồ đạc. Vì gần những ngày sinh nở, bụng mẹ cũng to dần và cơ thể nặng nề hơn. Lúc này ngồi tỉ mẩn xếp đồ là hợp lý nhất đó!

2.Checklist đồ đi sinh, mẹ khỏi lo quên nhé!

Một danh sách các đồ dùng cần thiết, mẹ có thể tải về và in ra để tiện hơn trong việc chuẩn bị nha!

2.1.Quần áo cho mẹ mới sinh

Bệnh viện sẽ phát cho mỗi mẹ áo để mặc, nhưng nếu ở viện lâu hơn để chờ sinh thì mẹ có thể tự chuẩn bị. Ngoài ra, vào mùa hè nắng nóng, mẹ có thể ra nhiều mồ hôi, cần thay đồ nhiều.

Tiêu chí hàng đầu cho những bộ quần áo đi sinh là rộng rãi, chất cotton thoáng mát:

  • Tất (khoảng 6 đôi, hoặc hơn)
  • Áo ngực dành riêng cho bé ti (4-5 chiếc)
  • Quần lót mặc 1 lần dành riêng cho mẹ mới sinh
  • Đồ bịt tai
  • Mũ, khăn quàng cổ: giúp mẹ tránh gió khi xuất viện
  • Dép đi trong nhà: giúp mẹ thoải mái đi lại hơn trong lúc chuyển dạ hoặc phục hồi sau sinh.
Tất
Tất giúp giữ ấm chân cho mẹ mới sinh

2.2.Điện thoại, máy tính bảng, dây sạc

Điện thoại, máy tính bảng giúp mẹ liên lạc với người nhà, hoặc giải trí khi chờ sinh. Mẹ có thể nghe nhạc thư giãn ở trong bệnh viện, nên mẹ nhớ mang cả tai nghe nha. Mamamy gợi ý nhà mình nên cho con nghe nhạc Mozart để tăng cường trí thông minh âm nhạc và khả năng bắt âm từ trong bụng đấy ạ.

2.3.Đồ uống, đồ ăn nhẹ

Ở bệnh viện có thể bán sẵn đồ ăn nhưng nếu mẹ muốn ăn theo sở thích thì có thể chủ động chuẩn bị trước. Nhớ là đó là những món tốt cho sức khoẻ của mẹ và bé nhé. Dưới đây là một số gợi ý cho mẹ:

  • Sữa chua
  • Ngũ cốc
  • Bánh mỳ kẹp
  • Bánh quy nguyên chất

Biết là mẹ vẫn luôn thèm nhiều món. Nhưng Mamamy khuyên mẹ không nên ăn đồ quá cay, quá đậm vị hoặc nhiều dầu mỡ nha. Tất cả vì sức khỏe của con yêu nha ạ!

2.4.Sách, báo, tạp chí, truyện

Mẹ có thể mang sách, báo, tạp chí hay truyện để đọc khi chờ chuyển dạ. Đây cũng là cách giúp các mẹ thoải mái tinh thần hơn.

Sách
Đọc sách, tạp chí,… giúp các mẹ thư giãn

Gợi ý mẹ mang theo cả những quyển sách chỉ mẹo làm mẹ, sinh con, chăm con. Như thế thì “một mũi tên trúng 2 con nhạn”, mẹ nhỉ?

Ví dụ như những quyển sách sau đây mẹ có thể tìm mua và đọc:

  • Đếm ngược tới ngày gặp con yêu
  • Lần đầu làm mẹ
  • Con sẽ là một em bé hạnh phúc
  • Phương pháp giáo dục con của người Do Thái

Thậm chí, các bà mẹ Do Thái còn chơi Sudoku, giải toán,… trước giai đoạn gần sinh con đấy ạ! Bí quyết giúp bé thông minh của dân tộc thông minh nhất thế giới. Tại sao mẹ không thử?

3.Những đồ mang đi sinh dành cho bé

Bên cạnh đồ của mẹ, chuẩn bị đồ cho bé cũng quan trọng và háo hức không kém phải không mẹ? Đồ của bé nên gồm:

3.1.Quần áo cho trẻ sơ sinh

  • Quần áo sơ sinh
  • Mũ thóp, bao tay, bao chân
Mẹ xem áo cho bé
Bên cạnh đồ của mẹ, chuẩn bị đồ cho bé cũng quan trọng và háo hức không kém phải không mẹ?

3.2.Đồ dùng cho bé

3.3.Những đồ mang đi sinh dành cho chồng, người nhà

Chồng hoặc người thân cũng nên chuẩn bị những thứ sau để luôn trong trạng thái chủ động, không lúng túng khi mẹ chuyển dạ và sinh.

3.4.Tiền

Tiền để chi trả cho những khoản như viện phí, ăn uống. Số tiền chuẩn bị tuỳ thuộc vào kinh tế mỗi nhà và bệnh viện nơi mẹ sinh. Bệnh viện quốc tế thường có mức chi phí cao hơn.

3.5.Điện thoại, sạc

Điện thoại để giữ liên lạc, nhất là số điện thoại bác sĩ, phòng trường hợp cần thiết thì chồng hoặc người nhà có thể chủ động liên lạc.

Bố bế con
Các bố cũng cần chuẩn bị để cùng mẹ vượt cạn thành công

3.6.Đồ dùng cá nhân

Gồm có: Đồ dùng vệ sinh cá nhân, trang phục thoải mái, sách/tạp chí, đồ ăn nhẹ. Đặc biệt, gia đình mình cần đem theo nước rửa tay khô và khẩu trang khi tới bệnh viện.

Điều quan trọng nữa chính là tâm lý thoải mái. Khi chồng/người nhà tâm lý thoải mái cũng sẽ giúp mẹ bầu vững chắc tinh thần, vượt cạn thành công. Mà nếu có thấy vợ/người thân chuyển dạ quá đau đớn, nhà mình xem ngay bài này để hỗ trợ họ nha!

4.Giỏ đồ đi sinh mùa hè cần những gì?

Mùa hè thời tiết rất nóng bức. Mẹ nên chuẩn bị quần áo đi sinh thoải mái, chất liệu thoáng mát như cotton. Vì việc đổ mồ hôi có thể khiến bé bị nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn và viêm phế quản. Đặc biệt chú ý lúc nào cũng cần 1 bình nước to bên cạnh để tránh mất nước mẹ nha.

5.Chuẩn bị giỏ đồ đi sinh mùa đông thế nào?

Thời tiết mùa đông lạnh và có thể kèm theo mưa phùn, mẹ lưu ý chọn những bộ quần áo lót bông, vải dày dặn để cả mẹ và bé mặc. Mẹ hãy mang thêm nhiều quần áo hơn cho con, mặc nhiều lớp sẽ ấm hơn là mặc một áo dày. Mẹ nên mua quần áo cổ cao, có gấu bo vào tay chân để tránh gió lùa, chuẩn bị thêm áo len nữa thì càng tốt!

Ngoài ra, cần chuẩn bị thêm chăn bông để ủ ấm bé khi mới chào đời. Các đồ dùng còn lại mẹ chuẩn bị theo như giỏ đồ mùa hè nhé.

7.Một số lưu ý khi chuẩn bị đồ mang đi sinh

Mẹ nên sắp đồ sẵn vào túi/ giỏ đồ. Khi có dấu hiệu chuyển dạ là có thể mang đi theo luôn, không mất thời gian chuẩn bị. Mẹ cũng nên tham khảo thêm cách gấp gọn đồ để tận dụng tối đa diện tích vali/balo/túi nhé. Đừng để đến nơi ai cũng “há hốc” vì “vác” cả tủ đồ khổng lồ đến mẹ nha.

Quần áo của bé nên giặt sau khi mua về, phơi khô. Không nên giặt chung với quần áo người lớn. Nên sử dụng nước giặt xả dành riêng cho trẻ sơ sinh để đảm bảo an toàn cho da bé.

