Cùng với sự ra đời của bình sữa, nhiều phương pháp làm sạch bình sữa cũng được các mẹ truyền tay nhau. Trong đó, điển hình nhất là rửa bình sữa bằng nước rửa bát và rửa bằng nước rồi tráng lại bằng nước sôi. Nước rửa bình sữa là phương pháp tiếp theo được nhắc đến. Và với nhiều cải tiến, nước rửa trở thành cách thức thay thế được các mẹ bỉm sữa ưa chuộng. Nhưng hơn cả thế, sử dụng nước rửa bình sữa thực sự là một giải pháp làm sạch vô cùng văn minh. Vì sao ư? Mẹ hãy cùng đọc thêm những chia sẻ dưới đây nhé!
1. Bình sữa là thứ BUỘC phải làm sạch một cách tốt nhất!
Trẻ sơ sinh có sức đề kháng còn yếu. Vì vậy việc rửa sạch những vật dụng tiếp xúc trực tiếp với hệ tiêu hóa của con hàng ngày, đặc biệt là bình sữa và đồ chơi, luôn là điều bố mẹ cần đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó, trong thành phần của sữa có rất nhiều chất như váng sữa, chất béo, protein,…Nếu các chất này không được rửa sạch hoàn toàn ra khỏi bình sẽ trở thành môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Điều này có thể dễ khiến bé trở nên biếng ăn hoặc bị tiêu chảy.
Chính vì thế, bố mẹ nên chọn phương pháp rửa bình sữa tốt nhất, đảm bảo bình sữa của bé luôn được rửa sạch và an toàn nhất. Cũng vì điều này mà việc rửa bằng các phương pháp cũ hiện đang không còn được ưa chuộng như nước rửa. Bởi chúng xuất hiện rất nhiều bất cập.
2. Các phương pháp rửa bình sữa cũ xuất hiện nhiều bất cập
Trước khi có nước rửa, bố mẹ thường rửa bình sữa cho con bằng 2 cách. Đó là rửa với nước lã rồi tráng lại bằng nước sôi và rửa bằng nước rửa bát. Tuy nhiên, ở cả 2 cách này đều tồn tại ít nhiều những vấn đề ảnh hưởng đến trẻ.
2.1. Rửa bằng nước lã, tráng lại bằng nước sôi
Khi rửa bằng nước lã rồi tráng lại bằng nước sôi, nhiều chất có trong sữa sẽ không thể đi sạch hết. Và đây tiếp tục trở thành môi trường để vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Hơn nữa, việc này cũng sẽ tốn thêm thời gian khi phải đun nước sôi để tráng.
2.2. Rửa bằng nước rửa bát
Thực tế, thành phần của nước rửa bát vẫn có thể làm sạch được các chất có trong sữa. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa có đủ sức đề kháng như người lớn. Thêm vào đó, hương thơm có trong nước rửa bát có thể gây ảnh hưởng với trẻ nhạy cảm. Thành phần trong nước rửa bát của người lớn cũng sẽ không ôn hòa bằng nước rửa bình sữa chuyên dụng cho bé.
Tuy nhiên, các bất cập này thường ít được các bố mẹ để ý đến hơn. Bởi chúng cũng khó để nhìn thấy bằng mắt thường. Bố mẹ thường nhìn thấy bình sữa của con trông sạch nhưng lại không thể chắc chắn được nó có đang an toàn cho con. Nước rửa bình sữa sẽ xử lý gọn ghẽ các bất cập này!
3. Nước rửa bình sữa chuyên dụng văn minh như thế nào?
Có đến 3 điểm khiến nước rửa bình sữa trở thành một sự thay thế vô cùng văn minh.
3.1. Rửa sạch và không chỉ dùng để rửa bình sữa cho bé
Đối với nước rửa bình sữa chuyên dụng, bố mẹ dễ dàng rửa sạch cặn sữa bám trên bình nhanh chóng và thuận lợi. Thậm chí bố mẹ còn dùng chung được cho cả gia đình. Bởi các sản phẩm của bé thường không mùi hương, thành phần an toàn và dịu nhẹ, không gây kích ứng. Bên cạnh đó, loại nước rửa này cũng dùng được để rửa các dụng cụ khác. Ví dụ: các dụng cụ hút sữa, tích sữa, đồ chơi của con.
3.2. Tiết kiệm thời gian và công sức
Thực tế thời gian và công sức rửa bằng nước rửa bình sữa có thể ngang với rửa bằng nước rửa bát. Nhưng lại nhanh và ít hơn nhiều so với rửa bằng nước và tráng lại bằng nước sôi. Khi dùng nước rửa bát (thường ở dạng dụng dịch), bố mẹ cũng thường phải pha lỏng ra. Còn nước rửa bình sữa thì thường ở dạng lỏng (nước) sẵn. Đặc biệt ở 1 số nước rửa bình sữa, bố mẹ thậm chí chỉ cần cho dung dịch nước rửa vào và lắc bình. Khi đó, các cặn sữa cũng có thể được rửa sạch. Rất nhanh chóng và tiện lợi!
3.3. Có khả năng rửa được cả rau quả
Một ưu điểm khác của nước rửa bình sữa chuyên dụng là nó có khả năng rửa được cả rau quả cho bố mẹ. Tuy nhiên, không phải nước rửa nào cũng có thành phần phù hợp với việc làm sạch thực phẩm như vậy. Nước rửa có thêm khả năng này sẽ củng cố thêm sự an tâm của bố mẹ về độ an toàn của nó rất nhiều.
Rõ ràng, sử dụng nước rửa bình sữa là phương pháp làm sạch vô cùng văn minh. Bố mẹ có con nhỏ đều nên lựa chọn. Đã có rất nhiều sản phẩm nước rửa khác nhau xuất hiện trên thị trường. Điều tiếp theo, bố mẹ cần lưu ý làm sao lựa chọn nước rửa bình sữa tốt nhất cho con mình. Và thương hiệu và thành phần là hai điều mà bố mẹ cần quan tâm nhất.
Alkyldiaminoethylglycine Hydrochloride Solution (AHS) là một cái tên khoa học khá dài và lạ lẫm với nhiều người. Nhưng lại vô cùng quen thuộc với bất kỳ nhà sản xuất và nghiên cứu thành phần nước rửa bình sữa nào. Thành phần này có những tác dụng gì? Tại sao nó trở thành bảo chứng cho độ an toàn của nước rửa bình sữa?
1.AHS có tác dụng gì?
Đây là một trong bốn chất có trong các hoạt động diệt khuẩn an toàn chống lại 283 chủng vi khuẩn Acinetobacter, được thu hồi từ 97 bệnh viện Nhật Bản. Chính vì thế diệt khuẩn là tác dụng đầu tiên và quan trọng của thành phần này trong nước rửa bình sữa. Nó tiêu diệt hết những mầm bệnh, phân hủy những vết bẩn và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản.
Bên cạnh đó, thành phần này vốn không mùi, vì thế bình sữa của bé cũng sẽ không bị lưu lại mùi khó chịu sau khi rửa.
Đặc biệt, AHS an toàn và lành tính đến mức mẹ có thể an tâm dùng nước rửa bình sữa để làm sạch các loại rau củ quả. Đây chắc chắn là một giải pháp tuyệt vời cho mẹ. Khi mà các vấn nạn về thực phẩm ô nhiễm hay thực phẩm có chứa các chất hóa học độc hại đang tràn lan trên thị trường như hiện nay.
2.Tại sao nên có thành phần này trong nước rửa bình sữa?
Trước hết, mẹ cần hiểu về nước rửa bình sữa cho trẻ nữa nhé! Trẻ sơ sinh có sức đề kháng còn yếu. Vì vậy bố mẹ cần đặc biệt quan tâm đến việc rửa sạch hàng ngày những vật dụng tiếp xúc trực tiếp với hệ tiêu hóa của con như bình sữa. Bên cạnh đó, trong thành phần của sữa có rất nhiều các chất như váng sữa, chất béo, protein, … nếu các chất này không được rửa sạch hoàn toàn ra khỏi bình sẽ trở thành môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Điều này có thể dễ khiến bé trở nên biếng ăn hoặc bị tiêu chảy.
Do vậy, nước rửa bình sữa với thành phần diệt khuẩn ưu việt sẽ trở nên vô cùng cần thiết. Chưa kể đến, ở một số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhạy cảm. Khi ngửi thấy những mùi lạ đọng trên bình sữa, nhiều bé có khả năng sẽ bỏ bú, thậm chí quấy khóc. Nước rửa bình sữa vì đó cũng cần đảm bảo không để lại tồn dư hay mùi sau khi rửa.
Từ hai điều trên, AHS trở thành thành phần được khuyên nên có trong nước rửa bình sữa cho trẻ.
3.Không phải nước rửa bình sữa nào cũng có chứa thành phần này
Đúng vậy! Các nhà sản xuất khi tạo ra nước rửa bình sữa đều ít nhiều biết đến thành phần này và những công dụng ưu việt của nó. Nhưng không phải ai cũng lựa chọn. Bởi lẽ, cũng chính do nguồn gốc của nó. Việc có được thành phần này cũng mất khá nhiều công sức. Không chỉ vậy, chi phí bỏ ra cũng sẽ không nhỏ. Vì thế, nhiều nhà sản xuất đã tìm các phương án thay thế. Nhưng không phải thành phần nào cũng mang lại sự an tâm và những ưu điểm như Alkyldiaminoethylglycine Hydrochloride Solution.
