Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mấy tháng bé mọc răng? Dấu hiệu nhận biết là gì? Nên chăm sóc cho giai đoạn bé mọc răng như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Bé mấy tháng mọc răng?

Khoảng 6 tháng tuổi, hầu hết các bé sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên và kết thúc khi bé mọc đủ hàm răng sữa gồm 20 chiếc, quá trình này thường kéo dài đến khi bé 3 tuổi. Tùy thuộc vào sự phát triển của bé mà thời điểm răng mọc sẽ khác nhau, nên nếu răng mọc sớm hay muộn thì mẹ hãy cứ yên tâm nhé!

Khoảng 6 tháng tuổi, hầu hết các bé sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên
Khoảng 6 tháng tuổi, hầu hết các bé sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên

Trình tự mọc răng của các trẻ sẽ cụ thể như sau:

  • Tháng thứ 6 mọc răng cửa thứ nhất hàm dưới, nửa sau tháng thứ 7 mọc răng cửa thứ nhất hàm trên.
  • Tháng thứ 7 mọc răng cửa thứ hai hàm dưới, tháng thứ 8 mọc răng cửa thứ hai hàm trên.
  • Từ 12 đến 16 tháng mọc răng hàm thứ nhất hàm dưới và hàm trên.
  • Từ 16 đến 20 tháng mọc răng nanh hàm dưới và hàm trên.
  • Từ 20 đến 30 tháng mọc răng hàm thứ hai hàm dưới và hàm trên.

Sau đó, hàm răng sữa của bé sẽ dần được thay thế bằng răng vĩnh viễn trong khoảng thời gian 6 đến 8 tuổi. Là khi bé trong giai đoạn thay răng. Những chiếc răng sữa bắt đầu rụng dần, tới khi bé 12 tuổi sẽ mọc hoàn thiện 28 chiếc răng vĩnh viễn.

2. 6 dấu hiệu bé mọc răng dễ nhận biết

Bé mọc răng sẽ xuất hiện những thay đổi mà mẹ có thể nhận ra, dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến ở bé mọc răng.

  • Dấu hiệu 1: Chảy nhiều dãi, nước bọt. Quá trình mọc răng kích thích nước dãi trong khoang miệng bé chảy ra nhiều hơn.
  • Dấu hiệu 2: Cằm và quanh miệng nổi mẩn. Nước dãi chảy nhiều tiếp xúc với các vùng da này khiến bé bị mẩn đỏ.
  • Dấu hiệu 3: Ho. Chảy nước dãi dẫn đến tình trạng bé bị ho hoặc ho sặc. Nếu bé bị họ mà không kèm theo các triệu chứng bệnh lý như cảm cúm, dị ứng thì đó là do những chiếc răng đang chuẩn bị nhú lên.
  • Dấu hiệu 4: Sốt mọc răng. Khi mọc răng hệ miễn dịch của bé thay đổi sẽ dẫn đến tình trạng sốt, cơn sốt sẽ kéo dài khoảng 3 ngày trước và sau khi bé mọc răng và sẽ tự hết.
Sốt là một trong những dấu hiệu nhận biết bé mọc răng
Sốt là một trong những dấu hiệu nhận biết bé mọc răng
  • Dấu hiệu 5: Cáu gắt, biếng ăn. Răng tách lợi nhú lên nên khiến bé bị sưng, đau nướu. Đây chính là lý do bé khó tính hơn bình thường, lười bú mẹ và ngủ không ngon giấc.
  • Dấu hiệu 6: Thích nhai cắn. Do cảm giác ngứa ngáy ở lợi mà bé có xu hướng gặm hoặc cắn mọi đồ vật trong tầm với. Mẹ có thể để ý rằng khi bú mẹ bé sẽ thường nghiến ti mẹ khá đau điếng đó nhé!

3. Kinh nghiệm chăm sóc bé mọc răng

Mọc răng và những phản ứng như trên của bé trong giai đoạn này là hết sức bình thường. Nhưng bé vẫn cần được mẹ theo dõi và chăm sóc đúng cách, giúp bé giảm bớt cơn đau và phòng tránh các bệnh về răng miệng. Mẹ có thể tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây:

  • Thay đổi chế độ ăn giàu dinh dưỡng, vitamin C và canxi đồng thời lựa chọn đồ ăn mềm, loãng.
  • Cho bé chơi các đồ vật mềm, hình tròn, tránh làm tổn thương lợi khi bé nhai cắn. Nên mua các đồ gặm nướu chuyên dụng cho bé để đảm bảo an toàn. Quan trọng nhất là mẹ cần vệ sinh đồ chơi cho bé định kì với loại nước rửa chuyên dụng, tham khảo Nước rửa bình sữa và rau quả của Mamamy mẹ nhé!
Quan trọng nhất là mẹ cần vệ sinh đồ chơi cho bé định kì với loại nước rửa chuyên dụng
Quan trọng nhất là mẹ cần vệ sinh đồ chơi cho bé định kì với loại nước rửa chuyên dụng
  • Nếu bé sốt cao mẹ nên ẵm bé để da chạm da, giúp điều hòa thân nhiệt và cho bé bú liên tục.
  • Lưu ý giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé. Cho bé uống nước tráng miệng, dùng gạc hoặc khăn mềm để đánh răng nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn.
  • Vệ sinh vùng cằm, cổ thường xuyên để bé không bị nổi mẩn đỏ.

Mọc răng là cột mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành đầu tiên trong đời của bé. Bằng việc quan sát các dấu hiệu, mẹ có thể biết khi nào con đang mọc răng và dành cho bé sự chăm sóc tốt nhất ở giai đoạn này.

Thời tiết nắng nóng, trẻ xuất mồ hôi nhiều trên cơ thể. Điều này làm các vùng hăm ở trẻ nhỏ xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Mỗi vị trí hăm da đều có những đặc điểm riêng và cách xử lý riêng. Mẹ cùng tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết này nhé!

1. Hăm da là gì?

Chứng hăm ở trẻ nhỏ xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau
Chứng hăm ở trẻ nhỏ xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau

Hăm da bản chất là viêm da. Là một triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dấu hiệu của hăm ở trẻ nhỏ thường gặp ở các vùng da nếp gấp. Ban đầu có thể là hơi ửng đỏ. Sau xuất hiện nhiều hơn các nốt mẩn đỏ. Đây là các vị trí thường xuyên cọ sát. Để lâu ngày có thể tạo ra dịch, gây lở loét da. Vùng hăm da cũng có cảm giác nóng hơn các chỗ khác. Vì đau, rát nên bé sẽ khó chịu, dẫn đến khó ngủ và quấy khóc nhiều.

1.1. Nguyên nhân gây hăm ở trẻ nhỏ

Các nguyên nhân dẫn đến triệu chứng hăm ở trẻ có thể kể đến như:

  • Da bé bị đổ mồ hôi nhiều dẫn đến tình trạng ẩm ướt kéo dài. Đặc biệt là các vùng da có nếp gấp như cổ, nách, háng,…
  • Do tã để ướt quá lâu dẫn đến da bị nhiễm bẩn.
  • Do bé có cơ địa da nhạy cảm. Nên dễ bị dị ứng với quần áo hoặc loại tã bỉm đang sử dụng.

2. Các vị trí dễ bị hăm và cách xử lý

2.1. Vùng da tiếp xúc với tã bỉm

Hay còn gọi là hăm tã. Hăm tã thường do bé không được thay tã thường xuyên. Tã bị để trong tình trạng ẩm ướt quá lâu sẽ tạo điều kiện lí tưởng cho các loại vi khuẩn, nấm sinh sôi và tấn công da bé. Một lí do thường gặp nữa là loại tã bé sử dụng không phù hợp. Tã quá chật, bí bách, thấm hút kém khiến da bé luôn ẩm. Hoặc chất liệu thô ráp cọ xát da bé gây hăm ở da. Vì vậy, mẹ cần quan tâm các tiêu chí để lựa chọn loại tã phù hợp nhất cho bé nhé.

Hăm tã không được xử lý sẽ lan ra các vùng da xung quanh
Hăm tã không được xử lý sẽ lan ra các vùng da xung quanh

Mẹ có thể áp dụng các cách sau để khắc phục tình trạng hăm ở trẻ nhỏ:

  • Cách 3 – 4 giờ kiểm tra tã cho bé. Thay tã thường xuyên giúp da bé luôn được giữ trong tình trạng sạch sẽ và thông thoáng.
  • Vệ sinh vùng da quanh mông đúng cách. Khi da bị hăm sẽ rất nhạy cảm, mẹ có thể dùng nước sạch lau nhẹ các vùng da quanh mông và háng. Mẹ không nên lau hoặc chà xát mạnh sẽ khiến da bị tổn thương thêm. Thay vì sử dụng khăn vải thông thường. Mẹ có thể dùng khăn ướt chuyên dụng giúp làm sạch chất bẩn và các vi khuẩn gây hại.
  • Thay loại tã bỉm đang sử dụng cho bé. Lưu ý chọn loại tã ôm vừa vặn với bé, để bé vừa thoải mái khi mặc mà không bị tràn ra ngoài. Mẹ nên chọn những loại tã được thiết kế phù hợp với khí hậu nóng ẩm khắc nghiệt của Việt Nam mẹ nhé!

2.2. Các vùng da có nếp gấp trên cơ thể

Đặc biệt ở những em bé trộm vía bụ bẫm. Trên cơ thể sẽ có rất nhiều vùng nếp gấp hay ngấn. Những tháng đầu sau sinh, các bé thường nằm 1 chỗ, ít vận động. Nếu môi trường không đủ thoáng mát, các vị trị này dễ toát mồ hôi. Nếu không được vệ sinh cẩn thận sẽ trở thành môi trường lí tưởng cho bụi bẩn và các loại vi khuẩn. Từ đó dễ dẫn tới tình trạng hăm ở trẻ nhỏ.

