Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Tiểu đường thai kỳ – 16 điều mẹ bầu phải biết

Theo thống kế, gần 10% phụ nữ có khả năng mắc tiểu đường thai kỳ khi mang thai. Hầu hết trong số họ đều ngạc nhiên khi biết mình bị tiểu đường thai kỳ. Bởi họ vẫn cảm thấy khoẻ mạnh, bình thường. Vậy, tiểu đường thai kỳ có thực sự đáng lo ngại? Nó có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Cùng Góc của mẹ đọc ngay bài viết này nhé!

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ – Gestational diabetes mellitus (GDM) là một dạng tiểu đường xảy ra trong thai kỳ. Đó là tình trạng cơ thể mẹ bầu có quá nhiều đường (glucose) trong máu. 

Khi chúng ta ăn, cơ thể chuyển hoá đường và tinh bột từ thức ăn thành glucose để cơ thể sử dụng. Tuyến tuỵ tạo ra hormone tên là insulin giúp cơ thể duy trì lượng đường trong máu. Khi bị tiểu đường, cơ thể không tạo ra đủ insulin hoặc không điều chỉnh tốt insulin. Do đó, cơ thể có quá nhiều đường trong máu. Điều này có thể gây ra các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng: bệnh tim, thận,…

Hầu hết phụ nữ mang thai được xét nghiệm tiểu đường thai kỳ (GDM) ở tuần 24 – 28 thai kỳ. Nếu mắc GDM, các mẹ bầu sẽ được kiểm soát và điều trị trong khi mang thai. Nếu không, GDM có thể gây ra những vấn đề cho mẹ và bé. Hầu như các mẹ sẽ không còn bị tiểu đường sau khi em bé chào đời. Tuy nhiên cũng có một số mẹ sẽ nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sau này.

2. Triệu chứng

Đa số phụ nữ mang thai ít khi có triệu chứng rõ rệt về tiểu đường thai kỳ. Đó là lí do vì sao cần xét nghiệm để chẩn đoán mẹ bầu có bị GDM hay không. Tuy nhiên, cũng có một số phụ nữ mang thai nhận thấy một số dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Các triệu chứng tương tự như tiểu đường thông thường.

Gần 10% phụ nữ có khả năng mắc tiểu đường thai kỳ khi mang thai
Gần 10% phụ nữ có khả năng mắc tiểu đường thai kỳ khi mang thai

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ gồm:

  • Cảm thấy khát nước. Mẹ bầu có thể muốn uống nhiều nước hơn bình thường.
  • Mệt mỏi
  • Miệng khô

3. Nguyên nhân

Vẫn chưa có nguyên nhân chính xác của tiểu đường thai kỳ, tuy nhiên hormone có thể là một trong những nguyên nhân. Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sản xuất một lượng lớn hormone, bao gồm:

  • Human placental lactogen – hPL
  • Hormone làm cơ thể kháng insulin

Những hormone này ảnh hưởng đến thai nhi, duy trì thai kỳ. Theo thời gian, lượng hormone này tăng lên. Chúng có thể làm cho cơ thể mẹ bầu kháng insulin – hormone điều chỉnh lượng đường trong máu. Nếu tình trạng kháng insulin trở nên quá mạnh, lượng đường trong máu có thể không được duy trì ở mức độ cho phép. Từ đó khiến cơ thể có quá nhiều đường trong máu, gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. 

4. Hai dạng tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ được chia thành 2 lớp. Class A1 – lớp A1 được dùng để mô tả bệnh tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát thông qua chế độ ăn uống. Class A2 – lớp A2 cần insulin hoặc thuốc uống để kiểm soát tình trạng. 

5. Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra vấn đề gì khi mang thai?

Nếu không được điều trị đúng cách, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những biến chứng sau:

5.1. Huyết áp cao và tiền sản giật

Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ tiền sản giật, mắc bệnh cao huyết áp.

Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp với mẹ bầu
Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp với mẹ bầu

5.2. Macrosomia

Macrosomia là tình trạng cơ quan của bé bị phì đại. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ sinh con nặng cân so với cân nặng thai nhi trung bình. Bé có thể nặng khoảng 4 – 4,5kg hoặc hơn. Bé cũng có thể dễ mắc chứng béo phì và tiểu đường loại 2.