4.AHS – Thành phần bảo chứng cho sự an toàn của nước rửa bình sữa
Khi tìm mua nước rửa bình sữa cho trẻ, hầu hết bố mẹ đều quan tâm 2 tiêu chí. Đó là rửa sạch và an toàn.Không ít sản phẩm có thành phần làm sạch các chất có trong sữa. Vì thậm chí nước rửa bát cũng có thể rửa sạch được. Nhưng tại sao nước rửa bình sữa chuyên dụng vẫn luôn được bố mẹ ưu ái lựa chọn? Chính là ở việc, không chỉ làm sạch, nó còn có thể rửa được các loại rau củ quả. Và AHS là thành phần tốt nhất hiện nay có trong nước rửa binh sữa có thể làm tốt điều này.
Tất nhiên là thành phần của nước rửa bình sữa không chỉ có AHS.Bố mẹ cần quan tâm các thành phần còn lại nữa. Mẹ lưu ý tránh sử dụng loại nước rửa bình sữa có chứa các thành phần đã bị cấm tại Liên Minh Châu Âu (EU) như:
4.1.SLS, SLES – chất hoạt động bề mặt
SLS (Sodium Lauryl Sulfate), SLES (Sodium Laureth Sulfate) – các chất có nguồn gốc từ rượu ethoxylated lauryl. Chúng được sử dụng làm chất hoạt động bề mặt nhằm tạo bọt cho chất tẩy rửa. Sử dụng cơ chế tách dầu/chất béo và các chất hữu cơ khỏi bề mặt tiếp xúc. Hiện được ứng dụng nhiều trong công nghệ tạo bọt hóa mĩ phẩm. Các chất này nếu không pha loãng có thể gây kích ứng da và mắt. Thậm chí cũng có thể gây buồn nôn, nôn và tiêu chảy nếu hít hay nuốt phải.
4.2.Paraben, MIT – chất diệt khuẩn, chất bảo quản
Paraben và MIT là các chất diệt khuẩn, chất bảo quản với những tác hại không mong muốn. Chẳng hạn: gây tổn thương da hay rối loạn nội tiết do khả năng bắt trước estrogen. Các chất này được sử dụng vô cùng phổ biến trong nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng. Từ dưỡng da, trang điểm, chăm sóc cá nhân, đến các sản phẩm cho trẻ em… Chính vì thế mẹ nên lưu ý chỉ sử dụng loại nước rửa bình sữa khi thành phần của các chất hóa học với nồng độ khuyến cáo nhỏ hơn 0.0015%. Hoặc tốt nhất là không chứa các thành phần này để đảm bảo sức khỏe cho con.
Ngoài ra, các mẹ cần bỏ qua loại nước rửa bình sữa có các chất tạo màu hay mùi quá nồng. Những thành phần như vậy có thể gây kích ứng cho bé.. Đồng thời cũng có thể làm thay đổi mùi vị của sữa, làm giảm sức ăn của bé.
Đọc thành phần là điều bố mẹ bắt buộc phải làm mỗi khi lựa chọn bất kỳ sản phẩm chăm sóc cho bé. Không chỉ riêng nước rửa bình sữa. Cũng không khó để biết thành phần nào an toàn hay cần tránh. Và Alkyldiaminoethylglycine Hydrochloride Solution là 1 trong những thành phần an toàn mà bố mẹ có thể an tâm.
Hăm tã là vấn đề mẹ thường lo lắng khi dùng tã cho con, nhất là khi thời tiết nóng bức, khó chịu. Tuy vậy, mẹ hoàn toàn có thể xử lý được hăm tã khi hiểu đúng. Mẹ hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu tường tận hơn về hăm tã và gợi ý mẹ 6 cách ngừa hăm tã hiệu quả mẹ nhé!
1. Hăm tã biểu hiện ở da bé như thế nào?
Nếu có 1 trong những biểu hiện dưới đây, khả năng cao bé của mẹ đang bị hăm tã:
Vùng da tiếp xúc với tã (đùi, mông, bộ phận sinh dục) nổi mẩn, đỏ thường xuyên
Bé hay quấy khóc hoặc khó chịu khi mẹ thay tã
Xuất hiện những vết loét hoặc mụn nhỏ ở da
Những dấu hiệu này thường xuất hiện bất chợt khiến mẹ lúng túng. Có nhiều cách xử lý hăm tã. Quan trọng nhất để bé hạn chế bị lại, mẹ cần hiểu và tránh được những nguyên nhân gây hăm tã sau.
Thống kê cho thấy có tới 80% các bà mẹ mắc sai lầm trong cách dùng tã bỉm khiến con bị hăm tã. Bên cạnh đó, hăm tã còn có thể gây ra bởi các nguyên nhân chính sau:
2.1. Bản chất da bé vốn mỏng manh, dễ bị tổn thương
Một làn da khoẻ mạnh phải duy trì ít nhất 10% độ ẩm. Thấp hơn mức này, da sẽ mất khả năng duy trì độ ẩm. Do đó sẽ khó bảo vệ da khỏi vi khuẩn và các chất bẩn nguy hại khác.Ở trẻ nhỏ, làn da chứa độ ẩm và chất dầu sebum ít. Da cũng dễ bị mất nước (mất độ ẩm). Da bé cũng có tuyến mồ hôi và bã nhờn hoạt động ít hiệu quả hơn so với người lớn. Vì thế da bé dễ bị khô dẫn đến viêm.
Những bé bị viêm da dị ứng hoặc viêm da tiết bã nhờn có thể dễ bị hăm tã hơn. Vì vậy, những bé có làn da nhạy cảm, mẹ cần để ý và chăm sóc kỹ hơn.
2.2. Mặc tã quá lâu, luôn trong trạng thái ẩm ướt
Để bé mặc tã quá lâu, làn da bé luôn trong trạng thái ẩm ướt cũng là nguyên nhân dẫn đến hăm tã. Da tiếp xúc lâu với nước tiểu dễ gây kích ứng làn da nhạy cảm của bé. Nước tiểu vốn không có vi khuẩn. Nhưng khi ra ngoài môi trường, đặc biệt môi trường ẩm ướt sẽ khiến sinh sôi vi khuẩn có hại. Vi khuẩn tiếp xúc với da bé trong thời gian dài sẽ khiến da bé bị tổn thương, từ đó gây hăm.
2.3. Tã chất liệu cứng cọ sát vào da
Tã chất liệu cứng, thô, ráp khi cọ sát liên tục vào da có thể khiến da bé bị xước. Cộng thêm môi trường ẩm ướt (nếu không thay tã thường xuyên) thì bé càng dễ bị hăm tã hơn.
2.4. Tiếp xúc với thành phần hoá chất (trong sản phẩm chăm sóc da)
Một số sản phẩm chăm sóc da cho bé (xà phòng tắm gội, khăn lau, kem dưỡng da,… ) có thể khiến da bé bị kích ứng. Làn da bé nhạy cảm nên các mẹ lưu ý chọn mua sản phẩm chăm sóc có bảng thành phần an toàn.
Vậy mẹ có những cách nào để ngừa hăm tã cho bé?
3. 06 cách phòng ngừa hăm tã mẹ dễ dàng thực hiện
3.1. Thay tã thường xuyên
Rất nhiều mẹ dùng cảm tính để ước lượng khi nào tã đầy bằng cách nhìn tã xem đã “nặng” hay chưa. Cách này không đúng và thậm chí là nguyên nhân không nhỏ khiến bé bị hăm. Tần suất thay tã hợp lý nhất là 3-4 tiếng một lần. Nếu bé đi “nặng”, mẹ có thể thay sớm hơn hoặc ngay sau khi bé đi xong. Hạn chế thời gian da bé tiếp xúc với môi trường ẩm ướt – nước tiểu, phân. Mẹ sẽ giúp tránh được hăm tã cho bé đấy!
3.2. Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi thay tã cho bé
Trước và sau thay tã cho bé, các mẹ nhớ rửa tay để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn hoặc nấm men sang các bộ phận khác của bé nhé.
3.3. Vệ sinh thật sạch cho bé mỗi lần thay tã
Có rất nhiều cách để vệ sinh cho bé. Nhiều mẹ dùng nước ấm để rửa. Tuy nhiên, nước ấm không đủ để loại bỏ hết vi khuẩn từ phân hay nước tiểu bám trên da bé.
Mẹ nên dùng khăn ướt chuyên dụng để vệ sinh cho bé. Ưu tiên loại có chứa thành phần giúp dưỡng ẩm hay thành phần để ngừa hăm & rôm sẩy Coco phosphatidyl pg-dimonium chloride. Không nên dùng khăn ướt có cồn hoặc thành phần dễ gây kích ứng cho bé.
Vào mùa lạnh, mẹ cũng có thể dùng dụng cụ làm ấm khăn ướt trước khi dùng cho bé.
Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho bé, mẹ nên để da bé được khô tự nhiên. Hạn chế sử dụng khăn để thấm hay lau khô cho bé. Vì như thế có thể làm mất các chất dưỡng ẩm từ khăn ướt, làm hạn chế tác dụng của các chất này.
3.4. Không mặc tã quá chật
Dùng tã quá chật có thể ngăn không khí lưu thông. Môi trường bên trong miếng tã thêm ẩm ướt – tạo điều kiện gây hăm tã. Ngoài ra, dùng tã quá chặt dễ cọ vào da bé gây xước ở vùng thắt lưng hay đùi. Từ những vết xước, da bé sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm.