Quần áo của trẻ sơ sinh nên được giặt bằng nước giặt xả dành riêng cho trẻ sơ sinh
Quần áo của trẻ sơ sinh nên được giặt bằng nước giặt xả dành riêng cho trẻ sơ sinh

Ngoài ra, mẹ cũng không nên mang quá nhiều tiền mặt vào viện. Có thể để chồng/ người thân mang theo.

Trên đây là những đồ cần thiết để mang đi sinh mà Mamamy đã tổng hợp lại. Mẹ còn muốn bổ sung thêm món đồ nào nữa không? Hãy chia sẻ cho Mamamy và các mẹ khác cùng tham khảo thêm nhé.

Mẹ có thể quan tâm đến bài viết này:

Giỏ đồ đi sinh mùa đông đầy đủ nhất dành cho mẹ

Giấy tờ và thủ tục xuất viện sau khi sinh cần có

Ngày dự sinh là một trong những thông tin mẹ nào cũng mong ngóng mỗi khi mang bầu. Mẹ có biết, ngoài siêu âm, có tới 5 cách tính ngày dự sinh không nè? Đọc ngay bài viết dưới đây, mẹ sẽ rõ thôi nha!

1.Ngày dự sinh có chính xác không?

Biết được chính xác ngày dự sinh sẽ giúp mẹ có kế hoạch rõ ràng hơn cho chặng đường làm mẹ sắp tới. Nên câu hỏi “Liệu rằng bé yêu có ra đời vào đúng ngày dự sinh không?” luôn là điều các mẹ quan tâm.

Nhờ tiến bộ của y khoa hiện đại, thông qua phương pháp siêu âm, bác sĩ có thể xác định được ngày dự sinh của mẹ
Nhờ tiến bộ của y khoa hiện đại, thông qua phương pháp siêu âm, bác sĩ có thể xác định được ngày dự sinh của mẹ

Nhờ tiến bộ của y khoa hiện đại, thông qua phương pháp siêu âm, bác sĩ có thể xác định được ngày dự sinh của mẹ. Nhưng trong thực tế, chỉ có khoảng 10% bé chào đời vào đúng ngày dự sinh. Vậy nên đây chỉ là một cách ước lượng dựa theo tình trạng phát triển của bé. Chắc chắn sẽ có sai số, bé có thể được sinh trước hoặc sau ngày dự sinh.

Ngày dự sinh chỉ nên là một kết quả tham khảo. Mẹ hãy chuẩn bị tâm lý để chào đón con yêu bất cứ lúc nào nhé!

2.Dự kiến sinh theo siêu âm có chuẩn không?

Khá nhiều mẹ thắc mắc liệu ngày dự sinh theo siêu âm có chính xác không. Bên cạnh kiểm tra sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi, bác sĩ cũng có thể tính được ngày dự sinh của mẹ bầu. Siêu âm là một trong những cách phổ biến giúp các mẹ có thể biết được ngày dự sinh. Đồng thời độ chính xác khi dự sinh bằng siêu âm khá cao.

Phương pháp siêu âm giúp bác sĩ nhận biết được sự phát triển của thai thi, tính tuổi thai để từ đó ước lượng được ngày dự sinh. Thông thường, siêu âm vào tháng thứ 3 thai kỳ cho thấy dự đoán tốt nhất.

Muốn có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ nên siêu âm thường xuyên theo yêu cầu của bác sĩ. Mẹ xem thêm các mốc siêu âm thai để có sự chuẩn bị tốt nhất nhé!

3.5 cách tính ngày dự sinh đơn giản tại nhà

3.1. Công cụ tính ngày dự sinh online

Trên Internet có rất nhiều trang web lớn cung cấp phần mềm tính ngày dự sinh online cho các mẹ. Các mẹ nhập ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối và độ dài chu kỳ kinh. Từ đó, công cụ sẽ đưa ra kết quả.

Một số trang web hỗ trợ công cụ ứng dụng tính ngày dự sinh này:

3.2. Tính theo chu kỳ kinh nguyệt

 

Để dự đoán được ngày bé sinh theo chu kỳ kinh nguyệt, mẹ cần nắm được chu kỳ của chính mình.
Để dự đoán được ngày bé sinh theo chu kỳ kinh nguyệt, mẹ cần nắm được chu kỳ của chính mình.

Để dự đoán được ngày bé sinh theo chu kỳ kinh nguyệt, mẹ cần nắm được chu kỳ của chính mình. Tuy nhiên, với các mẹ có chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn, cách tính này sẽ không được chuẩn xác. Kể cả với các mẹ bị rối loạn kinh nguyệt cũng không áp dụng được. Khi đó, mẹ hãy tham khảo các cách tính còn lại nhé!

3.3. Tính theo ngày thụ thai 

Nếu các mẹ nhớ được ngày hai vợ chồng quan hệ dẫn đến thụ thai thì các mẹ có thể tính ngày bé chào
Nếu các mẹ nhớ được ngày hai vợ chồng quan hệ dẫn đến thụ thai thì các mẹ có thể tính ngày bé chào đời

Nếu các mẹ nhớ được ngày hai vợ chồng quan hệ dẫn đến thụ thai thì các mẹ có thể tính ngày bé chào đời theo công thức trên

3.4. Tính theo thời gian thai nhi cử động

Bé sẽ có những cử động đầu vào cuối tháng 4 đến đầu tháng thứ 5 của thai kỳ.
Bé sẽ có những cử động đầu vào cuối tháng 4 đến đầu tháng thứ 5 của thai kỳ.

Bé sẽ có những cử động đầu vào cuối tháng 4 đến đầu tháng thứ 5 của thai kỳ. Vì vậy, các mẹ có thể tính ngày dự sinh dựa vào thời gian cử động của bé theo công thức trên

3.5. Tính theo thời gian phản ứng có thai

Thời gian phản ứng có thai bắt đầu khoảng 6 tuần sau khi tắt kinh. Nếu để ý kỹ, các mẹ có thể thấy thai nhi có phản ứng, và có thể tính ngày dự sinh theo cách tính sau:

Thời gian phản ứng có thai bắt đầu khoảng 6 tuần sau khi tắt kinh.
Thời gian phản ứng có thai bắt đầu khoảng 6 tuần sau khi tắt kinh.

Trên đây là 6 cách giúp mẹ tính được ngày bé chào đời. Đây có thể không hẳn là con số chính xác hoàn toàn nhưng cũng phần nào cho các mẹ biết được khoảng thời gian để có thể chuẩn bị mọi thứ giúp ngày gặp bé vẹn tròn nhất. Bên cạnh đó, các mẹ nhớ giữ sức khoẻ tinh thần và vật chất thật tốt nhé.

4.Đọc thêm: Cách tính tuổi thai IVF và ngày dự sinh

Thụ tinh trong ống nghiệm (In Vitro Fertilization – IVF) là kỹ thuật y khoa hỗ trợ sinh sản. Bằng cách kết hợp trứng của người phụ nữ và tinh trùng lấy từ người đàn ông. Trứng sau khi được thụ tinh phát triển thành phôi thai, đưa vào tử cung người phụ nữ và tiếp tục hình thành thai nhi.

Dưới đây là Biểu đồ Quy trình thực hiện IVF để mẹ tham khảo:

Thụ tinh trong ống nghiệm (In Vitro Fertilization – IVF) là kỹ thuật y khoa hỗ trợ sinh sản.
Thụ tinh trong ống nghiệm (In Vitro Fertilization – IVF) là kỹ thuật y khoa hỗ trợ sinh sản.

Có nhiều mẹ nghĩ rằng tuổi thai IVF tính từ ngày chuyển phôi vào cơ thể. Nhưng không phải vậy, bởi trước lúc chuyển vào tử cung thì phôi đã phát triển đến một mức nhất định rồi. Sau khi phôi hình thành được 2 tuần sẽ đưa vào tử cung, nên cách tính tuổi thai sẽ là: Thời gian chuyển phôi + 2 tuần. Hiểu được quy luật đó, mẹ có thể áp dụng các cách tính ngày dự sinh phía trên nhé!