2.2.1. Vùng da cổ

Vùng cổ dễ bị ứ đọng mồ hôi, nước và sữa
Vùng cổ dễ bị ứ đọng mồ hôi, nước và sữa

Các vết hăm ở vùng ngấn cổ nguyên nhân do mẹ không vệ sinh cẩn thận cho bé. Mồ hôi bị ứ đọng, hoặc nước, sữa và thức ăn thừa rơi vãi không được lau kĩ cũng gây ra vết hăm ở trẻ. Cổ và vải áo cọ xát thường xuyên với da cũng gây ra các vết hăm ở vùng này.

Để khắc phục các vết hăm ở cổ, mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thông thoáng, từ chất liệu bông tự nhiên mềm mải để giảm cọ xát với da. Mẹ cũng cần thường xuyên lau sạch vùng da cổ cho bé bằng khăn mềm để giữ cho da bé luôn khô thoáng.

2.2.2. Các ngấn tay, ngấn chân

Mẹ nên dùng khăn ướt vệ sinh thường xuyên vùng ngấn tay, ngấn chân
Mẹ nên dùng khăn ướt vệ sinh thường xuyên vùng ngấn tay, ngấn chân

Như đề cập ở trên, phần ngấn này thường xuất hiện ở các bé phát triển cân nặng nhanh. Các ngấn tay, ngấn chân có thể tích tụ mồ hôi và cả các sợi vải từ quần áo bé mặc. Tuy nhiên mẹ thường không để ý đến vệ sinh vùng da này nhiều. Từ đó dễ phát triển các chứng hăm ở trẻ

Đối với vùng ngấn tay, ngấn chân, mẹ nên chú ý lau sạch da cho bé bằng khăn mềm hoặc khăn ướt sát khuẩn. Sau đó có thể bôi kem chống hăm hoặc sử dụng phấn rôm là cách phòng ngừa hăm ở trẻ hiệu quả nhất cho vùng da này. Mẹ nên nghiên cứu về các thành phần trong kem chống hăm. Tránh chọn phải các loại kem có chứa chất độc hại, gây kích ứng ngược cho da bé.

2.3. Phần vành tai

Do khó vệ sinh nên phần vành da thường bị đóng vảy và có mùi
Do khó vệ sinh nên phần vành da thường bị đóng vảy và có mùi

Phần vành tai của trẻ khá nhỏ nên khó vệ sinh. Nếu vệ sinh không kĩ thì phần mồ hôi, dầu tiết ra sẽ giữ các bụi bẩn, trở thành môi trường sống cho vi khuẩn và nấm. Dấu hiệu hăm ở vùng da này là vành tai bị đóng vảy và có mùi hôi khó chịu.

Với vành tai, mẹ có thể dùng tăm bông loại nhỏ, nhẹ nhàng lau để có thể vệ sinh tai kĩ nhất cho bé. Khu vực này mẹ không nên sử dụng kem chống hăm. Vì bé có thể chạm tay vào rồi lại ngậm vào miệng. Phấn rôm cũng không được khuyến khích sử dụng. Vì các hạt phấn có thể gây ra các chứng về hô hấp của trẻ. Mẹ có thể dùng dầu dừa tự nhiên để thay thế cho các sản phẩm trên. Dầu dừa vừa lành tính lại có thể tạo hàng rào bảo vệ tốt cho da bé.

3. Lưu ý thêm cho mẹ

Các cách xử lý chứng hăm ở trẻ nhỏ nêu trên đều là xử lý bên ngoài. Phòng ngừa hăm ở trẻ nhỏ từ bên trong cũng rất quan trọng để trẻ được bảo vệ toàn diện nhất. Khi trẻ có dấu hiệu bị hăm, bắt đầu nổi các nốt mẩn đỏ. Thêm 1 gợi ý, mẹ có thể tham khảo về thực đơn của bé. Giai đoạn này mẹ có thể hạn chế các loại quả có tính axit cao ví dụ như cam, chanh, mâm xôi, cà chua …

KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.

Tuy nhiên mẹ cần nhớ. Hăm là 1 vấn đề ngoài da, thực sự không quá đáng lo. Thấu hiểu da bé và hiểu được đặc thù của những phần da bị hăm, mẹ hãy bình tĩnh và hoàn toàn có thể xử lý hăm cho bé trong thời gian sớm nhất nhé!

Afamily: Cộng đồng mẹ bỉm phát mê vì độ thấm hút và ngừa hăm của bỉm Mamamy 

Dị tật tim bẩm sinh là các sự cố về cấu trúc tim tồn tại từ khi sinh. Các bệnh tim bẩm sinh ở trẻ xuất hiện từ khi còn là bào thai.

1. Dị tật tim bẩm sinh là gì?

Dị tật tim bẩm sinh – Congenital Heart Defects (CHDs) là các bệnh liên quan đến cấu trúc của tim và buồng tim. Xảy ra khi cấu trúc của tim khác thường hoặc buồng tim có dị tật.

Dị tật tim bẩm sinh khiến cơ thể bé không được cung cấp đủ oxy
Dị tật tim bẩm sinh khiến cơ thể bé không được cung cấp đủ oxy

Dị tật tim có thể liên quan đến bất kỳ phần nào của tim bao gồm buồng tim, van tim, vách tim, các động mạch và tĩnh mạch của tim. Chúng đều làm gián đoạn dòng chảy bình thường của máu qua tim, khiến cơ thể trẻ không nhận đủ lượng oxy cần thiết.

1.1. Nguyên nhân

Một số nguyên nhân của bệnh tim bẩm sinh đã được tìm thấy như

  • Do bất thường nhiễm sắc thể: Các nhiễm sắc thể số 13, 18, 21 (hội chứng Down), 22 hoặc của các nhiễm sắc thể giới tính như XO (hội chứng Turner), XXY (hội chứng Klinefelter). Sự sai lệch nhiễm sắc thể xảy ra đột xuất, chỉ gặp ở một thế hệ nên bất thường này không di truyền.
  • Do di truyền: Nguyên nhân di truyền chiếm khoảng 3% các trường hợp bệnh tim bẩm sinh. Gia đình có người mắc tim bẩm sinh khiến bệnh xảy ra trong các thế hệ sau của gia tộc.
  • Do các yếu tố từ môi trường sống: Các yếu tố như hóa chất, tia phóng xạ, rượu bia hoặc thuốc tác động lên cơ thể mẹ khi mang thai. Hoặc mẹ mắc một số bệnh do siêu vi trùng trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ như quai bị, Rubella, Herpes…
  • Do mẹ mắc một số bệnh: tiểu đường thai kỳ, Lupus ban đỏ hệ thống…

1.2. Phân loại

Bệnh tim bẩm sinh được chia thành 2 nhóm:

  • Không tím (trẻ không bị tím da, niêm mạc). Các bệnh thường gặp là thông liên thất (30,5%), thông liên nhĩ (9,8%), còn ống động mạch (9,7%).
  • Có tím (trẻ bị tím da, niêm mạc). Bệnh thường gặp là tứ chứng Fallot (5,8%).

Một số bệnh tim bẩm sinh khác: hẹp van động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ, kênh nhĩ thất, thất phải hai đường ra, chuyển vị đại động mạch, bệnh Ebstein, không lỗ van ba lá, tâm thất độc nhất…

Bệnh tim bẩm sinh nặng thường được chẩn đoán ngay khi trẻ sinh ra. Nếu trẻ bị dị tật tim nhẹ hơn, triệu chứng dần xuất hiện khi trẻ lớn lên.
Bệnh tim bẩm sinh nặng thường được chẩn đoán ngay khi trẻ sinh ra. Nếu trẻ bị dị tật tim nhẹ hơn, triệu chứng dần xuất hiện khi trẻ lớn lên.

1.3. Triệu chứng

Do thiếu lượng oxy cần thiết nên trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh thường có các triệu chứng:

  • Khó thở và thở gấp
  • Da xanh xao
  • Môi, đầu ngón tay, ngón chân tím tái
  • Kém ăn, mệt mỏi, đau ngực, nhịp tim nhanh, chậm phát triển

2. Chẩn đoán dị tật tim bẩm sinh

Bác sĩ yêu cầu mẹ khai báo tình trạng thai kỳ, cũng như tìm hiểu về bệnh sử của gia đình. Các xét nghiệm sàng lọc thường được thực hiện để phát hiện dị tật tim bẩm sinh trong khi mẹ mang thai.

Mẹ nên lưu ý xét nghiệm sàng lọc trước sinh để phát hiện các bất thường ở tim trẻ
Mẹ nên lưu ý xét nghiệm sàng lọc trước sinh để phát hiện các bất thường ở tim trẻ

Với trẻ sau khi được sinh ra sẽ được khám trực tiếp:

  • Khí máu động mạch (ABG)
  • Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC)
  • Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP)
  • Siêu âm tim (ECHO)
  • Điện tâm đồ (EKG)
  • Chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Xét nghiệm Tronopin
  • Chụp X-quang
  • Siêu âm tim qua thực quản (TEE)

3. Phương pháp điều trị dị tật tim bẩm sinh

Bác sĩ sẽ điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dị tật tim. Có thể bao gồm thuốc, phẫu thuật hoặc ghép tim.

Các loại thuốc điều trị bệnh tim bẩm sinh cần được dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ, nếu không có thể gây hại cho trẻ. Gia đình cần cho trẻ uống theo hướng dẫn, không tự động ngưng thuốc, tăng hoặc giảm liều lượng. Trong khi dùng thuốc nếu trẻ xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào khác thường, gia đình nên báo ngay cho bác sĩ biết.

Trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh nên tái khám định kỳ từ 2 đến 6 tháng.
Trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh nên tái khám định kỳ từ 2 đến 6 tháng.

Trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh nên tái khám định kỳ từ 2 đến 6 tháng. Cho dù trẻ không có dấu hiệu nguy hiểm cũng nên khám theo lịch hẹn để bác sĩ theo dõi và đánh giá diễn biến của bệnh. Từ đó phát hiện biến chứng và điều chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp.

Cho trẻ khám lại ngay nếu có bất kỳ triệu chứng khác thường như: sốt, ho, tiêu chảy, nôn mửa, phù, tiểu ít, bỏ bú, quấy khóc, thở mệt, lừ đừ hay bứt rứt lên cơn tím tái, co giật, hôn mê.