Vì vậy, mẹ hãy chọn size tã phù hợp theo bảng cân nặng của bé. Các hãng tã hiện nay đều có bảng size tã chi tiết để các mẹ lựa chọn dễ dàng hơn.
3.5. Lựa chọn sản phẩm tã chất lượng tốt
Đây là một trong những cách ngừa hăm tã hiệu quả nhất mà các mẹ có thể làm. Chủ động chọn sản phẩm tã an toàn, loại bỏ nguy cơ nhiễm khuẩn do môi trường ẩm ướt,… sẽ hạn chế nguy cơ bị hăm tã.
Khả năng thấm hút, giữ nước cao giúp không bị thấm ngược. Thành phần thể hiện khả năng thấm hút của tã là các hạt SAP. Hạt SAP trong miếng tã cần có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tã chứa hạt SAP chất lượng kém không chỉ khiến tã thấm hút không tốt mà còn dễ khiến bé bị hăm hay mẩn đỏ.
Ôm khít cơ thể, không bị lỏng lẻo khi trẻ vận động giúp không bị tràn
Bề mặt tã có những rãnh thoát khí để không khí được lưu thông giúp da bé luôn khô thoáng, không đổ mồ hôi đem theo vi khuẩn
Chất liệu tã mềm, không làm xước da bé
Tã mỏng, mang lại cảm giác nhẹ như bông, mịn màng mềm mại giúp bé thoải mái vui chơi, vận động bởi sự nhẹ nhàng “mặc như không mặc”.
Ngoài đọc bảng thành phần, các mẹ cũng nên lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da được những tổ chức uy tín trong và ngoài nước chứng nhận như SGS, tổ chức AllergyUK,..
Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!
Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu
Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.
Hăm tã là vấn đề bất cứ bé nào cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên hăm tã không quá đáng lo ngại. Hi vọng mẹ đã biết cách để giúp con ngừa hăm tã, để con luôn khỏe mạnh, thoải mái vận động và vui chơi mẹ nhé!
Dầu Inca Inchi (hay Sacha Inchi) là một trong số ít các loại dầu “độc đáo” được phát hiện trong rừng nhiệt đới Amazon. Nó đặc biệt bởi chứa hỗn hợp chất béo lành mạnh Omega 3, Omega 6 và Omega 9. Không phải loại dầu nào từ thực vật có được nguồn chất béo tốt dồi dào như thế. Vậy tác dụng thực sự của dầu Inca Inchi (hay Sacha Inchi) là gì? Cùng Góc của mẹ khám phá ngay các bạn nhé!
1. Quả Inca Inchi – vua của các loại hạt
Inca Inchi có nhiều tên gọi khác nhau. Chẳng hạn Sachi Inchi, Inca nuts. Ở Việt Nam, loại cây này được gọi là đậu núi. Inca Inchi có tên khoa học là Plukenetia volubilis. Quả Inca Inchi có hình thù giống như ngôi sao. Nó được trồng ở Peru, trong khu rừng nhiệt đới Amazon, như Ashaninka.
Cây Inca Inchi có nhiều công dụng tuyệt vời, được ví như “vàng xanh”. Bởi thân, rễ, lá, quả, hạt đều có thể sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau. Đặc biệt, hạt từ quả Inca Inchi được mệnh danh là vua của các loại hạt. Dầu ăn chiết xuất từ loại quả này thậm chí tốt hơn cả dầu Oliu hay dầu cá hồi nhiều lần.
2. Thông tin dinh dưỡng dầu Inca Inchi
2.1. Hàm lượng axit béo
Dầu Inca Inchi có thành phần axit béo chi tiết sau:
Dầu từ quả Inca Inchi có hàm lượng lớn omega 3, omega 6. Đây đều là axit béo thiết yếu cho cơ thể con người. Chúng ta không thể tự tổng hợp được nên cần bổ sung những axit béo này thông qua thực phẩm ăn uống. Không có omega 3 hoặc omega 6, cơ thể bị thiếu hụt chất. Biểu hiện là viêm da, da khô, bong vảy, thậm chí là rụng tóc.
Dầu inca inchi không phải là loại dầu duy nhất có chứa bảng thành phần như vậy. Một loại dầu khác có cấu hình tương tự là dầu tía tô (phần lớn đến từ Hàn Quốc). Lượng omega 3, 6 và 9 trong dầu Inca inchi và dầu tía tô đều dồi dào.
Các loại dầu thực vật khác hiếm khi có 3 chất béo với tỉ lệ nhiều như này. Chẳng hạn dầu ô liu rất giàu axit oleic. Trong khi những loại khác như dầu hướng dương rất giàu axit linoleic. Thường thì omega – 3 có nhiều ở trong hạt lanh, tía tô, hạt chia và hạt sacha inchi, dầu óc chó, dầu canola và dầu đậu nành.
2.2. Hàm lượng Vitamin E
Vitamin E trong dầu sacha inchi dao động từ 176 đến 226 mg mỗi 100 gram dầu. Một muỗng canh dầu (khoảng 14 gram) cung cấp tới 30 mg vitamin E, gấp đôi nhu cầu dinh dưỡng đề nghị. Điều này cho thấy rằng sacha inchi chứa lượng lớn Vitamin E. Hầu hết vitamin E này ở dạng gamma tocopherol – một chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
2.3. Hàm lượng Vitamin A
Bên cạnh đó, một số nhà sản xuất cũng báo cáo rằng có một lượng nhỏ Vitamin A trong dầu hạt sacha inchi. Đó là khoảng 2,5 miligam trên 100 gram dầu. Chúng tương đương với khoảng 3731 IU Vitamin A nếu tất cả 2,5 miligam Vitamin A ở dạng carotenoids.
3. Những tác dụng tuyệt vời của Inca Inchi với sức khoẻ
3.1. Chống viêm
Dầu Inca Inchi chứa omega 3 giúp làm giảm đỏ, đau, viêm nhức. Nó cũng có thể thúc đẩy sản xuất dầu tự nhiên, khiến da trông rạng rỡ, trẻ trung hơn.
3.2. Kem chống nắng tự nhiên
Dầu Sacha Inchi có hàm lượng vitamin E dạng gamma tocopherol, giúp bảo vệ làn da khỏi bức xạ tia UVB – gây tổn thương cho da. Ngoài ra, vitamin E ở trong dầu này cũng giúp giảm nám và các dạng tăng sắc tố khác.
3.3. Trẻ hóa và dưỡng ẩm cho da
Axit linoleic tạo thành hàng rào bảo vệ da tự nhiên để ngăn tình trạng mất nước ở da. Sử dụng dầu Sacha Inchi giúp củng cố hàng rào bảo vệ da, giúp da giữ độ ẩm tốt hơn.
Dầu Inca Inchi có tác dụng giữ ẩm và bôi trơn cho da. Cơ thể chúng ta hấp thụ omega-3 và omega-6 dễ dàng từ da. Khi hấp thụ đủ nhiều, làn da trở nên mềm hơn, ẩm hơn, rạng rỡ hơn.
Tác dụng nổi bất của dầu Inca Inchi là kháng viêm tự nhiên đối với mụn trứng cá, bệnh vẩy nến hay bệnh chàm. Nó giúp giảm mẩn đỏ xung quanh mụn trứng cá, mụn mủ.
Ngoài ra, dầu Inca Inchi tăng sự hình thành hợp chất chống viêm. Alpha-linolenic acid, như đã đề cập ở trên, chuyển đổi thành EPA và DHA trong chính da. Các enzyme cư trú trong da, như lipoxygenase (được gọi là LOX) và cyclooxygenase (được gọi là COX) hoạt động trên EPA và DHA, tạo ra eicosanoids chống viêm mạnh. Điều này giúp làm giảm đỏ và đau liên quan đến viêm, giúp da sáng lên.
3.4. Dầu Inca Inchi với tóc
Dầu Inca Inchi giàu vitamin E giúp nuôi dưỡng tóc, giữ tóc khỏi khô, xoăn, ngăn ngừa sự hao hụt protein tóc dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.
3.5. Bảo vệ tế bào thần kinh (Neuroprotective)
Massage sử dụng dầu giàu omega-3 có thể giúp cải thiện sức khỏe của dây thần kinh.
3.6. Tăng cường sức khỏe não bộ
Alpha linolenic acid (ALA) là một axit béo thiết yếu mà con người không tự sản xuất được. Axit này giúp chống lại các rối loạn tim mạch và thần kinh. Trong một nghiên cứu được công bố trên BioMed Research International , các nhà nghiên cứu từ Mỹ, Saudia Arabia và Pháp đã phát hiện ra rằng ALA cũng có thể chống lại đột quỵ dựa trên khả năng mở rộng các động mạch não để lưu thông máu tốt hơn. Họ cũng chứng kiến sự cải thiện về tính dẻo dai hoặc khả năng hình thành các kết nối thần kinh mới của não. Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học từ Santiago, Chile, khuyên dùng sacha inchi như một nguồn cung cấp ALA dồi dào.
3.7. Chống lão hóa
Omega-3 làm giảm các dấu hiệu lão hóa ở da, cùng với tác dụng chống lão hóa mạnh mẽ của Vitamin E trong Inca Inchi.Trong một nghiên cứu, dầu Sacha Inchi được đánh giá về khả năng tiêu diệt một loại vi khuẩn có tên là S. aureus. Vi khuẩn này là nguyên nhân gây ra một số bệnh nhiễm trùng da như chốc lở, mụn nhọt, carbuncles, viêm nang lông và viêm mô tế bào. Mặc dù nó không thể tiêu diệt vi khuẩn, nó ngăn vi khuẩn bám vào các tế bào da.