Mẹ xem thêm những đồ dùng mẹ cần khi đi sinh cũng như các loại giấy tờ cần thiết nữa nhé!!! Cùng chào đón con yêu mẹ nha!

Cải bó xôi là loại rau rất giàu vitamin và chất khoáng cần thiết cho trẻ nhỏ. Không những thế, cải bó xôi còn rất dễ chế biến thành các món ăn dặm ngon miệng cho các bé nữa đó. Mẹ hãy lưu ngay 8 món ăn dặm cải bó xôi dưới đây vào sổ tay nuôi con của mình nhé!

1. Rau cải bó xôi có những công dụng gì ?

Rau cải bó xôi có những công dụng gì ?
 Rau cải bó xôi có những công dụng gì ?

Rau cải bó xôi hay rau chân vịt, rau bina, có tên tiếng anh là Spinach. Cải bó xôi là loại thực vật có hoa thuộc họ rau dền, có màu xanh đậm. Cuống lá nhỏ, mọc chụm lại ở một gốc bé xíu. Thân và lá cải bó xôi giòn nên dễ bị gãy, dập. Cải bó xôi rất được ưa chuộng trong chế biến các món ăn cho người lớn và trẻ nhỏ.

Cải bó xôi rất tốt cho sức khỏe. Nó chứa đầy đủ các vitamin thiết yếu cho cơ thể là A, C, D, E, K. Cùng các khoáng chất có lợi cho sức khoẻ như folate, magie và chất xơ. Ngoài ra, nó còn là nguồn axit béo thực vật và omega 3 dồi dào. Cải bó xôi giúp tăng cường thị lực, chắc xương, tăng cường sức đề kháng, tốt cho cho tim mạch và chống ung thư, vì vậy nó không thể thiếu trong danh sách đồ ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên

Cải bó xôi là nguyên liệu tuyệt vời nên có trong thực đơn hằng ngày. Dưới đây là giá trị dinh dưỡng có trong 100g cải bó xôi cho bé ăn dặm.

DINH DƯỠNG GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG TRÊN 100G
Năng lượng 23 kcal
Carbohydrate 3,6g
Đường 0,4g
Chất xơ 2,2g
Chất đạm 2,9g
Chất béo 0,4g
Canxi 99mg
Sắt 2,71mg
Magiê 79mg
Phốt pho 49mg
Kali 558mg
Natri 79mg
Mangan 0,897mg
Đồng 0,130mg
Kẽm 0,53mg
Selen 1µg
Vitamin C 28mg
Vitamin B1 0,078mg
Vitamin A 469µg
Vitamin E 2mg
Vitamin K 483µg

2. Cách lựa chọn cải bó xôi

  • Rau bó xôi có thể trồng quanh năm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng rau tươi hơn là rau đông lạnh vì rau đông lạnh có nhiều chất nitrate có hại cho sức khỏe. Hơn nữa, khi bảo quản, người ta có sử dụng khí nitơ để chống lại vi khuẩn nhưng nó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
  • Rau bó xôi tươi có màu xanh, lá, thân cây mềm. Không chọn mua rau có lá ngả vàng, giập nát hoặc bị sâu bệnh ăn.
  • Nhà mình có thể gấp nhẹ nhàng lá rau để biết xem lượng nước trong lá nhiều hay ít. Nếu lá bị gãy dễ dàng có nghĩa rau đó đã già.
  • Rau bó xôi dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, nhà mình nên chọn mua rau hữu cơ, có nguồn gốc rõ ràng.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng rau tươi hơn là rau đông lạnh
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng rau tươi hơn là rau đông lạnh

Xem thêm: 

3. 8 Món ăn dặm cải bó xôi

Lưu ý khi chế biến các món ăn dặm từ cải bó xôi

Trong các công thức, cải bó xôi đều được cắt nhỏ trước khi nấu. Giúp lutein trong rau được giải phóng kết hợp với chất béo từ các nguyên liệu còn lại làm tăng khả năng hòa tan của lutein. Các lutein hòa tan trong một ly sinh tố sẽ được cơ thể hấp thụ tốt hơn. Mẹ cũng lưu ý không nên nấu ở nhiệt độ cao quá lâu sẽ làm mất các chất dinh dưỡng dồi dào trong rau.

Sau đây là 8 món ăn dặm dễ làm từ cải bó xôi:

3.1. Cải bó xôi ăn dặm và khoai tây nghiền

Nhà mình có thể sử dụng khoai lang hoặc khoai tây vì cả hai đều chứa carbohydrate cung cấp năng lượng cho bé.

Mẹ có thể dùng khoai tây hoặc khoai lang đều được
Mẹ có thể dùng khoai tây hoặc khoai lang đều được

Chuẩn bị

  • 2 chén khoai lang trắng cắt nhỏ
  • 2 chén cải bó xôi cắt nhỏ
  • 4 – 5 ly nước nhỏ

Cách làm

  • Luộc riêng bó xôi và khoai tây cho đến khi mềm và cho vào máy xay.
  • Thêm một ít nước vào, xay nhuyễn hỗn hợp đến độ sệt mong muốn.

3.2. Cải bó xôi ăn dặm và đậu hà lan nghiền

Khâu chuẩn bị cải bó xôi và đậu hà lan
Cải bó xôi ăn dặm và đậu hà lan nghiền

Chuẩn bị

  • 2 chén nhỏ đậu Hà Lan
  • 2 chén nhỏ cải bó xôi tươi đã cắt nhỏ
  • 4 – 5 ly nước nhỏ

Cách làm

  • Luộc đậu Hà Lan và rau. Sau đó, đổ ra rây và xả dưới vòi nước.
  • Cho rau bó xôi và đậu đã luộc vào máy xay sinh tố với ít nước xay nhuyễn.

3.3. Cải bó xôi ăn dặm và chuối nghiền

Bên cạnh lợi ích tốt cho sức khỏe, chuối rất tuyệt vời khi kết hợp với cải bó xôi vì nó làm giảm vị nhẫn đắng của lá, tạo hương vị thơm ngon cho món ăn của bé.

Cải bó xôi và chuối nghiền
Cải bó xôi ăn dặm và chuối nghiền

Chuẩn bị

  • 2 chén nhỏ chuối cắt nhỏ
  • 2 chén nhỏ cải bó xôi tươi cắt nhỏ
  • 3 – 4 ly nước nhỏ

Cách làm

  • Cải bó xôi cho vào máy xay sinh tố, thêm một ít nước và xay nhuyễn đến khi có độ đặc mong muốn.
  • Nghiền chuối cho đến khi thành hỗn hợp sệt, mịn
  • Dùng nĩa trộn chuối vừa nghiền và cải bó xôi xay nhuyễn.

3.4. Cơm cải bó xôi

Giống như chuối, cơm có thể làm dịu hương vị của rau bó xôi.

Cơm cải bó bôi
Cơm cải bó xôi

Chuẩn bị

  • 2 chén gạo
  • 2 chén rau bó xôi tươi đã cắt nhỏ
  • 4 – 5 ly nước nhỏ

Cách làm

  • Nấu cơm theo cách thông thường. Thêm một ít nước trong suốt quá trình nấu để làm cho cơm mềm hơn.
  • Chế biến cải bó xôi như trên.
  • Đổ cơm cùng rau vào máy xay nhuyễn.

3.5. Súp cải bó xôi

Công thức đơn giản giúp bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất từ rau.

Súp cải bó xôi
Súp cải bó xôi

Chuẩn bị

  • 2 chén cải bó xôi tươi cắt nhỏ
  • 4 – 5 ly nước nhỏ

Cách làm

  • Đổ nước vào nồi, cho rau vào, đun sôi khoảng vài phút cho đến khi lá rau mềm.
  • Cho rau vào máy xay sinh tố. Thêm một ít nước, xay nhuyễn. Đổ món súp ra bát và cho bé dùng.

3.6. Súp cải bó xôi và cà rốt

Cà rốt và cải bó xôi là một sự kết hợp hoàn hảo. Cả hai đều giàu vitamin A, là món ăn tuyệt vời cho con.