Hiện nay ngành phẫu thuật tim rất phát triển, phần lớn các bệnh tim bẩm sinh được điều trị khỏi hẳn nhờ phẫu thuật. Một số bệnh tim bẩm sinh có tổn thương phức tạp, không thể điều trị hoàn toàn.

4. Biện pháp phòng ngừa bệnh tim bẩm sinh

Cha mẹ cần có biện pháp dự phòng thích hợp để tránh nguy cơ trẻ sinh ra bị mặc các bệnh tim bẩm sinh.

  • Tránh tuyệt đối tiếp xúc với người ốm, người mang bệnh, người bị sốt virus. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Tiêm phòng vaccine trước khi mang thai 3 tháng. Vì hiệu lực phòng bệnh của vaccine không kéo dài.
  • Hạn chế uống thuốc điều trị bệnh. Thông báo với bác sĩ tình hình thai kỳ nếu thực sự cần dùng đến thuốc. Điều trị các bệnh lý mẹ đang mắc ít nhất 1 tháng trước khi mang thai. Nhất là các bệnh khớp, bệnh tự miễn và đái tháo đường.
  • Tuyệt đối tránh tham gia vào công việc liên quan đến hóa chất. Ví dụ như phun thuốc trừ sâu, việc liên quan đến xăng xe, dầu công nghiệp,… Ngay cả khi có khẩu trang, cũng không phải là biện pháp an toàn,
  • Mẹ cần đi siêu âm đầy đủ để phát hiện dị tật sớm. Ít nhất 2 lần trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Do nguy cơ di truyền từ bệnh tim bẩm sinh tương đối cao. Cha mẹ nên xem xét việc sinh con, bởi khả năng con sinh ra bị dị tật tim bẩm sinh là rất lớn. Nếu hai bên gia đình đều có bố mẹ mắc bệnh tim bẩm sinh, thì nguy cơ này tiến tới 100%. Việc tìm hiểu và bảo vệ sức khỏe thế hệ tương lai là quyết định quan trọng tiền hôn nhân.

vCha mẹ nên xem xét việc sinh con, bởi khả năng con sinh ra bị dị tật tim bẩm sinh là rất lớn
Cha mẹ nên xem xét việc sinh con, bởi khả năng con sinh ra bị dị tật tim bẩm sinh là rất lớn

Trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách có thể phát triển bình thường và hòa nhập tốt với xã hội. Chính vì vậy, cha mẹ đóng vai trò rất lớn trong việc phối hợp với ngành Y tế để điều trị trẻ bị bệnh tim bẩm sinh.

Có nên dùng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh hay không? Đây là câu hỏi thường gặp ở các mẹ khi con có dấu hiệu bị hăm tã. Khi dùng kem chống hăm cần lưu ý những gì? Kem chống hăm nào mới tốt nhất? Mẹ đọc bài viết này nhé!

1. Hăm tã là gì?

Hăm tã bản chất là một vấn đề viêm da. Tình trạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh vẫn đang đóng tã bỉm. Hăm tã biểu hiện thành mẩn đỏ ở các vùng da tiếp xúc tới tã, khiến bé bị ngứa ngáy và khó chịu.

1.1. Các nguyên nhân chính gây ra hăm tã

Khí hậu nóng ẩm làm phát triển các vết hăm da của bé
Khí hậu nóng ẩm làm phát triển các vết hăm da của bé

Viêm da là khi da bị vi khuẩn tấn công. Do vậy, hăm tã chủ yếu do:

  • Không thay tã thường xuyên khiến da bé bị tiếp xúc lâu với nước tiểu, phân. Bị ẩm ướt trong thời gian dài là môi trường để nấm và các vi khuẩn phát triển. Dẫn đến hăm tã xuất hiện.
  • Loại tã sử dụng thấm hút không đủ tốt, không thông thoáng khiến da bé luôn bí bách.
  • Chất liệu tã không chất lượng, dễ gây kích ứng cho bé.

Khí hậu nóng ẩm của mùa hè Việt Nam dễ khiến tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh xuất hiện nhiều hơn. Hăm tã nếu không được xử lý kịp thời sẽ rất dễ lan ra các vùng thắt lưng và đùi bé. Gây ra ngứa rát và thậm chí là chảy máu. Mẹ cần sử dụng kem chống hăm tã lúc này. Kem chống hăm tã tốt sẽ làm dịu các vết hăm tã ngay lập tức.

1.2. Các dấu hiệu bé bị hăm tã

Hăm tã làm bé khó chịu, khóc quấy nhiều
Hăm tã làm bé khó chịu, khóc quấy nhiều
  • Vùng da tiếp xúc với tã (đùi, mông,) thường xuyên xuất hiện các nốt nổi mẩn, đỏ
  • Bé hay quấy khóc hoặc khó chịu khi mẹ thay tã
  • Xuất hiện những vết loét hoặc mụn nhỏ ở da

2. Vậy có nên dùng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh?

Câu trả lời là CÓ.

Mẹ nên đọc kĩ bảng thành phần của kem chống hăm
Mẹ nên đọc kĩ bảng thành phần của kem chống hăm

Sử dụng kem chống hăm là một cách làm phổ biến để khắc phục tình trạng hăm da ở trẻ sơ sinh. Loại kem này sẽ tạo một lớp “hàng rào” bảo vệ cho da trẻ sơ sinh. Nó làm giảm sự tiếp xúc trực tiếp của các loại chất thải lên da. Kem chống hăm cũng có tác dụng dưỡng ẩm. Làm mềm da, xoa dịu các vết hăm, mẩn đỏ. Ngoài ra còn bổ sung các hoạt chất giúp kháng khuẩn và tái tạo tế bào da, trả lại cho bé làn da khô thoáng và mềm mịn. Vậy loại kem chống hăm nào tốt nhất cho trẻ?

2.1. Tiêu chí chọn kem chống hăm cho trẻ sơ sinh

Dạng kem và sữa dưỡng có thể rửa trôi dễ dàng
Dạng kem và sữa dưỡng có thể rửa trôi dễ dàng

2.1.1. Không chứa các chất độc hại

Hoá chất độc hại sẽ ảnh hưởng xấu tới làn da và sức khoẻ của bé. Một số các thành phần có hại mẹ nên tránh như: chất bảo quản hoặc hương liệu. Bên cạnh đó, mẹ nên ưu tiên chọn những sản phẩm có chứa các thành phần tốt cho da bé như Coco phosphatidyl pg-dimonium chloride – chất ngừa hăm, rôm sảy, Sodium hyaluronate – Chất siêu dưỡng ẩm, Citrus Paradisi Seed Extract (dịch chiết hạt bưởi chùm) – chất siêu kháng khuẩn,…

2.1.2. Kết cấu của kem là rất quan trọng

Kem chống hăm thường có 3 loại kết cấu thường gặp là dạng kem, thuốc mỡ và sữa dưỡng (lotion).

Kem chống hăm dạng thuốc mỡ và kem thường được ưa thích vì tỉ lệ dầu dưỡng ẩm trong thuốc mỡ cao nên có tác dụng nhanh, lại dễ bảo quản, để được trong một thời gian dài.

Tuy nhiên vì chứa nhiều dầu nhất nên dạng thuốc mỡ thường đặc và khó thẩm thấu, dễ gây ra bí tắc lỗ chân lông dẫn tới bị phản tác dụng.

2.1.3. Thẩm thấu nhanh khi bôi và dễ dàng khi rửa

Tuy nhiên, kem chống hăm nào tốt phải dễ dàng rửa được. Về đặc điểm này, dạng kem và sữa dưỡng chiếm ưu thế hơn. Hai loại này có cấu tạo lỏng nhẹ vừa phải, dễ dàng thẩm thấu vào da bé. Vì da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, đặc biệt khi bị hăm da. Mẹ càng ít tác động vào vết hăm thì càng giúp bé dễ chịu hơn.

2.1.4. Đừng quên dùng kem chống hăm đúng cách

Chỉ nên lấy một lượng đủ dùng
Chỉ nên lấy một lượng đủ dùng

Mẹ nhớ đọc và làm theo hướng dẫn sử dụng của hãng ghi trên bao bì nhé. Thời điểm tốt nhất để dùng kem chống hăm là mỗi lần thay tã và trước khi cho bé ngủ.

2.2. Các bước cơ bản khi dùng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh

  • Bước 1: Rửa tay thật sạch. Mẹ nhớ rửa tay bằng sản phẩm rửa tay kháng khuẩn cho sạch. Dùng khăn sạch lau khô tay.
  • Bước 2: Vệ sinh vùng da bị hăm cho bé. Mẹ dùng nước ấm hoặc khăn ướt chuyên dụng. Nếu mẹ tìm được khăn ướt chất lượng, mẹ thậm chí không cần dùng đến nước. Khăn ướt có thể có thành phần nước siêu sạch và thêm các dưỡng chất bảo vệ da bé.
  • Bước 3: Đến lúc dùng kem chống hăm rồi. Mẹ nhớ chỉ lấy một lượng vừa đủ dùng thôi nhé. Bôi kem dày vừa phí mà lại gây phản tác dụng, khiến da bé bị hầm bí hơn. Chỉ nên dùng lực ngón tay, nhẹ nhàng bôi đều kem vào vùng da bị hăm và ra các vùng xung quanh đó.
KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.

Tuy nhiên thì “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Mẹ nên ghi nhớ 6 cách phòng ngừa hăm tã này để bảo vệ bé khỏi hăm tã, để bé luôn khoẻ mạnh, thoải mái vận động và vui chơi mẹ nhé!

Trẻ mấy tháng thì mọc răng sữa? Và khi nào thì trẻ thay răng vĩnh viễn? Đó là câu hỏi của không ít các bậc làm cha mẹ khi chăm sóc con trẻ muốn tìm hiểu về trình tự mọc răng và thay răng ở trẻ.

1. Trẻ mấy tháng thì mọc răng sữa?

Trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi là giai đoạn bắt đầu mọc răng sữa, cha mẹ có thể nhận biết bé mọc răng với những dấu hiệu điển hình như: sốt mọc răng, bé hay khóc, ngủ không ngon giấc, chảy dãi, thích cắn mọi thứ và bị ho, ho sặc nhẹ.