Nghiên cứu này hứa hẹn việc sản xuất các loại kem bôi da có các loại dầu kháng khuẩn và chiết xuất thảo mộc có tác dụng chống lại vi khuẩn.
3.8. Dầu Inca Inchi với bệnh tiểu đường
Theo nghiên cứu từ Colombia, bổ sung sacha inchi vào bữa sáng có nhiều chất béo bão hòa đã cải thiện tình trạng kháng insulin ở những đối tượng có xu hướng tăng đường huyết sau khi ăn nhiều chất béo.
Ở liều thấp hơn 5 ml mỗi ngày, dầu sacha inchi giảm tổng lượng cholesterol ở những bệnh nhân bị tăng cholesterol. Nó cũng làm tăng cholesterol HDL và làm tăng nồng độ insulin trong máu ở liều cao hơn 10 ml mỗi ngày.
3.9. Là hoá chất thực vật (phytochemical)
Hoá chất thực vật (phytochemical) và chất chống oxy hoá giúp cơ thể khoẻ hơn. Nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hoá có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tổn thương tế bào từ các gốc tự do.
Các nhà khoa học ở Lima, Peru, đã phát hiện ra sacha inchi là hóa chất thực vật tuyệt vời. Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, hóa chất thực vật (phytochemical) đã được chứng minh là cải thiện xu hướng tự hủy của tế bào ung thư, cản trở các chất gây ung thư tạo ra các tế bào ung thư, chống viêm và hơn thế nữa.
Đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về dầu Inca Inchimà Góc của mẹ đã tổng hợp. Chắc các mẹ đều thấy được công dụng tuyệt vời của loại quả này. Thêm một điều đặc biệt nữa, ở Việt Nam đã có sản phẩm dành cho bé có sử dụng loại dầu Inca Inchi này. Các mẹ có thể lựa chọn để dùng cho bé nhé.
Nguồn tham khảo
Essential Fatty Acids and Skin Health. Linus Pauling Institute at the Oregon State University.
Vitamin E in dermatology. Mohammad Abid Keen and Iffat Hassan. Indian Dermatology Online Journal.
Sacha Inchi Oil (Plukenetia volubilis L.), effect on adherence of Staphylococus aureus to human skin explant and keratinocytes in vitro. Gonzales Aspajo G et al, Journal of Ethnopharmacology.
Effect of sacha inchi oil (plukenetia volúbilis l) on the lipid profile of patients with hyperlipoproteinemia .Garmendia F et al, Rev Peru Med Exp Salud Publica. 2013
Sacha Inchi Oil – Wikipedia.
Gamma tocopherol and alpha tocopherol. Life Extension. Chemical composition of Sacha Inchi ( Plukenetia volubilis L.) seeds and characteristics of their lipid fraction. Luis Felipe Gutierrez et al, Grasas y Aceites.
Liệu chế độ ăn của mẹ bầu có ảnh hưởng đến kích thước, cân nặng thai nhi không? “Ăn cho 2 người” liệu có nên? Mẹ hãy đọc ngay bài viết dưới đây để xem thêm về chế độ ăn của bà bầu nhé!
1. Chế độ ăn của mẹ bầu và kích thước, cân nặng thai nhi
Trọng lượng trung bình cho bé sinh đủ tháng khoảng 2,5 đến 3,8kg. Em bé nặng trên 5kg được coi là lớn. Mẹ lưu ý là không phải em bé càng nặng cân thì càng khoẻ mạnh. Do đó, trong quá trình mang thai, mẹ nên quan tâm đến chế độ ăn uống của bản thân. Quan tâm đến chất lượng chứ không chỉ là số lượng thực phẩm nạp vào cơ thể mẹ nhé!
2. 6 điều cần biết về chế độ ăn của mẹ bầu
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến kích thước, cân nặng thai nhi
Ngoài chế độ ăn của mẹ bầu thì còn có những yếu tố sau:
Di truyền
Vấn đề sức khỏe của mẹ trước khi mang thai: thiếu máu, tiểu đường, bệnh tim,…
Tuổi tác. Các mẹ trên 35 tuổi có nguy cơ sinh non lớn hơn.
Cân nặng của mẹ trước khi mang thai. Những mẹ thiếu cân có xu hướng sinh con nhẹ cân. Những mẹ có chỉ có BMI cao hơn có xu hướng sinh con nặng hơn.
2.2. Không cần “ăn cho 2 người’
Thực tế khi mang thai, mẹ không cần phải ăn gấp đôi, gấp ba lượng ăn bình thường. Tuỳ thuộc vào thể trạng và mức độ tiêu tốn năng lượng của mỗi người, hầu hết người trưởng thành cần khoảng 1440 – 2200 calo mỗi ngày. Mẹ chỉ cần thêm trung bình khoảng 300 calo mỗi ngày khi mang thai là được.
Nhu cầu bổ sung chất dinh dưỡng và năng lượng của mẹ bầu cũng thay đổi theo các giai đoạn của thai kỳ:
3 tháng đầu tiên, mẹ không cần phải tăng lượng calo quá nhiều. Đây là thời điểm hoàn hảo để chọn những sản phẩm có chất dinh dưỡng cao.
Tam cá nguyệt thứ 2: mẹ cần bổ sung khoảng 300 – 350 calo mỗi ngày
Tam cá nguyệt thứ 3: mẹ cần bổ sung khoảng 450 – 500 calo mỗi ngày. Ở giai đoạn này, nếu mẹ cần bé tăng cân nhanh hơn, hãy đọc thêm bài viết này nhé!
Mặc dù nghe có vẻ là nhiều, nhưng việc bổ sung 300 – 500 calo khá dễ dàng. Mẹ hãy ăn vào lúc đói, lựa chọn thực phẩm lành mạnh để các mẹ ăn đủ no. Không tiêu thụ quá số calo cần thiết, vừa đảm bảo số lượng lẫn chất lượng.
2.3. Lưu ý để tránh tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng thường gặp ở các mẹ mang bầu. Nếu các mẹ bị tiểu đường thì nguy cơ bé có thể bị thừa cân. Vì vậy, mẹ cần làm các kiểm tra chỉ số đường huyết trong thai kỳ nhé!
Nếu mẹ bầu có chỉ số cân nặng BMI tốt. Kết hợp vận động và ăn uống thực phẩm lành mạnh, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ giảm. Nghiên cứu còn cho thấy, lựa chọn chế độ ăn của mẹ bầu phù hợp giúp giảm tới 83% nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ đấy mẹ nhé!
2.4. Hội chứng thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR) hay nhỏ so với tuổi thai (SGA)
Thực tế, 2 hội chứng này lại không liên quan đến chế độ ăn của mẹ bầu. Thiếu dinh dưỡng, thiếu cân ở mẹ đôi khi khiến thai nhi nhẹ cân. Đặc biệt với những mẹ đang cần theo dõi hội chứng thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR). Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra hội chứng IUGR lại do những yếu tố khác. Chẳng hạn vấn đề về nhiễm sắc thể, rối loạn đông máu, biến chứng nhau thai,…
Nếu các mẹ thiếu cân trước khi mang thai, nên tăng 12,5 – 18kg so với mức bình thường 11,5 – 13,5kg. Đây là mức được khuyến nghị cho những người có cân nặng trung bình.
Có một số trường hợp, chế độ ăn của mẹ bầu thực sự ảnh hưởng đến IUGR:
Mắc hội chứng hyperemesis gravidarum – nôn nghén, khó có thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng qua cách ăn thông thường
Mắc bệnh Crohn – một loại bệnh viêm ruột
Mẹ bầu dưới độ tuổi sinh nở, không có đủ dinh dưỡng
Hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng ma tuý
Rối loạn ăn uống
Chế độ ăn uống cho bà bầu có thể có tác động tiêu cực đến sự phát triển của em bé. Vì vậy, lựa chọn thực phẩm lành mặc, chế độ ăn uống khoa học vô cùng quan trọng mẹ nha!
2.5. Chế độ ăn của mẹ bầu ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự trao đổi chất của bé
Không chỉ cho con mà còn cả ở ba thế hệ tiếp theo nữa cơ. Chế độ ăn của mẹ bầu mà thiếu chất dinh dưỡng có thể gây ra những thay đổi trong DNA, ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của quá trình trao đổi chất.
Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu và bé khỏe mạnh, cân nặng ổn định, nhưng chế độ ăn uống chứa nhiều carbohydrate từ sản phẩm đã qua tinh chế (bánh ngọt, bánh mì trắng,…) cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Những thực phẩm này khiến tăng cân, thúc đẩy sự phát triển của bệnh tiểu đường, bệnh tim.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chế độ ăn của mẹ bầu ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bé, yếu tố quyết định chức năng miễn dịch tổng thể trong suốt cuộc đời của bé.
Vì vậy, mẹ hãy tạo thói quen kiểm tra hàm lượng đường trên nhãn dinh dưỡng của thực phẩm và đồ uống khi mua nhé. Tổ chức Y tế Thế giới chỉ khuyến nghị 35gr đường mỗi ngày vì lợi ích sức khoẻ của hai mẹ con.