5.3. Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh có thể xảy ra trong hoặc sau khi sinh con. Đây là khi người phụ nữ cảm thấy buồn bã, mất hứng thú với mọi thứ. Nó có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của người mẹ. Nếu không điều trị sớm và đúng cách, có thể gây ra những trường hợp đáng tiếc.

5.4. Sinh non

Trẻ sinh non có nguy cơ gặp các vấn đề về hô hấp, tim, tiêu hoá, thị lực,… cao hơn so với trẻ sinh đúng tháng.

5.5. Shoulder dystocia – Đẻ khó do kẹt vai

Đây là tình trạng sổ thai bị ngưng trệ do vai trước của thai nhi bị nêm chặt dưới xương mu. Nó thường xảy ra khi em bé có kích thước rất lớn. Nó có thể gây biến chứng cho cả mẹ và con. Mẹ có thể bị tổng thương âm đạo, tầng sinh môn. Con có thể bị tổng thương đám rối cánh tay, gãy xương đòn,..

5.6. Thai chết lưu

Thai quá lớn có thể làm tăng nguy cơ thai chết lưu, nhất là khi mẹ mắc bệnh tiểu đường.

5.7. Bệnh tiểu đường thai kỳ cũng có thể gây biến chứng cho sức khoẻ của em bé

  • Các vấn đề về hô hấp, bao gồm hội chứng suy hô hấp – Respiratory distress syndrome (RDS)
  • Vàng da, xảy ra khi hồng cầu trong máu bị vỡ, giải phóng ra Bilirubin. Do gan chưa chuyển hoá được hết Bilirubin ra khỏi máu nên gây ra vàng da.
  • Hạ đường huyết
  • Tăng nguy cơ bị tiểu đường, béo phì sau này
Chủ động kiểm tra tiểu đường trong máu để bảo vệ sức khoẻ mẹ và bé
Chủ động kiểm tra tiểu đường trong máu để bảo vệ sức khoẻ mẹ và bé

6. Những ai có nguy cơ mắc GDM?

Không phải mẹ bầu nào khi mang thai cũng bị tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, khả năng bị GDM cao hơn khi các mẹ:

  • Từ 40 tuổi trở lên
  • Thừa cân, béo phì, không hoạt động thể chất
  • Đã từng bị GDM hoặc em bé bị macrosomia trong lần mang thai trước
  • Bị huyết áp cao/ bệnh tim
  • Bị hội chứng đa nang buồng trứng (Polycystic ovary syndrome – PCOS). Hội chứng này là sự mất cân bằng hormone, ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tổng thể của phụ nữ
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc mẹ, chị gái mắc GDM
  • Đã có mức đường huyết cao trong quá khứ
  • Đang dùng một số loại thuốc an thần hoặc steroid
  • Tăng cân quá nhanh trong nửa đầu thai kỳ

Ngay cả những mẹ không có bất kỳ yếu tố trên cũng vẫn có thể bị tiểu đường thai kỳ. Đây là lý do tại sao bác sĩ yêu cầu mẹ bầu kiểm tra GDM khi mang thai. 

7. Chẩn đoán GDM như thế nào?

Bác sĩ yêu cầu mẹ bầu kiểm tra xem có bị tiểu đường thai kỳ hay không bằng cách xét nghiệm dung nạp glucose đường uống Oral glucose tolerance test – OGTT. Xét nghiệm này được sử dụng trong lần khám thai đầu tiên và ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ.

Sử dụng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống OGT
Sử dụng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống OGT

8. Điều trị GDM như thế nào?

Kế hoạch điều trị đối với mẹ bầu mắc GDM sẽ phụ thuộc vào lượng đường trong máu trong cả ngày. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau bữa ăn. Từ đó kiểm soát tình trạng bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

Trong một số trường hợp, mẹ bầu có thể được tiêm insulin nếu cần thiết. Theo thống kế, chỉ có khoảng 10 – 20% mẹ bầu mắc GDM cần tiêm insulin để kiểm soát lượng đường trong máu.