Cải bó xôi và cà rốt là món ăn dặm giàu vitamin A
Cải bó xôi và cà rốt là món ăn dặm giàu vitamin A

Chuẩn bị

  • 2 chén nhỏ cà rốt đã cắt nhỏ
  • 2 chén nhỏ cải bó xôi tươi đã cắt nhỏ
  • 4 – 5 ly nước nhỏ

Cách làm

  • Luộc riêng cải bó xôi và cà rốt để tránh axit oxalic lắng đọng trên cà rốt.
  • Để rau vào một cái rây và rửa chúng dưới vòi nước.
  • Cho rau củ vào máy xay sinh tố, thêm một ít nước và xay nhuyễn đến khi có độ đặc mong muốn.

3.7. Súp cải bó xôi và thịt

Súp cải bó xôi + thịt
Súp cải bó xôi và thịt

Chuẩn bị

  • 1 – 2 chén nhỏ thịt rút xương
  • 2 chén nhỏ rau bó xôi tươi đã cắt
  • 4 – 5 ly nước nhỏ

Cách làm

  • Luộc thịt và rau riêng cho đến khi cả hai đều mềm. Rửa rau dưới nước lạnh và cho chúng vào máy xay với thịt đã luộc.
  • Thêm một ít nước, xay thịt và rau cho đến khi sánh mịn. Trong quá trình xay, thêm nước nếu cần.

3.8. Súp cải bó xôi và thịt gà

Nếu bé yêu nhà mình thích súp thì chắc chắn món súp này giúp bé thích mê và ăn ngon miệng hơn.

Súp cải bó xôi + thịt gà
Súp cải bó xôi và thịt gà

Chuẩn bị

  • 2 chén thịt gà cắt nhỏ
  • 2 chén nhỏ cải bó xôi tươi đã cắt nhỏ
  • 6 – 7 ly nước nhỏ

Cách làm

  • Luộc thịt gà và rau. Dùng rây, vợt vớt gà ra và cho vào máy xay.
  • Chế biến cải bó xôi như trên
  • Đổ súp cải bó xôi vào máy xay nhuyễn với thịt gà.

Các món ăn dặm trên đều có ưu điểm là nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm, lại chỉ tốn của mẹ 10-15 phút để chuẩn bị. Ngoài ra mẹ có thể xem thêm về các phương pháp và dụng cụ ăn dặm, giúp công việc chuẩn bị món ăn cho bé trở nên thuận tiện hơn mẹ nhé! 

4. Bé có thể bị dị ứng với rau bó xôi?

Mẹ dùng cải bó xôi cho bé ăn dặm nên chú ý là loại rau này hoàn toàn có khả năng gây dị ứng. Axít oxalic trong lá rau có thể được loại bỏ khi đun sôi, nhưng nitrate vẫn còn. Sự không dung nạp nitrate có thể dẫn đến rối loạn máu gọi là methemoglobin huyết, máu không thể vận chuyển oxy tới các mô. Bạn có thể cho bé ăn thử một phần nhỏ để xem phản ứng của con. Nếu thấy bé có bất kỳ phản ứng gì thì ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Các triệu chứng dị ứng rau bó xôi là:

  • Phát ban: Da đỏ hình thành theo cụm và khá ngứa.
  • Đau bụng: Bé cũng có thể bị tiêu chảy và nôn mửa.
  • Sưng mặt: Sưng tập trung quanh mũi và mắt. Mí mắt sưng lên rất to đến nỗi bé không thể mở mắt, việc nuốt gặp nhiều khó khăn.
  • Hơi thở ngắn: Bé thở hổn hển và cảm thấy ngứa vì bị sưng xung quanh khí quản.
  • Ngón tay có màu xanh (đặc biệt là methemoglobin): Ngón tay sẽ có màu xanh, nhất là ở đầu ngón tay, toàn thân tái xanh.
  • Suy yếu: Trẻ sơ sinh sẽ buồn ngủ và có vẻ như không quan tâm đến bất kỳ hoạt động nào.

Trên đây là các công thức nấu ăn đi với rau cải bó xôi. Với những dinh dưỡng cũng như là ưu điểm, rau cải bó xôi là lựa chọn thông minh cho các mẹ khi cho bé ăn dặm. Các món ăn dặm cải bó xôi sẽ đem lại cho bé một nguồn dinh dưỡng tốt, một sức khỏe dồi dào.

Bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi toàn phần – Total Anomalous Pulmonary Venous Return (TAPVR) hoặc Bất thường kết nối tĩnh mạch phổi toàn phần – Total Anomalous Pulmonary Venous Connections (TAPVC) chiếm khoảng 1% các trường hợp tim bẩm sinh xuất hiện ở trẻ sơ sinh.

1. TAPVR là gì?

Bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi toàn phần (TAPVR) khiến máu giàu oxy không quay trở lại từ phổi đến tâm nhĩ trái. Thay vào đó, máu giàu oxy trở lại bên phải của trái tim. Ở đây, máu giàu oxy trộn lẫn với máu nghèo oxy. Từ đó khiến bé nhận được ít oxy hơn mức cần thiết của cơ thể.

TAPVR là gì
TAPVR là gì?

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây TAPVR ở trẻ sơ sinh hầu như vẫn chưa được tìm ra. Một số bé bị dị tật tim do thay đổi gen hoặc nhiễm sắc thể. Những loại dị tật tim này cũng được cho là sự kết hợp của gen và các yếu tố khác. Như mẹ tiếp xúc trong môi trường độc hại, thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể hoặc thuốc mẹ uống.

2. Chẩn đoán

TAPVR có thể được chẩn đoán khi mang thai. Nhưng thường thì khiếm khuyết này được chẩn đoán ngay sau khi em bé chào đời.

2.1. Trong khi mang thai

Khi mang thai, có các xét nghiệm sàng lọc (còn gọi là xét nghiệm trước sinh) để kiểm tra dị tật bẩm sinh và các tình trạng khác. TAPVR có thể được nhìn thấy khi siêu âm. Một số phát hiện từ siêu âm có thể giúp bác sĩ chẩn đoán xem em bé có thể mắc TAPVR hay không. Khi đó, bác sĩ sẽ yêu cầu siêu âm tim thai để xác định chẩn đoán. Siêu âm tim thai là siêu âm tim của thai nhi. Xét nghiệm này có thể cho thấy các vấn đề của cấu trúc tim và cách tim hoạt động khi có khiếm khuyết này.

Sẽ dễ dàng hơn để bác sĩ phát hiện khiếm khuyết này sau khi bé sinh ra
Sẽ dễ dàng hơn để bác sĩ phát hiện khiếm khuyết này sau khi bé sinh ra

Tuy nhiên, TAPVR không được phát hiện phổ biến trong thai kỳ. Thật khó để các bác sĩ nhìn thấy các tĩnh mạch phổi trong các xét nghiệm sàng lọc trước sinh vì không có nhiều máu đi đến phổi trước khi em bé được sinh ra. Sẽ dễ dàng hơn để bác sĩ phát hiện khiếm khuyết này sau khi bé sinh ra.

2.2. Sau khi sinh

Các triệu chứng thường xảy ra khi sinh hoặc rất sớm sau đó. Trẻ sơ sinh mắc TAPVR có thể có màu da hơi xanh, hoặc tím tái. Vì máu của chúng không mang đủ oxy. Trẻ sơ sinh mắc TAPVR hoặc các tình trạng khác gây ra chứng xanh tím có thể có các triệu chứng như: 

  • Khó thở 
  • Tiếng thổi của tim
  • Mạch yếu 
  • Màu da tím hoặc hơi xanh 
  • Bú kém 
  • Buồn ngủ cực độ

Nếu nghi ngờ bé mắc bệnh tim bẩm sinh, bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán TAPVR. Xét nghiệm phổ biến nhất là siêu âm tim. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể sử dụng điện tâm đồ (EKG), chụp X-quang ngực, đặt ống thông tim hay các xét nghiệm y tế khác.