2.6. Mẹ tăng cân nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé sau này
Việc tăng cân nhiều ở mẹ còn liên quan đến sức khỏe trong tương lai và nguy cơ béo phì của bé. Mẹ tăng cân nhiều (hơn 24kg) có con lớn hơn so với những mẹ bầu tăng 8 – 10kg. Mẹ cần duy trì cân nặng hợp lý trong thời kỳ mang thai, đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng để bé được phát triển tốt nhất.
Cân nặng thai nhi nên duy trì ở mức vừa phải là tốt nhất. Để làm được điều đó, mẹ hãy cố gắng lựa chọn những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng cùng chế độ ăn uống lành mạnh nhé. Chúc mẹ luôn khỏe mạnh để cùng chào đón con yêu mẹ nha!
Ăn dặm – chủ đề mỗi mẹ đều quan tâm khi bé sắp được 6 tháng tuổi. Trước khi đi vào loạt bài viết chi tiết về thực đơn ăn dặm cho bé, Góc của mẹ muốn các mẹ hiểu đúng về ăn dặm để cho con ăn đúng cách trước. Khi hiểu đúng, các mẹ sẽ làm đúng, hạn chế được những trường hợp không mong muốn. Vì vậy, hãy đọc bài viết này ngay, các mẹ nhé!
1. Tại sao bé cần ăn dặm?
Để hiểu đúng về ăn dặm, hẳn là nhiều người sẽ thắc mắc tại sao cần cho bé ăn dặm, khi mà sữa mẹ hay sữa công thức đều có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho bé? Lí do là sau 6 tháng, trẻ sơ sinh bắt đầu cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ thức ăn. Tất nhiên là bé vẫn cần uống sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến khi bé một tuổi.
Trong 6 tháng đầu tiên của bé, hệ thống tiêu hoá và miễn dịch của bé dần phát triển toàn diện hơn. Cơ thể em bé sẵn sàng để tiêu hoá thức ăn dạng rắn. Đây là lúc các mẹ có thể tập ăn dặm blw cho bé.
2. 3 giai đoạn ăn dặm
2.1. Giai đoạn 1: 4 đến 6 tháng
Khi bé được 6 tháng tuổi, về lý thuyết các mẹ có thể cho bé ăn hầu hết các loại thức ăn, và thử những món mới khá nhanh. Dưới đây là một số thực phẩm các mẹ có thể cho bé ăn dặm:
Các loại rau nấu chín hoặc xay nhuyễn. Ví dụ: khoai tây, khoai lang, rau mùi tây, cà rốt, bí, bông cải xanh hoặc súp lơ
Khi bé có thể ăn bằng thìa, mẹ có thể đa dạng món ăn dặm cho bé:
Thịt, cá hoặc thịt gà xay nhuyễn. Các mẹ nhớ nấu kỹ và loại bỏ xương
Đậu lăng/ đậu Hà Lan/ các loại đậu khác xay nhuyễn hoặc nghiền nhuyễn
2.1.1. Kết cấu đồ ăn dặm cho bé
Ban đầu các bé ăn thức ăn được xay nhuyễn. Sau đó, các bé có thể nhanh chóng học cách nhai thức ăn mềm, đặc hơn.
Các phương pháp chế biến đồ ăn dặm cho bé trong giai đoạn này đã được Góc của mẹ tổng hợp, mẹ tham khảo tại đây nhé!
2.1.2. Kỹ năng bé cần học
Lấy thức ăn từ thìa
Đưa thức ăn vào miệng để nuốt
2.2. Giai đoạn 2: 6 đến 9 tháng
Đây là khoảng thời gian bé có thể thử món ăn dạng nghiền hoăc băm nhỏ, thay vì xay nhuyễn như trước. Các mẹ có thể dựa vào từng bữa ăn của bé để bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu tinh bột. Một số loại sau rất tốt cho bé:
Cơm
Yến mạch
Mỳ ống
Khoai tây
Bên cạnh tinh bột, bé cũng cần thực phẩm giàu protein trong mỗi bữa ăn:
Cá
Trứng nấu chín
Sản phẩm từ sữa
Thịt nạc đỏ, thịt gia cầm
Đậu lăng
2.2.1. Kết cấu đồ ăn dặm cho bé
Thực phẩm nghiền, băm nhỏ với cục mềm. Ngoài ra còn các phương pháp làm mềm đồ ăn dặm khác như mài, rây,…
2.2.2. Kỹ năng bé cần học
Di chuyển thức ăn trong miệng
Nhai
Tự ăn bằng tay
Uống nước từ cốc
2.2.3. Những thực phẩm các mẹ có thể cho bé bốc bằng tay
Những miếng trái cây mềm: xoài, chuối, đu đủ, kiwi,…
Rau nấu chín: súp lơ, bông cải xanh, cà rốt,…
2.2.4. Đồ uống cho bé
Ngoài sữa, các bé có thể uống những đồ uống khác. Từ 6 tháng tuổi trở lên, bé có thể uống nước trái cây. Các mẹ pha loãng nước trái cây với nước thường, tỉ lệ 1:10. Thay vì cho vào bình sữa, các mẹ có thể cho nước ra cốc thuỷ tinh/ cốc dảnh riêng cho bé. Đây là cách giúp bé học cách uống nước từ cốc.
2.3. Giai đoạn 3: từ 9 đến 12 tháng
Các mẹ có thể cho bé ăn những loại thực phẩm ở trên. Nếu mua bất kỳ thực phẩm đóng gói sẵn cho bé, các mẹ nhớ kiểm tra thành phần và chọn sản phẩm có lượng muối và đường thấp nhất.
2.3.1. Kết cấu đồ ăn dặm cho bé
Thực phẩm cắt nhỏ, băm nhỏ, hoặc những loại thực phẩm mềm để bé bốc ăn bằng tay (chuối chín, rau luộc,…).
2.3.2. Kỹ năng bé cần học
Nhai thức ăn băm nhỏ
Tự ăn bằng thìa
3. Những thứ không nên cho bé dưới một tuổi ăn
Có một số thực phẩm và thành phần các mẹ nên lưu ý không cho bé ăn nếu bé dưới 1 tuổi.
Muối, vì thận của bé chưa được như người lớn.
Mật ong. Ngay cả khi bé bị ho, các mẹ không nên dùng mật ong cho bé giai đoạn này. Bởi thỉnh thoảng, trong mật ong có thể chứa một loại vi khuẩn có thể gây độc cho ruột bé.
Đường. Nên sử dụng đường tự nhiên từ trái cây cho bé: chuối, đu đủ.
Chất tạo ngọt nhân tạo.
Một số loại cá, vì chúng có thể chứa thuỷ ngân.
Trà hoặc cà phê. Chất tanin trong trà có thể ngăn cơ thể bé hấp thụ chất sắt trong thức ăn đúng cách.
Thức ăn ít chất béo. Phô mai có hàm lượng calo thấp, sữa chưa tách béo,… đều không phù hợp với bé. Hãy luôn cho bé ăn những thực phẩm đầy đủ chất béo, các mẹ nhé.
Lưu ý khi ăn dặm, tránh các thực phẩm không tốt và cho con ăn đúng cách là rất quan trọng trong giai đoạn ăn dặm
3.1. Một số thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cho bé
Động vật có vỏ sống hoặc chưa được nấu chín
Trứng luộc lòng đào, trứng sống
Pate ga
4. Dị ứng thực phẩm
Một số bé có thể dị ứng với một số loại thực phẩm. Chẳng hạn đậu phộng. Vì vậy, các mẹ nên để ý thật kỹ mỗi khi cho bé ăn bất kỳ thứ gì. Nên cho bé với lượng nhỏ và quan sát phản ứng của bé.
Trên đây là những thông tin về ăn dặm các mẹ có thể tham khảo. Những thông tin này phần nào giúp các mẹ hiểu đúng về ăn dặm, cho con ăn đúng cách hơn.
Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm được những thông tin hữu ích cho mẹ và bé nha!
Sau khi sinh mổ, cơ thể các mẹ thường rất yếu. Mẹ nên ăn gì để nhanh lại sức? Hay mẹ có cần tránh những thực phẩm gì không? Cùng Góc của mẹ tham khảo và lưu lại những thông tin dưới đây nhé!
1. Tại sao phải chú trọng đến dinh dưỡng cho mẹ sau khi sinh
Dù là sinh thường hay sinh mổ, nạp đủ dinh dưỡng cho giúp cơ thể các mẹ nhanh bù đắp lại phần năng lượng đã mất. Không những vậy, mẹ ăn uống đủ chất thì chất lượng sữa cho bé ti cũng sẽ tốt hơn. Theo bản Hướng dẫn chế độ ăn uống được công bố bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ, các mẹ mới cho con bú có thể cần thêm 450 – 500Kcalo mỗi ngày. Các mẹ cần 1.800 – 2.000 calo mỗi ngày.
2. Các chất dinh dưỡng cần thiết phải có sau khi sinh mổ
Một chế độ ăn uống cân bằng giúp các mẹ cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Từ đó, giúp các mẹ phục hồi nhanh hơn, bé nhận được đủ chất dinh dưỡng khi bú mẹ. Dưới đây là một số chất dinh dưỡng cần thiết cho các mẹ sau khi sinh mổ. Các mẹ sinh thường cũng có thể tham khảo nhé.
2.1. Protein
Protein hỗ trợ sự phát triển của các mô tế bào mới, hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể. Thực phẩm giàu protein giúp vết thương mau lành.