Khoảng 6 tháng thì trẻ mọc răng sữa

Trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên và dần hoàn thiện hàm răng sữa của mình trong khoảng 30 tháng. Bộ răng sữa bao gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh và 8 răng cối sữa. Thông thường trẻ sẽ mọc răng cửa hàm dưới, sau đó đến răng cửa hàm trên, răng nanh và cuối cùng là răng cối sữa (hay còn gọi là răng hàm). Quá trình mọc răng sẽ dừng lại khi trẻ khoảng 3 tuổi hoặc tới lúc trẻ có đủ 20 răng sữa.

Trình tự mọc răng của các bé sẽ là như nhau.

2. Trẻ thay răng khi nào?

Trẻ bắt đầu thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn trong khoảng 5 đến 7 tuổi. Những chiếc răng sữa bắt đầu rụng đi, thay vào đó là 28 chiếc răng vĩnh viễn vào lúc trẻ 12 tuổi.

Trẻ mọc răng vĩnh viễn theo trình tự như sau:

  • Từ 5-7 tuổi: Các răng cửa giữa vĩnh viễn mọc, thay các răng cửa giữa sữa.
  • Từ 7-8 tuổi: Các răng cửa bên vĩnh viễn mọc, thay các răng cửa bên sữa.
  • Từ 9-10 tuổi: Các răng tiền hàm (cối nhỏ) thứ nhất mọc, thay các răng hàm sữa thứ nhất.
  • Từ 10-11 tuổi: Các răng nanh sữa thay thế bằng răng nanh vĩnh viễn.
  • Từ 11-12 tuổi: Các răng tiền hàm (cối nhỏ) thứ hai mọc, thay các răng hàm sữa thứ hai.

3. Chăm sóc trẻ trong quá trình mọc răng như thế nào?

3.1. Giai đoạn mọc răng sữa

Về dinh dưỡng, nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, loãng như cháo, đồ ninh nhừ,… Giúp bé hạn chế cảm giác đau đớn trong việc nhai thức ăn. Thực phẩm chứa nhiều canxi và khoáng chất như sữa và các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là phomai và sữa chua rất tốt cho răng của trẻ. Tiếp đến là chất xơ từ rau củ quả như cần tây, bí xanh,… cũng cần được kết hợp trong bữa ăn hằng ngày.

Dưới 12 tháng, bé chưa cần dùng bàn chải để vệ sinh răng miệng vì nướu còn rất yếu. Mẹ hãy dùng khăn mềm hoặc miếng gạc nhúng vào nước sạch, nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng cho bé sau mỗi bữa ăn.

Lúc này nước bọt, nước dãi của bé tiết ra nhiều hơn bình thường. Nếu không lau thường xuyên sẽ gây tình trạng mẩn ngứa ở khu vực cằm, cổ bé. Mẹ có thể tham khảo sản phẩm khăn ướt Mamamy với thành phần chống hăm, rôm sảy và mẩn đỏ để lau cho bé.

Khăn ướt Mamamy
Khăn ướt Mamamy

Từ 12 tháng trở lên là mẹ có thể tập cho con cách đánh răng với bàn chải mềm và nước. Khi bé thành thạo sẽ thay bằng kem đánh răng.

3.2. Giai đoạn mọc răng vĩnh viễn

Trẻ mọc răng vĩnh viễn cần tránh tối đa những thói quen xấu như chống cằm, nghiến răng, lấy lưỡi đẩy vào răng, mút tay,… Vì dễ dẫn đến tình trạng răng mọc lệch, mọc không khớp giữa hai hàm.

Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ cứng khó nhai, kẹo cao su. Khi răng mọc lên, nướu lợi sưng đau thì cho trẻ ăn thức ăn mềm. Ví dụ như cháo, súp và rau củ luộc.

Chế độ ăn dinh dưỡng giúp trẻ có hàm răng khỏe đẹp
Chế độ ăn dinh dưỡng giúp trẻ có hàm răng khỏe đẹp

Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách chăm sóc vệ sinh răng miệng với bàn chải và kem đánh răng sau mỗi bữa ăn. Đồng thời nhắc trẻ thường xuyên rửa tay sạch sau khi chơi đùa và trước khi chạm vào miệng.

Các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần. Nhằm theo dõi quá trình trẻ mọc răng và có biện pháp chăm sóc răng miệng tốt nhất.

Hội chứng Anotia và Microtia hay thiểu sản vành tai là dị tật bẩm sinh hiếm gặp khi tai trẻ phát triển không đúng cách, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và thính lực của trẻ. Vậy cha mẹ nên biết những gì về hội chứng này? Hãy đọc bài viết dưới đây.

1. Anotia và Microtia là gì?

Anotia xảy ra ở phần tai ngoài có thể nhìn thấy và tai bị thiếu hoàn toàn. Microtia xảy ra là tai nhỏ bất thường và không được hình thành đúng cách.

Anotia hoặc Microtia thường xảy ra trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, ảnh hưởng đến hình dáng tai của bé và thường các bộ phận bên trong tai không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp một số bé bị hẹp ống tai hoặc thiếu ống tai.

1.1. 4 loại thiểu sản vành tai

Hội chứng Microtia được chia làm 4 loại, từ loại 1 đến loại 4. Loại 1 là dạng nhẹ nhất, tai vẫn giữ được hình dạng bình thường nhưng kích thước nhỏ. Loại 4 là nghiêm trọng nhất, các cấu trúc tai phía bên ngoài bị thiếu.

4 loại thiểu sản vành tai ở trẻ
4 loại thiểu sản vành tai ở trẻ

Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến một hoặc hai tai. Tuy nhiên, thông thường trẻ sơ sinh chỉ bị ảnh hưởng một tai.

1.2. Tần suất xảy ra

Hội chứng Anotia và Microtia rất hiếm gặp. Trong 6000-12000 trẻ sinh ra chỉ có 1 trẻ mắc.

1.3. Nguyên nhân

Nguyên nhân của Anotia/ Microtia ở hầu hết trẻ sơ sinh vẫn chưa được làm rõ. Có một số yếu tố sau:

  • Sự thay đổi bất thường ở một gen, gây ra hội chứng di truyền
  • Mẹ dùng thuốc isotretinoin trong khi mang thai. Thuốc này có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh, bao gồm cả Anotia và Microtia.
  • Sự kết hợp giữa gen và các yếu tố khác. Như môi trường mẹ tiếp xúc, thực phẩm mẹ ăn uống.

Gần đây, Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh CDC (Centers for Disease Control and Prevention) đã có báo cáo về những phát hiện quan trọng về một số yếu tố làm tăng nguy cơ sinh con bị chứng Anotia/ Microtia:

  • Bệnh tiểu đường. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai được chứng minh là có nguy cơ sinh con mắc chứng Anotia/ Microtia cao hơn so với những phụ nữ không bị tiểu đường.
  • Chế độ ăn uống của mẹ. Phụ nữ mang thai ăn chế độ ăn ít carbohydrate và axit folic có thể tăng nguy cơ sinh con bị hội chứng Microtia.

2. Chẩn đoán hội chứng Anotia và Microtia

Anotia/ Microtia có thể được phát hiện khi sinh bé. Bác sĩ sẽ chụp CT hoặc CAT (xét nghiệm x-quang đặc biệt) tai của bé để cung cấp hình ảnh chi tiết về tai. Điều này sẽ giúp bác sĩ xem liệu xương hoặc các cấu trúc khác trong tai có bị ảnh hưởng hay không.

Anotia và Microtia sẽ được chẩn đoán sau sinh
Anotia và Microtia sẽ được chẩn đoán sau sinh

Bác sĩ cũng sẽ thực hiện kiểm tra thể chất kỹ lưỡng để tìm kiếm bất kỳ dị tật bẩm sinh nào khác có thể đi kèm hội chứng.

3. Cách điều trị hội chứng

Việc điều trị thường chỉ khắc phục về mặt thẩm mỹ, rất ít trường hợp có thể chữa khỏi suy giảm thính lực.

Mất thính lực một bên tai có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bé. Bác sĩ và chuyên gia thính học sẽ kiểm tra thính giác của bé để xác định thính lực ở bên tai gặp dị tật và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Những lựa chọn điều trị cho bé nên được thảo luận và thực hiện sớm để mang lại kết quả tốt hơn. Máy trợ thính có thể giúp cải thiện khả năng nghe và phát triển khả năng nói của trẻ.

Máy trợ thính hỗ trợ bé mắc Anotia và Microtia trong việc nghe, nói
Máy trợ thính hỗ trợ bé mắc Anotia và Microtia trong việc nghe, nói

Bên cạnh đó, bé cũng có thể được phẫu thuật để tái tạo tai ngoài. Thời gian phẫu thuật phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dị tật và tuổi của trẻ. Phẫu thuật thường được thực hiện khi trẻ 4-10 tuổi.

Trẻ mắc hội chứng Anotia và Microtia vẫn có thể phát triển bình thường và hoàn toàn khỏe mạnh. Điều quan trọng là cha mẹ ở bên cạnh hỗ trợ trẻ về mặt tâm lý, giúp trẻ cảm thấy an tâm với sự khác biệt của mình.

Phòng ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề luôn được cha mẹ quan tâm. Tuy hăm không quá đáng lo nhưng cha mẹ mới sinh bé không khỏi xót lòng khi thấy con khó chịu. Những lúc đó, mẹ có thể làm gì cho bé? Hãy luôn sẵn sàng bộ 3 sản phẩm dưới đây mẹ nhé!

Hăm hoặc mẩn đỏ bản chất là viêm da. Thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh do trẻ giai đoạn này ít vận động, chưa tự vệ sinh. Ngoài ra một phần do cơ địa của 1 số bé quá nhạy cảm. Chủ yếu hăm là do da tiếp xúc lâu trong môi trường ẩm ướt nhiều vi khuẩn. Bộ 3 sản phẩm sau đây sẽ giúp cha mẹ phòng ngừa hăm tã như thế nào?