TAPVR là khuyết tật tim bẩm sinh nghiêm trọng (CHD) cũng có thể được phát hiện khi sử dụng đo độ bão hoà oxygen. Nếu độ oxy trong máu thấp có thể là dấu hiệu của TAPVR.

3. Phương pháp điều trị TAPVR

Trẻ bị TAPVR cần phẫu thuật để điều trị. Độ tuổi phẫu thuật được thực hiện tuỳ thuộc vào mức độ bệnh trẻ và cấu trúc của các kết nối bất thường giữa các tĩnh mạch phổi và tâm nhĩ phải. Mục tiêu của phẫu thuật là khôi phục lưu lượng máu bình thường qua tim.

Trẻ mắc TAPVR cần tái khám thường xuyên
Trẻ mắc TAPVR cần tái khám thường xuyên

Trẻ cần tái khám định kỳ sau phẫu thuật 1, 3, 6, 12 tháng, và sau đó mỗi 6-12 tháng dưới sự theo dõi sát sao của bác sĩ.

Trẻ em hoặc người lớn mắc TAPVR cần tái khám thường xuyên với bác sĩ tim mạch để theo dõi tiến trình. Đồng thời tránh các biến chứng và kiểm tra tình trạng sức khoẻ khi già đi.

 

Lần đầu sinh con, chắc hẳn những ông bố bà mẹ sẽ thắc mắc mấy tháng trẻ mọc răng? Không những thế, mong muốn của mỗi cha mẹ là trẻ có hàm răng chắc khỏe và nụ cười rạng rỡ. Chính vì vậy hàm răng của trẻ nên được chăm sóc cẩn thận ngay từ những năm đầu đời.

1. Mấy tháng trẻ mọc răng

Từ tháng thứ 6 tới tháng thứ 12 là thời gian mọc răng phổ biến ở trẻ. Quá trình mọc răng kéo dài tới lúc 3 tuổi, bé sẽ mọc hoàn thiện 20 chiếc răng sữa ở hai hàm trên dưới. Mỗi trẻ có thể mọc răng vào những tháng khác nhau, điều này tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe và cơ địa bé.

Trong những tháng trẻ mọc răng, cơ thể và tâm lý trẻ có sự thay đổi. Trẻ thường biếng ăn, quấy khóc, hay “mè nheo”, ít ngủ và khó ngủ. Đây là giai đoạn cha mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu mọc răng và đặc biệt quan tâm, chăm sóc trẻ.

Trẻ có xu hướng ngậm, cắn tay chân trong những tháng mọc răng
Trẻ có xu hướng ngậm, cắn tay chân trong những tháng mọc răng

Trẻ mọc răng có xu hướng nhai, cắn tất cả những thứ trong tầm với, kể cả tay chân của mình. Nhưng mầm bệnh thì có mặt ở mọi bề mặt. Đó là nguyên nhân mà trẻ mọc răng gặp các triệu chứng như viêm nướu, rối loạn tiêu hóa,… Do vậy, cha mẹ cần vệ sinh răng miệng của bé thật sạch sẽ hàng ngày.

2. Vệ sinh răng miệng cho trẻ trong giai đoạn mọc răng

Quá trình chăm sóc răng miệng cho trẻ nên bắt đầu ngay khi bé chào đời và thay đổi hình thức qua các giai đoạn phát triển khác nhau của hàm răng.

2.1. Giai đoạn chưa mọc răng

Trẻ cần được chăm sóc răng miệng càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng khi mọc răng.

Mẹ có thể dùng một miếng gạc mềm tẩm nước muối sinh lý để lau nhẹ nướu hàm trên và hàm dưới cho trẻ vài lần mỗi ngày. Ngoài ra, sau khi cho trẻ bú mẹ nên cho bé uống nước để tráng miệng.

2.2. Giai đoạn bắt đầu mọc răng sữa

Khi được khoảng 6 tháng tuổi, các trẻ sẽ bắt đầu mọc răng sữa. Trước khi mọc răng vài ngày, trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu mọc răng điển hình.

Giai đoạn bắt đầu mọc răng sữa
Giai đoạn bắt đầu mọc răng sữa

Mẹ hãy dùng một miếng gạc hoặc khăn sạch nhúng nước muối để vệ sinh và mát-xa nhẹ nhàng ở chỗ mọc răng. Điều này giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Đồng thời, lúc này trẻ thường chảy nước dãi rất nhiều. Nước dãi tràn ra tiếp xúc với cổ, cằm dễ gây mẩn đỏ. Mẹ cũng cần dùng khăn ấm lau thường xuyên hoặc đeo yếm cho trẻ.

Mẹ lưu ý rằng khi trẻ mới chỉ mọc vài chiếc răng thì chỉ nên dùng miếng vải hoặc gạc ẩm để lau sạch răng chứ chưa nên dùng bàn chải đánh răng sớm vì dễ làm tổn thương đến nướu.

2.3. Giai đoạn mọc răng sữa hoàn chỉnh

Khi đã lớn hơn, vào khoảng 15 đến 18 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc nhiều răng hơn. Mẹ có thể sử dụng bàn chải lông mềm, tay cầm ngắn, kích cỡ nhỏ và sử dụng kem đánh răng chuyên dụng cho trẻ em.

Đây là lúc thích hợp để dạy trẻ tự làm vệ sinh răng miệng. Vì giai đoạn 1 đến 1 tuổi rưỡi các bé rất thích làm theo hành động của người lớn. Mẹ hãy cùng con đánh răng và hướng dẫn con các bước chăm sóc răng miệng mỗi ngày.

Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng từ sớm để trẻ có thể tự bảo vệ hàm răng của mình
Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng từ sớm để trẻ có thể tự bảo vệ hàm răng của mình

Nhưng nếu trẻ chưa học được cách vệ sinh răng miệng thì mẹ cũng không nên cho trẻ dùng kem đánh răng sớm. Vì chất flour có trong kem đánh răng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xuơng. Khi trẻ nuốt phải dẫn đến tình trạng “răng bị nhiễm fluor”, tạo ra đốm trắng trên răng vĩnh viễn. Chỉ khi trẻ thực sự biết súc miệng và nhổ ra ngoài, mẹ mới để trẻ dùng kem đánh răng.

2.4. Giai đoạn thay răng

Sau khi mọc hoàn thiện 20 răng sữa, trẻ sẽ bước vào quá trình thay răng vĩnh viễn, giai đoạn này kéo dài đến khi trẻ 12 tuổi.

Khi răng trẻ có dấu hiệu lung lay, mẹ nên cho bé ăn những thức ăn mềm hơn. Nên tránh kẹo cứng và đồ ngọt vì dễ gây tổn thương răng. Trước và sau khi nhổ răng cần phải vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ. Cho trẻ sát trùng bằng nước muối loãng 1 lần/ngày. Hạn chế để bàn chải và các hóa chất từ kem đánh răng tiếp xúc vùng nướu chỗ răng mới nhổ. Không để bé dùng tay sờ vào gốc răng hay dùng lưỡi chạm vào vì dễ dẫn đến nhiễm trùng.

3. Lưu ý khác dành cho cha mẹ

Một số lưu ý chung dành cho cha mẹ để trẻ sơ sinh có hàm răng sữa khỏe mạnh, chuẩn bị tốt nhất cho quá trình thay răng vĩnh viễn:

  • Vệ sinh định kì đồ chơi của trẻ.
  • Nên cho trẻ khám răng định kỳ mỗi 6 tháng, ngay cả khi răng chưa có vấn đề gì.
  • Thường xuyên lau rửa tay trẻ sạch sẽ. Nhất là trong những tháng mọc răng trẻ có xu hướng ngậm, cắn tay do ngứa nướu. Tiện lợi nhất mẹ có thể tham khảo các sản phẩm bọt rửa tay thiên nhiên vừa an toàn vừa dễ sử dụng cho bé nhé!

Lúc đó khoảng tháng thứ 5.

Mẹ khá mệt mỏi. Kể với con không phải để than vãn đâu. Mẹ chỉ nghĩ rằng, con được quyền biết mọi thứ. Vì mẹ biết, con sẽ hiểu và vỗ về mẹ.