Các mẹ có thể ăn cá, trứng, thịt gà, thực phẩm từ sữa, thịt, đậu Hà Lan, đậu và các loại hạt. Những thực phẩm này dễ tiêu hóa, đặc biệt là trong thời gian đầu sau khi mổ. Lượng protein khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ trung bình là khoảng 48g, với những mẹ đang cho con bú cần thêm 15g.
2.2. Vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp vết thương mau lành hơn. Các mẹ có thể ăn nhiều loại trái cây và rau quả. Chẳng hạn: cam, dưa, đu đủ, dâu tây, bưởi, khoai lang, cà chua và bông cải xanh.
Lượng vitamin c hàng ngày được đề nghị là 115mg cho phụ nữ cho con bú, với những mẹ từ 14 đến 18 tuổi. Và 120mg cho những mẹ trên 19 tuổi.
2.3. Vitamin tổng hợp
Ngoài vitamin C, các mẹ cũng nên bổ sung những loại vitamin khác nhé. Tốt nhất, các mẹ nên hỏi bác sĩ để được tư vấn cụ thể và chi tiết.
2.4. Sắt
Sắt là chất cần thiết để duy trì nồng độ hemoglobin trong máu. Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm lòng đỏ trứng, thịt đỏ, hàu, quả sung, gan bò, đậu khô và trái cây khô. Tuy nhiên, các mẹ nên bổ sung lượng sắt vừa đủ. Vì lượng sắt dư thừa có thể gây táo bón. Lượng sắt bổ sung cho cơ thể hàng ngày được đề nghị 10mg mỗi ngày đối với phụ nữ từ 14 đến 18 tuổi và 9mg mỗi ngày đối với những người trên 19 tuổi.
2.5. Canxi
Canxi giúp hỗ trợ sức khoẻ xương và răng, cải thiện huyết áp và sức khoẻ tim mạch. Nguồn thực phẩm giàu canxi gồm có sữa, sữa chua, phô mai, đậu phụ, cải xoăn và rau bina. Lượng canxi được khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ cho con bú ở độ tuổi 14 đến 18 là 1.300mg và đối với những người trên 19 tuổi là 1.000mg mỗi ngày. Trong thời gian cho con bú, 250 đến 350mg canxi được chuyển sang trẻ sơ sinh.
2.6. Chất xơ
Chất xơ giúp chống táo bón, không gây áp lực lên vết thương. Chất xơ cũng giúp làm giảm áp lực trong ruột, kích thích nhu động ruột. Từ đó giúp thức ăn đi qua đường ruột nhanh hơn. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ gồm: các loại trái cây, rau xanh.
3. Thực phẩm cần tránh sau khi sinh mổ
Các mẹ nên tránh chất béo và đồ ăn vặt. Vì sau khi sinh mổ, các mẹ ít hoạt động để tiêu tốn năng lượng. Do đó, những thực phẩm này chỉ khiến các mẹ tăng cân thêm. có thể chỉ cần thêm vào trọng lượng của bạn.
Tránh thức ăn cay vì chúng có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày các mẹ nhé. Dưới đây là một vài loại thực phẩm mà các mẹ nên thể tránh:
Đồ uống có ga, chúng có thể gây đầy hơi.
Nước ép cam quýt. Các mẹ có thể uống với lượng nhỏ, và sau đó tăng dần lên. Đồ uống chứa caffein như cà phê
Tránh xa rượu vì nó có thể làm giảm khả năng sản xuất sữa
Nếu các mẹ đang bị đầy hơi, thì có thể ngừng ăn các loại thực phẩm tạo khí như bắp cải, súp lơ, bông cải xanh, hành tây trong vài ngày. Các loại đậu các mẹ cũng nên ăn với số lượng nhỏ, và tăng dần.
Tránh thức ăn và đồ uống lạnh, chúng có thể làm các mẹ bị cảm lạnh đó
4. Những điều cần ghi nhớ
Uống nước và nước trái cây tốt cho sức khỏe. Giúp các mẹ tránh mất nước và táo bón. Chất lỏng giúp nhu động ruột trơn tru và phục hồi sau phẫu thuật nhanh hơn. Ngoài nước, các mẹ có thể uống sữa ít béo, nước ép không đường, trà thảo dược, nước dừa
Các mẹ có thể ăn các món ăn từ cá hay trứng. Đây là những thực phẩm chứa axit béo omega-3, kẽm
Có những bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì ăn 3 bữa như bình thường
Tránh nuốt chửng thức ăn. Thay vào đó, hãy nhai từ từ hoặc ăn những món ăn mềm, dễ nuốt các mẹ nhé
Có thể các mẹ sẽ mất ngủ hoặc thiếu ngủ để trông bé. Vì vậy, hãy cố gắng nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể. Giấc ngủ sẽ giúp cơ thể các mẹ nhanh khoẻ hơn. Đọc thêm các tips mà Góc của mẹ đã tổng hợp giúp mẹ nhanh phục hồi sau sinh tại đây nhé!
Trên đây là những thông tin giúp các mẹ hiểu hơn về chế độ dinh dưỡng sau khi sinh mổ. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để không chỉ vượt cạn thành công mà còn có một sức khoẻ dẻo dai nữa.
Tham khảo thêm Dinh dưỡng sau khi sinh mổ để nhanh lại sức nữa mẹ nhé!
Em bé sơ sinh cần những gì? Những thứ cần chuẩn bị cho bé sơ sinh là gì? Với những ai lần đầu tiên làm mẹ thường sẽ cảm thấy bối rối không biết những thứ cần mua cho trẻ sơ sinh, cần chuẩn bị những gì cho trẻ sơ sinh hay những vật dụng cần mua cho trẻ sơ sinh.
Để giải đáp giúp các có tâm lý thoải mái nhất chào đón bé yêu ra đời, Góc của mẹ đã tổng hợp những đồ cần mua cho trẻ sơ sinh thiết yếu mà bé nào cũng cần, mẹ cùng tham khảo.
1. Những thứ cần mua cho trẻ sơ sinh trước khi sinh
Có rất nhiều những thứ cần mua cho trẻ sơ sinh mẹ cần mua chuẩn bị trước khi em bé chào đời, như: quần áo, dụng cụ ăn uống, những vật động vệ sinh cần thiết, dụng cụ y tế cho trẻ sơ sinh, các loại máy cần thiết khác,…
Tuy nhiên, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình, các mẹ có thể lược bỏ những thứ không nên mua cho trẻ sơ sinh. Dưới đây, Góc của mẹ đã giúp bạn chọn lọc những đồ cần mua cho trẻ sơ sinh kèm theo số lượng chi tiết mà mẹ không thể bỏ qua.
1.1. Quần áo, đồ vải cho bé
1.2. Đồ dùng vệ sinh cho bé
1.3. Dụng cụ ăn uống cho bé sơ sinh
1.4. Đồ dùng cần thiết khác cho bé sơ sinh
2. Chuẩn bị đồ cần thiết cho mẹ sau sinh
Tên đồ dùng
Số lượng
Công dụng
Quần áo sinh
2 – 3 bộ
Nên chọn những bộ quần áo sinh rộng rãi vì sau khi mới sinh vóc dáng của mẹ chưa về ngay được cộng thêm vết mổ sẽ khá khó đi lại
Áo lót cho con bú
2 – 3 chiếc
Nên nên dùng loại áp lót cho con bú để giúp ngực ổn định, tránh bị chảy xệ và giảm việc lên sữa thường xuyên
Quần lót giấy
2 bịch
Quần lót giấy sẽ rất tiện cho người chăm sóc vì sau khi sinh mẹ sẽ bị ra nhiều sản dịch, thường mẹ dùng 2 bịch là đủ
Gen bụng
2 cái
Khoảng 15 – 30 phút sau sinh mẹ quấn gen bụng giúp đỡ chảy xệ. Nếu mẹ sinh mổ thì nên để vết mổ lành lại khoảng sau 1 tháng vết mổ ổn định mới nên dùng gen bụng
Tấm lót thấm sữa
1 hộp
Có tác dụng thấm sữa thừa của mẹ. Nếu không mua được tâm lót thấm sữa mẹ có thể dùng khăn sữa thấm nhưng nó sẽ hơi mất mỹ quan một chút
Bỉm loại lớn cho mẹ
3 – 4 miếng
Bỉm mẹ chỉ cần dùng khoảng 2-3 ngày đầu vào ban đầu vì sản dịch ra nhiều
Băng vệ sinh
1 hộp
Sau khoảng 4 ngày sinh, sản dịch ra ít hơn mẹ nên chuyển sang dùng băng vệ sinh thường để thoải mái và thoáng hơn.
Dung dịch vệ sinh phụ nữ Mamamy
1 lọ
Giúp vệ sinh những vết cắt sau sinh an toàn (nếu sinh thường)
3. 4 lưu ý khi chọn những thứ cần mua cho trẻ sơ sinh
3.1. Thời điểm mua đồ cho bé
Mẹ nên chuẩn bị những thứ cần mua cho trẻ sơ sinh trước tuần 34 của thai kỳ. Bởi từ tuần thứ 34 trở đi, bé có thể sinh sớm hơn dự kiến. Không nhất thiết phải mua một lúc hết tất cả những đồ được liệt kê ở trên. Khi mang thai, quan trọng nhất vẫn là sinh khoẻ. Vì vậy, 3 tháng đầu việc quan trọng là nghỉ ngơi. Sau 3 tháng trở đi, mẹ có thể sắm sửa dần những thứ cần thiết cho trẻ sơ sinh.