3 sản phẩm giúp phòng ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh

Tã bỉm cho bé

Tã dán giúp phòng ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh hiệu quả hơn

Thống kê cho thấy 30% bé bị hăm là do chọn và sử dụng tã sai cách. Nếu bé dùng tã có kích cỡ không phù hợp, tã dày khiến bé bị bí bách. Tã có độ thấm hút kém làm da bé bị tiếp xúc trong môi trường ẩm ướt đầy vi khuẩn. Để lâu sẽ dẫn tới tình trạng viêm da và hăm.

Trong các loại tã sử dụng một lần thì tã dán thường thoáng hơn tã quần. Nên với những bé hay gặp tình trạng hăm, mẹ vẫn nên lựa chọn mặc tã dán cho bé. Nhờ vào thiết kế 2 miếng dán hai bên hông, khi mặc tã dán, da bé sẽ có không gian để “thở” nhiều hơn. Hai miếng dán linh hoạt cũng giúp mẹ dễ điều chỉnh vòng bụng. Do đó nên cùng một size tã dán có thể phù hợp với nhiều tạng người bé khác nhau.

 

Lựa chọn loại tã dán phù hợp cũng rất quan trọng trong việc phòng ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh. Với bé mới sinh, mẹ nên đầu tư để mua tã bỉm chất lượng cho bé. Tã cần thấm hút tốt, không thấm ngược. Cần thoát khí để bé không thấy bí. Có như vậy, tã mới giúp bé ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa. Để chọn mua tã, mẹ nhớ chú ý các tiêu chí lựa chọn tã phù hợp cho bé nhé.

Khăn ướt chuyên dụng

Các cách vệ sinh truyền thống là dùng các loại khăn giấy, bông gòn, khăn vải, khăn xô khô đem nhúng với nước để vệ sinh cho trẻ. Cách làm này mới chỉ dừng ở mức sạch BẨN. Chưa kể các loại khăn vải, khăn xô giặt lại nhiều lần rất có khả năng bị tích tụ vi khuẩn. Nếu dùng khăn bị nhiễm khuẩn thì các bé rất dễ bị viêm da, hăm tã,…

Sạch KHUẨN để phòng ngừa tối ưu hăm tã ở trẻ sơ sinh

Khăn ướt sạch khuẩn – được coi là cuộc cách mạng trong việc chăm sóc trẻ. Việc vệ sinh cho bé giờ đây không chỉ dừng lại ở sạch BẨN mà phải sạch KHUẨN nữa. Khăn ướt ngoài công dụng làm sạch thông thường còn được bổ sung các chất kháng khuẩn cùng chất chống hăm, rôm sẩy – bảo đảm độ sạch tối đa cho làn da trẻ sơ sinh. Khăn ướt còn được bổ sung thêm chất dưỡng ẩm, giúp da bé luôn mềm mịn, khoẻ mạnh hơn.

Thị trường hiện nay có rất nhiều loại khăn ướt khác nhau, mẹ nên lựa chọn loại khăn giấy ướt chuẩn chất lượng cho bé nhé!

Sản phẩm ngừa hăm ở trẻ sơ sinh

Trên thị trường đã xuất hiện nhiều dòng sản phẩm xử lý viêm da ở trẻ. Với trẻ sơ sinh, sản phẩm dạng xịt thường được khuyến khích bố mẹ dùng cho trẻ. Lý do vì khi dùng tay bôi lên vùng bị viêm, mẹ có thể vô tình khiến bé thấy đau rát. Chưa kể, da bé có khả năng bị nhiễm khuẩn ngược từ tay mẹ.

Phòng ngừa hăm tã dạng xịt

Sản phẩm dạng xịt có thể tạo ra các tia nước dạng sương siêu nhỏ. Các tia nước sẽ lập tức làm dịu làn da bé và dễ thẩm thấu vào da. Giúp tăng thời gian xử lý các nốt hăm, mẩn đỏ, các vết bỏng. Sử dụng liên tục còn giúp ngừa hăm ở trẻ.

Đối với các bé bị viêm da nặng, dùng các sản phẩm ngừa hăm dạng xịt, có thể mẹ chưa thấy con đỡ ngay. Thời gian xử lý lâu hơn so với dạng bôi. Nhưng mẹ đừng quá sốt ruột, và hãy nhớ rằng, hăm da không quá đáng lo. Quan trọng là mẹ tìm được sản phẩm an toàn nhất cho da bé!

Sản phẩm ngừa hăm dạng xịt là lựa chọn tốt nhất để phòng ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh

Mẹ nên lựa chọn các sản phẩm kháng viêm thành phần tự nhiên, dịu nhẹ cho da bé. Không chứa chất bảo quản, chất tạo mùi. Nên chọn sản phẩm từ thương hiệu uy tín và tốt nhất là được kiểm nghiệm bởi các tổ chức kiểm định quốc tế.

Ngoài ra, khi bị hăm là lúc đó da bé đã bị tổn thương. Sau khi hết hăm, để giúp da bé hồi phục lại sự khỏe mạnh và đẹp đẽ nguyên sơ, mẹ ưu tiên chọn các sản phẩm giúp dưỡng ẩm và tái tạo làn da cho bé. Hiện có những sản phẩm đã áp dụng Công nghệ tế bào gốc làm tăng sinh tế bào mới. Từ đó, làn da thêm khỏe mạnh và trở về như ban đầu. Đây cũng là công nghệ được áp dụng nhiều trong lĩnh vực làm đẹp, giúp chống lão hóa.

Quan trọng không kém: Mẹ luôn cần rửa tay kháng khuẩn!

Theo thống kê, bàn tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất trên cơ thể. Hàng ngày, tay mẹ có thể tiếp xúc với hàng triệu vi khuẩn trong môi trường xung quanh. Vi khuẩn có thể đến từ bất cứ đâu, từ nhà tắm, nhà vệ sinh và đặc biệt là nhà bếp. Nếu nguồn vi khuẩn này tiếp xúc với da bé thì nguy cơ phát sinh các bệnh viêm da là rất cao.

Rửa tay thường xuyên là biện pháp hiệu quả nhất để đánh trôi các vi khuẩn trên tay. Một bàn tay sạch khuẩn sẽ thêm giúp bé phòng ngừa hăm tã hiệu quả.

Mẹ cần chú ý khi chọn sản phẩm rửa tay. Sản phẩm này sẽ tiếp xúc với cả da mẹ và da bé rất nhiều. Hãy chọn sản phẩm từ thương hiệu có uy tín, thành phần được kiểm định khắt khe. Mẹ có thể chọn các sản phẩm rửa tay dạng bọt. Vì dạng bọt giúp dưỡng chất thẩm thấu vào da hơn 30% so với dạng thông thường khác. Mẹ rửa tay và dưỡng ẩm da tay luôn.

Đừng quên ghi nhớ các bước rửa tay đúng chuẩn này nhé:

Rửa tay đúng chuẩn giúp bảo vệ sức khoẻ của mẹ và bé

KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.

Hăm tã không quá đáng lo ngại. Bản chất chỉ là viêm da bên ngoài. Mẹ đừng quá sốt ruột khi bé gặp vấn đề viêm da vì hầu hết các bé mới sinh đều có thể mắc phải. Mẹ lưu ý lựa chọn sản phẩm phòng ngừa hăm tã phù hợp cho bé là được nha mẹ.

Afamily: Cộng đồng mẹ bỉm phát mê vì độ thấm hút và ngừa hăm của bỉm Mamamy 

 

Trong list đồ chuẩn bị chào đón bé, mẹ luôn có sẵn tã dán cho bé. Tã dán không chỉ tiện lợi mà còn đỡ đần mẹ rất nhiều trong giai đoạn đầu chăm con. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý lựa chọn loại tã dán phù hợp nhất cho bé. Quan trọng nhất, ngăn ngừa tình trạng hăm tã, mẩn đỏ. Để mẹ thêm tự tin lựa chọn, mẹ hãy đọc bài viết dưới đây nhé!

1. Tã dán là gì?

Tã dán là một loại tã giấy có hình dạng như chiếc quần. Hai bên hông được thiết kế 2 miếng dán. Dùng để cố định cho bỉm vừa vặn và không bị xô lệch khi sử dụng.

Tã dán là một loại tã giấy có hình dạng như chiếc quần
Tã dán cho bé được yêu thích vì sự thông thoáng khi mặc

2. Đặc điểm của tã dán

2.1. Ưu điểm

Trên thị trường, tã dán cho bé thường có giá rẻ hơn so với tã quần. Bên cạnh đó, điểm vượt trội nhất của các loại tã dán cho bé, chính là sự thông thoáng, dễ điều chỉnh khi sử dụng. Đây cũng là một trong những điều quan trọng nhất khi đóng tã cho trẻ nhỏ. Tã bỉm cần thoáng, không hầm bí, nhất là mùa nóng. Có như vậy, bé sẽ không cảm thấy khó chịu, ngăn được tình trạng hăm, mẩn đỏ. Thêm thiết kế hai miếng dán hai bên hông sẽ dễ điều chỉnh vòng bụng. Phù hợp với nhiều tạng người bé dù cùng một cân nặng như nhau.

2.2. Điểm cần cải thiện

Trước đây, nhiều mẹ khi dùng tã dán cho bé cảm thấy chưa hài lòng ở miếng dán 2 bên. Nếu miếng dán cứng có thể gây xước da bé. Tuy nhiên, gần đây, nhiều thương hiệu lớn, uy tín đã cải thiện điều này. Miếng dán giờ đây mềm nhưng vẫn đảm bảo chắc chắn. Miếng tã hạn chế xô lệch kể cả khi bé nô đùa. Vì vậy, mẹ nên lựa chọn những thương hiệu uy tín để mua tã dán cho bé. Lưu ý chọn kích thước vừa vặn với trẻ để tránh xảy ra hiện tượng này.

Xem thêm: 

3. Các tiêu chí chọn tã dán cho bé

3.1. Số lượng tã cần mua

Hệ tiêu hóa của trẻ thời gian đầu chưa ổn định. Mẹ thường sẽ cần nhiều lượng tã dán lúc bé mới sinh hơn chút. Mẹ tham khảo ngay lượng tã dán cho bé cần mua theo từng thời điểm dưới đây nhé!