Thời gian đó, ba liên tục không ở nhà. Dù cố gắng hiểu và nhiều lúc ấm ức lắm, nhưng mẹ biết mình phải chấp nhận, tập quen đi. Lúc đó con vẫn còn “bay bổng” lắm. Chỗ này chỗ kia. Ở trong bụng mẹ.

Cơ thể mẹ xuất hiện thêm những vết rạn. Tổng hợp của rất nhiều thứ dồn lại, có lúc mẹ cũng bật khóc đấy. Nhưng mẹ không khóc vì mẹ thấy khổ sở hay thương thân trách phận gì đâu. Mẹ khóc chỉ vì có những thay đổi bất chợt. Ai cũng cần có thời gian làm quen con nhỉ.

Kể con nghe, ngày mẹ tháo nhẫn cưới…

Tháng thứ 5 rồi. Phải tháo thôi. Tay mẹ sưng vù. Ba con dù muốn ở nhà chăm mẹ lắm nhưng vì con, vì cả thể giới của ba mẹ. Ba buộc lòng phải đi làm xa. 1 tuần, có khi 2 đến 3 tuần ba mới về được. Có ngày ba con về rồi nhìn 1 hồi vào ngón tay đeo nhẫn của mẹ. Mẹ nhận ra, mẹ bảo “tay chân em sưng hết rồi, không đeo được nữa rồi.” Ba lại gần, xoa lên bụng mẹ, không nói gì. Mẹ cảm giác như có 1 luồng trao đổi thầm lặng giữa ba với con. Như ba đang nói rằng “Con ngoan nhé! Con ra rồi, ba đeo lại nhẫn cho mẹ nhé!”

Không chỉ tay, chân và người mẹ cũng sưng vù. Buồn cười lắm ý! Giống như 1 quả bóng cơ-xương-nước-mỡ. Mẹ cảm giác như nằm nghiêng là có thể lăn đi được. Mới tháng thứ 5 mà tăng cả 7,8kg rồi. Buồn cười nhỉ. Trước ăn mãi mà chả tăng cân nào. Giờ hít không khí cũng tăng vù con ạ. Rồi mẹ được sắm cả đống quần áo mới. Được “thửa” cả quần áo cỡ đại của bà ngoại. Nhìn trong gương, giống em gái của bà ngoại thật. Hihihi..

Nhưng đau nữa. Có hôm chân phù lên. Đi mỗi bước như đi trên thảm massage trong mấy chương trình thực tế của Hàn Quốc ấy. Đau giật lên ý.

Rồi mệt không thở nổi nữa. Có hôm vừa thở mà không hiểu sao nước mắt trực tràn ra. Lúc đó ba con lại không ở nhà. Mẹ bám chặt lấy thành giường. Không hiểu sao lại không òa lên khóc được. Rồi lúc đó, 1 tay mẹ chạm vào bụng. Mẹ thấy có những chuyển động kỳ lạ.

Không phải đạp chỗ này đạp chỗ kia khi con phấn khích. Là một sự di chuyển nhẹ nhàng như bàn tay ai uyển chuyển vuốt ve. Mẹ cảm giác như đang được massage ở phía trong. Mẹ đặt tiếp bàn tay múp míp còn lại để cảm nhận. Hơi ấm từ đôi bàn tay mẹ truyền sang thành bụng. Phía bên trong như tiếp nhận và uyển chuyển nhiệt tình hơn nữa. Cứ thế, chúng mình trò chuyện cả tối.

Rồi cứ vậy, cơ thể mẹ nở đều nở đều.

Kể con nghe, ngày mẹ tháo nhẫn cưới…

Mẹ vẫn đau khi đi lại và nhẫn cưới thì mẹ đã tháo được mấy tháng rồi. Đôi lúc mẹ tự hỏi, bao giờ mới đeo lại được nhẫn nhỉ?

Mẹ nhìn lại chiếc nhẫn cưới của mình. Chiếc nhẫn mẹ trao trọn cả thanh xuân. Mẹ tháo nó không phải sẽ tạm biệt thanh xuân của mình. Mẹ tháo nó để thoải mái chờ những “thanh xuân” mới. Chờ những tươi mới và ngọt ngào phía trước. Mẹ tháo nó để mẹ nói với con rằng, mẹ đã sẵn sàng cho những gì sắp tới. Những đổi thay nhưng mang đến quả ngọt.

Mẹ tháo nó vì mẹ đã có con rồi!

Chào con đến với bố mẹ!

Thông liên thất – Ventricular Septal Defect (VSD) là một trong những dị tật bẩm sinh ở tim phổ biến nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho cha mẹ những kiến thức tổng quan về bệnh thông liên thất ở trẻ sơ sinh.

1. Thông liên thất (VSD) là gì?

Thông liên thất (VSD) là khi có một lỗ hổng trên vách ngăn giữa hai tâm thất. Vì vậy máu ở cả hai bên trộn lẫn với nhau, khiến máu đi nuôi cơ thể mang ít oxy hơn. Thông liên thất ở trẻ sơ sinh có thể gây suy tim do tim không bơm đủ máu.

Thông liên thất (VSD) là khi có một lỗ hổng trên vách ngăn giữa hai tâm thất
Thông liên thất (VSD) là khi có một lỗ hổng trên vách ngăn giữa hai tâm thất

1.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây VSD ở trẻ sơ sinh hầu như vẫn chưa được tìm ra. Một số bé bị dị tật tim do thay đổi gen hoặc nhiễm sắc thể. Những loại dị tật tim này cũng được cho là sự kết hợp của gen và các yếu tố khác. Như mẹ tiếp xúc trong môi trường độc hại, thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể hoặc thuốc mẹ uống.

2. Chẩn đoán thông liên thất

Thông liên thất thường được chẩn đoán sau khi bé được sinh ra. Kích thước của thông liên thất ảnh hưởng đến triệu chứng. Triệu chứng có thể xuất khi sinh hoặc sau khi sinh. Nếu lỗ hổng nhỏ, nó thường tự động đóng lại và bé không có bất kỳ dấu hiệu dị tật. Nếu lỗ hổng lớn, bé có thể có các triệu chứng:

  • Khó thở
  • Thở nhanh hoặc nặng
  • Đồ mồ hôi
  • Mệt mỏi
  • Tăng cân kém
Siêu âm tim có thể cho thấy các vấn đề với cấu trúc của tim
Siêu âm tim có thể cho thấy các vấn đề với cấu trúc của tim

Khi khám cho bé, bác sĩ có thể nghe thấy tiếng thổi của tim. Khi đó, bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán. Xét nghiệm phổ biến nhất là siêu âm tim. Siêu âm tim có thể cho thấy các vấn đề với cấu trúc của tim, cho thấy lỗ thủng lớn như thế nào và cho thấy lượng máu chảy qua lỗ hổng.

3. Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị cho một dị tật thông liên thất phụ thuộc vào kích thước của lỗ hổng và các vấn đề dị tật này có thể gây ra. Nhiều dị tật thông liên thất có lỗ hổng nhỏ và tự đóng. Khi đó, nếu lỗ hổng nhỏ và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, bác sĩ sẽ kiểm tra trẻ sơ sinh thường xuyên để đảm bảo không có dấu hiệu suy tim và lỗ hổng đó tự đóng lại.

Bác sĩ sẽ theo dõi và quyết định phương pháp điều trị cho trẻ mắc VSD
Bác sĩ sẽ theo dõi và quyết định phương pháp điều trị cho trẻ mắc VSD

3.1. Phẫu thuật

Nếu lỗ hổng không tự đóng hoặc có kích thước lớn, có thể cần thực hiện thêm các thủ tục khác. Tùy thuộc vào kích thước của lỗ hổng, triệu chứng và sức khỏe chung của trẻ, bác sĩ có thể đề nghị thông tim hoặc phẫu thuật tim mở để đóng lỗ và khôi phục lưu lượng máu bình thường. Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ thiết lập các lần tái khám định kỳ để đảm bảo rằng VSD đóng.