3.2. Quần áo, đồ vải cho trẻ sơ sinh
Tiêu chí hàng đầu khi chọn mua các đồ cần chuẩn bị cho bé sơ sinh là bé thoải mái khi mặc. Vì vậy, các mẹ nhớ lựa chọn chất vải cotton, dễ thấm hút mồ hôi. Trẻ sơ sinh lớn nhanh trong 3 tháng đầu, nên mẹ không nên mua nhiều lúc cùng một loại. Khi chọn quần áo cho trẻ sơ sinh, mẹ nên chú ý chọn size quần áo phù hợp nhé. Size sẽ dựa vào cân nặng của bé để chọn mẹ nhé!
Nếu bé sinh vào mùa mưa nhiều, nắng ít, quần áo lâu khô thì mẹ có thể mua nhiều quần, áo lên. Hoặc có thể mua thêm tủ sấy quần áo. Khi lựa chọn quần, mẹ nên mua số lượng nhiều hơn áo và có kích thước rộng hơn khoảng 1 số. Để khi đóng bỉm cho bé, bé cảm thấy dễ chịu đây là một mẹo nhỏ giúp mẹ chuẩn bị những thứ cần mua cho trẻ sơ sinh chu đáo hơn.
3.3. Dụng cụ cho bé sơ sinh ăn
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều thương hiệu đồ sơ sinh cho bé để mẹ lựa chọn. Tiêu chí chung những đồ cần mua cho trẻ sơ sinh:
Thương hiệu lớn, có uy tín trên thị trường
Sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chất liệu an toàn cho bé
Mua tại siêu thị, cửa hàng, babyshop uy tín
Đọc kỹ thành phần, thông tin sản phẩm trước khi mua
3.4. Đồ dùng cho trẻ sơ sinh về vệ sinh
Ngoài tiêu chí chung kể đến trên, mẹ đặc biệt lưu ý về thành phần của những sản phẩm có chức năng vệ sinh. Chẳng hạn: sản phẩm tắm gội cho bé, khăn ướt, nước giặt quần áo,… đây là một trong những thứ cần mua cho trẻ sơ sinh không thể thiếu.
Yêu cầu chung cho những sản phẩm này đó là bảng thành phần an toàn cho bé. Bất kỳ những sản phẩm nào chứa hương liệu nhân tạo, chất bảo quản hoá học,… mẹ nên tránh sử dụng cho bé. Ngoài ra, đồ dùng cho bé nên mua loại riêng biệt, tránh dùng chung với người lớn. Ví dụ nước giặt xả quần áo cho bé hay nước rửa bình sữa.
Trên đây là danh sách đồ sơ sinh cho bé mẹ cần chuẩn bị trước khi vượt cạn giúp mẹ giảm căng thẳng mệt mỏi mỗi khi nghĩ những thứ cần mua cho trẻ sơ sinh. Mong rằng đã giúp mẻ trả lời câu hỏi “cần mua những gì cho trẻ sơ sinh” trước lúc vượt cạn. Mẹ cũng tham khảo các bài viết sau để có thêm những kiến thức hữu ích nhé!
Góc của mẹ đã có chuỗi bài viết về danh sách đồ đi sinh cũng như những bài viết giúp các mẹ chuẩn bị cho ngày vượt cạn thành công. Nhiều thứ phải mua là thế. Vậy đồ mang đi sinh ở viện thì gồm những gì? Tiếp tục theo dõi bài viết này các mẹ nhé!
Tuỳ vào bệnh viện các mẹ dự định sinh (bệnh viện tư/bệnh viện công), cũng như sinh mổ hay sinh thường, các mẹ có thể tuỳ chỉnh số lượng cho hợp lý nhé.
Quần áo rộng, thoải mái cho mẹ: 1 bộ. Các mẹ ưu tiên chọn loại có nút cài phía trước để tiện cho bé ti nhé. Ngoài ra, các mẹ có thể mặc váy suông rộng để tiện cho bác sĩ khám hơn.
Bộ quần áo sau sinh để mặc lúc về nhà: 1 bộ
Bột bịt tai
Tất chân: 3 đôi
Băng vệ sinh cho mẹ mới sinh: 1 bịch
Quần lót (ưu tiên lại mặc một lần): 5 – 6 chiếc
Đồ dùng cá nhân: bàn chải, kem đánh răng, sữa tắm,…
Miếng lót thấm sữa
Giấy tờ tuỳ thân
Nước rửa tay khô
Khẩu trang y tế
Các mẹ có thể đọc thêm bài viết về giấy tờ tuỳ thân để tránh quên/mang thiếu khi đi sinh nhé: Chuẩn bị vượt cạn – những giấy tờ cần thiết khi đi sinh
Ngoài những thứ trên, các mẹ cũng có thể mang theo
Đồ ăn vặt, nước uống
Sạc điện thoại, tai nghe, ipad
Sách, báo, tạp chí, truyện
Tham khảo ngaySet “VƯỢT CẠN”đầy đủ những món con cần ở đây mẹ nhé!
2.Đồ mang đi sinh ở viện dành cho bé
Ở bệnh viện không phải chỗ nào cũng rộng rãi, vì vậy các mẹ mang những thứ cần thiết nhất thôi nhé. Thời gian ở viện cũng không quá lâu, nên mang đủ dùng là được các mẹ ạ.
Đồ cho bé các mẹ cần chuẩn bị:
Quần áo sơ sinh cho bé: 5 chiếc mỗi loại
Miếng lót sơ sinh
Bao tay, bao chân, mũ: 4 đôi
Khăn sữa cho bé: 20 chiếc
Khăn xô lớn: 6-8 chiếc
Tã chéo: 10 – 15 chiếc
Tã dán: 1 bịch
Sữa cho bé, đề phòng trường hợp một số mẹ những ngày đầu sữa chưa về
Bình sữa
Khăn ướt, khăn khô đa năng: 1 bịch mỗi loại
Lọ nước muối sinh lý nhỏ: 1 lọ
Khăn bông mỏng: 1 chiếc
Tưa lưỡi: 2-3 cái
Gối chặn để bé không bị giật mình
Góc của mẹ gợi ý mẹ set quần áo cao cấp cho trẻ sơ sinh DESTINY BOX gồm 14 sản phẩm sơ sinh từ sự hợp tác của 2 thương hiệu Mamamy x CHAANG gồm quần áo, mũ, yếm, bao tay, bao chân, chăn ủ, khăn xô và 3 gói khăn ướt Tropical Mamamy. Chỉ với 1 lần mua, mẹ đã sắm được đầy đủ đồ dùng cần thiết cho bé cưng rồi!
Với kết cấu các sợi đồng đều, liên kết chặt chẽ, chất liệu cotton chải vô cùng an toàn cho làn da trẻ sinh non và sơ sinh. Độ thấm hút cực tốt của cotton chải sẽ đánh tan nỗi lo của mẹ về những vấn đề về sức khỏe của da như hăm, mẫn, ngứa,… Khi chạm tay vào sản phẩm của Mamamy x Chaang, mẹ và bé sẽ cảm nhận được một sự mềm mại đến mướt mịn và mát mẻ vô cùng, có thể nói là “chuẩn mềm mại”.
Đặc biệt, khi mua trong ngày hôm nay, mẹ sẽ được tặng miễn phí 3 gói khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical và voucher mua hàng trị giá 200k cho mẹ thỏa sức mua sắm đó ạ!Chỉ có 500 box cho các mẹ nhanh tay nhất thôi, đặt mua ngay TẠI ĐÂY mẹ ơi!
3.Đồ dùng khác
Ngoài đồ dùng cho mẹ và bé, các mẹ cũng nên chuẩn bị những vật dụng sau:
Cốc uống nước
Phích nước nóng
Nước lọc
Chậu
Giấy vệ sinh
1 con dao, 1 chiếc đũa nhỏ, 1 củ tỏi, 1 thỏi son (mang theo lúc đưa bé từ nhà về viện)
4.Một số lưu ý khi chuẩn bị đồ mang đi sinh ở viện
Như Góc của mẹ đã từng đề cập đến trong chuỗi các bài viết về chuẩn bị Vượt cạn thành công, những đồ mang đi sinh ở viện các mẹ cũng nên chủ động chuẩn bị trước.
Thời điểm lý tưởng nhất để chuẩn bị đó là trước tuần thứ 34 của thai kỳ. Vì từ tuần 34 trở đi, khả năng bé sinh sớm hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, để tránh vội vàng, mang thiếu đồ khi đi sinh, các mẹ nhớ chuẩn bị và xếp sẵn nhé.
Đồ vải hay quần áo của bé các mẹ nên giặt và phơi khô cho bé trước khi dùng. Để giặt đồ cho bé, các mẹ nên dùng nước giặt xả dành riêng cho bé nhé. Tránh hoá chất hay mùi hương nhân tạo lưu vào quần áo, không tốt cho làn da bé.
Bên cạnh đó, các mẹ nên xếp đồ theo từng loại, tránh để lẫn với nhau để dễ tìm khi cần dùng đến. Nhất là những đồ nhỏ nhỏ như bao tay, bao chân của bé.
Tham khảo ngaySet “VƯỢT CẠN” để chuẩn bị đầy đủ nhất chào đón con yêu mẹ nhé!
5.Chuẩn bị tinh thần thoải mái!
Không chỉ chuẩn bị đồ mang đi sinh ở viện, các mẹ hãy chuẩn bị một tâm lý thoải mái và thư giãn nhé. Khi đó, hành trình vượt cạn sẽ diễn ra vẹn tròn hơn. Ngày được gặp bé không còn xa nữa. Chúc các mẹ vượt cạn thành công!