9. Cách ngăn chặn cho những mẹ mắc GDM

Đối với hầu hết phụ nữ, GDM sẽ biến mất sau khi sinh. Nhưng nó cũng có thể khiến người phụ nữ có nhiều khả năng bị tiểu đường loại 2 trong tương lai. Đây là bệnh tiểu đường phổ biến nhất. Nếu bị tiểu đường tuýp 2, tuyến tuỵ tạo ra quá ít insulin hoặc cơ thể người phụ nữ trở nên kháng thuốc. 

Để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 sau khi mang thai, người phụ nữ có thể làm một số thứ sau:

  • Cho con bú. Cho con bú có thể giúp giảm cân sau khi mang thai. Bởi thừa cân khiến người phụ nữ dễ mắc bệnh tiểu đường hơn
  • Xét nghiệm bệnh tiểu đường từ 4 đến 12 tuần sau khi sinh em bé. Nếu kết quả bình thường, mẹ nên kiểm tra lại sau 1 đến 3 năm
  • Giữ trọng lượng cơ thể ổn định, khoẻ mạnh

Nguồn tham khảo

American Diabetes Association: “What is gestational diabetes?”

InDependent Diabetes Trust: “Gestational diabetes.”

American College of Obstetricians and Gynecologists: “Gestational diabetes.”

National Health Service: “Gestational diabetes.”

American Diabetes Association: “Diabetes symptoms.”

March of Dimes: “Frequent urination.”

Williams Obstetrics Twenty-Second Ed. Cunningham, F. Gary, et al, Ch. 52.

MedlinePlus [Internet]. Bethesda (MD): National Library of Medicine (US). Gestational Diabetes.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tiểu đường thai kỳ – 16 điều mẹ bầu phải biết”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Germomvit là gì? Uống Germomvit có tốt không? Có mẹ nhé
Germomvit là gì? Uống Germomvit có tốt không? Có mẹ nhé
Germomvit là một sản phẩm vitamin tổng hợp dành riêng cho phụ nữ mang thai, cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng, hỗ trợ cho một thai kỳ khỏe mạnh và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Trong bài viết này, hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về lợi ích, […]
Canxi Ostelin bầu: uống sao cho tốt? Mẹ cần lưu ý gì?
Canxi Ostelin bầu: uống sao cho tốt? Mẹ cần lưu ý gì?
Thời kỳ mang thai là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong sự phát tri của thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Nhu cầu dinh dưỡng tăng cao, đặc biệt là nhu cầu về canxi, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ quá trình tăng trưởng của thai nhi và duy trì sức […]
Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu sao cho đúng và đủ
Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu sao cho đúng và đủ
Trong trong 3 tháng đầu, việc cung cấp đầy đủ axit folic là vô cùng quan trọng để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của thai nhi và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu mẹ đang chưa biết Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu sao cho […]
Cách bổ sung axit folic cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Cách bổ sung axit folic cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Axit folic là một loại vitamin cực kỳ quan trọng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Khi mẹ bổ sung đủ lượng axit folic, vitamin này sẽ đóng vai trò thiết yếu trong hình thành và phát triển hệ thống thần kinh của em bé, đồng thời góp phần […]
Uống Prenatal có cần uống thêm sắt và canxi không? Có mẹ nhé
Uống Prenatal có cần uống thêm sắt và canxi không? Có mẹ nhé
Prenatal là loại vitamin tổng hợp, được thiết kế đặc biệt để bổ sung các dưỡng chất quan trọng cho mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ. Nếu mẹ đang băn khoăn không biết uống Prenatal có cần uống thêm sắt và canxi không? thì hãy tham khảo chia sẻ từ Góc của […]
Mách mẹ cách chọn vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng cuối
Mách mẹ cách chọn vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng cuối
3 tháng cuối thai kỳ là khoảng thời gian cần đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bên cạnh thực phẩm, việc bổ sung vitamin tổng hợp là vô cùng cần thiết. Vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng cuối cung cấp […]
Giỏ hàng 0