3.2. Thuốc

Một số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần các loại thuốc để giúp tăng cường cơ tim, giảm huyết áp và giúp cơ thể khỏi tình trạng ứ dịch.

3.3. Dinh dưỡng

Một số bé bị VSD trở nên mệt mỏi khi bú mẹ, ăn không đủ để tăng cân. Do đó, để đảm bảo bé tăng cân lành mạnh, bé cần được bổ sung hàm lượng calo cao theo chỉ định của bác sĩ. Với những bé nào không thể bú mẹ, có thể cho bé ăn qua ống cho ăn.

Các dòng sản phẩm tã, bỉm Hàn Quốc trên thị trường đang được nhiều mẹ Việt Nam tin tưởng và sử dụng. Điều gì đã khiến những chiếc bỉm “made in Korea” được ưa chuộng? Mẹ cùng tìm hiểu nhé!

1. Tiềm năng của thị trường tã bỉm cho bé tại Việt Nam

Theo số liệu thống kế, mỗi năm tại Việt Nam ước tính có khoảng 1,6 triệu bé chào đời. Cứ 10 gia đình thì có tới hơn 1 gia đình có bé dưới 1 tuổi. Đây là mức tỉ lệ cao nhất trong khu vực (12%), thậm chí gấp hơn 2 lần so với toàn cầu (5%).

Việt Nam là thị trường bỉm tã rất tiềm năng
Việt Nam là thị trường bỉm tã rất tiềm năng

Ở Hà Nội và HCM, nếu chỉ tính riêng nhóm các gia đình có trẻ từ 0 – 3 tuổi. Mỗi tháng, mỗi hộ sử dụng khoảng 58 miếng tã bỉm cho bé. Tần suất mua khoảng 3 tuần 1 lần. Vì vậy, Việt Nam là một thị trường tiềm năng cho các mặt hàng tã bỉm từ Nhật Bản, Mỹ,… đặc biệt gần đây là bỉm Hàn Quốc với sự “tấn công” mạnh mẽ.

2. Điểm khác biệt của tã, bỉm Hàn Quốc

Rất nhiều thị trường vẫn còn sử dụng công nghệ ép nhiệt và bông để thấm hút. Nhưng Hàn Quốc là 1 trong những nơi tiên phong nhiều cải tiến trong bỉm.

2.1. Tăng cường hạt SAP thấm hút

Đây là thành phần quan trọng nhất trong miếng tã bỉm của bé. Nó quyết định độ thấm hút cũng như khả năng chống tràn, khô thoáng. Càng nhiều hạt thấm hút, khả năng thấm hút càng tăng. Các thương hiệu bỉm Hàn Quốc chuẩn xịn thường lựa chọn hạt SAP thấm hút trong miếng bỉm. Chúng được ưa chuộng nhất nhờ khả năng giữ nước tuyệt vời. Tuy vậy, hạt SAP cũng có nhiều nơi sản xuất. Các thương hiệu lớn thường chọn hạt SAP có xuất xứ uy tín.

Hạt SAP đem lại khả năng thấm hút ưu việt và chống tràn tuyệt đối
Hạt SAP đem lại khả năng thấm hút ưu việt và chống tràn tuyệt đối

2.2. Giảm bớt lượng bông

Đây cũng là điểm nổi bật của những miếng bỉm Hàn Quốc xịn. Tại sao lại giảm bớt lượng bông? Bông vừa giúp thấm hút và giúp miếng tã trở nên êm hơn cho bé. Nhiều thương hiệu sử dụng rất nhiều lượng bông này để tạo cảm giác êm ái.

Tuy nhiên, mẹ lưu ý. Giống như mẹ mặc áo bông vào mùa đông. Mẹ sẽ cảm thấy ấm áp. Thì khi bé mặc tã với nhiều bông, bé lại cảm thấy bí. Nhất là vào mùa hè hoặc khi bé vận động nhiều.

Nhiều thương hiệu bỉm hàn Quốc đã bỏ bớt lớp bông này. Thậm chí bỏ hoàn toàn để khiến bé thấy dễ chịu nhất. Bỉm Hàn Quốc cũng thường lựa chọn loại bông tự nhiên, vừa an toàn cho bé mà vừa giúp tã không bị vón cục.

2.3. Tối đa khe rãnh thấm hút

Đây là bề mặt sẽ tiếp xúc trực tiếp với da bé. Bỉm Hàn Quốc xịn thường sở hữu bề mặt miếng với hàng nghìn lỗ thoát. Chất lỏng có thể ngay lập tức đi vào bên trong miếng tã. Khi ấy, da bé sẽ hạn chế tiếp xúc với môi trường chất lỏng chứa vi khuẩn. Nhờ đó, da bé sẽ được ngừa hăm và mẩn đỏ.

Bề mặt bỉm với hàng nghìn lỗ thoáng khí
Bề mặt bỉm với hàng nghìn lỗ thoáng khí

2.4. Công nghệ ép nhiệt đường hàn (với bỉm quần)

Đây là điểm mới nhất mà rất ít thương hiệu bỉm đang sở hữu. Hàn Quốc đã áp dụng công nghệ này vào sản xuất bỉm quần. Đối với bỉm quần, chun bụng và 2 đường viền hông rất quan trọng. Ngoài việc giúp bé mặc tã không bị xô lệch, chống tràn. Thì phần chun cần phải mềm mà co giãn tốt, không gây vết hằn đỏ trên da.

Với 2 đường viền cạnh bên hông (đường hàn), công nghệ ép nguội viền của 1 số thương hiệu bỉm Hàn Quốc xịn sẽ giúp đường hàn trở nên mềm mà vẫn chắc chắn.

Chun bụng và hai đường viền hông mềm, co giãn và ôm khít
Chun bụng và hai đường viền hông mềm, co giãn và ôm khít

Những điểm trên giúp nhiều thương hiệu bỉm Hàn Quốc đạt được độ thoáng mát và chống tràn vượt trội. Điều này lại cực kỳ cần thiết với đặc trưng khí hậu nóng ẩm khắc nghiệt của Việt Nam.

3. Lưu ý lựa chọn bỉm Hàn Quốc chuẩn xịn

Mẹ cần cẩn trọng trước thị trường bỉm Hàn Quốc hiện nay. Xuất hiện vô cùng các thương hiệu bỉm chưa rõ nguồn gốc xuất xứ, nhưng luôn được quảng cáo là “bỉm Hàn Quốc” hay “bỉm nội địa Hàn Quốc“. Thực ra, để mẹ nhận định được không khó. Mẹ chỉ cần lưu ý những điểm dưới đây.

3.1. Đọc thông tin trên bao bì

Mọi thông tin quan trọng, các nhà sản xuất bỉm uy tín đều đưa lên bao bì. Với bỉm Hàn Quốc cũng vậy. Để biết được sản phẩm có thực sự được sản xuất tại Hàn Quốc hay không, mẹ hãy tìm nội dung về nơi sản xuất/nhà sản xuất. Thông thường sẽ xuất hiện cụm từ: Manufactured by:… (sản xuất bởi) hoặc Made in Korea.

Mẹ hãy đọc thật kỹ thông tin trên bao bì nhé

3.2. Tips cho mẹ:

Không phải trên bao bì xuất hiện chữ Hàn Quốc thì đó sẽ là bỉm Hàn Quốc. Chữ trên bao bì cũng là 1 dạng thiết kế, tùy thuộc vào thương hiệu muốn. Trên thị trường xuất hiện không ít sản phẩm chữ Hàn Quốc nhưng nơi sản xuất lại ở quốc gia khác.

3.3. Có chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (CO)

Đây sẽ là thứ giúp mẹ tin tưởng 100% vào nguồn gốc của sản phẩm. CO (viết tắt của Certificate of Origin) bảo chứng cho mẹ. Với sản phẩm bỉm Hàn Quốc chuẩn xịn, mẹ có thể yêu cầu cung cấp CO của sản phẩm. CO thương hiệu bỉm Hàn Quốc xịn sẽ có dấu của hải quan Hàn Quốc (Korean Customs Service).