Số lượng tã cần mua
Mẹ sẽ phải thay đổi size tã liên tục
  • Trong tháng đầu tiên

Đây là giai đoạn bé sẽ “sản xuất” phân su liên tục. Một ngày bé có thể đi 8-10 lần. Nên mẹ cần tối thiểu 10 miếng tã mỗi ngày. 1 tháng đầu, mẹ cần từ 240-300 miếng tã dán cho bé.

Thời điểm này, nhiều mẹ cũng có xu hướng dùng miếng lót sơ sinh. Miếng lót thường có chi phí rẻ hơn. Tuy nhiên mẹ cần chú ý lựa chọn các thương hiệu uy tín. Vì bé mới sinh mà, mẹ cần chăm sóc bé tốt nhất mẹ nhỉ.

  • Từ 2 đến 5 tháng

Thời điểm này, hệ tiêu hoá của bé đã dần ổn định. Mẹ cũng tăng dần lượng sữa cho bé. Do vậy, mỗi ngày bé vẫn đi vệ sinh nhiều lần. Thông thường khoảng 6-8 lần. Mẹ cần khoảng 180-240 miếng tã mỗi tháng cho bé nhé! 

  • Từ 6 đến 12 tháng

Lúc này hệ tiêu hoá của bé đã hoàn thiện hơn. Bé dần chuyển sang ăn dặm nên số lần đi vệ sinh cũng đều đặn hơn. Mỗi ngày chỉ khoảng 5-6 miếng tã dán cho bé là được. 

3.2. Phù hợp theo cân nặng của bé

Cân nặng là chỉ số cần thiết để mẹ chọn tã dán cho bé. Hiện nay, mỗi thương hiệu sẽ có 1 bảng size tã theo cân nặng.

Tips cho mẹ: mẹ có thể chọn size tã thoải mái hơn so với cân nặng của bé.

Ví dụ: size S cho bé từ 0-5kg. Bé của mẹ đang 5kg. Mẹ nên chọn size M thay vì S nhé! Vì bé của mẹ thường tăng cân rất nhanh trong giai đoạn đầu đời. 

Hoặc mẹ cũng có thể tham khảo bảng dưới đây:

Chọn tã phù hợp theo cân nặng của bé
Bảng size tã dán cho bé

3.3. Chất liệu của tã

Không phủ nhận được sự tiện lợi của tã dán cho bé. Việc mẹ quan tâm là chọn loại tã nào tốt nhất, an tâm nhất. Để tự tin lựa chọn, mẹ hãy để ý đến chất liệu của miếng tã nhé!

  • Hạt thấm hút

Đây là thành phần quan trọng nhất trong miếng tã dán cho bé. Nó quyết định độ thấm hút cũng như khả năng chống tràn, khô thoáng. Càng nhiều hạt thấm hút, khả năng thấm hút càng tăng. Hiện nay, trên thị trường, hạt SAP thấm hút đang được ưa chuộng nhất nhờ khả năng giữ nước của nó. Hạt SAP cũng có nhiều nơi sản xuất. Các thương hiệu lớn thường chọn hạt SAP có xuất xứ uy tín.

Hạt thấm hút
Hạt thấm hút
  • Bông tự nhiên

Đây cũng là thành phần thường thấy bên trong miếng tã dán cho bé. Bông vừa giúp thấm hút và giúp miếng tã trở nên êm hơn cho bé. Nhiều thương hiệu sử dụng rất nhiều lượng bông này để tạo cảm giác êm ái. Tuy nhiên, mẹ lưu ý. Giống như mẹ mặc áo bông vào mùa đông. Mẹ sẽ cảm thấy ấm áp. Thì khi bé mặc tã với nhiều bông, bé lại cảm thấy bí. Nhất là vào mùa hè hoặc khi bé vận động nhiều.

Một số thương hiệu lớn hiện nay đã bỏ bớt lớp bông này, thậm chí bỏ hoàn toàn để khiến bé thấy dễ chịu nhất. Bên cạnh đó, chất liệu bông cũng cần được quan tâm. Mẹ nên chọn loại bông tự nhiên, vừa an toàn cho bé mà vừa giúp tã không bị vón cục mẹ nhé!

3.4. Độ thấm hút và thông thoáng

Đây là tiêu chí quan trọng nhất khi lựa chọn các loại tã dán cho trẻ sơ sinh. Tã thấm hút tốt sẽ giúp da trẻ luôn khô thoáng và ngừa được các vấn đề trên da. Vậy, dựa vào đâu giúp mẹ biết khả năng thấm hút của 1 miếng tã?

  • Mặt bên trong miếng tã dán cho bé

Đây là bề mặt sẽ tiếp xúc trực tiếp với da bé. Bề mặt miếng tã nên có những lỗ thoát để chất lỏng có thể ngay lập tức đi vào bên trong miếng tã. Khi ấy, da bé sẽ hạn chế tiếp xúc với môi trường chất lỏng chứa vi khuẩn. Nhờ đó, da bé sẽ được ngừa hăm và mẩn đỏ.

Mặt bên trong miếng tã dán cho bé
Mặt bên trong miếng tã dán cho bé

Tin vui cho mẹ, đây là điểm mẹ có thể kiểm tra ngay bằng mắt thường. Hiện các thương hiệu tã dán cho bé đều có những miếng tã mẫu ngay tại gian hàng. Mẹ có thể trực tiếp cầm nắm và xem xét. Mẹ hãy chọn những loại tã dán cho bé có rất nhiều lỗ thoát khí trên bề mặt. Vì càng nhiều lỗ, khả năng hút càng nhanh. Vật lý mà mẹ nhỉ.

  • Lõi của miếng tã

Chất liệu và lượng hạt SAP. Càng nhiều hạt SAP thấm hút, tã dán cho bé càng hút tốt. Hạt SAP dàn đều bên trong miếng tã là tốt nhất. Vì như thế giúp chất lỏng được tràn đều, không vón cục một chỗ. Nhất là với các bé trai, hay gặp tình trạng vón cục về phía trước.

Tã càng nhiều hạt SAP càng thấm hút tốt

Tuy vậy, dù thấm hút thế nào, mẹ cũng cần đảm bảo tần suất thay tã. Ngoài ra, một số thương hiệu có thêm các vạch báo đầy trên tã. Mẹ cũng có thể dựa vào đó để kịp thay tã dán cho bé. Tránh để tã tràn hoặc thấm hút ngược trở lại gây hăm, viêm da.

4. Sự thoải mái và lưu ý mặc tã dán cho bé

Tã dán cho bé cần có khả năng toả nhiệt tốt. Như vậy, bé sẽ cảm thấy thoải mái khi vui chơi hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý về cách mặc bỉm cho bé nữa nhé! Vì dù thấm hút thế nào nhưng nếu mẹ đóng tã chưa đúng, bé vẫn có thể bị tràn. Vì thế, khi mặc tã dán cho bé, mẹ cần lưu ý các điểm sau:

Đóng tã không đúng cách sẽ khiến tã bị tràn

  • Hai miếng dán bên hông được dán chắc chắn và cân đối. Các thương hiệu tã thường đã đánh số 1-2-3 lên mặt trước của tã. Mẹ hãy dán đều 2 miếng dán 2 bên vào cùng 1 số để tã được cân đối nhất nhé!
  • Vừa khít với cơ thể bé, nhưng đừng quá chặt để bé vẫn có thể cử động thoải mái

Nếu bé có dấu hiệu hăm, mẩn đỏ khi mặc tã dán …

Khi đó, mẹ nên làm gì?

Đầu tiên, hãy xem bé có đang bị ốm, sốt hay có dấu hiệu mọc răng không? Vì ở những thời điểm này, sức đề kháng của bé còn yếu. Bên cạnh đó, sự thay đổi bất thường của môi trường cũng có thể làm da bé phản ứng. Do vậy, hãy loại trừ các yếu tố này trước. Nếu mọi thứ khác vẫn ổn, thì lúc đó mẹ nên ngừng sử dụng tã dán cho bé.

Lựa chọn tã dán tốt nhất cho bé
Lựa chọn tã dán tốt nhất cho bé

Tuy vậy, mẹ cần nhớ rằng, hăm tã không phải vấn đề gì quá nghiêm trọng. Mẹ hoàn toàn có thể xử lý được. Điều mẹ cần là luôn bình tĩnh và thấu hiểu được những phản ứng của con. Hi vọng rằng, với những chia sẻ ở trên, mẹ sẽ tìm được lựa chọn tã dán tốt nhất cho bé mẹ nhé!

Làm thế nào để biết nhà mình có đang trong ngày rụng trứng không? Hãy đọc những dấu hiệu rụng trứng cũng như các cách dự đoán thời điểm rụng trứng chính xác nhất dưới đây! Biết được ngày rụng trứng, khả năng thụ thai sẽ cao hơn, nhất là khi nhà mình đang mong muốn có em bé sớm.

12 dấu hiệu rụng trứng dể nhận biết nhất
12 dấu hiệu rụng trứng dể nhận biết nhất

Nguồn tham khảo: Cách tự nhận biết dấu hiệu rụng trứng

1. Rụng trứng, có quan trọng?

Trong mỗi chu kỳ hàng tháng, các cặp vợ chồng khoẻ mạnh không sử dụng biện pháp tránh thai thường có khoảng 25 đến 30% cơ hội mang thai. Điều này có thể khác nhau tuỳ thuộc vào hoàn cảnh.

Đây là tỷ lệ cao đáng ngạc nhiên vì nhà mình chỉ có thể thụ thai trong khoảng thời gian rụng trứng. Bởi trứng có thể sống được trong khoảng 12 đến 24 giờ và là lúc khả năng thụ thai cao nhất. Vì vậy, nhận biết thời điểm rụng trứng là điều quan trọng giúp khả năng mang thai cao hơn. Nói cách khác, dấu hiệu rụng trứng và thụ thai có liên quan mật thiết với nhau.

Rụng trứng, có quan trọng?
Rụng trứng, có quan trọng?

2. Rụng trứng là gì?

Trước khi đi vào các dấu hiệu rụng trứng, nhà mình cần hiểu rõ được rụng trứng nghĩa là như thế nào. Vậy rụng trứng nghĩa là gì?  Rụng trứng là sự giải phóng trứng trưởng thành từ buồng trứng, đẩy vào ống dẫn trứng. Trứng sẽ đi theo ống dẫn trứng, đến tử cung để gặp tinh trùng. Mỗi tháng, thông thường có một trứng rụng. Thời điểm này là thời điểm dễ thụ thai nhất.