Cân nặng thai nhi là một trong những điều các mẹ đang mang thai vô cùng quan tâm. Nếu bé thiếu cân/ thừa cân, mẹ nên làm gì? Những thông tin trong bài viết dưới đây, mẹ sẽ rất cần đấy!
1. Hiểu về cân nặng thai nhi
Khi thai nhi phát triển, tốc độ tăng cân và chiều dài làm một trong những chỉ số quan trọng về sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của bé. Đây là cơ sở để bác sĩ xác định xem bé có phát triển bình thường không.
Mỗi em bé có chiều dài và cân nặng khác nhau. Trọng lượng của thai nhi thay đổi mạnh mẽ trong suốt thai kỳ. Em bé trung bình nặng khoảng 3,5kg và dài khoảng 51,2cm tính từ đầu đến gót chân. Bảng cân nặng thai nhi theo tuần ở bên dưới là những con số trung bình. Chiều dài và cân nặng thực tế của bé có thể thay đổi đáng kể. Vì vậy các mẹ đừng quá lo lắng nếu siêu âm, em bé có chỉ số nhỏ hơn hoặc lớn hơn trung bình nhé.
2. Bảng cân nặng thai nhi theo tuần
Cho đến khoảng tuần thứ 20, thai nhi được đo từ đỉnh đầu đến mông. Bởi chân em bé cuộn tròn vào trong nên rất khó đo. Sau đó, thai nhi sẽ được đo từ đầu đến chân.
3. Cân nặng của trẻ
3.1. Tiến trình tăng cân ở trẻ
Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh khoẻ mạnh thường giảm một ít trọng lượng trong những ngày đầu sau khi sinh. Sau đó, trẻ sẽ bắt đầu tăng cân. Số cân nặng giảm lúc mới sinh sẽ được lấy lại trong vòng hai tuần. Trong tháng đầu tiên sau sinh, bé tăng khoảng 142 gram đến 200 gram mỗi tuần, theo Mayo Clinic.
Sự phát triển của bé cũng đi kèm với thời kỳ tăng cân nhanh chóng. Ngay trước hoặc trong giai đoạn tăng trưởng, em bé có thể quấy khóc hơn bình thường. Bé cũng có thể ăn nhiều hơn hoặc đòi ti mẹ nhiều hơn. Hoặc bé có thể ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường. Sau thời kỳ tăng trưởng, các mẹ có thể nhận thấy quần áo của bé không vừa nữa. Bé sẵn sàng mặc quần áo kích thước lớn hơn.
Ngoài ra, em bé cũng trải qua khoảng thời gian khi tiến trình tăng cân có thể chậm lại. Trong vài tháng đầu, bé trai có xu hướng tăng cân hơn bé gái. Nhưng hầu hết, trẻ sơ sinh tăng gấp đôi trọng lượng lúc mới sinh sau 5 tháng tuổi.
3.2. Cân nặng ở trẻ sinh non
Cân nặng ở trẻ sinh non cũng là điều mà các mẹ quan tâm. Bé sinh non có thể có cân nặng thấp hoặc rất thấp so với chỉ số trung bình: dưới 1,5kg hoặc từ 1,5kg đến 2,5kg. Trẻ sinh non đòi hỏi sự chăm sóc và hỗ trợ y tế nhiều hơn. Các bé thường được ở trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (The neonatal intensive care unit – NICU) cho đến khi đủ điều kiện để về nhà. Thông thường, trẻ sinh non ở trong NICU cho đến khi bé nặng khoảng gần 2,3kg.
Trẻ không phát triển phản xạ mút cho đến khi 32 tuần tuổi. Vì vậy, trẻ sinh non (rất sớm) được cho sữa qua một đường ống vào dạ dày. Tăng cân cho bé là một trong những điều quan trọng đối với trẻ sinh non. Nếu không có vấn đề sức khoẻ tiềm ẩn nào khiến bé khó phát triển, các bé sinh non sẽ tăng cân đều đặn. Dựa trên thời gian sinh non, trong vài tuần đầu tiên, mức tăng cân của bé có thể tương đương khi bé vẫn còn trong bụng mẹ. Và trẻ sinh non phát triển và tăng cân với tốc độ nhanh hơn so với trẻ sinh đủ tháng.
3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bé
Cân nặng thai nhi bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:
Di truyền học
Thời gian mang thai. Bé sinh trước ngày dự sinh thường nhỏ hơn cân nặng trung bình. Bé sinh sau ngày dự sinh thường có cân nặng lớn hơn trung bình.
Dinh dưỡng khi mang thai. Một chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai giúp bé phát triển tốt hơn
Thói quen sinh hoạt khi mang thai. Hút thuốc, uống rượu,… có thể ảnh hưởng đến cân nặng khi sinh của bé
Giới tính em bé. Thông thường, bé trai có xu hướng nặng cân hơn bé gái
Tình trạng sức khoẻ của mẹ bầu khi mang thai. Các tình trạng như tiểu đường thai kỳ, bệnh tim, huyết áp cao, béo phì,… có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bé
Sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bé.
Thứ tự sinh. Con đầu lòng có thể nhỏ hơn những bé sinh sau.
Sức khoẻ của bé. Bao gồm những vấn đề như dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng khi mang thai,…
3.4. Sức khoẻ của trẻ thiếu cân
Bé thiếu cân có thể gặp khó khăn khi tăng cân vì nhiều lí do:
Khó ti mẹ
Không ăn đủ
Nôn
Nhiễm trùng trước khi sinh
Dị tật bẩm sinh, trào ngược dạ dày hoặc bệnh tim bẩm sinh
Khi bé không tăng cân như bình thường, đó có thể là báo hiệu về thiếu dinh dưỡng hoặc sức khoẻ đang tiềm ẩn vấn đề nào đó. Không thể tăng cân là một vấn đề đáng lo ngại. Bởi nó có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển qua từng giai đoạn của bé. Thậm chí, nó cũng có thể tác động xấu đến hệ thống miễn dịch bé.
3.5. Sức khoẻ của trẻ thừa cân
Nếu người mẹ bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ, em bé sinh ra có thể nặng cân hơn bình thường. Với trường hợp này, bé cần được chăm sóc kỹ hơn để đảm bảo lượng đường trong máu giữ ở mức cho phép. Bé cũng có thể thừa cân nếu người mẹ tăng cân nhiều hơn mức được đề nghị trong thai kỳ. Đây là lý do tại sao duy trì chế độ ăn uống lành mạnh trong khi đang mang thai vô cùng quan trọng.
Ở Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai thường được khuyến nghị tăng từ 11 đến 13 kg khi mang thai. Bác sĩ có thể khuyên các mẹ tăng hoặc giảm cân tùy vào cân nặng và sức khỏe trước khi mang thai.
Tăng cân ở trẻ sơ sinh trong 6 đến 12 tháng đầu đời thường không phải là vấn đề đáng lo ngại. Đặc biệt, trẻ bú sữa mẹ thường tăng cân nhanh hơn trong 6 tháng đầu, sau đó chậm lại. Thỉnh thoảng, những em bé nặng hơn có thể bò và đi muộn hơn những em bé khác. Điều quan trọng là giúp bé duy trì cân nặng khỏe mạnh khi chúng lớn lên và bắt đầu ăn dặm. Điều này có thể giúp các duy trì cân nặng bình thường sau này.
3.6. Mẹ nên làm gì với cân nặng của bé?
Nếu các mẹ lo lắng rằng bé đang bị thiếu cân hay thừa cân, hãy nói chuyện với bác sĩ nhé. Bác sĩ có thể cho các mẹ thấy tốc độ phát triển của bé. Từ đó, giúp các mẹ xác định chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho cả mẹ và bé.
Nếu bé đang gặp khó khăn trong việc tăng cân, mẹ lại ít sữa thì có thể bổ sung sữa mẹ bằng sữa công thức. Thông thường, nên đợi đến khi bé được 6 tháng tuổi để bắt đầu cho bé ăn ngoài. Nếu bé gặp khó khăn khi ti mẹ, các mẹ có thể thay đổi tư thế bế bé hoặc vắt sữa ra bình để bé ti.
Một cách để xác định xem bé có đủ dinh dưỡng hay không là theo dõi số lần đi vệ sinh hàng ngày của bé:
Trẻ mới sinh có thể đi tiểu ít nhất 1 hoặc 2 lần một ngày, phân màu rất đến
Từ 4 đến 5 ngày tuổi, trẻ sơ sinh đi tiểu từ 6 đến 8 lần, phân màu vàng
Trẻ sơ sinh từ 1 đến 2 tháng tuổi có thể đi tiểu từ 4 đến 6 lần một ngày, đi ị từ 3 lần trở lên một ngày
Số lần đi ị hàng ngày có xu hướng giảm dần khi bé lớn hơn. Nếu lượng nước tiểu hoặc phân em bé ít, có thể do bé không ăn đủ. Các mẹ có thể cho bé ăn thêm.
Trên đây là những thông tin cần biết về cân nặng thai nhivà cả bé mới sinh. Hy vọng bài viết sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích để sẵn sàng chăm sóc con mẹ nhé!
Eckhardt CL, et al. (2016). The prevalence of rapid weight gain in infancy differs by the growth reference and age interval used for evaluation. DOI: 10/3109/03014460.2014.1002533