Lựa chọn bỉm Hàn Quốc “chuẩn xịn” sẽ giúp bé thoải mái suốt ngày dài
Lựa chọn bỉm Hàn Quốc “chuẩn xịn” sẽ giúp bé thoải mái suốt ngày dài

3.4. Đạt tiêu chuẩn chất lượng Hàn Quốc

Hàn Quốc là quốc gia rất khắt khe về sản phẩm chăm sóc cho bé. Chính vì thế, các sản phẩm sản xuất nội địa đều có những tiêu chuẩn nhất định. Bỉm Hàn Quốc cần đạt các tiêu chuẩn chất lượng Hàn Quốc.

Mẹ có thể tìm hiểu về KOTITI Hàn Quốc. Do bỉm có nhiều lớp và cọ sát trực tiếp với da trẻ. Nên bỉm chất lượng cần được kiểm định từng lớp để xác định độc tố và hàm lượng kim loại nặng.

Với rất nhiều ưu điểm ở trên, không lạ khi mẹ bỉm sữa lựa chọn bỉm Hàn Quốc cho bé nhiều đến vậy. Ai cũng muốn những điều tốt nhất cho bé phải không mẹ? Quan trọng, mẹ hãy tìm được thương hiệu bỉm Hàn Quốc chuẩn xịn để mẹ an tâm dùng nhé!

Afamily: Cộng đồng mẹ bỉm phát mê vì độ thấm hút và ngừa hăm của bỉm Mamamy 

Eva: Cộng đồng mẹ bỉm săn lùng khuyến mại bom tấn của bỉm Mamamy

Nguồn tham khảo:

KOTITI (Testing and research institute): http://www.kotiti-global.com/en/index.do

Trẻ em mấy tháng mọc răng? Trẻ mọc răng sớm hay muộn so với các bạn cùng trang lứa có ảnh hưởng gì không? Đây chắc hẳn là câu hỏi khiến nhiều cha mẹ băn khoăn. Vậy cùng Góc của mẹ tìm hiểu xem trẻ em mấy tháng mọc răng để cha mẹ có thể chủ động nắm bắt tình hình và chăm sóc những chiếc răng đầu tiên của con tốt nhất nhé!

1. Trẻ em mấy tháng sẽ mọc răng?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thông thường trẻ bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 30, quá trình mọc răng kéo dài đến khoảng 2, 3 tuổi hoặc khi bé đủ 20 chiếc răng sữa. Tùy vào cơ địa từng bé mà răng sẽ mọc ở thời điểm khác nhau, điều này không gây ảnh hưởng tới sức khỏe bé nên cha mẹ không cần lo lắng vấn đề này.

Biểu đồ mọc răng cơ bản ở trẻ em
Biểu đồ mọc răng cơ bản ở trẻ em

Tuy vậy, bất cứ trẻ nào cũng sẽ mọc răng theo một trình tự nhất định:

  • Răng cửa: Khoảng tháng thứ 6 trẻ bắt đầu mọc răng cửa, tới tháng 11 mọc đủ 4 răng cửa; tháng 15 mọc đủ 8 răng cửa.
  • Răng hàm: Tháng 19 răng hàm của trẻ sẽ mọc khoảng 4 cái.
  • Răng nanh: Tháng 23 trẻ mọc thêm 4 răng nanh. Tháng 27 mọc thêm 4 răng số 5.
  • Sau đó, răng sữa sẽ rụng dần cho tới khi trẻ 6 tuổi, răng vĩnh viễn sẽ thay thế và mọc hoàn thiện lúc trẻ 12 tuổi.

Thời điểm trẻ mọc răng không quan trọng bằng trình tự mọc răng của trẻ, bởi nếu răng mọc không đúng thứ tự có thể dẫn đến răng mọc lệch, sai vị trí. Vậy nên cha mẹ cần theo dõi sát sao quá trình mọc răng để có biện pháp chăm sóc phù hợp nhất.

1.1. Trẻ mọc răng sớm có sao không?

Nếu có răng trong khoảng 3, 4 tháng đầu sẽ được gọi là trẻ mọc răng sớm. Nhưng có những trường hợp trẻ mới sinh ra đã có răng nhú rồi. Ngày nay các bé được bổ dung dưỡng chất, vitamin và canxi trong các bữa ăn đầy đủ do đó hầu hết trẻ sẽ mọc răng đúng thời điểm, và trẻ mọc răng sớm cũng là điều hoàn toàn bình thường.

Giai đoạn này cha mẹ chỉ cần nhận biết sớm các dấu hiệu mọc răng ở trẻ, lưu ý chăm sóc và vệ sinh cho bé thật sạch sẽ là có thể yên tâm.

1.2. Trẻ mọc răng muộn có sao không?

Cho tới tháng thứ 12, nếu trẻ chưa mọc răng thì có thể coi là trẻ mọc răng muộn. Cha mẹ nên nhận biết 2 trường hợp sau để có cách xử lý phù hợp:

  • Trẻ mọc răng muộn nhưng thể chất ổn định và các chỉ số chiều cao cân nặng bình thường. Bé mọc răng muộn đơn thuần là do cơ địa.
  • Trẻ mọc răng muộn mà bị sụt cân, da xanh xao, xuất hiện các biểu hiện bệnh lý (tiêu chảy, ốm yếu,…). Cha mẹ cần đưa bé tới các cơ sở y tế nhi để thăm khám.

2. Yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn trẻ mọc răng

Để trẻ lớn lên với hàm răng chắc khoẻ, mẹ nên chăm chút dinh dưỡng ngay từ khi mang thai bé. Mẹ có thể bổ sung canxi, khoáng chất cần thiết trong thai kỳ bằng thực phẩm hoặc viên uống.

Mẹ nên bổ sung đủ dưỡng chất để trẻ mọc răng chắc khoẻ
Mẹ nên bổ sung đủ dưỡng chất để trẻ mọc răng chắc khoẻ

Trẻ sơ sinh sau 7 ngày chào đời cần được tắm nắng thường xuyên để hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Đồng thời bú sữa mẹ giàu canxi. Nhằm giúp trẻ bổ sung đủ dưỡng chất cho quá trình mọc răng sau này.

Trẻ em trong những tháng mọc răng cần có chế độ ăn phù hợp. Trong các bữa ăn hằng ngày cần giàu vitamin, khoáng chất cần thiết và quan trọng nhất là canxi. 

3. Chăm sóc trẻ khi mọc răng đúng cách

Trẻ khi mọc răng sẽ thường xuyên quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú,… do cảm giác khó chịu trong miệng. Đây là giai đoạn đánh dấu sự trưởng thành đầu tiên của bé rất cần sự quan tâm đặc biệt từ cha mẹ.

Mọc răng là giai đoạn cần sự quan tâm đặc biệt của cha mẹ
Mọc răng là giai đoạn cần sự quan tâm đặc biệt của cha mẹ

Một số lưu ý dành cho cha mẹ:

  • Nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm, loãng (cháo, súp, canh dinh dưỡng,…). Chia nhỏ phần ăn, không ép trẻ ăn liền một lúc có thể gây tâm lý sợ ăn, nôn trớ.
  • Khi trẻ mọc răng thường cảm thấy nhức và ngứa lợi. Có thể cho trẻ ngậm vòng cao su mềm giúp trẻ thoải mái hơn.
  • Thay đổi món ăn phong phú để kích thích trẻ thèm ăn và bổ sung những dưỡng chất cần thiết.
  • Luôn sử dụng khăn mềm để vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ sau mỗi bữa ăn.
  • Nếu trẻ bị sốt mọc răng, dùng khăn ấm lau để hạ sốt, tăng các cữ bú và bổ sung nước thường xuyên.
  • Giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn bằng cách dùng gạc massage chân nướu.

Hy vọng với những thông tin trên từ Góc của mẹ, cha mẹ sẽ có được cách chăm sóc con tốt nhất trong giai đoạn trẻ mọc răng, giúp bé có hàm răng khỏe đẹp khi trưởng thành!

Giỏ hàng 0