Đọc tiếp về thời điểm vàng dễ thụ thai nhất nhà mình nhé!

2.1. Khi nào rụng trứng xảy ra?

Khi nào rụng trứng xảy ra?
Khi nào rụng trứng xảy ra?

Hiện tượng rụng trứng ở phụ nữ có thể xuất hiện nhiều hơn 1 lần trong 1 tháng và cũng có thể không xảy ra cho dù nhà mình nhận thấy có chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, dấu hiệu rụng trứng có thể sẽ khó để xác định. Trứng thường rụng vào nửa chu kỳ kinh nguyệt hoặc vào khoảng ngày 14 của chu kỳ 28 ngày. Tuy nhiên, có những chu kỳ có thể kéo dài từ 23 đến 35 ngày, thậm chí mỗi chu kỳ có thể chênh lệch vài ngày.

Xem thêm: Khi nào rụng trứng xảy ra?

2.2. Trứng rụng trong thời gian bao lâu?

Thông thường sẽ từ 12 đến 48 giờ. Nhưng nhà mình có khả năng thụ thai trong tối đa 7 ngày và có thể lên đến 10 ngày. Điều này là do tinh trùng có thể tồn tại đến 5 ngày trong từ cung.

Rụng trứng là khi trứng được phóng ra khỏi buồng trứng. Quả trứng đó tồn tại đến 48 giờ trước khi nó không được thụ tinh. Thời gian ngắn này có thể được coi là thời kỳ rụng trứng. Mặc dù nhà mình có khả năng thụ thai trong 7 ngày trong chu kỳ nhưng tỷ lệ thụ thai ở cuối khoảng thời gian này là rất nhỏ.

Nếu muốn có thai, nhà mình nên quan hệ một đến hai ngày trước khi trứng rụng.

2.3. Dấu hiệu rụng trứng rõ nhất và thụ thai rõ nhất

Dấu hiệu rụng trứng và thụ thai
Dấu hiệu rụng trứng và thụ thai

Đã có nhiều nghiên cứu về dấu hiệu rụng trứng rõ nhất ở phụ nữ và phương pháp phát hiện trứng rụng tốt nhất. Từ đó xác định được khả năng sinh sản của phụ nữ trước và sau khi trứng rụng.

Nghiên cứu cho thấy:

Những tỷ lệ này chỉ là con số để tham khảo, không hoàn toàn chính xác với từng người cụ thể. Bởi có những yếu tố ảnh hưởng đến thời điểm rụng trứng hay cơ hội thụ thai ở mỗi người là khác nhau.

2.4. Rụng trứng sớm có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai không?

Rụng trứng sớm có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai không?
Rụng trứng sớm có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai không?

Rụng trứng quá sớm trong một chu kỳ có thể dẫn tới các điều sau:

  • Chất lỏng cổ tử cung có thể không đủ trơn giúp tinh trùng di chuyển lên để thụ tinh
  • Nang trứng không đủ trưởng thành để được thụ tinh
  • Lớp nội mạc tử cung có thể không thể duy trì trứng được thụ tinh

Các chuyên gia nghi ngờ rằng hút thuốc, uống nhiều rượu và căng thẳng là những thủ phạm chính dẫn đến việc rụng trứng quá sớm.  May mắn thay, đây là những vấn đề có thể được khắc phục. Nhà mình duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất là sẽ không phải lo lắng gì nhé.

3. 12 dấu hiệu rụng trứng chính xác và dễ nhận biết nhất

3.1. Dấu hiệu rụng trứng: Dịch nhầy cổ tử cung thay đổi

Khi gần đến ngày rụng trứng, cơ thể sản sinh ra nhiều estrogen hơn. Dịch nhầy cổ tử cung nhiều hơn, trong suốt, giống như lòng trắng trứng. Vậy xác định như thế nào? Chất nhầy ra bao lâu thì rụng trứng?

Nhà mình có thể xác định chất nhầy bằng cách đưa một ngón tay sạch vào âm đạo rồi lấy ra và kéo dài dịch tiết giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ. Nếu bạn thấy chất nhầy có độ dính, co giãn và ẩm ướt thì đó là một dấu hiệu tốt cho thấy nhà mình đang trong giai đoạn rụng trứng.

Dịch nhầy cổ tử cung thay đổi
Dịch nhầy cổ tử cung thay đổi

3.2. Dấu hiệu rụng trứng: Thay đổi nhiệt độ cơ thể

Thông thường, nhiệt độ cơ thể rơi vào khoảng 35,5 độ C. Hầu như trước ngày rụng trứng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng nhẹ. Khi gần đến ngày rụng trứng, nhiệt độ giảm nhẹ và sau đó tăng mạnh sau khi rụng trứng.

Tăng nhiệt độ là dấu hiệu cho thấy rụng trứng vừa xảy ra. Nhà mình có thể sử dụng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ cơ thể vào mỗi sáng thức dậy, trước khi làm bất cứ điều gì. Liên tục theo dõi trong vài tháng sẽ giúp mẹ xác định được khi nào rụng trứng. Thời điểm bạn dễ thụ thai nhất sẽ rơi vào tầm 2 – 3 ngày trước khi nhiệt độ lên cao nhất.

3.3. Dấu hiệu rụng trứng: Thay đổi ở cổ tử cung

Trong quá trình rụng trứng, cổ tử cung sẽ mềm, cao, mở và ẩm ướt hơn. Phần lớn sẽ mất một thời gian để có thể phân biệt được những thay đổi ở cổ tử cung.

Thay đổi ở cổ tử cung
Thay đổi ở cổ tử cung

Dấu hiệu sắp rụng trứng thường thay đổi giữa các chu kỳ, vì vậy nhà mình nên ghi chép lại những sự thay đổi trong cơ thể để ước tính tốt hơn thời gian trứng rụng.

3.4. Đau nhói nhẹ phần bụng dưới trong ngày rụng trứng

Rất nhiều mẹ đã biết được mình có dấu hiệu rụng trứng nhờ vào cảm giác đau nhẹ ở phần bụng dưới. Thường được gọi là Mittelschmerz – tình trạng đau bụng ngày rụng trứng. Có thể kéo dài bất kỳ lúc nào, trong khoảng vài phút đến vài giờ.

Nếu cảm giác đau khi rụng trứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, cần đi khám bác sĩ ngay, để loại trừ tình trạng như lạc nội mạc tử cung hay u nang buồng trứng. Nếu thấy dấu hiệu hoặc cảm giác bất thường, nhà mình cần đi khám ngay nhé!

3.5. Dấu hiệu rụng trứng: Tăng ham muốn tình dục

Ham muốn tình dục có thể tăng lên trong thời kỳ rụng trứng. Các nghiên cứu cho thấy giai đoạn tăng ham muốn tình dục này kéo dài khoảng 6 ngày và trùng với việc sản xuất hormone luteinizing (LH).

Tăng ham muốn tình dục
Tăng ham muốn tình dục

Theo nghiên cứu, ham muốn tình dục của người phụ nữ sẽ bắt đầu tăng 3 ngày trước khi mức LH lên đến đỉnh điểm. Vì LH sẽ đạt cực đại từ 24 đến 36 giờ trước khi rụng trứng, nên nếu quan hệ trong khoảng thời gian này, khả năng thụ thai rất cao. Khi đó sẽ có các dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng.

Xem thêm tại: Quan hệ sau ngày rụng trứng và khả năng thụ thai

3.6. Dấu hiệu rụng trứng: Chảy máu nhẹ

Đối với một số người, khi đến ngày rụng trứng sẽ thấy chảy máu nhẹ. Đây là dấu hiệu rụng trứng khá dễ dàng để có thể nhận biết.  Máu có thể từ màu hồng nhạt đến đỏ tươi hoặc nâu sẫm, tuỳ thuộc vào từng người.

Ra máu khi rụng trứng thường do sự thay độ nồng độ hormone của người phụ nữ. Cụ thể: sự sụt giảm estrogen đột ngột xảy ra ngay trước khi rụng trứng có thể khiến nội mạc tử cung – lớp lót bên trong tử cung bong ra. Chảy máu nhẹ trước khi rụng trứng thường vô hại, không ảnh hưởng đến sức khoẻ nên nhà mình yên tâm nhé.

3.7. Dấu hiệu rụng trứng: Ngực trở nên nhạy cảm hơn

Một số mẹ còn đùa rằng họ có thể dự đoán được trời sắp mưa khi ngực bị đau. Tuy nhiên, ngực không nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết đâu nhà mình ơi. Mà nó rất nhạy cảm với những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể

Mẹ có thể thấy đau ngực hoặc thấy ngực nhạy cảm hơn vào khoảng thời gian rụng trứng. Lý do bởi các hormone cơ thể sản xuất trong khoảng thời gian này. Cảm giác này thường sẽ hết sau một vài ngày và không có gì đáng lo ngại cả.

Ngực trở nên nhạy cảm hơn
Ngực trở nên nhạy cảm hơn

Đau ngực trước hay sau rụng trứng?

Ngay cả khi mẹ không mang thai, đau ngực cũng có thể xảy ra trong một hoặc hai tuần trước kỳ kinh nguyệt. Đây cũng có thể là một dấu hiệu của việc mang thai. Vì vậy, mặc dù triệu chứng này có thể xảy ra trong thời kỳ rụng trứng, nhưng cũng chưa chắc chắn là nhà mình đang rụng trứng. Bởi có thể đó là do sự thay đổi của các hormones khác.

3.8. Dấu hiệu rụng trứng: Khứu giác trở nên nhạy cảm hơn

Nghiên cứu của chuyên gia chỉ ra rằng, vào thời điểm trứng rụng, khứu giác của nhà mình sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Đặc biệt, là mùi chanh, bạc hà, xạ hương và các pheromone nam. Nồng độ hormone trong cơ thể lúc này tăng cao khiến khứu giác nhạy cảm hơn bình thường.

