Chuẩn bị tâm lý trước sinh là “bước đệm” quan trọng cho quá trình “vượt cạn”. Vì vậy, gia đình cần phải rất chú trọng đến hoạt động này. Dưới đây là các chia sẻ về chủ đề trên mà Góc của mẹ muốn gửi đến các mẹ.
Mục lục
1. Lợi ích của việc chuẩn bị tâm lý trước sinh
Ý nghĩa của việc chuẩn bị tâm lý trước sinh không đơn thuần như nhiều mẹ bầu vẫn nghĩ. Hoạt động này ảnh hưởng đến các mẹ và tác động gián tiếp đến người thân.
1.1. Đối với đời sống sinh hoạt
Nếu việc chuẩn bị tâm lý trước sinh không thực hiện tốt sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sống hàng ngày của các mẹ. Mẹ bầu có khả năng bị rối loạn giờ giấc sinh hoạt và chế độ ăn uống. Cụ thể như: Ngủ không sâu giấc, ăn không ngon miệng,…
1.2. Đối với tinh thần và cảm xúc của bản thân
Mẹ bầu không kiểm soát được cảm xúc và tinh thần của bản thân chỉ vì quá stress về chuyện sinh con. Việc suy nghĩ quá nhiều sẽ làm cho các mẹ thường có suy nghĩ tiêu cực. Do vậy, từ khi mang thai cho đến khi sinh con, gia đình nên thường xuyên ở bên động viên và an ủi mẹ bầu.
1.3. Đối với mối quan hệ trong gia đình
Chuẩn bị tâm lý trước sinh tốt sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tình cảm gia đình. Tâm lý thoải mái, luôn vui vẻ sẽ giúp mẹ bầu tự tin chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ hơn. Từ đó, tạo sự liên kết giữa sản phụ với các thành viên.
Các mẹ có thể tham khảo một số cách chuẩn bị tâm lý cho hành trình chào đón con tại đây nhé!
2. 5 lời khuyên hữu ích giúp mẹ bầu chuẩn bị tâm lý trước sinh
Dưới đây là 5 lời khuyên hữu ích được tổng hợp từ chia sẻ của chuyên gia và các mẹ bầu đã “vượt cạn”. Các mẹ nên tham khảo để tìm ra cách chuẩn bị tâm lý trước sinh phù hợp nhất cho mình.
2.1. Chuẩn bị tâm lý trước sinh bằng cách trò chuyện với người thân
Chia sẻ tâm tư tình cảm với người thân giúp sản phụ bớt lo lắng về việc sinh nở. Cảm xúc của mẹ bầu trong khoảng thời gian này khá nhạy cảm. Vì vậy, nếu được san sẻ các mẹ sẽ cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn cho hành trình chào đón đứa con đầu đời của mình.
2.2. Trò chuyện với bác sĩ
Đây là cách giúp mẹ bầu có “cái nhìn” tổng quan về kiến thức và kinh nghiệm của bác sĩ. Bên cạnh đó, còn có thể dễ dàng bổ sung thêm các thông tin về chủ đề sinh sản và tạo dựng được sự an tâm đối với bác sĩ đỡ đẻ.
Trò chuyện với bác sĩ giúp mẹ bầu vạch ra được bảng kế hoạch chi tiết cho hành trình sắp tới của mình. Khi đã hiểu rõ và có đầy đủ các phương án dự phòng, mẹ bầu sẽ yên tâm và tự tin hơn cho việc sinh nở.
2.3. Hàn huyên với mẹ bầu đã vượt cạn
Không ngoa khi cho rằng trò chuyện với mẹ bỉm đã có kinh nghiệm là lựa chọn tốt nhất cho việc chuẩn bị tâm lý trước sinh. Bởi các trải nghiệm này chính là những diễn biến có thật trong thực tế.
Ngoài ra, chỉ những mẹ bỉm mới chính là những người hiểu rõ tâm lý của mẹ bầu. Do vậy, họ biết được những nỗi lo lắng và bâng khuâng mà các mẹ đang gặp phải. Từ đó, họ sẽ dễ dàng gỡ những “nút thắt” về việc sinh nở cho các mẹ.
2.4. Tránh nghe những câu chuyện không hay về sinh nở
Những câu chuyện này không giúp được gì cho việc chuẩn bị tâm lý trước sinh. Thay vào đó, “nó” chỉ khiến mẹ bầu thêm lo lắng và thường xuyên suy diễn mọi việc theo hướng tiêu cực. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe và tinh thần của mẹ lẫn trẻ.
Các mẹ nên dành thời gian để nghe nhạc và xem các thông tin có chiều hướng tích cực. Chỉ có như vậy thì tâm lý mới thoải mái và không bị ám ảnh bởi chuyện sinh con.
2.5. Trau dồi các kiến thức về vấn đề sinh sản
Các mẹ có thể tham gia lớp bổ sung kiến thức sinh sản hoặc tự tìm hiểu qua sách báo. Song song đó, các mẹ hoặc những thành viên trong gia đình cũng nên tham gia các lớp yoga, massage,… cho mẹ bầu. Điều này sẽ giúp mọi người chủ động hơn trong việc xử lý các tình huống có thể xảy ra đối với cơ thể của sản phụ.
Ví dụ như:
- Khi sản phụ không kiểm soát được cảm xúc thì có thể thực hiện ngay các động tác thiền và yoga để tịnh tâm, giúp tạo sự thoải mái cho mẹ và thai nhi.
- Chồng thực hiện các bài massage cho sản phụ sẽ giúp sản phụ đỡ bị đau lưng, nặng vai. Như vậy sẽ giúp tâm lý mẹ bầu luôn trong “tư thế” thoải mái và vui vẻ.
Kết luận
Sinh con là một hành trình đầy thiêng liêng. Việc này vẫn đang diễn ra mỗi ngày với nhiều gia đình. Vì vậy, các mẹ không cần phải quá lo lắng. Thay vào đó, nên dành thời gian để chuẩn bị tâm lý trước sinh và các kiến thức liên quan đến sinh sản.
Như vậy là Góc của mẹ đã thành công chia sẻ các thông tin hữu ích đến mẹ bầu. Hy vọng, những thông tin này sẽ giúp mẹ bầu có được tâm lý thoải mái nhất cho lần “vượt cạn” sắp tới.
Mẹ có thể quan tâm đến các bài viết dưới đây:
Lựa chọn nơi sinh – Top 5 kinh nghiệm dành cho mẹ bầu
Uống lá tía tô trước khi sinh có thực sự tốt cho mẹ bầu không?