3.9. Dấu hiệu rụng trứng: Đau đầu

Mặc dù không phải mẹ nào cũng gặp phải triệu chứng này. Nhưng đôi lúc nhà mình có thể có cảm giác đau đầu trong thời kỳ rụng trứng. Nguyên nhân do sự thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng của hormone sinh dục. Theo đó, cơn đau thường chỉ xuất hiện từng cơn và âm ỉ nên không ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống sinh hoạt của nhà mình.

Nếu là đau đầu do rụng trứng, nhà mình không cần phải dùng thuốc. Trong trường hợp cảm thấy khó chịu có thể sử dụng trà xanh hoặc chanh để làm giảm cơn đau. 

Dấu hiệu rụng trứng: Đau đầu
Dấu hiệu rụng trứng: Đau đầu

3.10. Dấu hiệu rụng trứng: Buồn nôn, chán ăn

Buồn nôn, chán ăn cũng là một trong những dấu hiệu sắp rụng trứng mà nhà mình cần lưu ý. Bởi tế bào thần kinh lúc này kích thích ham muốn, làm giảm nhu cầu ăn uống. 

Ngoài ra, những triệu chứng kèm theo như đau bụng, khó chịu trong người khiến nhà mình không hứng thú với việc ăn uống. Điều này có thể không được cung cấp đủ năng lượng, calo cần thiết dễ dẫn đến mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Vì vậy, nhà mình vẫn cần chủ ý để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhé. Không ăn đồ nhiều dầu mỡ, đồ nặng mùi để không còn cảm thấy sợ đồ ăn hoặc buồn nôn và nôn.

3.11. Dấu hiệu rụng trứng: Chuột rút

Chuột rút nhiều khả năng còn là hiện tượng rụng trứng ở phụ nữ. Có khoảng 90% phụ nữ cho biết họ hay gặp phải hiện tượng chuột rút vào thời điểm trước và trong ngày rụng trứng. Đây được xem là một tín hiệu của cơ thể cho thấy cơ thể đã sẵn sàng cho quá trình thụ thai.

Dấu hiệu rụng trứng: Chuột rút
Dấu hiệu rụng trứng: Chuột rút

3.12. Dấu hiệu rụng trứng: Đau lưng

Một dấu hiệu rụng trứng nhà mình có thể dễ dàng nhận thấy là việc xuất hiện cơn đau lưng. Nguyên nhân là do vào thời điểm này nang chứa trứng bám trong buồng tử cung sẽ vỡ ra để phóng thích trứng. Bên cạnh đó, vòi trứng cũng thực hiện co thắt để đẩy trứng xuống gây ra những cơn đau cục bộ ở vùng lưng, vùng bụng và xương chậu.

Những cơn đau thường kéo dài từ 1 – 2 giờ đồng hồ hoặc âm ỉ vài ngày hoặc có khi nhói lên trong vài phút khiến nhà mình cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Để giảm nhanh những cơn đau, nhà mình có thể chườm nóng tại vị trí đau, nghỉ ngơi thư giãn, tránh đấm lưng hoặc làm việc quá sức.

4. Xác định chính xác thời điểm rụng trứng

Nhà mình nếu muốn có thai, việc xác định đúng ngày rụng trứng sẽ giúp lựa chọn thời điểm quan hệ tình dục phù hợp để tăng cơ hội đậu thai  Sau đây là các cách phổ biến giúp nhà mình dễ dàng xác định được thời điểm rụng trứng nhanh chóng.

4.1. Kiểm tra chu kỳ kinh nguyệt

Kiểm tra chu kỳ kinh nguyệt
Kiểm tra chu kỳ kinh nguyệt

Đây là cách làm phổ biến nhiều mẹ truyền tai nhau. Tuy vậy, nhà mình cũng chỉ nên tham khảo thôi bởi chu kỳ kinh nguyệt mỗi người lại khác nhau.

Số ngày trong chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ có thể thay đổi từ tháng này sang tháng khác. Vì thế, cách xác định ngày rụng trứng dựa trên chu kỳ kinh nguyệt cần có dữ liệu của ít nhất 3 tháng hành kinh liên tục. Kết quả cuối cùng chính là thời gian trung bình của chu kỳ kinh nguyệt.

4.1.1. Với chu kỳ kinh nguyệt ngắn

Nhà mình lấy tổng số ngày của chu kỳ kinh nguyệt trừ 18 ngày. 

Ví dụ: Chu kỳ kinh 25 ngày: 25 – 18 = 7. Như vậy ngày dễ thụ thai sẽ bắt đầu từ ngày mồng 7 sau kỳ kinh nguyệt kết thúc.

4.1.2. Với chu kỳ dài

Ở chu kỳ kinh nguyệt dài 35 ngày trở lên, bạn trừ đi 11 ngày.

Ví dụ: 35 – 11 = 24. Ngày 24 sẽ là thời dễ thụ thai. 

4.1.3. Với chu kỳ kinh nguyệt bình thường

Thời gian rụng trứng sẽ được tính như sau: Tổng số ngày của chu kỳ trừ đi 14.

Ví dụ: Chu kỳ 30 ngày: 30 – 14 = 16. Ngày 16 là ngày rụng trứng, dễ thụ thai nhất trong tháng.

4.2. Lắng nghe cơ thể

20% phụ nữ có thể nhận biết được thời điểm rụng trứng nhờ vào tín hiệu cơ thể. Chẳng hạn, nhà mình sẽ thấy cơn đau nhẹ vùng bụng dưới. Hoặc dựa vào 12 dấu hiệu rụng trứng rõ nhất được nêu ở trên, nhà mình cũng có thể dự đoán được.

4.3. Theo dõi nhiệt độ cơ thể

Trong nửa đầu chu kỳ, trước khi rụng trứng, hormone estrogen chiếm ưu thế. Nửa sau chu kỳ, sau khi rụng trứng, hormone progesterone tăng lên đột biến, khiến tăng nhiệt độ cơ thể. Vì nó giúp tử cung sẵn sàng cho trứng được thụ tinh. Nhiệt độ cơ thể đạt điểm thấp nhất khi rụng trứng và sau đó tăng khoảng nửa độ ngay khi trứng rụng.

Theo dõi nhiệt độ cơ thể
Theo dõi nhiệt độ cơ thể

Nhận biết những thay đổi cơ thể khi đến ngày rụng trứng

Theo dõi nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế. Đặc biệt trong một vài tháng liên tục. Từ đó, giúp nhà mình hình dung rõ hơn về chu kỳ của bản thân. Từ đó cũng có thể dự đoán được trứng rụng khi nào.

4.4. Sử dụng que thử thai dự đoán ngày rụng trứng

Que thử rụng trứng có khả năng giúp nhà kiểm tra hàm lượng hormone luteinizing (LH) trong nước tiểu.

Nhà mình xem hướng dẫn sử dụng que thử thai rụng trứng tại Mamamy nhé.

Kết quả được thể hiện như sau: 

  • 1 vạch: chưa rụng trứng
  • 2 vạch với màu gần giống nhau: sắp đến ngày rụng trứng
  • 2 vạch, màu vạch dưới đậm hơn vạch trên: có thể sẽ rụng trứng trong 24 tiếng tiếp theo
  • 2 vạch, vạch trên rất nhạt màu: đã rụng trứng.

4.5. Siêu âm xác định ngày rụng trứng

Nhà mình có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc đang mong muốn nhanh chóng thụ thai có con. Siêu âm là phương pháp dự đoán ngày rụng trứng nhanh chóng và chính xác nhất. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả siêu âm để xác định xem nhà mình đã rụng trứng hay chưa. Từ đó đưa ra những hướng dẫn giúp tăng cơ hội đậu thai cho nhà mình.

5. Lưu ý khi có các dấu hiệu rụng trứng

Nhà mình cần lưu ý một số vấn đề sau đây để không lỡ thời điểm vàng thụ thai nhé

  • Trứng khi rụng chỉ tồn tại được từ 12 – 24h. Vậy nên cần tranh thủ quan hệ thời gian trứng rụng để thụ thai thành công.
  • Thói quen sinh hoạt không khoa học, bị stress nặng thì trứng rụng cũng khó thụ thai, mang thai được.
  • Mỗi lần rụng trứng, chỉ có 1 trứng được phóng ra. Vì thế nhà mình muốn tăng tỷ lệ có thai cần tận dụng ngay trong ngày rụng trứng.
  • Số lượng noãn càng ngày càng teo đi theo độ tuổi. Tuổi càng lớn càng khó có thai. Phụ nữ độ tuổi từ 19 – 27 khả năng có con cao nhất. 
  • Sau khi trứng rụng sẽ phân hủy và không có hoặc khả năng thụ thai rất thấp.
  • Một số trường hợp có thể rụng trứng khi không có chu kỳ kinh nguyệt.
  • Trứng không rụng trong chu kỳ kinh nguyệt.

Lời kết

Trên đây là tất cả những thông tin chính và tổng quan nhất về dấu hiệu trứng đã rụng rồi. Về cách nhận biết và dự đoán. Hi vọng bài viết sẽ giúp nhà mình có thêm những thông tin hữu ích. Chúc nhà mình sớm đậu thai nhé!

Nhà mình có thể tham khảo thêm:

Rụng trứng và các tip cải thiện sức khỏe 

Tăng cơ hội mang thai nhờ biết rõ những điều này chỉ qua các dấu hiệu rụng trứng

Nguồn tham khảo

American College of Obstetricians and Gynecologists, Good Health Before Pregnancy, October 2018.

American College of Obstetricians and Gynecologists, Vulvovaginal Health, November 2015.

American College of Obstetricians and Gynecologists, Evaluating Fertility, October 2017.

U.S. National Library of Medicine, Mittelschmerz, April 2019.

Mayo Clinic, Getting Pregnant: What Ovulation Signs Can I Look Out for if I’m Hoping to Conceive?, October 2016.

National Institutes of Health, National Library of Medicine, Physiological Signs of Ovulation and Fertility Readily Observable by Women, February 2013.

American College of Obstetricians and Gynecologists, Fertility Awareness-Based Methods of Family Planning, January 2019.

Giỏ hàng 0